Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI KIỂM TRA môn LOGICH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.41 KB, 8 trang )

BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
Câu 1: Trình bầy nội dung nguyên tắc toàn diện. Anh (chị) hãy phân tích, lý
giải câu châm ngôn: “Dụng nhân như dụng mộc” theo nguyên tắc toàn diện và liên
hệ thực tế đánh giá, sử dụng đội ngũ cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
Trả lời:
*Nội dung nguyên tắc Toàn diện: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ bên trong sự vật, hiện tượng và của các
sự vật hiện tượng với nhau. Đồng thời phải biết phân tích tìm được các mặt, các
mối liên hệ bản chất, đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của sự vật hiện
tượng đó. Chống phiến diện, một chiều, chiết trung, ngụy biện.
Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện, một chiều; đối lập với
chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. Chủ nghĩa chiết trung cũng chú ý đến
nhiều mặt, mối liên hệ của sự vật hiện tượng nhưng không rút ra được mặt bản
chất, mối liên hệ cơ bản của svht, mà xem xét bình quân, kết hợp vô nguyên tắc các
mối liên hệ khác nhau, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực. Thuật
ngụy biện đưa cái không cơ bản, không bản chất thành cái bản chất.Cả chủ nghĩa
chiết trung và thuật ngụy biện đều là những biểu hiện của phương pháp sai lầm
trong việc xem xét sự vật hiện tượng.
Từ quan điểm toàn diện trong nhận thức, chúng ta rút ra cách nhìn đồng bộ
trong hoạt động thực tiễn. Theo đó muốn cải tạo sự vật hiện tượngphải áp dụng
đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm
thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật hiện tượng. Song trong từng
bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực
lượng giải quyết. Chẳng hạn, trong giai đoạn Cách mạng dân tộc dân chủ ở nước
ta, trên cơ sở phân tích toàn diện bản chất xã hội Việt Nam là thuộc địa, nửa phong
kiến, Đảng ta chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của XH Việt Nam là mâu thuẫn giữ dân
tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta với giai cấp địa chủ,
phong kiến. Trong đó mâu thuẫn chủ yếu, cần tập trung lực lượng giải quyết. Nhờ
đó cuôc Cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã
giành thắng lợi trọn vẹn. Ngày nay, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta thưc hiện
công cuộc đổi mới, Đảng ta nhấn mạnh tính tất yếu phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế


và chính trị, trong đó phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
Thực tiễn quá trình đổi mới vừa qua đã chứng minh tính đúng đắn của những quan
điểm đó.
*Ý nghĩa của câu châm ngôn“Dụng nhân như dụng mộc” .
-Trước hết ta đi vào phân tích về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong câu triết lý
một cách cụ thể: Từ “Dụng” có nghĩa là dùng, từ “nhân” có nghĩa là người và từ
“mộc” có nghĩa là cây hoặc là gỗ. Vậy “Dụng nhân như dụng mộc” nghĩa là “Cách
sử dụng con người ví như là cách sử dụng cây, gỗ vậy”
-Từ Cổ chí Kim, chuyện “Dụng nhân” đã được viết, được bàn trên nhiều lĩnh
1


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
vực hoạt động có liên quan đến việc lựa chọn, điều khiển, chỉ huy con người. Trong
thực tế, đã và vẫn đang có nhiều nước đã có khoa Dụng Nhân Học và đã đưa vào
nội dung giảng dạy trong một số trường học. Ở nước ta tuy chưa có điều kiện
nghiên cứu sâu và hình thành một bộ môn rõ rệt nhưng thực tế đã được ứng dụng
trên nhiều lĩnh vực trong xã hội. Câu “Dụng nhân như dụng mộc” là lời nói của
Đức Khổng Tử mà từ xưa đến nay đã trở thành câu nói quen thuộc trong dân gian.
-Nói “Dụng nhân như dụng mộc” là cách mà người Việt dùng để nhắc nhở
và để răn dạy con cháu, muốn có được một thước gỗ đẹp, bền chắc và phù hợp với
người sử dụng, tính chất công việc sử dụng cần phải biết kết hợp nhiều yếu tố như
đôi mắt bàn tay, khối óc và giác quan thứ sáu để đánh giá và nhận xét một cách
toàn diện và cụ thể. Có bắt tay thử làm mộc mới hiểu câu này ý nghĩa sâu sắc thế
nào. Đương nhiên, trong xã hội ta, chẳng nhiều người từng thử làm mộc, dù chỉ là
làm chơi. Thế nên nhân tài trôi dạt, người hiền đức như là mùa thu,… Con người
cũng vậy, có rất nhiều người nhiều tính cách, nhiều lối sống, hoàn cảnh sống và
khả năng khác nhau, không ai sinh ra để được gọi là kẻ vô dụng cả, chỉ có những
người không biết “dụng” họ vào từng thời điểm, từng vị trí và phân công công việc
cụ thể phù hợp với sở trường sở đoàn cảu người ta mà thôi. Loại gỗ nào đáng để

làm rui mè, làm kèo, làm xà thì phải dùng loại gỗ đó. Loại gỗ nào tạp thì chỉ đáng
để làm rui mè, thưng vách. Không thể tùy tiện mang loại gỗ làm cột, làm xà để đi
thưng vách và tất nhiên cũng không thể dùng laoị gỗ tạp để làm cột, làm xà,…
Dùng gỗ mà sai thì vừa phí phạm, không khéo lại sập cả nhà. Con người nếu không
muốn đánh mất giá trị thực tế của một đội quân, một tổ chức, một tập thể hay cũng
có thể là một nhóm người nào đó thì điều đầu tiên người chỉ huy cần phải có đôi
mắt nhìn người thật tinh tế, nắm bắt khả năng của từng người, từ tính cách, thể
trạng và năng lực để bố trí sao cho phù hợp, hoạt động ăn khớp có hiệu quả, đảm
bảo về tính chuẩn xác, nhanh gọn hợp lí và hiệu quả cao nhất, phải có tài chỉ huy,
tài giao tiếp, ăn nói, tài quan sát và xử lí mọi vấn đề diễn ra một cách ổn thỏa mà
vẫn đảm bảo guồng quay không bị gián đoạn dù trong sản xuất kinh doanh thời
bình hay chỉ huy một đội quân trong các trận đánh. Thiết nghĩ, với cấp lãnh đạo,
cấp quản lý khi tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên
đi vào điểm mấu chốt, đó là học tập tư tưởng của Bác về cán bộ và sử dụng cán bộ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp, các ngành: “Phải
cân nhắc cán bộ cho đúng và phải dùng cán bộ cho khéo”, “Nếu người có tài mà
dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc”, “nếu cân nhắc không cẩn thận
không khỏi đem người chỉ nói mà không làm vào những địa vị lãnh đạo, như thế
rất có hại”.Bác Hồ cũng đã có ý kiến như sau về việc dùng người: “Chúng ta phải
nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và
giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to nhỏ,
thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. Đó chính là di sản vô giá về công tác cán
bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại!
*Vận dụng nguyên tắc Toàn diện phân tích ý nghĩa của câu châm ngôn:
2


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
+ Vận dụng để đánh giá con người: Đánh giá các đối tượng học sinh sinh
trong môi trường giáo dục: là người giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn cán bộ lớp

cho phù hợp với từng vị trí công tác lớp trưởng, bí thư, đời sống, học tập. Những
em học sinh có thành tích tốt hay yếu kém cần động viên, chia sẻ khác nhau để sao
cho các em giỏi trở thành nhân tố khuyến khích phong trào học tập, các em yếu trở
nên tiến bộ, hoặc có thể sử dụng học sinh cá biệt yếu kém biết nghe lời để nhắc nhở
những học sinh cá biệt khác chống đối, gây chia rẽ mất đoàn kết.
+ Xem xét công việc để sử dụng con người cho phù hợp: Trong công ty, cơ
quan người lãnh đạo quản lý khi tuyển dụng nhân sự cần tuyển đúng nhu cầu công
việc cần sắp xếp, dựa trên năng lực từng người để sử dụng sao cho hiệu quả, chất
lượng.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã có
một số “tư lệnh” ngành hành động rất giỏi. Bằng những quyết sách đúng đắn, đi
thẳng vào vấn đề, sáng tạo, chủ động và đặc biệt là ở tính quyết liệt. Những vị “tư
lệnh” đó đã làm xoay chuyển tình hình ở lĩnh vực mình phụ trách, thậm chí xoay
chuyển cả nền nếp, tác phong làm việc.
Đó là một Đinh La Thăng - “tư lệnh” ngành Giao thông Vận tải; là bà
Nguyễn Thị Kim Tiến - “tư lệnh” ngành Y tế; là Nguyễn Văn Bình - “tư lệnh”
ngành ngân hàng; là Trịnh Đình Dũng - “tư lệnh” ngành Xây dựng...
Những người này đã thực sự trở thành những chiếc đầu tàu cực khỏe kéo cả
đoàn tàu tăng tốc trên con đường mà Nghị quyết của Đảng đã vạch ra.
Họ đã làm việc với một tinh thần, thái độ kiểu như “bát gạo cũng nấu” nghĩa là: mọi việc cũng họ làm đều vì cái chung, mà không có một chút nào để làm
đất lùi cho mình. Làm mà không sợ đụng chạm, không “đắc tội” với ai đó, và làm
trong tâm thế “ngày mai về ngay cũng chơi”.
Dĩ nhiên, không phải chỗ nào cũng đã hoàn hảo, không phải mọi quyết sách
đã đạt được sự đồng thuận cao. Nhưng rõ ràng, những gì họ đã làm được không
những được Đảng, nhân dân ghi nhận, mà còn được thế giới đánh giá cao.
Người ta bảo rằng, 5 năm làm tư lệnh ngành giao thông vận tải, ông Đinh La
Thăng đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ, mà nếu như trước - có khi
15 năm không xong.
Bà Kim Tiến cũng vậy, mặc dù ngành Y tế chưa thực sự chuẩn mực cao,
hoặc chưa đạt được sự hài lòng cao của người dân, nhưng cũng không thể phủ nhận

những gì bà đã làm được.
Đặc biệt là thay đổi quan điểm của đội ngũ thầy thuốc với người bệnh, đó là
phải coi người bệnh như thượng đế. Xưa kia, chúng ta quen thói, người nhà nước
ban ơn cho dân bằng việc này, việc khác. Nhưng đến bây giờ, với bà Kim Tiến,
ngành Y tế sẽ phải coi người bệnh là thượng đế.
Hoặc như Thống đốc Nguyễn Văn Bình, chỉ trong 5 năm, ông đã làm được
3


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
những điều chưa từng có: kiềm chế được lạm phát, dẹp loạn thị trường vàng, nâng
dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay, sức mạnh của đồng nội tệ được nâng
cao, hạn chế đô-la hóa nền kinh tế… rồi ông đã cứu được một loạt các ngân hàng,
thực chất là cứu người dân khỏi mất tiền, cứu nhà nước khỏi bị sụp đổ lòng tin…
Nhưng, với những vị “tư lệnh” này, họ cũng đã từng nói thẳng rằng: Những
việc họ làm không phải cái gì mới mẻ, không phải sáng tạo cái gì ghê gớm, mà đó
đều là những việc đã có từ lâu, có nhiều người đề xuất - nhưng không ai làm.
Họ chỉ là người nắm bắt được những ý tưởng đó, sáng kiến đó, sửa đổi,
chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn, rồi bằng sự quyết liệt để ép một guồng máy
thực hiện cho đúng. Nếu nói một cách không ngoa thì chính các vị “tư lệnh” này đã
tạo nên một bộ mặt kinh tế mới cho Việt Nam trong những năm qua.
Và điều thật đáng mừng, những kết quả công tác của họ đã được Đảng, nhân
dân ghi nhận và nhiều người đã được tín nhiệm, giao cho trọng trách lớn hơn rất
nhiều.
Dư luận đang rất phấn khởi khi Đinh La Thăng đang từ “tư lệnh” ngành giao
thông lại trở thành “tư lệnh” của một địa phương có tầm quan trọng bậc nhất đất
nước.
Rồi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trở thành “tư lệnh” của Hà Nội. Thời
gian mới chỉ tính bằng ngày, mà các vị “tư lệnh” này đã có những quyết đáp, hành
xử và phát ngôn khiến người dân hết sức đồng tình và ủng hộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó
vạn lần dân liệu cũng xong”. Chúng ta hoàn toàn có đủ niềm tin rằng các vị “tân tư
lệnh” này sẽ huy động được sức mạnh của nhân dân, của toàn Đảng bộ vào thực
hiện nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII.
Sự sắp xếp cán bộ vào các vị trí lãnh đạo “tư lệnh” lần này xem ra đang có
hiệu quả và tạo được sự hưởng ứng đồng thuận không chỉ của cán bộ, Đảng viên
mà còn của người dân, đó thực sự là điều đáng mừng
* Liên hệ thực tế
Thực tế hiện nay trong khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước còn
đang yếu và thiếu nguồn nhân lực ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Cơ chế sử
dụng đãi ngộ còn chưa phù hợp với thay đổi của đời sống xã hội, chưa có cơ chế
thu hút người có tay nghề cao, giỏi chuyên môn, chuyên gia làm việc và tạo thuận
lợi để họ có cơ hội cống hiến. Nguồn nhân lực đang bị cạnh tranh và lôi kéo, công
chức nhảy ra ngoài ngày một nhiều. Có một quan điểm cho rằng luwong thấp là
nguyên nhân cơ bản khiến công chức bỏ việc và đến một nơi có thu nhập cao, hấp
dẫn. Tuy nhiên vẫn có nơi công chức rỗ rãi chơi cờ, chơi game… bởi họ làm việc
theo kiểu «sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về » không măng lại hiệu qủa công việc nào.
Vì vậy cần công bằng khách quan, minh bạch trong tuyển dụng, đã đến lúc nguồn
nhân lực phải được quản lý theo một hướng khác, một cách làm mới và phù hợp
4


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
với thực trạng hiện nay. Nhân tố con người quyết định sự thành bại của công cuộc
đổi mới và phát triển đất nước. Thiết nghĩ câu nói "Dụng nhân như dụng mộc"
của người xưa sẽ không bao giờ cũ trong giai đoạn cạnh tranh nhân lực khốc liệt
như hiện nay.
Câu 2: Nêu các quy tắc định nghĩa khái niệm và ví dụ cụ thể về các lỗi
loogic thường mắc khi định nghĩa khái niệm

Trả lời:
Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối. Quy tắc này đòi hỏi ngoại diên của
khái niệm cần (được) định nghĩa phải đồng nhất (trùng) với ngoại diên của khái
niệm dùng để định nghĩa. Thí dụ: định nghĩa khái niệm “tam giác đều”: “tam giác
đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau” là một định nghĩa cân đối
Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến định nghĩa không cân đối, phạm lỗi lô gích.
Có thể có ba trường hợp phạm lỗi lô gích định nghĩa không cân đối sau:
* Định nghĩa rộng: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm dùng
để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Trong trường
hợp này, một số đối tượng không thuộc ngoại diên của khái niệm định nghĩa cũng
“lọt” vào định nghĩa.
Ví dụ1: Định nghĩa khái niệm “hình bình hành”: “Hình bình hành là hình
có các cặp cạnh đối song song với nhau”, đây là định nghĩa quá rộng, vì ngoại
diên của khái niệm dùng để định nghĩa chứa nhiều đối tượng hơn ngoại diên của
khái niệm cần định nghĩa. Chẳng hạn, trong thực tế hình lục giác có các cạnh đối
song song với nhau nhưng không phải là hình bình hành.
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “Tội phạm”: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội”. Ngoại diên của khía niệm dùng để định nghĩa “hành vi nguy
hiểm cho xã hội” có ngoại diên rộng hơn khái niệm “tội phạm”. Như vậy định
nghĩa này không cân đối, phạm lỗi lô gích định nghĩa rộng.
* Định nghĩa hẹp: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của khái niệm dùng
để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa. Trong trường
hợp này, một số đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm được định nghĩa đã “bị
bỏ sót” không được đưa vào định nghĩa.
Ví dụ1: Định nghĩa khái niệm “động vật ăn thịt”: “Động vật ăn thịt là loài
hổ”. Đây là một định nghĩa hẹp. Vì ngoại diên của khái niệm “loài hổ” chứa ít đối
tượng hơn ngoại diên của khái niệm “động vật ăn thịt”. “Loài hổ” chỉ là một bộ
phận của động vật ăn thịt.
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “sinh viên luật Việt Nam”: “Sinh viên luật
Việt Nam là những người học ở trường Đại học Luật Hà Nội”. Ngoại diên của

khái niệm dùng để định nghĩa “những người học ở trường Đại học Luật Hà Nội” có
ngoại diên hẹp hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa “sinh viên Luật Việt
Nam”. Định nghĩa này là định nghĩa quá hẹp.
5


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
* Định nghĩa vừa rộng, vừa hẹp: là định nghĩa mà trong đó ngoại diên của
khái niệm dùng để định nghĩa vừa rộng hơn, lại vừa hẹp hơn ngoại diên của khái
niêm cần (được) định nghĩa.
Ví dụ: định nghĩa khái niệm “Mẹ”: “Mẹ là phụ nữ đã kết hôn”. Ta biết rằng
ngoại diên của khái niệm Mẹ (khái niệm cần định nghĩa) bao gồm cả những phụ nữ
đã kết hôn cũng như chưa kết hôn. Còn ngoại diên của khái niệm phụ nữ đã kết hôn
(khái niệm dùng để định nghĩa) bao gồm cả phụ nữ đã có con cũng như chưa có
con. Do đó, định nghĩa trên là rộng vì ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa
có cả những phụ nữ đã kết hôn nhưng chưa có con. Đồng thời, định nghĩa này lại
hẹp vì không đưa vào ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa những phụ nữ
đã làm mẹ nhưng chưa kết hôn.
- Quy tắc 2: Định nghĩa không được luẩn quẩn (vòng quanh). Định nghĩa
vòng quanh là định nghĩa mà trong đó khái niệm dùng để định nghĩa được giải
thích qua khái niệm được định nghĩa. Lỗi vòng quanh thể hiện ở chỗ, khái niệm A
được định nghĩa qua khái niệm B, khái niệm B lại được định nghĩa qua khái niệm
A.
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm “góc vuông”: “Góc vuông là góc có số đo
bằng 900 (chin mươi độ)”. “Độ (0) là đơn vị của góc bằng một phần chín mươi của
góc vuông” .
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “người chăm chỉ”: “Người chăm chỉ là
người làm việc nhiều”. “Người làm việc nhiều là người ít nghỉ ngơi”. “Người ít
nghỉ ngơi là người chăm chỉ”.
Ví dụ 3: Định nghĩa khái niệm “môn Lô gí ch học”: “Lô gích học là khoa

học nghiên cứu về tư duy đúng đắn”. “Tư duy đúng đắn là tư duy theo các quy
luật và hình thức do Lô gích học nghiên cứu”.
Ví dụ 4: Định nghĩa khái niệm “Luật bất thành văn”: “Luật bất thành văn
là luật không thành văn bản”. “Luật không thành văn bản là luật bất thành văn”
Qua những ví dụ trên chúng ta thấy, nội hàm của khái niệm dùng để định
nghĩa chưa được biết, chưa tường minh, thì nội hàm của khái niệm cần (được) định
nghĩa cũng chưa được sáng tỏ. Khái niệm cần (được) định nghĩa coi như chưa được
định nghĩa. Lấy cái này định nghĩa cho cái kia, rồi lấy cái kia định nghĩa cho cái
này. Định nghĩa loanh quanh luẩn quẩn như thế sẽ không đem lại một tri thức mới
nào cả.
Muốn tránh lỗi định nghĩa vòng quanh, luẩn quẩn thì khái niệm dùng để định
nghĩa phải là khái niệm tường minh (đã biết rõ), đã được định nghĩa từ trước.
- Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn, xúc tích, chính xác, rõ ràng.
Các dấu hiệu được sử dụng để định nghĩa phải là những dấu hiệu đặc trưng
của chính đối tượng mà khái niệm phản ánh.
Sử dụng những dấu hiệu không đặc trưng hoặc những dấu hiệu thuộc lớp đối
6


BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
tượng khác sẽ làm cho khái niệm dùng để định nghĩa không chính xác dẫn đến khái
niệm cần định nghĩa cũng sẽ không chính xác. Đồng thời cũng không dùng những
dấu hiệu có thể suy ra từ những dấu hiệu đã dùng trong định nghĩa để tránh lỗi dài
dòng…
Ví dụ 1: Định nghĩa khái niệm “tam giác đều”: “tam giác đều là tam giác có
ba cạnh và ba góc bằng nhau”. Trong định nghĩa này chỉ cần sử dụng một trong
hai dấu hiệu: hoặc là ba cạnh bằng nhau, hoặc là ba góc bằng nhau là đủ. Vì từ dấu
hiệu ba cạnh bằng nhau có thể suy ra dấu hiệu ba góc bằng nhau và ngược lại.
Đưa cả hai dấu hiệu này vào định nghĩa sẽ làm cho định nghĩa dài dòng, thừa, vi
phạm quy tắc quy tắc 3.

- Quy tắc 4: Định nghĩa không được dùng lối nói mập mờ, đa nghĩa, ví von,
so sánh, ẩn dụ.
Ví dụ 2: Định nghĩa khái niệm “Quê hương”: “Quê hương là chùm khế
ngọt”; Định nghĩa khái niệm “Tuổi trẻ”: “Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời”;
Định nghĩa khái niệm “Gái có chồng” (đã đăng ký kết hôn): “Gái có chồng như
rồng gặp mây”, “Gái có chồng như gông đeo cổ” v.v.. là những định nghĩa dùng
cách so sánh, ví von, vi phạm quy tắc 3.
Ví dụ 4: Định nghĩa về sự khác nhau về trí thông minh của đàn ông và đàn
bà: “Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” cũng là
định nghĩa dùng lối nói so sánh, ẩn dụ, đa nghĩa, có nhiều cách hiểu, vi phạm quy
tắc 3
Quy tắc 5: Không nên dùng cách phủ định để định nghĩa. Quy tắc này yêu
cầu không nên đưa vào định nghĩa những thuộc tính không có ở đối tượng trong
ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa.
Mục đích của định nghĩa khái niệm là làm rõ nội hàm của khái niệm cần định
nghĩa. Trong khi đó, định nghĩa khái niệm này bằng cách phủ định khái niệm khác
thì chúng ta mới nêu ra được những thuộc tính mà đối tượng nằm trong ngoại diên
của khái niệm cần định nghĩa không có, chứ chưa chỉ ra được các dấu hiệu, các
thuộc tính bản chất của nó.
Ví dụ: định nghĩa khái niệm “Bác sĩ”: “Bác sĩ không phải là người tốt
nghiệp Đại học Sư phạm”. Định nghĩa này mới nêu ra được thuộc tính mà khái
niệm bác sĩ không có, chứ chưa nêu ra được nội hàm của khái niệm bác sĩ (Bác sĩ
là người đã tốt nghiệp Đại học Y khoa hoặc Bác sĩ là học vị của người đã tốt
nghiệp Đại học Y khoa).
Tuy nhiên, quy tắc này chỉ yêu cầu không nên chứ không cấm cách định
nghĩa phủ định. Trong khoa học có thể dùng cách định nghĩa phủ định khi thỏa mãn
cả hai điều kiện sau:
Thứ nhất, khái niệm dùng để định nghĩa và khái niệm cần định nghĩa phải ở
trong quan hệ mâu thuẫn nhau.
7



BÀI KIỂM TRA: MÔN LÔGIC HỌC
Thứ hai, nội hàm của khái niệm dùng để định nghĩa đã tường minh, đã được
làm rõ bằng định nghĩa khẳng định.
Ví dụ 1: Có thể định nghĩa khái niệm “số lẻ” bằng cách định nghĩa phủ định:
“Số lẻ không phải là số chẵn”. Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa “số lẻ” và khái
niệm dùng để định nghĩa “số chẵn” là hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn nhau.
Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “số chẵn” đã tường minh, đã được định
nghĩa một cách khẳng định “số chẵn là sô chia hết cho 2”.
Ví dụ 2: Có thể định nghĩa khái niệm “hai đường thẳng song song” bằng
cách định nghĩa phủ định: “Hai đường thẳng song song không phải là hai đường
thẳng cắt nhau”. Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa “hai đường thẳng song song”
và khái niệm dùng để định nghĩa “hai đường cắt nhau” là hai khái niệm có quan hệ
mâu thuẫn nhau. Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “hai đường thẳng cắt
nhau” đã tường minh, đã được định nghĩa một cách khẳng định “hai đường thẳng
cắt nhau là hai đường thẳng có một điểm chung”.
Ví dụ 3: Có thể định nghĩa khái niệm “động sản” bằng cách định nghĩa phủ
định: “Động sản không phải là bất động sản”. Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa
“động sản” và khái niệm dùng để định nghĩa “bất động sản” là hai khái niệm có
quan hệ mâu thuẫn nhau. Đồng thời, khái niệm dùng để định nghĩa “bất động sản”
đã tường minh, đã được định nghĩa một cách khẳng định “bất động sản là những
tài sản không thể di chuyển, dời đi được”.
Ví dụ 4: Có thể định nghĩa khái niệm “khí trơ” bằng cách định nghĩa phủ
định: “Khí trơ là nguyên tố hóa học không tham gia vào các phản ứng hóa học với
các nguyên tố khác”. Đó là vì, khái niệm cần định nghĩa “khí trơ” và khái niệm
dùng để định nghĩa “nguyên tố hóa học tham gia vào các phản ứng hóa học với các
nguyên tố khác” là hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn nhau. Đồng thời khái niệm
dùng để đinh nghĩa đã được thừa nhận, đã tường minh….


8



×