Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Du thao Quy định giảng viên ĐHVHHN Xin ý kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.84 KB, 8 trang )

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-ĐHVHHN ngày tháng 10 năm 2015
của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội)
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Văn bản này áp dụng đối với giảng viên, trợ giảng, giảng viên thỉnh giảng
của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
2. Văn bản này không áp dụng đối với cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán
bộ kỹ thuật, giảng viên là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài được
mời thỉnh giảng tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện nhiệm vụ đào tạo
trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và các hệ đào tạo khác.
Điều 2. Mục đích
1. Làm căn cứ để Nhà trường quản lý hoạt động giảng dạy, tăng cường hiệu
lực công tác quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động đối với giảng viên.
2. Làm cơ sở để giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Làm một trong các cơ sở để đánh giá, xếp loại giảng viên hàng năm và
đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính
sách, quyền lợi và nghĩa vụ của giảng viên.
Điều 3. Tiêu chuẩn giảng viên
1. Giảng viên lý thuyết
Tham gia xây dựng đề cương và giảng dạy các môn học lý thuyết tại Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội bao gồm:
a) Cán bộ biên chế đã được bổ nhiệm ngạch Giảng viên hoặc cán bộ hợp
đồng được Nhà trường xét tuyển dụng chính thức để giảng dạy lý thuyết, có học vị
thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ tin học C, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và đạt yêu
cầu về trình độ tiếng Anh theo lộ trình sau:
+ Giảng viên (trừ giảng viên dạy ngoại ngữ) có chứng chỉ tiếng Anh trình độ
B1 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương vào năm 2016 và chứng chỉ
B2 vào năm 2019.


+ Giảng viên dạy ngoại ngữ cơ bản có chứng chỉ tiếng Anh trình độ B2 theo
khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương vào năm 2016 và chứng chỉ C1 vào
năm 2019.
+ Giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành có chứng chỉ tiếng Anh trình độ
C1 theo khung tham chiếu châu Âu hoặc tương đương vào năm 2016 và chứng chỉ
C2 vào năm 2019.
b) Giảng viên thỉnh giảng có đủ chứng chỉ tin học văn phòng, ngoại ngữ trình
độ C, chứng chỉ tin học C, có kinh nghiệm giảng dạy từ 02 năm trở lên, và có
1


chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (chỉ áp dụng đối với các giảng viên thỉnh giảng có
kinh nghiệm giảng dạy dưới 05 năm);
c) Giảng viên giảng dạy ở bậc sau đại học (trừ môn ngoại ngữ) phải là Giáo
sư, Phó giáo sư, hoặc người có học vị Tiến sĩ có đủ chứng chỉ tin học C, ngoại ngữ
trình độ C, có kinh nghiệm giảng dạy từ 03 năm trở lên, và có chứng chỉ nghiệp vụ
sư phạm (chỉ áp dụng đối với các giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm giảng dạy
dưới 05 năm);
d) Các trường hợp đặc biệt khác do Ban Giám hiệu quyết định.
2. Giảng viên thực hành
Giảng viên thực hành là tên gọi chung của những cán bộ được tuyển dụng và
phân công làm nhiệm vụ giảng dạy thực hành, hướng dẫn thực tập, đệm đàn,...
Giảng viên thực hành phải có bằng cử nhân trở lên và có đủ chứng chỉ nghiệp vụ
sư phạm, chứng chỉ tin học C và đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh theo lộ trình
quy định tại điểm a) khoản 1 điều này.
3. Trợ giảng
a) Trợ lý giảng dạy là người giúp việc cho giảng viên trong việc chuẩn bị bài
giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài.
b) Trợ giảng là những cán bộ được Nhà trường tuyển dụng vào ngạch giảng
viên nhưng chưa được lên lớp chính thức.

c) Trợ giảng có trình độ cử nhân trở lên. Chế độ tính giờ trợ giảng sẽ được
quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.
4. Người hướng dẫn và phản biện tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án
a) Giảng viên lý thuyết hoặc trợ giảng đều được hướng dẫn tiểu luận năm thứ
3 (đại học) hoặc tiểu luận (cao đẳng);
b) Người hướng dẫn và phản biện khóa luận tốt nghiệp phải là giảng viên có
học vị thạc sĩ trở lên;
c) Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải có học vị tiến sĩ từ 1
năm trở lên hoặc chức danh Phó giáo sư trở lên, có các công trình khoa học đã
công bố, liên quan đến đề tài hướng dẫn nghiên cứu sinh hoặc đang chủ nhiệm đề
tài NCKH cấp Bộ hoặc tương đương trở lên.
d) Người phản biện luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ phải có học vị tiến sĩ từ 2
năm trở lên hoặc chức danh Phó giáo sư trở lên, có các công trình khoa học đã
công bố, liên quan đến đề tài hướng dẫn nghiên cứu sinh hoặc đang chủ nhiệm đề
tài NCKH cấp Bộ hoặc tương đương trở lên.
e) Các trường hợp đặc biệt do Ban Giám hiệu quyết định.
Điều 4. Số lượng các môn học được giảng dạy
1. Giảng viên chỉ được đảm nhận các môn trong lĩnh vực chuyên môn mình
đã được đào tạo. Mỗi giảng viên đảm nhiệm không quá 02 môn đối với người có
2


học vị thạc sĩ, 03 môn đối với người có học vị tiến sĩ, 04 môn đối với người có
chức danh Phó giáo sư trở lên;
2. Giảng viên chỉ được giảng dạy các môn đã đăng ký trong Kế hoạch công
tác hàng năm và đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
3. Các trường hợp đặc biệt sẽ do Ban Giám hiệu quyết định.
Điều 5. Quy trình chuẩn bị lên lớp
1. Đối với giảng viên được phân công dạy môn thứ nhất
a) Sau khi được Trưởng khoa phân công dạy môn thứ nhất, giảng viên chủ

động nghiên cứu đề cương chi tiết môn học trong chương trình đào tạo của khoa,
đề xuất điều chỉnh nội dung (nếu có) bằng văn bản với Trưởng khoa và chuẩn bị
hệ thống tài liệu tham khảo liên quan đến môn học. Số lượng tài liệu tham khảo
liên quan đến môn học do Hội đồng khoa học của khoa quy định. Việc giao môn
học và số lượng tài liệu tham khảo được triển khai bằng văn bản. Thời gian hoàn
thành việc nghiên cứu đề cương, tài liệu tham khảo tối đa là 03 tháng;
b) Sau khi báo cáo tài liệu tham khảo liên quan đến môn học, giảng viên đăng
ký lịch dự giờ của giảng viên đang lên lớp môn học (tại Trường hoặc đơn vị đào
tạo khác có giảng dạy môn học), đồng thời tiến hành biên soạn bài giảng. Thời
gian biên soạn bài giảng tối đa là 06 tháng kể từ ngày báo cáo tài liệu. Với các
môn học đã có giáo trình chính thức, giảng viên căn cứ giáo trình để xây dựng
giáo án lên lớp. Các giảng viên có học vị Tiến sĩ trở lên không bắt buộc phải dự
giờ;
c) Sau khi hoàn thành bài giảng hoặc giáo án lên lớp, giảng viên nộp tài liệu
cho Hội đồng khoa học khoa và ít nhất 02 chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Sau
thời hạn tối đa 03 tuần, Hội đồng khoa học khoa phải tổ chức cuộc họp, góp ý cho
nội dung tập bài giảng hoặc giáo án lên lớp và xác định thời gian chỉnh sửa bài
giảng để giảng viên nộp bài giảng chính thức cho Khoa và lưu hồ sơ. Lịch họp
được thông báo trước 03 ngày về Phòng Đào tạo. Phòng Đào tạo có trách nhiệm
cử chuyên viên theo dõi khoa đến kiểm tra việc thực hiện quy trình đến khi có kết
luận đạt yêu cầu lên lớp;
d) Căn cứ Thời khóa biểu, sau khi nộp bài giảng hoặc giáo án chính thức,
giảng viên được phép đăng ký một phần hay trọn vẹn môn học sẽ giảng dạy với
Trưởng khoa bằng văn bản. Trưởng khoa quyết định số tiết được lên lớp của giảng
viên. Trong tuần đầu lên lớp, giảng viên phải đăng ký một tiết giảng trên lớp trước
sinh viên và các giảng viên trong Bộ môn. Biên bản dự giờ được Bộ môn và
Trưởng khoa kết luận là đạt yêu cầu lên lớp sẽ được lưu trong Hồ sơ bài giảng;
e) Giảng viên hoàn thành quá trình chuẩn bị sẽ nộp Hồ sơ bài giảng cho Khoa
và Phòng Đào tạo. Hồ sơ bài giảng là căn cứ để Phòng Đào tạo đề xuất với Ban
Giám hiệu và Phòng Tổ chức cán bộ xem xét thực hiện các chế độ khác đối với

giảng viên. Hồ sơ bài giảng gồm có:
3


- Phiếu giao nhiệm vụ giảng dạy của Trưởng khoa và số lượng tài liệu tham
khảo môn học.
- Biên bản cuộc họp báo cáo tài liệu tham khảo
- Biên bản cuộc họp Hội đồng khoa học khoa góp ý nội dung bài giảng (kèm
02 bản nhận xét của 02 chuyên gia)
- Tập bài giảng chính thức của môn học.
- Biên bản dự giờ.
f) Kinh phí hỗ trợ soạn bài giảng được thực hiện theo Qui chế chi tiêu nội bộ.
Giảng viên nào đề nghị xuất bản tập bài giảng sẽ được nhận tiền nhuận bút.
2. Đối với giảng viên được phân công dạy môn tiếp theo
a) Việc giảng dạy môn thứ hai chỉ được thực hiện sau khi môn thứ nhất đã
được giảng dạy trọn vẹn ít nhất 03 lần, môn thứ ba được thực hiện sau khi môn thứ
hai đã được giảng viên đó dạy ít nhất 02 lần;
b) Hồ sơ giảng dạy môn học tiếp theo vẫn phải bao gồm các nội dung như Hồ
sơ bài giảng môn thứ nhất;
c) Giảng viên dạy các môn thứ hai, thứ ba không bắt buộc phải đăng ký thao
giảng trên lớp trước Bộ môn và sinh viên;
d) Các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định
Điều 6. Công việc trước khi lên lớp
1. Công bố chương trình giảng dạy học phần đầy đủ, rõ ràng và cập nhật trên
trang web của khoa;
2. Công khai đề cương chi tiết bài giảng trên Thư viện số của Trường;
3. Xây dựng, cập nhật ngân hàng câu hỏi, bài tập phục vụ kiểm tra và thi kết
thúc học phần;
4. Chuẩn bị đầy đủ học liệu (giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, đồ
dùng dạy học,…) phục vụ giảng dạy;

5. Nắm vững các quy định về đào tạo, kiểm tra và thi.
Điều 7. Nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy môn học
1. Giảng viên có trách nhiệm thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo, được
ban hành theo Quyết định 16/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo và Quy chế đào tạo tín chỉ ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội;
2. Giảng viên phải thực hiện giảng dạy theo sự phân công của trưởng đơn vị,
theo quy định về nội dung của đề cương chi tiết môn học, có bài giảng hoặc giáo
án đã được thông qua;
3. Sau khi hoàn thành Hồ sơ bài giảng, giảng viên được lên lớp chính thức có
trách nhiệm giới thiệu cho người học mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch giảng dạy và vai
trò của môn học trong chương trình đào tạo. Giảng viên công khai cho người học
quy định về tính điểm môn học, quy định về bài tập, vấn đề thảo luận,…
4


4. Chấp hành nghiêm túc quy định ra, vào lớp. Có mặt ở Trường trước khi giờ
giảng ít nhất 05 phút. Nếu giảng viên vào chậm 15 phút trở lên ở tiết đầu, lớp sinh
viên có quyền nghỉ buổi học đó. Trong trường hợp đặc biệt, đột xuất, giảng viên
phải thông báo cho bộ phận trực giảng đường để xử lý;
5. Ở buổi học đầu tiên, giảng viên chỉ định lớp trưởng, lớp phó (lớp môn học)
để quản lý lớp. Nếu cần thiết thì yêu cầu chia các tổ. Ngay đầu giờ lên lớp, nếu
trên bàn giảng viên chưa có Sổ lên lớp, giảng viên yêu cầu cán bộ lớp đến bộ phận
Trực giảng đường để nhận Sổ lên lớp;
6. Sau mỗi buổi giảng, giảng viên ghi đầy đủ thông tin bài giảng và ký vào Sổ
lên lớp;
7. Giảng viên thực hiện nhiệm vụ ghi điểm danh sinh viên trong buổi học vào
Sổ lên lớp và quản lý sinh viên trong giờ lên lớp của mình. Giảng viên có quyền từ
chối dạy những sinh viên không thực hiện quy định trong lớp học. Đối với sinh
viên vào lớp chậm 15 phút trở lên giảng viên có quyền từ chối ghi có mặt trong
buổi học đó. Giảng viên không được gạch tên (đuổi học) sinh viên tham dự môn

học mà mình phụ trách giảng dạy;
8. Giảng viên phải đeo thẻ giảng viên, đặt chế độ điện thoại im lặng, không
nói chuyện điện thoại trong lớp. Tuyệt đối không hút thuốc lá trong lớp cũng như
khu vực giảng đường;
9. Giảng viên có tiết học ngoài Trường (thực tế, biểu diễn,…) cần gửi đề nghị
ghi rõ số tiết, địa điểm, nội dung giảng dạy và kèm theo bản đề cương có thể hiện
nội dung giảng dạy ngoài Trường. Giấy đề nghị phải có sự xác nhận của Trưởng
khoa và gửi về Phòng Đào tạo trước buổi học ngoài Trường ít nhất 01 tuần;
10. Khi có thay đổi so với Thời khóa biểu (cho nghỉ, tăng tiết,…), giảng viên
gửi phiếu báo điều chỉnh giảng dạy cho Khoa để điều phối. Khoa gửi phiếu báo
điều chỉnh giảng dạy về Phòng Đào tạo ít nhất 01 tuần trước khi thay đổi để Phòng
Đào tạo xử lý. Đối với các trường hợp thay đổi đột xuất giảng viên phải báo về
Phòng Đào tạo sớm nhất để linh động giải quyết;
11. Đối với giảng viên thỉnh giảng: cố gắng ổn định lịch giảng trong suốt quá
trình giảng dạy tại Trường;
12. Muộn nhất là vào ngày cuối cùng của môn học, giảng viên phải công khai
các điểm thành phần (điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và điểm kiểm tra đánh
giá định kỳ). Giảng viên phải giải đáp công khai trên lớp nếu có các thắc mắc
trong buổi học cuối cùng;
13. Giảng viên nộp bảng điểm thành phần về phòng Đào tạo và nhập điểm
thành phần vào phần mềm quản lý đào tạo chậm nhất 03 ngày sau khi kết thúc
môn học. Giáo vụ các khoa có trách nhiệm thông báo cho giảng viên thỉnh giảng
nộp điểm các loại theo đúng tiến độ và giúp giảng viên thỉnh giảng nhập điểm
thành phần vào phần mềm quản lý điểm.
5


14. Giảng viên phải tham gia và hoàn thành nhiệm vụ coi thi và chấm thi môn
học khi có sự điều động của Nhà trường và sự phân công của Trưởng khoa. Giảng
viên thực hiện lịch thi theo Kế hoạch của Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng

và tuân thủ các quy định của Quy chế tổ chức thi và Quy chế đào tạo;
15. Giảng viên giải trình và chịu trách nhiệm về việc chấm điểm không chính
xác (bao gồm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra đánh giá định
kỳ, điểm thi kết thúc học phần);
16. Danh sách giảng viên vi phạm quy trình lên lớp, coi thi và chấm thi sẽ
được gửi tới lãnh đạo khoa, Thanh tra đào tạo và Ban Giám hiệu cuối mỗi học kỳ;
17. Giảng viên thỉnh giảng có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân (thông
qua Phòng Tài vụ) theo quy định của Nhà nước.
Điều 8. Nhiệm vụ của đơn vị quản lý môn học
1. Đơn vị quản lý môn học là Khoa;
2. Đơn vị quản lý môn học chịu trách nhiệm toàn diện về việc giảng dạy môn
học do đơn vị quản lý theo quy trình được nêu ở Điều 5 và Điều 6. Ngay sau khi
có Thời khóa biểu mỗi học kỳ, Trưởng khoa chịu trách nhiệm phân công giảng
viên (kể cả giảng viên thỉnh giảng) giảng dạy cho từng lớp;
3. Cuối mỗi năm học, Trưởng các khoa gửi về Phòng Đào tạo danh sách các
giảng viên được đề nghị dạy môn mới và các môn tiếp theo cùng kế hoạch hoàn
thành Hồ sơ bài giảng;
4. Với các giảng viên đã lên lớp những môn chưa có giáo trình, trưởng Khoa,
trưởng Bộ môn thuộc khoa chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về việc hoàn
thiện Hồ sơ bài giảng của các môn học trước khi bố trí giảng dạy;
5. Đơn vị quản lý môn học có thể thực hiện việc mời giảng các giảng viên
của đơn vị khác trong trường - có chuyên môn phù hợp, để giảng các môn học do
đơn vị phụ trách. Việc mời giảng này phải có sự đồng ý bằng văn bản của đơn vị
quản lý giảng viên được mời;
6. Sau khi hoàn thành các thủ tục mời giảng, đơn vị mới được bố trí giảng
dạy. Đối với các giảng viên thỉnh giảng lần đầu tại Trường, đơn vị có trách nhiệm
cung cấp đề cương chi tiết môn học và yêu cầu giảng viên nắm vững “Hướng dẫn
thực hiện Quy chế đào tạo” và các quy định liên quan khác của Trường;
7. Đơn vị quản lý môn học có trách nhiệm mở sổ theo dõi và quản lý 01 bản
chính hợp đồng thỉnh giảng;

8. Trưởng Bộ môn và Trưởng Khoa chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về
chất lượng đề thi kết thúc học phần của các môn do đơn vị quản lý.
Điều 9. Hồ sơ thỉnh giảng
1. Đối với giảng viên tham gia thỉnh giảng lần đầu, hồ sơ thỉnh giảng bao
gồm:
a) Giấy mời giảng của đơn vị quản lý môn học;
6


b) Bản sao các loại văn bằng và giấy chứng nhận;
c) Lý lịch khoa học của giảng viên thỉnh giảng (theo mẫu của Trường) có
chứng nhận của cơ quan quản lý hoặc Lý lịch cá nhân có chứng nhận của chính
quyền địa phương (nếu không phải là cán bộ đang trong biên chế nhà nước).
Nếu giảng viên thỉnh giảng nguyên là cán bộ giảng dạy của Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội thì chỉ cần giấy mời. Nếu giảng viên thỉnh giảng là cán bộ/ giảng
viên thuộc đơn vị khác trực thuộc Trường thì chỉ cần có xác nhận đồng ý của
trưởng đơn vị vào giấy mời thỉnh giảng.
Điều 10. Lên lớp tại chức
Giảng viên (cơ hữu và thỉnh giảng) dạy các lớp tại chức thực hiện nhiệm vụ
giảng viên quy định tại Điều 7. Ngoài ra, cần thực hiện những quy định sau:
1. Lấy Phiếu báo giảng của Phòng Đào tạo;
2. Giảng dạy tối đa không quá 10 tiết/ ngày;
3. Không bố trí giảng dạy vào chủ nhật với những lớp tập trung theo tháng.
Trường hợp đặc biệt thông báo kế hoạch trước và được sự nhất trí của cơ sở đào
tạo địa phương;
4. Không tự ý tổ chức tham quan trong giờ lên lớp và không có trong chương
trình môn học; nếu đi tham quan thực tế (nằm trong chương trình học tập của môn
học) tại địa phương hoặc ngoài địa phương cần thông báo và được sự đồng thuận
của cơ sở đào tạo địa phương;
5. Nếu có vấn đề khúc mắc về chương trình học tập, điều kiện cơ sở vật chất,

tài chính,... thì phải phản ánh trực tiếp với Phòng Đào tạo.
6. Giảng viên chấm thi tại chức không đúng thời gian quy định thì Phòng Đào
tạo sẽ đề xuất giảng viên chấm thi khác.
Điều 11. Quy trình thỉnh giảng
1. Các đơn vị có nhu cầu mời giảng kiểm tra danh sách cán bộ đã được phê
duyệt cho phép thỉnh giảng theo thông báo của Trường (qua Phòng Đào tạo) hoặc
liên hệ kiểm tra trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ;
2. Đơn vị quản lý môn học lập hồ sơ thỉnh giảng gửi về Phòng Tổ chức cán
bộ để cấp mã số, thẻ giảng viên thỉnh giảng và thực hiện quy trình thỉnh giảng theo
quy định;
3. Quy trình thỉnh giảng được thực hiện như sau:
- Đơn vị mời giảng gửi Giấy mời giảng, Thời khóa biểu đến cán bộ được mời
giảng;
- Nếu cán bộ được mời giảng đồng ý, đơn vị quản lý môn học lập danh sách
giảng viên thỉnh giảng, gửi hợp đồng thỉnh giảng cho giảng viên và đề nghị phòng
chức năng ký hợp đồng thỉnh giảng và thông báo cho giảng viên thỉnh giảng;
- Lãnh đạo Phòng Đào tạo và Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học được Hiệu
trưởng ủy quyền thay mặt Nhà trường ký hợp đồng thỉnh giảng với cán bộ được
7


mời giảng;
- Sau khi giảng viên hoàn thành việc giảng dạy, chấm thi (nếu được phân
công chấm thi), nộp điểm, đơn vị mời giảng chịu trách nhiệm làm Thanh lý hợp
đồng thỉnh giảng theo quy định, chuyển Phòng Đào tạo kiểm tra, ký, và chuyển
Phòng Tài vụ làm thủ tục thanh toán trực tiếp với giảng viên. Nếu giảng viên thỉnh
giảng được phân công chấm thi thì liên hệ với phòng Khảo thí & Đảm bảo chất
lượng để được hướng dẫn thanh toán tiền chấm thi.
Điều 12. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên
Giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng được lấy ý kiến phản hồi của sinh viên/ học

viên về hoạt động giảng dạy (theo các nội dung và yêu cầu đối với giảng viên của
Bộ Giáo dục và Đào tạo). Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên/ học viên được
thực hiện thường xuyên mỗi học kỳ, trước khi kết thúc mỗi học phần theo quy
định;
Kết quả đánh giá của sinh viên/ học viên sẽ được thông báo cho Ban Giám
hiệu, trưởng khoa và giảng viên biết;
Nếu phẩm chất đạo đức và năng lực của giảng viên không đảm bảo thì Ban
Giám hiệu sẽ có kế hoạch và quyết định phù hợp./.
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Văn Cương

8



×