Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.99 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị về “Nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại Huyện Diễn châu – Tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020”, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các tổ chức,
cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS.
Nguyễn Bá Dương - người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng BVTV, phòng Thanh tra của Chi Cục
Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ an, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện
Diễn châu, Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Diễn châu
đã hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu, hoàn thành
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Học viện chính trị Khu vực I, Trường chính trị
Tỉnh Nghệ an, Chi cục BVTV Tỉnh Nghệ an đã tận tình giúp đỡ tôi cũng như
tạo điều kiện tốt nhất có thể trong học tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành
đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp,
bạn bè và người thân đã động viên khích lệ trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Diễn Châu, ngày

tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn: Lê Thế Hiếu

1


MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề án
Thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những nhân tố quan trọng

góp phần làm ổn định và tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế
và nâng cao năng suất lao động trong ngành trồng trọt. Mặc dù thuốc BVTV
là một nhân tố dễ tác động xấu đến môi trường và chất lượng nông sản, nhưng
trong nông nghiệp không thể không dùng thuốc BVTV. Vì vậy thuốc BVTV
đã, đang và sẽ còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những giải pháp hữu hiệu
trong nông nghiệp nhằm phòng chống dịch hại, bảo vệ cây trồng. Thuốc
BVTV là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất
cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, thuốc BVTV chỉ
có tác dụng khi chất lượng đảm bảo và sử dụng đúng kỹ thuật, nếu sử dụng
thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc hạn chế, cấm sử dụng, thuốc nhập lậu sẽ
gây tác hại trong quá trình sử dụng, thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng đến sức
khỏe người sản xuất, người tiêu dùng cũng như gây độc hại cho môi trường
sống của con người. Mặc dù có nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò
của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp nhưng thuốc BVTV vẫn được sử
dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới, tăng cả về chủng loại, số lượng và giá
trị. Nhiều loại thuốc mới với nhiều ưu điểm trong sử dụng, an toàn hơn với
môi trường ra đời, càng khẳng định vai trò không thể thiếu của thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc BVTV nếu được sử dụng hợp lý và kết
hợp hài hòa với các biện pháp khác, thì tác hại của chúng với môi sinh, môi
trường là hầu như không đáng kể.
Những năm qua, việc sử dụng thuốc BVTV đã mạng lại nhiều lợi ích to
lớn trong việc nâng cao năng suất sản lượng lương thực, đảm bảo cung cấp
các sản phẩm rau màu cho đời sống, góp phần cho tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội đưa nước ta trở thành 1 nước hàng đầu về xuất khẩu gạo và

các sản phẩm nông nghiệp; Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã
2


hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về thuốc BVTV ngày càng gia
tăng. Thuốc BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, để lại dư lượng
trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên
nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua,
nông dân Việt Nam nói chung và nông dân huyện Diễn châu nói riêng còn
nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của Tỉnh; tình
trạng kinh doanh buôn bán, sử dụng thuốc BVTV không đúng Luật, không
đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra, đặc biệt ở những
xã sản xuất rau trên địa bàn huyện Diễn châu. Công tác quản lý thuốc BVTV
cũng còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa hiệu quả.
Để nâng cao nhận thức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc
BVTV cũng như nâng cao hiệu quả việc quản lý sử dụng thuốc BVTV, chúng
tôi thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thuốc bảo vệ
thực vật tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020”.
2.

Giới hạn của đề án.
2.1 Giới hạn về nội dung:
Về nội dung: Với yêu cầu của đề tài và thời gian có hạn, chúng tôi tập

trung tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV
ở Diễn châu giai đoạn 2011- 2014. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý để
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuốc BVTV và nhận thức của người
nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV giai đoạn 2015 - 2020.
2.2 Giới hạn về không gian, thời gian:
- Về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi huyện Diễn châu – Nghệ


an. Số liệu và tài liệu chúng tôi thu thập được từ quá trình công tác kết hợp
với quá trình đi khảo sát thực tế tại 1 số xã của huyện Diễn châu,
- Về thời gian: Số liệu tập trung nghiên cứu từ năm 2011-2014.

3


2.3

Đối tượng áp dụng:
Cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật viên trạm BVTV và các đối
tượng đang kinh doanh buôn bán và sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn

3.

Mục tiêu của đề án
3.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý sử dụng thuốc BVTV ở Diễn
châu giai đoạn 2011 - 2014, chúng tôi đề xuất biện pháp quản lý tốt nhất bằng
các giải pháp quản lý đồng bộ, bảo đảm thực thi nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn huyện Diễn châu giai đoạn 2015 2020.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận, cơ sở chính trị pháp lý và cơ

sở thực tiễn về quản lý việc sử dụng thuốc BVTV.
- Nghiên cứu thực trạng việc quản lý sử dụng thuốc BVTV ở Diễn châu
– Nghệ an
- Đề xuất giải pháp cho việc quản lý đồng bộ khả thi, hiệu quả để thực
hiện mục tiêu chung đã đề ra.


4


NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của đề án
1.1 Cơ sở khoa học.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a, Khái niệm về quản lý
Quản lý (QL) là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người
xét trên nhiều phạm vi cá nhân, tập đoàn, quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Hoạt
động QL xuất hiện khi loài người hình thành hoạt động nhóm.
- Theo Các Mác Bất cứ một lao động mang tính chất xã hội trực tiếp
hay lao động cùng nhau, được thực hiện ở quy mô tương đối lớn, đều cần đến
mức độ nhiều hay ít sự QL, nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc
cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ vận động của toàn
bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của nó. Một
người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ
huy”.
- Theo W.Taylor QL là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm
và làm cái gì đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất. QL là các
hoạt động được thực hiện nhằm bảo vệ sự hoàn thành công việc qua những nỗ
lực của người khác.
- Theo Harold Koontz thì quản lý là một “hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm”.
- Theo Richard Winter: QL là việc hiện thực hóa các mục tiêu của tổ
chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao, thông qua việc lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. [dẫn theo 9 – tr.58]
Trong các định nghĩa trên, định nghĩa của R.Winter bao quát hơn cả vì
đã chỉ rõ quy trình hành động trong quản lý.

Tóm lại, có thể nói QL là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội, và được hiểu dưới những góc độ, quan điểm khác nhau.
Nhưng dù ở lĩnh vực hay góc độ nào đi nữa thì theo chúng tôi: QL cũng là sự
5


tác động có định hướng, mang tính hệ thống, được thực hiện có ý thức, có tổ
chức của chủ thể QL lên đối tượng QL, bằng cách vạch ra mục tiêu của tổ
chức đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức nhằm
đạt mục tiêu đề ra.
b, Khái niệm hiệu quả quản lý
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn khi đánh giá về hiệu
quả quản lý, song về cơ bản nhiều nhà nghiên cứu và điều hành thực tiễn cho
rằng hiệu quả quản lý không chỉ thể hiện ở kết quả đạt được về mặt định
lượng so với mục tiêu đặt ra; nó cũng không chỉ thể hiện ở hiệu quả về mặt
kinh tế khi xem xét giữa đầu vào và đầu ra, mà còn thể hiện cả ở mặt định
tính (những giá trị mà tổ chức theo đuổi, tác động của tổ chức, vị thế, hình
ảnh của các cá nhân và của tố chức ấy).
1.1.2 Quan niệm và những quy định sử dụng về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ
tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.
Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác
nhân khác (Trần Văn Hai, 2008).
- Đặc điểm của thuốc BVTV:

+ Độc với cơ thể sinh vật:
+ Tồn dư lâu dài trong đất, nước
- Các nhóm thuốc BVTV: Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm


dựa trên đối tượng sinh vật hại: Thuốc trừ bệnh; Thuốc trừ nhện; Thuốc trừ
sâu; Thuốc trừ tuyến trùng; Thuốc trừ cỏ; Thuốc điều hòa sinh trưởng; Thuốc
trừ ốc; Thuốc trừ chuột.
- Thời gian cách ly: Là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng

thuốc BVTV lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình
trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng
đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản.
6


- Kỹ thuật sử dụng thuốc: Sử dụng theo 4 đúng

+) Đúng thuốc
+) Đúng lúc
+) Đúng liều lượng, nồng độ
+) Đúng cách
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý:
1.2.1. Cơ sở chính trị:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn luôn quan tâm đến
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc bặt là từ Đại hội Đảng lần thức
VI đã nêu 4 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học “Đảng phải luôn
luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”.
Đại hội VI đã đề ra những quan điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi
mới kinh tế; phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Từ những tư tưởng chỉ đạo trên và rút kinh
nghiệm từ khoán theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV), Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị (khóa VI) đã thổi vào nông nghiệp, nông thôn nước ta một
luồng gió mới, cuộc sống của người dân đã được cải thiện nhanh chóng. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: Trên cơ sở khẳng định những thành quả của

công cuộc đổi mới và phân tích tình hình đất nước trong bối cảnh đất nước có
nhiều diễn biến phức tạp, Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ 17 lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội VII đã chỉ rõ: “Phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh
tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để
ổn định tình hình kinh tế - xã hội” [26 – tr.67]. Thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội Đảng lần thứ VIII nhấn mạnh: Gắn
sản xuất với thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu
thụ nông sản; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
7


mới...; đẩy mạnh xuất khẩu; thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước
sản xuất có hiệu quả. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội,
nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài; bảo vệ và phát triển tài nguyên, cải thiện
môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới. Đổi mới kinh tế đi đôi với đổi
mới hệ thống chính trị trong nông thôn” [28 – tr.53]. Ngày 10 tháng 11 năm
1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra Nghị quyết số 06 – NQ/TW về một số vấn
đề phát triển nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết đã nêu 4 quan điểm: “Một
là, coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và
xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn
là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề,
gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công – nông nghiệp –
dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước;

gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp
hóa với dân chủ chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn;
tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống,
xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa thành thị và
nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số. Ba là, phát huy
lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công
nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp 20 ứng ngày càng cao
nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra
xuất khẩu. Bốn là, phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã
dàn trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh té tư nhân phát triển theo
đúng pháp luật. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và
những người có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công
8


nghiệp, dịch vụ ở nông thôn”. Đại hội IX của Đảng chủ trương phải rút ngắn
thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020,
nước ta trở thành một nước công nghiệp. Nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ phải
ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế đi đôi với phát
triển vắn hóa – xã hội, tăng cường các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công
nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương khóa IX đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” [29 – tr.93].
Đại hội X của Đảng xác định: “Phải luôn luôn coi trong đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Gắn phát triển kinh
tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông
thôn với thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị
xã hội” [30 – tr.75].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,
phát triển năm 2011), trong đó đã xác định những định hướng lớn về phát
triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao
gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới [30 – tr.75].
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã xác định rõ định
hướng trong xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn
với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp,
dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình
nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững
chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của
nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi
trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông
thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.
9


Những quan điểm, đường lối, chủ trương trên của Đảng về phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn qua các kỳ đại hội đã được bổ sung hoàn thiện
vả trở thành cơ sở chính trị cho những nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn trong
quản lý phát triển nông thôn mới trong đó có việc quản lý thuốc bảo vệ thực
vật trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương.
1.2.2 Cơ sở Pháp lý:
Để quản lý về mặt an toàn trong lưu thông và sử dụng thuốc BVTV,
Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT biên soạn các Nghị định, Thông tư
quy định những biện pháp an toàn buộc phải tuân theo trong các quá trình cất
giữ, vận chuyển, sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất.
Nước ta cũng đã tham gia vào một loạt Công ước, Hiệp định liên quan
đến quản lý chất thải nguy hiểm trong đó có hóa chất bảo vệ thực vật như

công ước Rotterdam... Việc tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế như
FAO, WHO, UNEP.. cũng như sự tham gia của Việt Nam vào các tố chức
trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương đã giúp ta có thêm
thông tin đầy đủ về công tác quản lý thuốc ở các nước trong khu vực, học hỏi
được kinh nghiệm tốt của các nước để áp dụng vào Việt Nam.
Quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện. Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo
quy định của pháp luật. (Điều 28 – thông tư 03/2013 của bộ NNPTNT ban
hành ngày 11/1/2013)
Tổ chức, cá nhân sử dụng thuốc BVTV phải đúng đối tượng, chủng loại,
liều lượng, nồng độ quy định, đúng thời gian, thời hạn sử dụng, thời gian cách
ly và phạm vi cho phép; Phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc
BVTV và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn.
Mạng lưới quản lý thuốc BVTV
Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về thuốc BVTV, nước ta đã
10


duy trì và từng bước củng cố hoạt động của mạng lưới bảo vệ thực vật từ
trung ương đến địa phương (pháp lệnh BV &KDTV và hiện nay là Luật
BV&KDTV).
Ớ Trung ương có Cục Bảo vệ thực vật (bao gồm các phòng chức năng và
các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng). Ớ địa phương có các Chi cục Bảo vệ
thực vật tỉnh và các Trạm Bảo vệ thực vật huyện trực thuộc. Có thể nói, hệ
thống này là nơi triển khai một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách
của nhà nước về bảo vệ thực vật (trong đó có quản lý thuốc BVTV).
Bên cạnh mạng lưới bảo vệ thực vật, sự ra đời của lực lượng thanh tra
chuyên ngành cũng đã tạo ra được một công cụ hữu hiệu, giúp cho việc quản

lý thuốc bảo vệ thực vật từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp hơn. Thông
qua các đợt thanh tra định kỳ hay thanh tra đột xuất, lực lượng thanh tra đã
phát hiện nhiều vi phạm và xử lý kịp thời, do đó số vụ vi phạm trong quản lý
thuốc như kinh doanh không phép, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng
ngoài danh mục hay sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường đã
giảm xuống rõ rệt.
Theo chức năng, nhiệm vụ, thuốc BVTV được tổ chức quản lý bởi các
cơ quan quản lý nhà nước như sau:
1. Cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Cục Bảo vệ thực vật, thực hiện
chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực
thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực bảo vệ thực vật, phòng
trừ sinh vật gây hại rừng, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, thanh tra
chuyên ngành về Bảo vệ và KDTV thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ cụ thể của Cục BVTV trong lĩnh vực quản lý thuốc BVTV là:
- Đề xuất, xây dựng trình Bộ cơ chế, chính sách quản lý thuốc BVTV;
- Trình Bộ công bố danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Quy định thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề và buôn bán, sản
11


xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
- Tổ chức thực hiện đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Hướng dẫn, quản lý
và tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới;
- Quản lý, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành
phẩm thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm định dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản;
- Hướng dẫn việc thu gom và tiêu huỷ thuốc, bao bì thuốc BVTV;
- Lập và sử dụng dự trữ quốc gia và địa phương về thuốc BVTV.

3.Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng: là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, phụ
trách về công tác BVTV ở các vùng trên cả nước.
4. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thuộc Sở NN&PTNT có hệ thống tổ chức
ngành dọc từ tỉnh xuống huyện cụ thể là các Trạm Bảo vệ thực vật huyện là
đơn vị thuộc ngành dọc của Chi Cục BVTV, có trách nhiệm hưởng dẫn
khuyến cáo trực tiếp việc sử dụng thuốc hóa học BVTV tại địa bàn tỉnh đó.
5. UBND các cấp từ Tỉnh, Thành phố đến các xã thị trấn là cơ quan
quản lý nhà nước về công tác BVTV, trong đó UBND xã Thị trấn là cơ quan
quản lý trực tiếp toàn diện công tác BVTV tại địa bàn, có trách nhiệm quản lý
việc kinh doanh buôn bán, cho phép các tổ chức cá nhân được phép buôn bán,
thanh tra kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh buôn
bán,sử dụng thuốc cũng như quảng cáo hội thảo thuốc BVTV (Thông tư
03/TT-BNN&PTNT ngày 17/3/2014)
Ngoài ra, còn có các cơ quan liên quan phối hợp trong công tác quản lý
sử dụng thuốc hóa học BVTV như: Phòng Nông nghiệp huyện, Thanh tra,
quản lý thị trưởng, công an, cảnh sát môi trưởng...
1.3. Cơ sở thực tiễn:
1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý sử dụng thuốc BVTV trên thế giới:
Ớ tất cả các quốc gia việc sử dụng và buôn bán thuốc BVTV được đặt
dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, về thực chất đây được hiểu
là quản lý các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và sự ô nhiễm môi
12


trường. Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã ban hành những
quy định riêng về quản lý thuốc BVTV cho nước mình. Các cơ quan quản lý
Nhà nước có chức năng kiểm soát đối với các nhà sản xuất, những người
buôn bán, những người sử dụng thuốc BVTV và cả các chủ thể sản xuất kinh
doanh lương thực và các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có
xu hướng thiết lập cơ chế quản lý nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu

quả, đồng thời bảo vệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng
thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.
1.3.2. Thực tiễn về quản lý sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam và Nghệ An:
Ớ Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp
mới hơn 50 năm. Từ đó đến nay thuốc BVTV gắn liền với tiến bộ sản xuất
nông nghiệp; quy mô số lượng nồng độ liều lượng chủng loại ngày càng tăng.
Đã có hàng trăm loại thuốc được đăng kí sử dụng. Tuy lịch sử sử dụng thuốc
BVTV ở nước ta ngắn, song chúng cũng có những bước đi y hệt của thế giới,
nhưng các bước trải qua nhanh hơn.
Trong lúc thế giới có chiều hướng giảm, thì ở nước ta thuốc BVTV được
sử dụng ngày càng nhiều. Năm 2005 là 25.600 tấn, năm 2010 là 102.720 tấn
và hiện nay vào khoảng trên 200.000 tấn. Trước đây thuốc chỉ sử dụng cho
cây lúa thì nay ngoài cây lúa với tỷ lệ 62% người ta còn dùng 19% cho rau và
19% cho các hoạt động khác. Ớ một số tỉnh thuốc còn được phun cho cây chè,
thuốc lá, cà phê, tiêu….
Theo Tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những nước sử dụng hoá chất
BVTV trong sản xuất nông nghiệp nhiều nhất thế giới, hiện có trên 800 hoạt
chất được đăng ký đang được cung ứng trên thị trường. Gần đây, thế giới
cũng như Việt Nam mới bắt đầu quan tâm, chú ý đến các kho thuốc BVTV
quá thời hạn sử dụng từ thời bao cấp để lại, chủng loại thuốc BVTV đang sử
dụng bừa bãi không có sự quản lý và hướng dẫn của cơ quan có trách nhiệm.
Việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV cần được tăng cường, bên cạnh đó cần
13


phát huy sản xuất nông nghiệp truyền thống - sản xuất sạch.
Những năm gần đây, tình hình dịch hại phát sinh trên các loại cây trồng
ngày càng gia tăng, có khả năng gây hại lớn trên diện rộng nếu không được
phòng trừ kịp thời. Tại Diễn châu, hàng năm có khoảng 8.000 - 10.000 ha cây

trồng bị nhiễm sâu bệnh trong đó có gần 3.000 ha nhiễm nặng nhưng do việc
cung ứng thuốc BVTV tương đối đầy đủ, kịp thời đã giứp cho công tác phòng
trừ dịch hại của nông dân đạt kết quả khá tốt, đã hạn chế rất nhiều tác hại của
sâu bệnh. Theo số liệu thống kê của Chi cục BVTV Nghệ an, thiệt hại do sâu
bệnh gây ra trên lúa, rau màu hàng năm là 2-3%, trong khi ở các thập kỷ trước
thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây trồng thường từ 5% (vụ xuân) đến 10%
(vụ Hè thu). Như vậy, thuốc BVTV ngày càng phát huy hiệu quả trong việc
phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng.
Nếu việc sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo theo quy trình ngoài việc
nông sản bị nhiễm dư lượng thuốc BVTV mà còn dẫn đến các sản phẩm thịt,
trứng, sữa cũng có thể nhiễm thuốc BVTV nếu gia sức hoặc vật nuôi ăn và
uống nước có nhiễm thuốc BVTV. Ô nhiễm nước ngầm và nước bề mặt là vấn
đề mà các nhà khoa học phải quan tâm, sự nhiễm độc thuốc BVTV ở các
nguồn nước mặt (sông, ao, hồ, suối...) đang gây những lo ngại lớn vì tài
nguyên nước hiện nay đang được khai thác rất mạnh cho mục đích sinh hoạt,
dư lượng thuốc BVTV đang là vấn đề cấp bách liên quan đến sức khoẻ của
người dân ở nông thôn.
Trong quá trình sử dụng, nếu thiếu hiểu biết về kỹ thuật sử dụng thuốc
BVTV sẽ gây ra những tác hại to lớn cho người, cây trồng, sinh vật có ích
trên đồng ruộng và môi trường sinh thái; Gây độc cho bản thân người sản
xuất, bao gồm những người trực tiếp phun thuốc, người xung quanh khu vực
sử dụng thuốc, những người trực tiếp chăm sóc cây trồng;
Mặt khác, sử dụng không đúng quy trình còn tạo ra những nòi sâu hại,
bệnh hại, cỏ dại... mang tính kháng thuốc cao, khiến cho thuốc trở thành vô
hiệu với chứng. Gây ra hiện tượng tái phát của sâu hại hoặc làm phát sinh
14


những đối tượng dịch hại mới rất khó phòng trừ; Vỏ bao bì thuốc BVTV sau
khi sử dụng, người nông dân thường vứt bừa bãi trên đồng ruộng, kênh

mương gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan khu vực sản xuất, đặc biệt
là các vùng sản xuất hoa và rau an toàn.
Tóm lại, Thuốc BVTV có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp, Khi sử dụng đứng kỹ thuật và kết hợp tốt với các biện pháp phòng trừ
khác thì thuốc BVTV sẽ hạn chế rất tốt dịch hại phát sinh trên đồng ruộng,
không thể thiếu trong một nền sản xuất tiên tiến, đem lại lợi ích kinh tế to lớn
cho nông dân. Ngược lại, việc sử dụng sai kỹ thuật cũng như việc lạm dụng
thuốc BVTV sẽ đưa lại những hậu quả khó lường cả trước mắt cũng như lâu
dài (dịch vàng lùn tại các tỉnh phía Nam năm 2006 – 2007; dịch Lùn sọc đen
ở Bắc trung bộ năm 2009 – 2010 đã lan rộng ra 28 tỉnh phía Bắc) dang đe
dọa nghiêm trọng cho thu nhập của người dân, sức khõe, môi trường cho xã
hội và an ninh lương thực quốc gia; Nhưng thực tế việc quản lý thuốc BVTV
trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại bất cập đòi hỏi phải có một đề án khoa học
để giải quyết vấn đề này nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý việc kinh
doanh buôn bán và sử dụng thuốc BVTV một cách an toàn và bền vững.

15


2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu quản lý việc sử dụng
thuốc BVTV để đưa ra những định hướng phát triển và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Diễn châu là
rất cần thiết. Bởi vì:
a) Về vấn đề quản lý sử dụng thuốc BVTV
- Hiện nay 1 số người dân sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho
phép theo quy định của Bộ NN&PTNT và trôi nổi trên thị trường. Loại thuốc
này có giá rẻ, khả năng diệt trừ sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều,
nhưng người dân lại không thể lường hết được hậu quả cho người sử dụng;

- Mặc dù đã có quy định về liều lượng, cách sử dụng thuốc BVTV nhưng
tình trạng lạm dụng thuốc vì mục đích kinh tế vẫn diễn ra. Nguyên tắc 4 đúng
khi sử dụng thuốc BVTV hầu như không được thực hiện đúng.
- Kết quả thanh tra năm 2013 của Chi cục BVTV Nghệ an tại các vùng
sản xuất rau về tình hình sử dụng thuốc BVTV cho thấy: có 23% hộ nông dân
vi phạm các qui định về sử dụng thuốc (694/3006 hộ nông dân). Trong đó:
Không bảo đảm thời gian cách ly sau phun thuốc: 36,8%; Sử dụng quá
liều lượng: 39,3%; Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc: 1,2%.
Mỗi loại thuốc BVTV phòng trừ được một loại sâu hại nhất định, nhưng
cũng có loại thuốc hỗn hợp “nhiều trong một”, diệt trừ cùng lúc nhiều loại
dịch hại, sâu bệnh. Đây chính là loại thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại
nhất. Trong khi đó, người sử dụng chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của
loại thuốc này và có tư duy “thuốc càng diệt được nhiều loại sâu càng tốt”,
nên đa phần “chuộng” loại thuốc tổng hợp, mà sử dụng nhiều, không tuân
theo các quy định đã đề ra.
Bất cập hiện nay là thuốc cấm sử dụng trên rau nhưng được sử dụng cho
cây trồng khác vẫn được phép lưu hành. Vì thế, không ai có thể kiểm soát nổi
người dân mua các loại thuốc hạn chế sử dụng, hay mua thuốc ngoài danh
16


mục để phun xịt trên rau.
b) Về kiến thức của người dân
Điều tra của Chi cục BVTV cũng cho thấy kết quả rất đáng lo ngại về
kiến thức về thuốc BVTV của người sử dụng. Nhiều người hoàn toàn không
hiểu biết gì về tính độc hại và các cách sử dụng an toàn thuốc BVTV. Tiếp cận
về tính độc hại của thuốc BVTV chủ yếu do kinh nghiệm.. Việc cất giữ thuốc
tuỳ tiện là một biểu hiện của sự thiếu hiểu biết. Do thiếu hiểu biết về thuốc
BVTV, có đến hơn 50% số người pha chế và sử dụng thuốc không theo hướng
dẫn, 38 % dùng tay pha chế thuốc.

Hậu quả trực tiếp từ việc quản lý sử dụng thuốc BVTV việc lạm dụng
các loại thuốc BVTV như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc
bảo quản nông sản đang diễn ra ở mức báo động. Không chỉ sử dụng các loại
thuốc được sản xuất trong nước, nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc nhập
lậu, các loại thuốc hạn chế sử dụng, thuốc vi pham nhãn mác…
Việc sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo thời gian cách ly theo quy
định và lạm dụng thuốc đã là vấn đề nan giải ở nhiều địa phương. Lạm dụng
thuốc đã dẫn đến hậu quả tồn dư một lượng lớn hoá chất trong rau, quả và
nông sản. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và
tính ổn định của các vùng chuyên canh nông nghiệp, vùng sản xuất rau an
toàn và dẫn đến sự hoài nghi đối của người mua.
Tuy nhiên, công tác quản lý sử dụng thuốc BVTV gặp rất nhiều khó
khăn do nền kinh tế thị trường gắn với cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể. Cơ chế
này đã gây nhiều khó khăn cho công tác hướng dẫn kỹ thuật, giám sát và quản
lý sử dụng, do đó làm cho lượng thuốc sử dụng cũng đang có xu hướng tăng
lên. Trong bối cảnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã đưa ra nhiều biện
pháp như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm
của người sử dụng thuốc BVTV và bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt
động huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyền sử dụng và an toàn và hiệu
quả thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, còn gặp rất nhiều khó khăn do có quá
17


nhiều người tham gia sử dụng thuốc và những lợi ích kinh tế trước mắt mà
thuốc bảo vệ thực vật mang lại.
Các vấn đề nêu trên đòi hỏi cần có sự quản lý đảm bảo đúng định hướng,
hiệu quả và bền vững, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý
việc kinh doanh buôn bán cũng như nâng cao kiến thức về sử dụng an toàn và
hiệu quả thuốc BVTV cho người dân cũng như nâng cao được ý thức hạn chế
sử dụng thuốc vì một môi trường sống trong lành cho chính những người

nông dân đã và đang canh tác trên chính mảnh ruộng của mình là một vấn đề
hết sực quan trọng.
2.2. Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV trên địa bàn Huyện
Diễn Châu – Nghệ An
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ
105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài
theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp
huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp
biển đông. Diện tích tự nhiên là 30.492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa.
Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn
địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong
cải tạo đất và thâm canh nên nông nghiệp nên Diễn Châu vẫn là một trong
những huyện có nền nông nghiệp phát triển nhất của Nghệ An.
Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc
Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và
nước ban Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao
thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Đây là điều kiện để
các công ty thuốc BVTV tập trung quảng bá và xây dựng các đại lý lớn để
buôn bán thuốc BVTV trong huyện và các huyện bạn cũng như là điểm trung
chuyển thuốc BVTV sang nước bạn Lào.

18


Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm),
4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 8 xã
vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn
Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu.
Dân số đến hết năm 2006 là 292.229 người.

a, thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV ở địa phương,cơ quan đơn vị:
Cán bộ kỹ thuật tại Trạm BVTV huyện Diễn châu.
Qua điều tra về trình độ của cán bộ kỹ thuật tại Trạm BVTV huyện cho
thấy: 100% cán bộ (7/7 người) có trình độ Đại học. Thời gian công tác của
các cán bộ này khác nhau, có 3 cán bộ đã hơn 45 tuổi, kinh nghiệm công tác
tương đối, tuy nhiên kiến thức mới lại hạn chế, trong khi 4 cán bộ còn lại trẻ
tuy có kiến thức học tập tương đối bài bản nhưng kinh nghiệm lại chưa có
nhiều. Cán bộ tại Trạm BVTV huyện Diễn châu đã có nhiều đóng góp trong
việc nâng cao nhận thức của người nông dân về thuốc và cách sử dụng thuốc
hóa học BVTV. Tuy nhiên, đứng trước sự chuyển biến mạnh mẽ của thị
trường thuốc BVTV, cán bộ kỹ thuật tại Trạm BVTV cũng phải tăng cường
nâng cao năng lực mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Trước đây, khi chưa có luật thanh tra mới, cán bộ BVTV huyện được
phép tổ chức thanh kiểm tra, uốn nắn các vi phạm. Tuy nhiên khi luật thanh
tra số 56/2010/QH12 của quốc hội ngày 15/11/2010 quy đinh chỉ công chức
của đơn vị được giao chức năng thanh tra chuyen ngành mới có quyền thanh
tra, xử lý vi phạm (điều 34 chương 3 quy định về người được giao thực hiện
nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành); mà nhân viên trạm BVTV huyện 100% là
viên chức nên không được thanh kiểm tra các tổ chức cá nhân kinh doanh
buôn bán thuốc BVTV. Chỉ được thanh kiểm tra theo kế hoạnh hàng năm
(cộng tác viên thanh tra) và phải được UBND huyện hoặc Chi cục BVTV phê
duyệt nên rất khó khăn.
Muốn hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý thuốc BVTV và uốn nắn
những sai sót của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV thì đội ngũ cán
19


bộ kỹ thuật BVTV phải có trình độ chuyên môn vững vàng, thấu suốt từ trung
ương đến địa phương. Để đáp ứng được yêu cầu này Nhà nước phải có kế
hoạch bổ túc thường xuyên và đào tạo lại cho lực lượng cán bộ kỹ thuật

BVTV đang công tác tại các cơ quan trung ương và địa phương.
a) Đánh giá về thực trạng các hộ kinh doanh buôn bán thuốc BVTV:
Chúng tôi thống kê và điều tra các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên
địa bàn huyện Diên châu: có 71 cơ sở có đăng ký kinh doanh thuốc BVTV, có
một số hộ kinh doanh mùa vụ không đăng biển bán hàng.
Kết quả thống kê lượng thuốc BVTV nông dân sử dụng trên địa bàn
huyện Diễn châu có khác nhau cho từng loại cây trồng; Vùng bán sơn địa
trồng các loại cây màu hàng năm ít sử dụng thuốc hơn, vùng lúa ít thứ 2 vùng
màu thâm canh lạc ngô ven quốc lộ 1A nhiều thứ 3 và vùng chuyên canh rau
là nhiều nhất.
Lượng thuốc hóa học BVTV nông dân sử dụng năm 2014 đã giảm hơn
năm 2011 về mặt số lượng là do công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân
như chương trình IPM, ICM, SRI… đã giúp nâng cao được nhận thức của
nông dân và khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp sinh học trong
công tác BVTV.
Tuy nhiên, theo số liệu điều tra 108 hộ trồng rau của chúng tôi, 100% hộ
nông dân trồng rau tại xã Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn thịnh… Huyện Diễn
châu sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trên rau. Số hộ nông dân sử
dụng thuốc BVTV trên rau tăng nồng độ so với khuyến cáo là 30 hộ, chiếm
27,7 %. Số hộ sử dụng thuốc > 4 lần/1 vụ rau là 40 hộ, chiếm 37% trong đó
có một số hộ nông dân sử dụng thuốc tăng nồng độ so với khuyến cáo và sử
dụng nhiều loại thuốc (hỗn hợp).
Số hộ sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly là 20 hộ, chiếm 18,5 %.
b) Đánh giá về xây dựng kế hoạch để quản lý thuốc BVTV:
Trong những năm qua, tuy có khó khăn về nhân sự, thẩm quyền thanh tra
kiểm tra theo luật thanh tra mới nhưng Trạm BVTV đã cố gắng tham mưu tốt
20


cho các cấp ngành tổ chức quản lý hoạt động buôn bán kinh doanh thuốc

BVTV. Ngay từ đầu năm, Trạm đã tham mưu cho Chi cục BVTV, UBND
Huyện, phối hợp với Phòng thanh tra chi cục, Phòng NNPTNT xây dựng kế
hoạch thanh tra kiểm tra công tác kinh doanh buôn bán thuốc BVTV; cao
điểm dịch hại, tổ chức các đoàn kiểm tra, nhắc nhở uốn nắn vi phạm. Thường
xuyên chỉ đạo UBND các xã thị trấn với chức năng nhiệm vụ của mình phải
tổ chức kiểm tra và uốn nắn vi phạm.
Tuy nhiên, các đợt thanh kiểm tra vẫn còn nhiều bất cập:
- Ở Huyện thì số lần thanh kiểm tra chỉ có khoảng 2 - 3 đợt/năm, thành
phần luôn luôn thiếu, kiểm tra chủ yếu trong giờ hành chính, các kiot không
có biển hiệu thì không kiểm tra được do không nắm được địa chỉ cụ thể, còn
các kiot khác khi thấy đoàn họ có thể đóng cửa không hoạt động thì đoàn
cũng chịu.
- Ở Xã thì cán bộ họ ngại va chạm, sợ mất phiếu bầu, một số thì do con
em, người thân trực tiếp kinh doanh nên họ không kiểm tra hoặc trước khi
kiểm tra thì người nhà cũng đã được thông báo.
- Ở tỉnh thì số cán bộ thanh tra rất ít, chỉ có 5 người mà quản lý 21 huyện
thành thị, hơn 850 cơ sở kinh doanh nên không thể kiểm tra hết được.
- Ngoài ra còn vô số hình thức kinh doanh khác nhằm lách luật, cố tình
vi phạm, gây khó khăn cho đoàn kiểm tra ...
c) Đánh giá về quá trình tổ chức thực hiện quản lý thuốc BVTV:
- Xác định các nhiệm vụ cần quản lý: quá trỉnh tổ chức thực hiện công
tác quản lý thuốc BVTV nói chung là đầy đủ theo kế hoạch, tuy nhiên so với
yêu cầu của sản xuất nông nghiệp là chưa đạt do số lần kiểm tra trong năm
còn ít; cách thức kiểm tra cũng nhưa bao quát hết mà chỉ đi các tuyến lớn, còn
các kiot nhỏ lẻ, không đeo biển bán hàng thì không kiểm soát hết dẫn đến họ
tự do vi phạm, không tuân thủ pháp luật từ đó dẫn đến tình trạng nhờn luật; số
lần kiểm tra cũng ít so với yêu cầu, khi có đợt thanh tra các chủ cửa hàng
nghiêm túc còn khi không có họ lại tiếp tục vi phạm.
21



- Phân công các nguồn nhân lực để thực hiện công việc quản lý: Nguồn
nhân lực điều động cho công tác thanh kiểm tra cũng bất cập, thành phần luôn
thiếu, khi thì thiếu quản lý thị trường, khi thì thiếu công an, khi thì thiếu
phòng NNPTNT;
UBND xã thì hoạt động không đều, có xã làm tốt, có xã làm ít, có xã
không làm mà chủ yếu nhờ Huyện, Tỉnh.
Trong khi Cán bộ BVTV huyện thì không có thẩm quyền thanh tra đột
xuất, muốn kiểm tra phải xin chủ trương, xin ý kiến và phải ra quyết định
thành lập đoàn kiểm tra, và quyết định này cũng phải căn cứ vào kế hoach từ
đầu năm, do đó rất khó khăn cho công tác kiểm tra xử lý vi phạm; Biết vi
phạm đó nhưng muốn xử phạt thì phải đủ thủ tục. Do vậy, hiện nay mọi vi
phạm mà cán bộ Trạm BVTV xử lý chủ yếu là nhắc nhở.
- tiến trình thực hiện các cuộc thanh tra đều theo kế hoạch được phê
duyệt từ đầu năm nên có lúc đạt chỉ tiêu nhưng cũng có lúc không đạt được,
thời gian muốn tiến hành thanh kiểm tra nếu có công việc khác thì phải dừng
lại, thành phần của đoàn cũng luôn luôn biến động, khi thì phó thủ trưởng, khi
thì nhân viên, khi thì thiếu nên rất khó đạt yêu cầu.
d) Đánh giá thục trạng công tác chỉ đạo: qua thực trạng trên cho thấy
thực trạng công tác thanh kiểm tra đã triển khai nhưng có lúc có nơi vẫn chưa
đạt yêu cầu đề ra; việc phối kết hợp trong thanh kiểm tra vẫn chưa đồng bộ,
sự phối hợp giữa Chi cục với UBND Huyện vẫn còn chưa nhịp nhàng, đặc
biệt có 1 số xã lơ là hoặc bỏ rơi công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm.
e) Kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất: Công tác kiểm tra đánh giá định
kỳ hoặc đột xuất cũng có tiến hành; có sự kiểm tra chéo giữa Thanh tra Sở
NNPTNT, thanh tra chi cục với các Huyện, thậm chí có sự giám sát của Hội
đồng nhân nhân Huyện, Tỉnh và có cả sự giám sát của Mặt trận tổ quốc nhưng
công tác thanh kiểm tra vẫn không đều; Ở UBND các huyện thì đều có các
văn bản liên quan đến công tác thanh kiểm tra, tuy nhiên kết quả xử lý vi
phạm rất ít, tập trung vào nhắc nhở, hoặc xử lý vi phạm hành chính.. còn ở

22


cấp xã thì hầu hết là nhắc nhở, chứ chưa có trường hợp nào bị đình chỉ. Đây
cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhờn luật.
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
2.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng, kinh doanh, quản lý thuốc
BVTV
a) Nhận thức của nông dân:
Mọi thông tin về thuốc BVTV đều được ghi trên nhãn thuốc, nhưng do
thiếu hiểu biết, không được hướng dẫn chu đáo và ít quan tâm tìm hiểu nên
vẫn còn một số người nông dân không hiểu được ý nghĩa của các thông tin
ghi trên nhãn. Đây là yếu tố giúp người nông dân sử dụng đúng các hướng
dẫn ghi trên nhãn. Qua điều tra cho thấy 78,57% hộ sản xuất rau có đọc nhãn
trước khi phun thuốc. Các hộ khác có lần đọc lần không, có 10% hộ không
đọc nhãn thuốc trước khi sử dụng.
Tình trạng xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng
Có hơn 1/3 số hộ được hỏi nói họ vứt bỏ bao bì sau khi sử dụng ngay
trên đồng ruộng, 1/4 số hộ để bao bì sau khi sử dụng vào nơi quy định, số hộ
còn lại họ để ở nơi khác (chôn, thu gom để một chỗ ở góc ruộng). Do đó rất
nhiều vỏ bao thuốc BVTV không được thu gom mà vương vãi trên đồng
ruộng, kênh mương; dẫn đến ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Nhận thức về thời gian cách ly: Hiện nay việc không đảm bảo thời gian
cách ly trước thu hoạch khá phổ biến đã để lại lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật trong thực phẩm quá mức cho phép, gây ảnh hưởng cho người tiêu dùng.
+ Có 37,14% hộ nông dân nhận thức được việc thực hiện đúng thời gian
cách ly theo khuyến cáo trên nhãn.
+ Trong khi đó các hộ còn lại thu hoạch rau có thời gian cách ly từ lần
phun cuối đến thu hoạch không đúng theo quy định trên nhãn mà phụ thuộc
vào giá cả thị trường (61,43%), còn có 2,43 % hộ nông dân không hiểu vì sao

phải cách ly.
Trong cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể, nông dân hoàn toàn tự lựa chọn và sử
23


dụng thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chí riêng của họ, gây khó khăn rất lớn
trong công tác quản lý. Mặc dù nhà nước đã ban hành quy định đối với việc
sử dụng các loại thuốc hạn chế và thuốc cấm sử dụng, nhưng trong công tác
thanh tra, giám sát và xử phạt đối với người trực tiếp sử dụng mới dừng lại ở
biện pháp tuyền truyền, giáo dục. Các chế tài xử phạt chưa đủ hạn chế những
vi phạm trong lĩnh vực thuốc BVTV. Chưa gắn kết được trách nhiệm của
người sử dụng thuốc với chất lượng sản phẩm của họ và vấn đề xử lý ô nhiễm
môi trường nông thôn. Hiện nay chúng ta chưa xây dựng được Chương trình
kiểm soát dư lượng do đó việc giám sát quá trình sử dụng thông qua kiểm tra
chất lượng nông sản còn gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, hàng loạt vấn đề có liên quan đến xử lý ô nhiễm môi
trường nông thôn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ra như: thu hồi và tiêu
hủy bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, xử lý nguồn nước, đất
bị ô nhiễm v.v...vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.
Việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại không đảm bảo kỹ
thuật, chưa chấp hành đúng các quy định của Nhà nước như còn sử dụng
thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc BVTV hạn chế sử dụng, thuốc BVTV
không được sử dụng trên rau để phòng trừ sâu bệnh.
Hiện nay, hiện tượng phun thuốc trên rau không đúng kỹ thuật còn rất
phổ biến bắt nguồn từ chỗ người nông dân sản xuất nhỏ khó có đủ năng lực
và điều kiện nắm vững kiến thức về sử dụng thuốc BVTV, trong khi vai trò
của các tổ chức khuyến nông, BVTV còn chưa đủ mạnh cả về cơ chế, tổ chức
và chuyên môn. Hơn nữa, chưa có hình thức khuyến khích và chế tài phạt đối
với các hành vi sử dụng thuốc nên nông dân chưa thận trọng trong sử dụng
thuốc BVTV. Không hiếm các hộ nông dân dành riêng các ruộng rau ít dùng

thuốc để nhà mình ăn, còn lại đưa ra thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các loại thuốc BVTV ngoài danh mục có độ độc cao và giá
thành lại rất rẻ. Với thói quen là sau khi phun thuốc trừ sâu phải chết ngay và
hơn nữa, giá nông sản trên thị trường rẻ nên vì mục đích lợi nhuận, những
24


nông dân thiếu hiểu biết sẽ chọn mua những thuốc BVTV cấm, ngoài danh
mục để sử dụng.
b) Công tác kiểm tra xử lý vi phạm:
Công tác kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm của người nông dân
trong thực tế chưa thể xử phạt những hành vi vi phạm vì:
Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên kiểm tra theo dõi để phát hiện hành vi vi
phạm không thường xuyên, đầy đủ. Khi phát hiện được một số hành vi vi
phạm như sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép sử dụng trên rau, sai đối
tượng dịch hại... cũng rất khó xử phạt.
Biện pháp xử phạt đã có quy định tại Nghị định số 114/2013/NĐ-CP
ngày 03/10/20013 quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống
cây trồng, Bảo vệ và kiểm dịch thực vật tuy nhiên hình thức chủ yếu là phạt
tiền mà ít quy định các biện pháp xử phạt bổ sung khác như tạm giữ phương
tiện: bình bơm thuốc, dụng cụ pha chế thuốc nên khó răn đe...
Phương pháp xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trên rau tại đồng
ruộng chỉ là định tính nên chưa có cơ sở pháp lý để xử lý người trồng rau.
Thanh tra BVTV của Chi cục BVTV Nghệ an khi phát hiện hành vi sử
dụng thuốc BVTV không đúng, hiện nay chỉ nhắc nhở, cảnh cáo là chính chứ
chưa kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật nên tính răn đe chưa cao.
c) Cơ chế, nguồn nhân lực:
Cán bộ Trạm BVTV trong địa bàn tỉnh Nghệ an hiện nay là viên chức,
trong khi đó điều 34 Luật thanh tra năm số 56/2010/QH12 2010 quy định chỉ
có công chức mới có thẩm quyền xử phạt nên muốn tổ chức thanh tra kiểm tra

thì phải tham mưu cho UBND huyện hoặc chi cục BVTV tỉnh ra quyết định
thành lập đoàn thanh tra, và kế hoach này phải xây dựng từ đầu năm thì mới
được. Nếu khi kiểm tra có chứng cứ vi phạm, lập biên bản đề nghị Chủ tich
UBND huyện hoặc Chi cục trưởng ra quyết định xử phạt; đây là 1 hạn chế rất
lớn trong việc huy động lực lượng cán bộ BVTV chuyên trách tăng cưởng
kiểm tra chấn chỉnh hoạt động kinh doanh buôn bán thuốc BVTV.
25


×