Phân tích đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Masan
Đề bài:
Lập kế hoạch để quản trị tốt vấn đề Đa văn hóa của một Công
ty/Tổ chức mà Anh/Chị biết. Anh/Chị hãy trình bày cách thức để nâng
cao tinh thần đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các thành
viên trong công ty/tổ chức của Anh/chị.
Planning for good governance to multicultural issues of a company /
organization that you knows. Please present ways to improve business ethics
and social responsibility of the members of the company / organization of you
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức là vấn đề luôn lôi cuốn sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới, không phân biệt chế độ chính trị. Các công trình nghiên cứu của họ đã góp phần
làm rõ và hoàn thiện những phạm trù, những phẩm chất, nguyên tắc đạo đức cơ bản và
khẳng định vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
Có thể nói rằng, kinh tế thị trường đã hình thành từ lâu trong sự phát triển của
xã hội loài người, nhưng nói đến “nền kinh tế thị trường điển hình” là nói đến sự gắn
bó của nó đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa – một nền sản xuất chạy theo lợi
nhuận tối đa. Kinh tế thị trường có những nguyên tắc vận hành, phát triển riêng, ảnh
hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo
đức, tới thói quen suy nghĩ của từng người, trong đó có những tích cực đồng thời
không tránh khỏi mặt tiêu cực.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo tiến hành gần 30 năm qua
đã đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế dần dần phục hồi và tăng trưởng, đời sống
nhân dân được cải thiện. Rõ ràng, các chính sách kinh tế xã hội cùng với cơ chế mới
đã tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát huy mọi năng lực của mình vào quá
trình sản xuất trao đổi hàng hoá. Nhờ vậy, vị thế kinh tế của nước ta trên trường quốc
tế được nâng cao. Những thắng lợi đó đã khẳng định sự nghiệp đổi mới là cần thiết và
đúng hướng.
Tuy nhiên, việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường đã dẫn đến những
biến đổi trong đời sống xã hội, xuất hiện càng nhiều hiện tượng phản đạo đức, phi
nhân tính. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh xảy ra những hành vi trái đạo đức như
làm hàng giả, gian lận, trốn thuế, bóc lột quá mức sức lao động của người làm công,
khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, xem thường trách nhiệm
xã hội, v.v. gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, cản trở tiến trình đổi mới, xây
dựng đất nước, đang trở thành mối quan ngại của cả cộng đồng. Chính vì vậy, nhóm
2
chúng tôi đã chọn đề tài: “Cách thức để nâng cao tinh thần đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội của các thành viên trong công ty Masan”.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận về đạo đức kinh doanh
1.1 Khái niệm đạo đức
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, các quy tắc hoặc chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với
người khác, vớixã hội.
Từ giác độ khoa học, “ Đạo đức là một bộ phận khoa học nghiên cứu về bản
chất tự nhiên của cái đúng-cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các
thành viên cùng một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).
1.2 Đạo đức kinh doanh
1.2.1 Lịch sử đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch
sử.
- Khoảng 4000 năm trước Công nguyên, sản phẩm sản xuất ra trở thành hàng
hóa, kinh doanh xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Kinh doanh thương mại
tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm cắp, phải có chữ tín, biết tôn trọng
các cam kết thỏa thuận,…
- Sang thế kỷ XX:
+ Trước thập kỷ 60: các giáo phái đưa ra: Mức lương công bằng, lao động, đạo
đức chủ nghĩa tư bản. Đạo thiên chúa quan tâm đến quyền, mức sống của người công
nhân và các giá trị khác của con người.
+ Những năm 60: Sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái.
1968- đầu 1970, những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp thông qua
một số luật như Luật về kiểm tra phóng xạ, luật về nước sạch, luật về chất độc hại.
3
+ Những năm 70: Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, khái niệm đạo đức kinh doanh đã trở nên quen thuộc với các hãng
kinh doanh và người tiêu dùng.
+ Những năm 80: đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và các nhà
kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Các hãng lớn đã quan tâm
đến đạo đức kinh doanh nhiều hơn.
+ Những năm 90: thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Tháng 11/1991, Quốc hội
Mỹ đã thông qua chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những khuyến
khích đối với các doanh nghiệp có những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo
đức, có hại đến xã hội.
+ Từ năm 2000 đến nay: đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu
đang được phát triển. Vấn đề đạo đức được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Đạo
đức kinh doanh đã gắn chặt với khái nhiệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết
định trong phạm vi công ty.
1.2.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo
đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: đạo đức kinh doanh có tính đặt thù
của hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một
hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
- Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
+ Tính trung thực: Không dùng thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời
hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, không làm ăn phi pháp.
+ Tôn trọng con người
• Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền
lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng quyền tự do và các quyền
hạn hợp pháp khác.
• Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
• Đối với đối thủ cạnh trạnh: tôn trọng lợi ích của đối thủ.
+ Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
4
+ Bí mật và trung thành với trách nhiệm đặc biệt.
- Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh: đó là chủ thể hoạt động kinh
doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể
của các quan hệ và hành vi kinh doanh:
• Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh
• Khách hàng của doanh nhân
- Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh: đó là tất cả những thể chế xã hội,
những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh.
1.2.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh
Bao gồm những quy định và các
tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong
giới kinh doanh.
Trách nhiệm xã hội
Những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được
nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối
thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.
Bao gồm các quy định rõ ràng về
các phẩm chất đạo đức của tổ
chức kinh doanh.
Liên quan đến các nguyên tắc và
quy định chỉ đạo những quyết
định của cá nhân và tổ chức
Thể hiện những mong muốn, kỳ
Được xem như một cam kết đối với xã hội.
Quan tâm đến hậu quả của những quyết định
của tổ chức tới xã hội.
Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát
vọng xuất phát từ bên trong.
từ bên ngoài.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính
liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật
lệ và quy định.
1.2.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp
- Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của cácchủ thể kinh
doanh trong doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp lý điều
chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của chuẩn mực
đạo đức xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi
lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên
quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội…
5
- Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp. Một công ty
có quan tâm đến đạo đức sẽ được các nhân viên, khách hàng và công nhận là có đạo
đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định
kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của
các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn,
sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế hơn.
- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm
với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi
trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích
đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các
nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng hình ảnh của một công ty đối với cộng đồng là vô
cùng quan trọng, các nhân viên thấy công ty của mình tham gia tích cực vào các công
tác cộng đồng sẽ cảm thấy trung thành hơn với cấp trên và cảm thấy tích cực về bản
thân họ. Khi các nhân viên cảm thấy môi trường đạo đức trong tổ chức có tiến bộ, họ
sẽ tận tâm hơn để đạt được các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày.
- Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng. Các hành vi vô đạo
đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang
mua hàng của các thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách
hàng đến với sản phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công
ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Các công ty có đạo đức luôn
đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như
cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh
tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Môi trường đạo đức của tổ chức vững
mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng.
- Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo một
nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì doanh nghiệp cam kết thực
hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề
nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Một doanh nghiệp không thể
trở thành một công dân tốt, không thể nuôi dưỡng và phát triển một môi trường tổ
chức có đạo đức nếu kinh doanh không có lợi nhuận. Các doanh nghiệp tham gia các
6
hoạt động sai trái thường phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp
không phạm lỗi.
- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.
Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao
gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang
phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng,
hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội. Các quốc gia có các thể chế dựa vào
niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm
thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn.
1.2.5 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh
a) Xem xét trong việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp
- Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực. Vấn đề đạo đức trong quản trị nguồn
nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:
+ Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
o Trong hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp xuất hiện vấn đề đạo đức
nan giải là tình trạng phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, tôn giáo,
địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác,…
o Có những trường hợp phân biệt đối xử là cần thiết. Ví dụ, tuyển nhân sự
cho Nhà thờ thì việc lựa chọn người có tôn giáo là cần thiết.
+ Đạo đức trong đánh giá người lao động
o Người quản lý không được đánh giá người lao động trên cơ sở định
kiến, nghĩa là đánh giá họ trên cơ sở họ thuộc một nhóm nào đó hơn là
đặc điểm cá nhân.
o Cần đánh giá khách quan, công bằng và đúng về hiệu suất và năng lực
làm việc của người lao động.
+ Đạo đức trong bảo vệ người lao động. Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là
hành vi có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền
làm việc trong môi trường an toàn. Mặt khác, nếu người làm công bị tai nạn rủi ro thì
ảnh hưởng xấu đến bản thân họ và còn giảm vị thế cạnh tranh của công ty. Công ty
cần trang bị đầy đủ thiết bị an toàn lao động.
+ Người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức khi:
o Không trang bị đầy đủ thiết bị an toàn lao động.
7
o Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của việc làm.
o Bắt buộc người lao động làm công việc nguy hiểm.
o Không thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn lao động.
o Không thực hiện biện pháp chăm sóc y tế, bảo hiểm.
o Không tuân thủ quy định ngành.
- Đạo đức trong Marketing. Phong trào bảo hộ người tiêu dùng bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ XX, xuất phát từ Mỹ. Các hoạt động bao gồm chống hàng
giả, chống mất an toàn vệ sinh thực phẩm, phổ biến kiến thức hướng dẫn người tiêu
dùng,… Các hoạt động Marketing phi đạo đức cần lên án
+ Quảng cáo phi đạo đức:
• Quảng cáo phóng đại về sản phẩm, che giấu sự thật đến lừa gạt hoàn
toàn. Lôi kéo, dụ dỗ người tiêu dùng ràng buộc với sản phẩm.
• Quảng cáo tạo ra khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm, gây
cản trở cho người tiêu dùng trong việc ra quyết định sử dụng sản phẩm.
• Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa đối khách hàng bằng
cách che giấu sự thật trong một thông điệp.
+ Bán hàng phi đạo đức:
• Bán hàng lừa gạt về mức giá, sản phẩm ghi mức giá thấp hơn so với giá
bán lẻ nhưng chưa bao giờ được bán ở mức đó.
• Bao gói và dán nhãn lừa gạt, ghi loại sản phẩm “mới, cải tiến, tiết kiệm”
nhưng thực tế không có các tính năng này.
• Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường.
+ Thủ đoạn trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh:
• Cố định giá cả.
• Phân chia thị trường.
• Bán phá giá.
• Sử dụng các biện pháp thiếu văn hóa để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh.
- Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính
+ Giảm giá dịch vụ kiểm toán, hành vi cho mượn danh kiểm toán viên để hành
nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp.
8
+ Các vấn đề khác mà kế toán phải đối mặt là luật lệ và nội quy phức tạp, các
khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng.
+ Điều chỉnh số liệu trong bảng cân đối kế toán cuối kỳ.
b) Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan bao gồm bên trong và bên ngoài công ty.
-Chủ sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bắt đầu với việc một
nhóm người cùng góp vốn chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, đôi khi sẽ phát
sinh mâu thuẫn giữa các nhà quản lý với chủ sở hữu, bảo vệ môi trường.
- Người lao động. Tố giác những hành động bất hợp pháp hay vô đạo đức của
doanh nghiệp, bí mật thương mại, điều kiện môi trường làm việc.
- Khách hàng. Là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu sử dụng hàng
hóa, dịch vụ, và đánh giá chất lượng. Những hành động quảng cáo không đúng, những
thủ đoạn lừa gạt và sản phẩm không an toàn là vi phạm đạo đức với khách hàng.
-Đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh không lành mạnh thể hiện ở việc thông đồng
hay ép giá để độc quyền kinh doanh, ăn cắp bí mật thương mại.
-Môi trường. Những vấn đề phổ biến được quan tâm hiện nay là việc thải chất
thải độc hại trong sản xuất vào môi trường không khí, nước, đất đai, và tiếng ồn. Bao
bì được coi là một nhân tố quan trọng của các biện pháp Marketing, nhưng chúng chỉ
có giá trị đối với người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và bảo quản hàng hóa. Chất
thải loại này ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ở các đô thị, khi các hãng sản
xuất ngày càng coi trọng yếu tố Marketing này.
c) Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
Để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh và tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp khi thực hiện đầy đủ
trách nhiệm của mình. Các doanh nghiệp cần thực hiện và tuân thủ các quy định như
sau:
- Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
- Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ
môi trường.
- Doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi
trường: Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
9
nghiệp là thường gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe của người lao
động cũng như người dân vùng lân cận. Vì vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe con
người cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện có hiệu quả, an toàn, tiết
kiệm thì mọi doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu phù hợp,
thân thiện với môi trường.
- Thực hiện các quy định về quản lý chất thải
+ Quản lý nước thải. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nước được sử
dụng với khối lượng lớn cho hầu hết các công đoạn sản xuất, đồng thời lượng nước
thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh khu vực các nhà máy
cũng đáng kể. Do đó chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý nước
thải, thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Quản lý chất thải rắn. Khối lượng chất thải rắn (đất, đá) xuất hiện hoạt động
sản xuất đặc biệt là trong các khu công nghiệp mỗi năm là rất lớn, loại chất thải này
sau một thời gian không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái,
ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến đời sống cư dân cũng như động, thực vật trong
khu vực.
- Nghĩa vụ nộp thuế môi trường và phí bảo vệ môi trường của của doanh
nghiệp đối với cơ quan nhà nước.
+ Thuế môi trường. Thuế môi trường là loại thuế đánh vào hành vi hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Hành vi trên là sự kiện pháp lý để
chủ thể cam kết bảo vệ môi trường do hành vi của mình gây ra. Thuế môi trường là
một trong những nguồn thu chung của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động
điều tiết xã hội khác nhau, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Phí bảo vệ môi trường. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các
doanh nghiệp hoạt động có tác động trực tiếp đến môi trường vì làm tăng ô nhiễm vừa
ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là hoạt động
làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp
trở thành đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường theo điều 113 Luật Bảo vệ môi trường
2005: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn
tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”.
1.3 Xây dựng đạo đức kinh doanh
10
1.3.1 Phân tích hành vi đạo đức
a) Nhận diện các vấn đề đạo đức. Vấn đề đạo đức là một tình huống, một vấn
đề hoặc một cơ hội yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động
được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức.
Các vấn đề đạo đức có thể chia làm bốn loại:
+ Các vấn đề do mâu thuẫn về lợi ích.
+ Các vấn đề về sự công bằng và tính trung thực.
+ Các vấn đề về sự giao tiếp
+ Các vấn đề về các mối quan hệ của tổ chức.
b) Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm. Algorithm là một
hệ thống các bước đi với một quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic
hợp lý để giải bài toán sáng tạo. Vận dụng Algorithm vào phân tích hành vi đạo đức:
có 4 yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động:
Mục tiêu: Cần phải làm gì?
Biện pháp: Làm như thế nào?
Động cơ: Tại sao? Vì lý do gì?
Hậu quả: Những hậu quả nào được lường trước?
1.3.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh
- Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả.
+ Phối hợp chương trình tuân thủ đạo đức với ban giám đốc cao cấp, hội đồng
quản trị.
+ Phát triển, duyệt, phổ biến các quy định đạo đức.
+ Giao tiếp và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức.
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra.
+ Xem xét và chỉnh sửa chương trình để cải thiện tính hiệu quả.
- Xây dựng và truyền đạt trên phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
- Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và
việc tuân thủ đạo đức.
- Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức
2. Nghiên cứu đạo đức kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Masan
2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Thực phẩm Masan
11
- Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những công ty
lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam và có thành tích trong hoạt động
xây dựng, mua lại và quản lý các doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực tăng
trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp trực thuộc Masan
Group bao gồm Masan Consumer, Techcombank và Masan Resources; lần lượt là
những nền tảng vận hành hàng đầu có quy mô lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng,
dịch vụ tài chính và tài nguyên.
- Công ty cổ phần Thực phẩm Masan – Masan Food là một trong những công
ty thành viên của Masan Consumer, tọa lạc tại địa chỉ: Tòa nhà Central Plaza, Phòng
802, 17 Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiền thân của Masan Food là hai công ty: Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ
nghệ – Thương mại Việt Tiến, được thành lập ngày 20/06/1996, chuyên sản xuất thực
phẩm chế biến, nhất là ngành gia vị như: nước tương, tương ớt, các loại sốt,…và công
ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, thành lập ngày 31/05/2000,
chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
- Ngày 01/08/2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ – Thương mại
Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt.
Sau đó, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp – Thương mại Masan
(MST), với tổng vốn điều lệ là 45.000.000.000 đồng.
- Ngày 25/12/2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 138.395.360.000 đồng
- Tháng 12/2008, đổi tên thành Công ty cổ phần Thực phẩm MaSan
- Masan Food là công ty thực phẩm và thức ăn tiện lợi lớn nhất Việt Nam, có
các nhãn hàng nổi tiếng như: Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Rồng Việt, Tiến Vua
và Omachi.
2.2 Biểu hiện của đạo đức kinh doanh tại Công ty cổ phần Thực phẩm Masan
2.2.1 Xem xét việc thực hiện các chức năng của công ty cổ phần Thực phẩm Masan
a) Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
- Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
+ Xem nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh, Masan đã đặt trọng tâm về
chất lượng con người, bắt đầu từ khâu Thu hút- Tuyển dụng- Đào tạo và phát triển
nhân viên.
12
+ Tăng cường nhận thức về các giá trị nền tảng, các nguyên tắc hành xử và kỹ
năng làm việc của nhân viên từ khi mới hội nhập Masan. Ngoài ra, Masan còn đào tạo
huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt, đó là kế hoạch phát triển
nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực
“mũi nhọn” của tập đoàn.
+ Cơ hội làm việc tại Masan không có sẵn và không đến dễ dàng cho tất cả mọi
người mà đó là kết quả của sự miệt mài lao động nghiêm túc, kiên trì và thông minh,
hiệu quả của tất cả các cá nhân.
+ Có chính sách cam kết minh bạch trong mọi hoạt động kinh doanh – sản
xuất, thể hiện phẩm chất liêm khiết- minh bạch cho mọi nhân viên, duy trì môi trường
làm việc thân thiện, hiệu quả và minh bạch.
- Đạo đức trong đánh giá người lao động
+ Masan giải mã tài năng qua 4C :
Sáng tạo trong giải pháp (Creaative solution)
Mạch lạc trong tư duy (Clear thinking)
Quyết liệt trong việc đạt mục tiêu (Conclusive actions)
Luôn thay đổi cách làm để được kết quả tốt hơn (Change for results)
+ Nhằm giữ chân những cán bộ chủ chốt, tâm huyết, giàu năng lực và kinh
nghiệm, Masan phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động, nhằm
ghi nhận kết quả làm việc của họ.
- Đạo đức trong bảo vệ người lao động. Masan luôn quan tâm đến đời sống
người lao động thông qua các biện pháp sản xuất và chế độ đãi ngộ.
+ Công tyMasan đã hạn chế làm thêm giờ, đảm bảo đủ ngày nghỉ hàng tháng
theo quy định.
+ 100% nhân viên được đóng bảo hiểm y tế, xã hội, ngoài lương có phụ cấp
hàng tháng, hỗ trợ mỗi ngày một bữa ăn, tiền nhà trọ.
+ Tuân thủ, thực hiện kỷ luật, nội quy, an toàn lao động, chính sách chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường...
b) Đạo đức trong Marketing
Trên thị trường, mỗi sản phẩm, dịch vụ áp dụng một chiêu marketing riêng để
nhằm gây chú ý cho khách hàng tiềm năng. Đặc biệt có một chiêu mà nhiều công ty
thường hay sử dụng để lật đổ đối thủ cạnh tranh và tôn vinh mình lên, đó là những
13
chiêu thức quảng cáo quá sự thật. Công ty cổ phần Thực phầm Masan cũng không
ngoại lệ, công ty đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để giành lợi thế về mình
trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt giành thị phần.
- Sản phẩm hạt nêm không bột ngọt Chin-Su. Với ý đồ đánh vào tâm lý sợ bột
ngọt ở người tiêu dùng, Masan đã tung ra quảng cáo “hạt nêm không bọt ngọt” để
cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, ngay sau khi tung ra quảng cáo không lâu, mẫu
hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm
dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Phiếu kiểm
nghiệm cho thấy bột nêm "không bột ngọt" Chin-su có hàm lượng 1,21%
monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt).
- Nước mắm Nam Ngư “vì sức khỏe” nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một điều dễ nhận biết là hầu hết các sản phẩm của Nam Ngư quảng cáo chiết xuất
100% từ cá ngừ nguyên chất. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Thị Sửu - Giám đốc
Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm, việc nước mắm Nam Ngư quảng cáo
như vậy là không đúng, lừa dối khách hàng. “Khẩu hiệu “Vì sức khỏe” mà Nam Ngư
đưa ra chủ yếu muốn nhấn mạnh đến công nghệ loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nhưng việc
không có vi khuẩn thì phải sử dụng chất bảo quản. Đã sử dụng chất bảo quản thì
không thể tốt cho sức khỏe của con người”, TS Sửu nhấn mạnh.
- Mì Tiến Vua – Mì vì sức khỏe.
+ Clip quảng cáo với thông điệp “Mì Tiến Vua - Mì vì sức khỏe”, “Mì Tiến Vua
không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không chứa Transfat (loại chất béo
gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành)” được phát trên truyền hình, đã gây
được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng vì chất béo Transfat được cảnh báo là có hại
cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm mẫu mì Tiến Vua thì trong
thành phần của mì cũng có Transfat.
+ Mì Tiến Vua bò cải chua với sợi mì không phẩm màu độc hại E 102. Trong
khi đó, khi khảo sát trên thị trường, một số sản phẩm của Masan, trong đó có mì Tiến
Vua (loại cũ) và mì Omachi đều chứa E 102, và ghi rõ ràng thành phần: Màu tổng hợp
Tartranzine 102 (E102).
- Mì Omachi: chỉ có 5% là khoai tây. Trong các đoạn quảng cáo, nhà sản xuất
Masan khẳng định, ăn mì khoai tây không lo bị nóng. Tuy nhiên, trong thành phần ghi
sau gói mì này cho thấy, khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Như vậy, thành phần chính của
14
"mì khoai tây" Omachi vẫn là bột mì như mọi loại mỳ khác, và thậm chí được coi là
dòng mì “cao cấp”, nhưng vẫn có cả chất E102 và không ghi rõ tỷ lệ bao nhiêu.
- Nước mắm Chin Su “hương cá hồi thượng hạng”. Theo quảng cáo ghi trên
nhãn sản phẩm chỉ rõ sản phẩm nước mắm “hương cá hồi thượng hạng”, nhưng ở phía
trên sản phẩm lại có ghi rõ “loại hảo hạng”. Theo TCVN 5107:2003 trên đã nêu, mắm
có độ đạm trên 25 độ là thượng hạng. Cụ thể với 7,5g protein/100ml ghi trên chai
nước mắm Chinsu hương cá hồi loại 500ml, có thể tính ra độ đạm là 12, hoàn toàn
chưa đủ tiêu chuẩn để sử dụng từ “nước mắm hảo hạng”.
c) Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính
- Các báo cáo về hoạt động kế toán và tài chính của Masan khá minh bạch.Hiện
Masan đang sở hữu lượng cổ phần lớn tại Ngân hàng Techcombank, mỏ đa kim Núi
pháo, Vinacafe, Nước suối khoáng Vĩnh Hảo, Cám Con Cò…
- Lợi nhuận hằng năm của Masan đều tăng. Tuy nhiên, 4 năm liên tiếp Masan
đã không trả cổ tức cho các cổ đông. Việc giữ lại lợi nhuận này là để phục vụ chiến
lược thâu tóm, sáp nhập các công ty khác, nhằm mở rộng quy mô, thị phần. Từ đó,
giúp giá cổ phiếu này tăng 50% từ đầu năm 2011, đạt mức giá đắt nhất nhì trên thị
trường hiện nay. Việc không chia cổ tức này, được sự đồng ý của các cổ đông vì thay
vì nhận cổ tức thì các cổ đông này thu được lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trên
thịtrường chứng khoán, công ty đạt tăng trưởng mạnh thông qua các hoạt động đầu tư,
sáp nhập. Như vậy nhìn chung hoạt động kế toán, tài chính của Masan tương đối tốt.
2.2.2 Xem xét trong quan hệ đối với các đối tượng hữu quan của công ty cổ phần
Thực phẩm Masan
a) Người lao động
- Bí mật thương mại. Để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại, Masan đã
thực hiện nhiều chính sách để cải thiện mối quan hệ với cán bộ nhân viên mà yếu tố
then chốt là tạo ra một bầu không khí đạo đức trung thực, minh bạch. Ở Masan, các bộ
nhân viên được đối xử đàng hoàng, xác định đúng mức độ đóng góp, xác định đúng
chủ quyền đối với các ý tưởng nên mang lại sự bảo vệ các bí mật thương mại có kết
quả hơn là dựa vào pháp luật. Ở Masan, người lao động thực sự cảm thấy rằng những
tài sản của Công ty cũng là của họ chứ không phải của riêng ông chủ, do đó, họ tự
giác có ý thức bảo mật thông tin của Công ty.
* Văn hóa minh bạch trong mọi hoạt động của Masan
15
+ Trong nhiều năm qua, Masan đã thể hiện quan điểm minh bạch trong giao
dịch mua – bán với tất cả các đối tác, Nhà cung cấp, Nhà phân phối, nhà thầu, …
Masan không chấp nhận Nhân viên của mình nhận hoa hồng, quà cáp hoặc nâng giá
nhằm trục lợi cho bản thân, dùng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng hoặc gây sức
ép về phía các đối tác, nhà cung cấp hay nhà phân phối nhằm vun vén lợi ích cá nhân.
Masan cũng không chấp nhận các đối tác dùng hoa hồng, tiền bồi dưỡng, … để thỏa
hiệp với nhân viên của Masan nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng.
+ Sự minh bạch còn thể hiện qua chứng từ, sổ sách, số liệu kinh doanh, tồn
kho, báo cáo sản xuất hoặc từ các chi phí, mua sắm vật dụng hàng ngày đến chi phí
mua vật tư, máy móc thiết bị, … tại tất cả công đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh.
+ Xây dựng phẩm chất liêm khiết – minh bạch cho mọi nhân viên bằng việc ký
cam kết minh bạch từ cấp quản lý cao nhất đến từng nhân viên, công nhân phân
xưởng, nhà máy.
* Chế độ thưởng: Công ty có chính sách thưởng thiết thực, phúc lợi đảm bảo
đầy đủ. Chính sách khen thưởng hàng quý, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể có
thành tích xuất sắc.
- Điều kiện, môi trường làm việc
* Nơi làm việc thoáng mát, Công ty đầu tư các trang thiết bị hiện đại, trang bị
đầy đủ các thiết bị an toàn lao động.
* Công ty cam kết xây dựng cho tất cả cán bộ công nhân viên một môi trường
làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả để cán bộ công nhân viên phát huy hết
khả năng và sự sáng tạo của mình.
- Lạm dụng của công, phá hoại ngầm. Nhận thức rõ rằng nếu Công ty đối xử
với nhân viên thiếu đạo đức (không công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương
không tương xứng, …) sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không có trách nhiệm với
công ty, thậm chí ăn cắp và phá hoại ngầm. Masan đã áp dụng nhiều chế độ lương,
thưởng xứng đáng đối với nhân viên nhằm nâng cao lòng trung thành, sự gắn bó và ý
thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với Công ty.
b) Khách hàng
- Những vấn đề đạo đức liên quan đến khách hàng là những quảng cáo phi đạo
đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt. Các chiến dịch quảng cáo và Marketing của
16
Masan tung ra thị trường đều đánh vào tâm lý bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhưng thực chất hoàn toàn ngược lại.
- Masan thực hiện “Chiến dịch nước tương” (2007), “Chiến dịch nước
mắm”(2008) “Chiến dịch hạt nêm” (2010),Chiến dịch mì gói (2011). Và năm 2012
là”chiến dịch café”… Các chiến lược này đều thông qua kịch bản tương tự là ban đầu
gây sự hoang mang cho người tiêu dùng về hóa chất, bẩn, … sau đó, tung ra thị trường
các sản phẩm mà thông qua quảng cáo và Marketing là không có hóa chất, sạch… Tuy
nhiên, khi kiểm định các sản phẩm của Masan thì cho kết quả hoàn toàn ngược lại.
- Các hoạt động quảng cáo và Marketing của Masan đã:
+ Gây sự hoang mang cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Chẳng hạn:
mỗi lần ăn gói mì tôm, sau khi pha có màu đục thì người dân lại hoang mang không
biết đó có phải là hóa chất độc hại không? Ngoài ra, một số sản phẩm tiêu dùng có
chứa các hóa chất không đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng.
+ Ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác là các đối thủ cạnh tranh trên thị
trường, điển hình là vụ kiện của Acecook.
+ Làm cho các ngành nghề truyền thống điêu đứng: ví dụ như ngành làm nước
mắm truyền thống.
Trong chiến lược quảng cáo của tập đoàn Masan, các nhãn hàng mà Masan sở
hữu đều tuyên bố “vì sức khoẻ người tiêu dùng”, nhưng những gì mà Masan làm đều
đi ngược lại những tuyên bố mà Masan đã đưa ra. Vì vậy, có thể khẳng định Masan đã
vi phạm đạo đức kinh doanh đối với khách hàng thông qua các hoạt động Marketing,
quảng cáo, và những sản phẩm chứa các hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng.
3 Cách thức để nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tại Công ty
cổ phần Thực phẩm Masan
3.1 Phân tích hành vi đạo đức
3.1.1 Nhận diện các vấn đề đạo đức
- Vấn đề đạo đức tại công ty cổ phần Thực phẩm Masan liên quan chủ yếu đến
vấn đề đạo đức trong Marketing.
+ Quảng cáo phóng đại, sai sự thật
+ Sản phẩm không đúng như cam kết
+ Tạo sự hoang mang, bất an cho người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm
17
+ Sự can thiệp của cơ quan chức năng, chính phủ về chất lượng sản phẩm
không an toàn.
- Nhận dạng các vấn đề đạo đức qua các bước sau:
+ Bước 1: xác định người hữu quan
Khách hàng
Nhân viên MaSan.
Ban lãnh đạo của Masan.
Trong các đối tượng hữu quan này thì khách hàng là đối tượng quan trọng cần
xem xét trong vấn đề xây dựng lại đạo đức công ty.
+ Bước 2: xác định kỳ vọng mong muốn
Khách hàng kỳ vọng và mong muốn sản phẩm của công ty là đúng như
cam kết. Ví dụ: Hạt nêm không bột ngọt Chin-Su.
Nhân viên kỳ vọng công ty hoạt động lành mạnh như cam kết.
+ Bước 3: Xác định bản chất vấn đề đạo đức
Masan cần phải xây dựng lại được đạo đức kinh doanh trong hoạt động
Marketing-quảng cáo và chất lượng sản phẩm của mình như: hạt nêm, nước mắm, mì.
3.1.2 Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng algorithm
- Hoạt động Marketing của Masan
+ Mục tiêu
• Xây dựng lại một thương hiệu Masan mạnh về chất lượng sản phẩm
đúng như cam kết về chất lượng của Masan.
• Tạo lòng tin tốt đối với khách hàng của Masan về cam kết chất lượng
sản phẩm.
+ Biện pháp
• Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các loại như mì sợi,
nước mắm, hạt nêm…
• Nâng cao công nghệ sản xuất sản phẩm tiên tiến.
• Hoạt động Marketing lành mạnh, đúng, không phóng đại sự thật.
+ Động cơ
• An toàn cho khách hàng.
• Phát triển bền vững với công ty.
18
• Lợi ích kinh kế cho Masan.
- Nếu hoạt động Marketing đúng đạo đức kinh doanh
+ Tạo uy tín tốt và nâng cao vị thế của Masan.
+ Tạo lợi nhuận cho Masan.
- Nếu hoạt động Marketing vi phạm đạo đức kinh doanh
+ Khách hàng tẩy chay, mất lòng tin với sản phẩm Masan.
+ Mất uy tín
+ Lợi nhuận thấp và có thể dẫn đến phá sản.
Như vậy, vấn đề cấp thiết cần đặt ra hiện nay là phải xây dựng đạo đức kinh
doanh trong hoạt động Marketing của Masan.
3.2 Biện pháp nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tại Masan
- Xây dựng một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả: chương trình tuân thủ
đạo đức trong lĩnh vực Marketing tại Masan:
+ Chương trình Chất lượng sản phẩm phải đúng như cam kết.
+ Hoạt động Marketing- quảng cáo đúng sự thât, không phóng đại.
+ Mọi nhân viên, lãnh đạo trong công ty cam kết thực hiện đúng nội quy của
chương trình.
- Xây dựng và truyền đạt trên phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức:
+ Bước 1: Phổ biến toàn diện về những quy định về đạo đức trong hoạt động
Marketing của Masan cho toàn công ty.
+ Bước 2: Masan luôn giúp đỡ nhân viên hiểu và thực hiện theo quy định về
đạo đức Marketing.
+ Bước 3: Vai trò của ban giám đốc: phát triển và phối hợp nhân viên thực hiện
tốt những quy định.
+ Bước 4: Thông báo mục tiêu chung của bản quy định về đạo đức trong
Marketing là: tạo uy tín và lòng tin với khách hàng về sản phẩm của Masan.
+ Bước 5: Thiết lập quy trình đưa ra ý kiến phản hồi: lấy ý kiến của toàn thể
nhân viên và lãnh đạo về việc thực hiện quy định đạo đức về Marketing trong Công ty.
+ Bước 6: Thông qua kết quả nghiên cứu, mọi người trong công ty thống nhất
về việc thực hiện quy định về đạo đức Marketing.
19
20
KẾT LUẬN
Đạo đức là đường đi, là lẽ sống của con người. Đạo đức là nhân đức, là các
nguyên tắc luân lý. Đạo đức được coi là các nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến
mà mỗi người phải tuân theo, là một rào cản rất hiệu quả dưới sự cạnh tranh bất chính.
Đạo đức là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đõ con người tự giác điều chỉnh và
đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội tự nhiên.
Hiện nay nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Từ đổi
mới kinh tế, đến đổi mới chính trị, đổi mới văn hoá xã hội, đổi mới quan hệ quốc tế.
Do đó mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đang có sự chuyển đổi sâu sắc.Trong điều
kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có những chuyển biến
phức tạp, có đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa thiện và ác, giữa lối sống
lành mạnh, trung thực, thuỷ chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám,
chạy theo đồng tiền.
Với sự đổi mới và đấu tranh giữa cái được và cái không được nền kinh tế Việt
Nam đã ngày một phát triển, các ngành nghề đã phát triển đa dạng và phong phú, các
ngành dịch vụ cũng phát triển theo.
Với sự phấn đấu đến năm 2020, nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa
– hiện đại hóa thì hiện tại bây giờ các máy móc, các kỹ thuật khoa học đã được ứng
dụng vào sản xuất đã giảm bớt được rất nhiều sức lực cho người lao động.Còn thực tế
đối với các nhà doanh nghiệp thì họ đã có sự cạnh tranh trong kinh doanh rất lành
mạnh, có các doanh nghiệp đã hợp tác bắt tay với nhau để cùng làm chung kinh
doanh. Hơn nữa có ý thức đạo đức trong kinh doanh các doanh nghiệp đã đảm bảo
được chất lượng các sản phẩm họ làm ra, và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Bài giảng môn học Quản trị đa văn hóa, TS. Đặng Ngọc Sự, 2014.
2) Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Nguyễn Thanh Hải, 2014.
3) Quản trị công ty đa quốc gia, Phan Cường, 2014.
4) Đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, Ngô Thị Lệ, 2014.
5) Mối quan hệ giữa đạo đức và trách nhiệm xã hội, Lê Thanh Nhàn, 2014
INTRODUCTION
Ethics is the problem always attract attention of many researchers around the world,
irrespective of the political regime. The study of them has contributed to clarify and
complete the categories, qualities, fundamental ethical principles and confirms its role
for social life.
We can say that the market economy was formed long ago in the development of
human society, but speaks of "market economy typical" refers to its adherence to
production investment capitalism - a production run after maximum profits. Market
economy principles have to operate, own development, profound effect on all aspects
of social life, the value system and ethical standards, to the habit of thinking of each
person, in that there are positive and negative sides is inevitable.
The renewal process initiated by our party and leaders conducted nearly 30 years has
made many achievements, the economy is gradually recovering and growth, people's
living standards improved. Clearly, the economic and social policy with the new
mechanism has created an opportunity for the people of Vietnam exert all his energy
into the production process of goods exchange. Thus, the economic position of our
country on the international scene is enhanced. These successes have confirmed that
the innovation is necessary and right.
However, the move to build market economies has led to changes in society, the
phenomenon appears more ethical response, inhumane. Namely in the field of
business happens unethical behavior such as counterfeiting, fraud, tax evasion,
22
excessive exploitation of the labor of workers, indiscriminate exploitation of natural
resources, polluting environmental, social responsibility despised, etc. significant
damage to the economy, hindering the process of innovation, building the country, is
becoming a concern of the entire community. Therefore, our group has chosen the
theme: "How to improve business ethics and social responsibility of the members of
theMasancompany”
RESEARCH OF CONTENT
1. Rationale of business ethics
1.1 The concept of morality
Ethics is a set of principles, rules or social norms to regulate, assess human behavior
towards oneself and in relationships with others, with society.
From the scientific perspective, "Ethics is a scientific research department of the
nature of the right-wrong, rules or standards governing the conduct of members of the
same profession" (Dictionary electronic American Heritage Dictionary).
1.2 Business Ethics
1.2.1 The history of business ethics
Business ethics from business practice in the historical period.
- Approximately 4 thousand BC, the production becomes commodity trading
appearance and business ethics were made. Commercial business to create more
ethical requirements; not steal, must have the confidence, respect the commitment
agreement,etc,...
- Step Into the twentieth century:
+ Before the '60s: the sect launched: fair wages, labor, moral capitalism. Christians
concerned about the rights and living standards of the workers and other human
values.
+ The 60s: The increase in the issues related to the ecological environment. In 1968 beginning of 1970, the activities for the consumer movement was dominated by a
number of laws such as the Law on radioactive test, Clean Water Act, the law on
hazardous substances.
23
+ The 70s: The professors began teaching and writing about the social responsibility
of business, ethical business concepts have become familiar with business operators
and consumers.
+ The '80s: business ethics were the researchers and the business recognized as a
specific field of study. The major labels were interested in business ethics and more.
+ The 90s: institutionalizing business ethics. In November 1991, the US Congress
passed the trial directed against institutions of law record, the incentive for firms to
take measures to prevent unethical behavior, harmful to society .
+ Since 2000 to present: business ethics become research areas are being developed.
Ethical issues are considered from many different angles. Business ethics has been
tied to the concept of moral responsibility and the decision making within the
company.
1.2.2 The concept of business ethics
Business ethics is a set of principles and standards to effect adjustments, assess,
guide and control the behavior of business entities. Business ethics is the applied
ethics in business activities. Business ethics is a form of professional ethics: business
ethics taking place of business feud. Business ethics has always to be governed by a
value system and ethical standards common society.
- The principles and standards of business ethics:
+ Honesty: Do not use deceitful tricks, cunning for profit, promise, business prestige,
no illegal business.
+ Respect for human
• For those colleagues and under: dignity, legitimate rights, respect happiness,
respect for freedom and other legitimate rights.
• For customers: respect the needs, preferences and customer sentiment.
• For rivals compete: to respect the interests of the opponent.
+ Mounting interests of businesses with the benefit of customers and society, respect
efficiency associated with social responsibility.
+ Loyal Secret and special responsibility.
- The object of regulation of business ethics: that is the subject of business activity. In
broad terms, the subject of business activities includes all those who are the subject of
relationships and business practices:
24
• Entrepreneurs do
• Customers of business
- The scope of application of business ethics: that all social institutions, the
organizations, the people involved, the impact on business activity.
1.2.3 Business Ethics and Social Responsibility
Business Ethics
Including regulations and standards
in directing the behavior in the
business world.
quality of business organizations.
Relating to the principles and rules
the
make to society in order to achieve the most
positive impacts and minimize the negative
impact on society.
Including clear rules on the moral
directing
Social Responsibility
The obligations a company or individual must
decisions
of
Viewed as a commitment to society.
Demonstrate the desire, expectation comes from
within.
individuals and organizations
Demonstrate the desire, expectation Express your wishes, expectations come from
comes from within.
outside.
Separate but business ethics and social responsibility are closely related. Business
ethics is the power of social responsibility for integrity and ethical compliance of the
organization must outperforms both the compliance with laws and regulations.
1.2.4 The role of business ethics in corporate governance
- Ethics in business contribute adjust the behavior of the business entities in the
enterprise. Additional business ethics and legal conjunction with adjusting business
practices under the legal framework and trajectory of social morality. Incidence of
broader moral law, it covers all areas of the spirit world, while the law only covers
acts involving state regime, the regime of social,etc,...
- Business ethics contributes to the quality of the business. A company interested in
ethics will be the employees, customers and recognized as ethical. The reward for
moral responsibility and social responsibility in business decisions include efficiency
25