Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kiểm tra 15 phút, lần 1,HK 2,sinh 12 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.41 KB, 2 trang )

Phần hướng
dẫn
Phương án đúng là phương án A !
Một công thức toán không được quá dài !
Câu 1 Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
A). không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể.
B). bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
C). không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
D). bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
Câu 2 Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là:
A). Cá thể
B). Quần thể
C). Loài
D). Quần xã
Câu 3 Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của sinh vật là
A). sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.
B). chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền cuả sinh vật.
C). sự tích lũy các đột biến trung tính.
D). các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 4 Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa lớn là hình thành
A). các đơn vị phân loại trên loài.
B). các đơn vị phân loại dưới loài.
C). các loài mới.
D). các cá thể thích nghi nhất.
Câu 5 Một quần thể thực vật giao phấn, nếu cho tự thụ phấn bắt buộc sẽ làm
A). thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể
B). thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể
C). tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D). tăng tần số kiểu gen dị hợp tử và giảm tần số kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 6 Ở loài giao phối, dạng cách ly nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự xuất hiện loài mới?
A). Cách ly sinh sản.


B). Cách ly sinh thái.
C). Cách ly tập tính.
D). Cách ly địa lý.
Câu 7 Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể?
A). Các yếu tố ngẫu nhiên
B). Chọn lọc tự nhiên.
C). Đột biến.
D). Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 8 Theo quan niệm của Đácuyn, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A). biến dị cá thể.
B). đột biến gen.
C). đột biến NST.
D). biến dị tổ hợp.
Câu 9 Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở là
A). quần thể.
B). loài.
C). cá thể.
D). nòi.
Câu 10 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm thích nghi?
A). Tất cả các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
B). Các đặc điểm thích nghi không thay đổi khi môi trường sống thay đổi.
C). Đặc điểm thích nghi chỉ có ở động vật và thực vật, không có ở vi sinh vật.
D). Yếu tố có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là thường biến.
Câu 11 Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố làm thay đổi tần số alen cuả quần thể theo
một hướng xác định là
A). chọn lọc tự nhiên.
B). đột biến.
C). các yếu tố ngẫu nhiên.
D). giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12 Theo học thuyết Đacuyn,động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là

A). đấu tranh sinh tồn.
B). nhu cầu thị hiếu phức tạp của con người.
C). sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
D). sự không đồng nhất cuả điều kiện môi trường.
Câu 13 Đột biến được coi là nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A). đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
B). đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật.
C). đột biến là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
D). đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 14 Các quần thể trong loài thường không cách ly hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể
thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là
A). di – nhập gen.
B). giao phối không ngẫu nhiên.
C). các yếu tố ngẫu nhiên.
D). chọn lọc tự nhiên.
Câu 15 Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A). là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B). tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
C). là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
D). cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

×