Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CHUYÊN đề PHÁP LUẬT với KINH DOANH GDCD12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.96 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ: PHÁP LUẬT VỚI KINH DOANH
Trên cơ sở rà soát lại nội dung, chương trình GDCD lớp 12 trong SGK hiện
hành, nhóm GDCD xây dựng chuyên đề Pháp luật với kinh doanh trên cơ sở nội dung
mục 3. Bình đẳng trong kinh doanh (Bài 4 – Quyền bình đẳng của công dân trong
một số lĩnh vực của đời sống xã hội) và mục 2.a. Một số nội dung cơ bản của pháp
luật về phát triển kinh tế (Bài 9 – Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất
nước).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực
kinh doanh.
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
trong lĩnh vực kinh doanh.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật
trong kinh doanh.
- Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Khái niệm về kinh doanh
a. Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
b. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của công dân, được quy
định tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 và trong các luật về kinh doanh.

1



Tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật
quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
c. Khái niệm bình đẳng trong kinh doanh
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào
các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn
hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình
sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân
trước pháp luật về kinh doanh. Đó là quyền bình đẳng của công dân trên nguyên tắc
“mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”; là quyền bình đẳng của mọi cá nhân,
mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Các quy định của pháp luật về bình đẳng trong kinh doanh
a. Các quyền bình đẳng trong kinh doanh
Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định trong Hiến pháp và các văn
bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước.
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tức
là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy theo sở thích và khả năng của mình. Mọi công
dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể
thành lập doanh nghiệp, quyền tự do lựa chọn quy mô, hình thức tổ chức kinh doanh.
Điều 13, Luật Doanh nghiệp năm 2005, mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ
chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp sau đây: cán bộ, công
chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; người chưa thành niên, người

2



thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp
hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
Mọi cá nhân, doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong
những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật tức là được quyền tự mình lựa chọn và quyết định mặt hàng kinh doanh.
Mọi cá nhân, loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh, đều là bộ phấn cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Mọi cá nhân, doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô
và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí hợp
đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
b. Các nghĩa vụ trong kinh doanh
Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, công dân trở thành nhà kinh doanh phải
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định chung cho mọi đối tượng, mọi
thành phần kinh tế và nghĩa vụ riêng đối với từng đối tượng, từng thành phần kinh tế,
từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành, nghề kinh doanh. Mọi cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông
thường, nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những
ngành, nghề mà pháp luật không cấm;
- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật và thực hiện nghĩa vụ tài chính
đối với Nhà nước;
- Bảo vệ môi trường;
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật lao động;

- Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

3


v.v…
Trong các nghĩa vụ trên dây thì nghãi vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần phải
thực hiện nghiêm chỉnh. Ở nước ta, hiện nay có các loại thuế khác nhau như: thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… Pháp luật quy định
các mức thuế khác nhau, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Nếu kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến
khích thì doanh nghiệp có thể được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở
mức thấp trong những năm tiếp theo.
Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định: Dự án đầu tư
thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến
khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở
kinh doanh di chuyển địa điểm theo địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn
thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế
phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo.
Việc Nhà nước có chính sách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo
quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ở các địa bàn lĩnh vực, ngành, nghề
khuyến khích kinh doanh cũng là thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau ở Việt
Nam.
III. BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Công ty AM kinh doanh thêm cả quần áo trẻ em, trong khi giấy phép kinh
doanh là sữa trẻ em. Công ty AM đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng ký.
B. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
D. Xác định được hình thức đầu tư.

Câu 2. Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền
4


A. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
B. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.
D. mở rộng sản xuất, kinh doanh theo ý mình.
Câu 3. Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân AM đã quyết định mở rộng
thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền chủ động trong kinh doanh.

B. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh.

C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.

D. Quyền định đoạt tài sản.

Câu 4. Một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh là:
A. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
B. Tự do tuyển dụng lao động
C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký
D. Kinh doanh bất kì mặt hàng nào
Câu 5. Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do:
A. Kinh doanh khi có đủ các điều kiện vật chất.
B. Kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm.
C. Quyết định thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào.
D. Quyết định mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không được đăng ký kinh doanh?
A. Người chưa thành niên.

B. Người thành niên.
C. Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
D. Cán bộ, công chức về hưu.
Câu 7. Nghĩa vụ nào dưới đây rất quan trọng, cần phải được nhà sản xuất, kinh doanh
thực hiện nghiêm chỉnh?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
5


D. Tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn xã hội.
2. Bài tập tình huống
Tốt nghiệp trung học phổ thông, đã 18 tuổi, Truyền quyết định bắt đầu sự
nghiệp bằng nghề kinh doanh. Sau khi tham dự khoá đào tạo ngắn hạn về kinh doanh,
Truyền thưa chuyện với bố mẹ để xin cấp vốn và đã được bố mẹ đồng ý. Công việc
đầu tiên mà Truyền phải làm là nộp bộ Hồ sơ Đăng kí kinh doanh lên Uỷ ban nhân
dân huyện. Thế nhưng, anh cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì lại giải thích rằng, Truyền chưa
thể được cấp Giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh vì mới tốt nghiệp trung học phổ
thông, vừa mới qua tuổi vị thành niên. Truyền suy nghĩ: Pháp luật đâu có quy định
người đã thành niên nhưng vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông không được đăng
kí kinh doanh!
Câu hỏi :
1. Lời giải thích của anh cán bộ tiếp nhận hồ sơ có đúng pháp luật không?
2. Truyền có quyền bình đẳng như mọi người đã thành niên khác trong việc được cấp
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không ?Vì sao?
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Đọc Điều 5, 7, 8 Luật Doanh nghiệp 2005.

6




×