Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bai thi lien mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.38 MB, 15 trang )

I. TÊN TÌNH HUỐNG:
NÂNG CAO GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÁC LOẠI TRÁI CÂY ĐẶC SẢN CÁI
BÈ BẰNG CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ TRÁI CÂY TƯƠI
Huyện Cái Bè của chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nhiều phù sa, đất
đai màu mỡ và khí hậu khá ôn hòa. Nhờ vậy, Cái Bè đã trở thành xứ xở của nhiều loại trái
cây với số lượng lớn và chủng loại phong phú thuộc hạng bậc nhất vùng đồng bằng Nam
Bộ. Đồng thời, Cái Bè còn là điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách trong và
ngoài nước mỗi khi đến với miền Tây.
Đến với miệt vườn Cái Bè, du khách không những được tham quan những vườn cây
ăn trái xum xuê, trĩu quả mà còn được thưởng thức no say các loại trái cây đặc sản. Trái
cây có bốn mùa, mùa nào quả ấy nên du khách đến với Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp
nhiều loại trái cây thơm ngon. Với bề dày kinh nghiệm, cộng với tinh thần luôn học hỏi
thêm nhiều kỹ thuật trồng cây ăn trái, người nông dân Cái Bè đã tạo được thương hiệu
cho trái cây, giúp huyện trở thành vựa trái cây lớn, vừa bán trong nước và vừa xuất khẩu
đi nước ngoài.
Hiện nay trên địa bàn huyện có gần 15.000 ha vườn trồng cây ăn trái, với rất nhiều
chủng loại khác nhhau. Chẳng hạn như: sầu riêng tứ quý, sầu riêng sữa hạt lép, bưởi Năm
Roi, bưởi đường hồng, bưởi da láng, nhãn long, nhãn tiêu da bò, cam sành, cam mật, xoài
cát Hòa Lộc… Ngoài ra, còn một số loại cây ăn quả khác như: sapoche, ổi xá lị, táo, quýt,
mít, mận, hồng đào…

Ổi xá lị
Mít
1


Nhãn
Mận
Qua các chuyến đi khảo sát thực tế chúng em thấy rằng khi rời Cái Bè, du khách
thường chọn mua các loại trái cây đặc sản như: quýt đường, cam sành, bưởi lông cổ cò,
vú sữa, mận, ổi xá lị, xoài cát Hòa Lộc, nhãn Thạch Kiệt… để làm quà cho người thân và


gia đình. Đây là những loại trái cây tươi ngon nổi tiếng của Cái Bè. Tuy nhiên, có một
việc mà huyện chúng ta chưa làm được, đó là mặc dù huyện ta là xứ sở của các loại trái
cây nhiệt đới nhưng các sản phẩm được chế biến từ trái cây lại rất ít. Trong khi đó, trái
cây đặc sản ở những nơi khác không chỉ được dùng để ăn tươi mà còn chế biến thành rất
nhiều sản phẩm khác nhau và bày bán ngay tại địa phương, được khách du lịch rất ưa
chuộng. Chẳng hạn như trái dâu tây – một trong những loại trái cây đặc sản của Đà Lạt,
được dùng để sản xuất rượu vang, làm mứt dâu tây, kẹo dâu bạc hà, kẹo dâu tây khô…
Hay nho Phan Rang, đặc sản trái cây của Ninh Thuận, được chế biến thành rượu vang
nho, mật nho, nho khô… Hoặc ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, với nguồn
nguyên liệu là nhãn, người dân đã điều chế thành công loại rượu nhãn thơm ngon nức
tiếng, được du khách gần xa biết đến. Như vậy, nếu như ở huyện Cái Bè của chúng ta
cũng xây dựng được các cơ sở chế biến trái cây, sản xuất được các sản phẩm từ trái cây
(như mứt trái cây, rượu trái cây, nước ép trái cây...) và mở được trung tâm buôn bán các
sản phẩm này thì không những nâng cao được giá trị sử dụng của các loại trái cây, giúp
phong phú thêm các loại đặc sản của huyện, mà còn góp phần thu hút khách du lịch đến
với Cái Bè ngày càng nhiều hơn.

2


II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Vận dụng các kiến thức của các môn học ở bậc THCS để giải quyết những vấn đề
gắn liền với cuộc sống hằng ngày và trong xã hội.
- Chế biến một số sản phẩm từ trái cây (làm rượu trái cây, mứt trái cây, siro trái cây),
nhằm góp phần vào sự đa dạng của các loại đặc sản Cái Bè và giúp phong phú thêm các
sản phẩm du lịch miệt vườn của huyện.
- Góp phần nâng cao giá trị sử dụng và giá thành sản phẩm của các loại trái cây đặc
sản.
- Quảng bá rộng rãi các loại trái cây đặc sản của Cái Bè đến bạn bè trong nước và
quốc tế.

III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG:
1. Vận dụng kiến thức bộ môn Địa lí:
Sử dụng các kiến thức Địa lí lớp 8 và Địa lí lớp 9: các nội dung bài học về vùng đồng
bằng sông Cửu Long và kiến thức địa lí địa phương để hiểu rõ về đặc điểm tự nhiên (địa
hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước,…) và điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư,
nguồn lao động, chính sách phát triển nông nghiệp của toàn vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và của tỉnh Tiền Giang, cũng như của huyện Cái Bè nói riêng. Từ đó, giải
thích được nguyên nhân vì sao huyện Cái Bè lại trở thành một trong những vựa trái cây
lớn của cả nước.
2. Vận dụng kiến thức bộ môn Hóa học:
Sử dụng các kiến thức về rượu etylic trong chương trình Hóa học lớp 9, đặc biệt là
phương pháp điều chế loại rượu này (trong đó quan trọng nhất là phương pháp điều chế
rượu etylic bằng cách lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc từ hoa quả).
3. Vận dụng kiến thức bộ môn Công nghệ:
Vận dụng các kiến thức của bộ môn Công nghệ 9 về trồng cây ăn quả: giá trị dinh
dưỡng, đặc điểm sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc, cách thu hoạch, bảo quản, chế
biến các loại trái cây.
Các kiến thức này sẽ giúp chúng em hiểu rõ hơn về các loại cây ăn quả đặc sản của
Cái Bè (cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng,…) và có thể lựa chọn được
những nguồn nguyên liệu tốt nhất, có chất lượng cao. Bên cạnh đó, thông qua những nội
dung kiến thức này, chúng em còn biết được cách nhận biết một số loại sâu bệnh hại cây
ăn quả như: bệnh mốc sương, thối hoa ở nhãn; bệnh thán thư ở xoài, bệnh loét ở cây ăn
3


quả có múi… Từ đó có thể lựa chọn được những nguồn nguyên liệu tốt, có chất lượng
cao.
Ngoài ra, với kiến thức của môn Công nghệ, chúng em còn biết cách làm một số loại
sirô từ hoa quả.

IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trái cây rất bổ dưỡng, vừa cung cấp cho con người những dưỡng chất cần thiết như
vitamin A, vitamin C, chất xơ, các loại carotenoid (một dạng chất chống oxy hóa),… vừa
có tác dụng chữa bệnh. Nếu ăn trái cây hàng ngày sẽ giúp tránh ung thư, ngăn chặn các
bệnh mãn tính, tăng cường trí não, giảm cân, làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch,…
Ngoài ra, các sản phẩm được chế biến từ trái cây tươi cũng rất tốt cho cơ thể. Các loại
rượu từ trái cây có tác dụng chữa bệnh đường ruột, giúp giảm lượng cholesterol trong
máu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tim mạch, giúp hỗ trợ quá trình sản xuất
ra collagen, giúp củng cố độ bền cho khớp xương sụn, thấp khớp và một số bệnh khác.
Các loại siro trái cây giúp giải khát, có thể dùng để thay thế cho các loại siro công nghiệp
được sản xuất từ màu thực phẩm không tốt cho cơ thể. Các loại mứt trái cây khá dễ làm,
hương vị thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.
Ở Cái Bè, nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm này khá dễ kiếm, có thể dễ
dàng tìm thấy trong vườn nhà, hay ngoài chợ, giá thành lại rẻ và trái cây rất tươi ngon.
Cách tiến hành cũng tương đối đơn giản nên ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, chúng ta
cũng có thể tận dụng những trái cây đã chín mùi, trái cây có vẻ ngoài không đẹp mắt, khó
bán để chế biến.
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần phải chú ý khi chế biến các sản phẩm từ trái cây tươi,
đặc biệt là đối với những người có ý định sản xuất để kinh doanh:
- Không nên sử dụng những trái cây đã bị hỏng vì như vậy sản phẩm làm ra sẽ không
ngon hoặc không đẹp mắt. Không vì lợi nhuận mà lựa chọn những trái cây không đảm
bảo chất lượng.
- Không nên sử dụng màu thực phẩm khi làm mứt và siro trái cây.
- Cần sử dụng đúng số lượng nguyên liệu cần thiết cho từng loại sản phẩm, không nên
cho nhiều quá hoặc ít quá.
- Cần chú ý từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành thực hiện.

4



V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Khảo sát thực tế:
Trước khi tiến hành việc điều chế các sản phẩm từ trái cây (ngâm rượu trái cây, làm
sirô và mứt trái cây), chúng em đã đi khảo sát thực tế tại các vườn cây ăn quả ở cù lao
Tân Phong, ở ấp An Ninh và một số nơi khác để tìm hiểu về các loại trái cây đặc sản của
huyện, cũng như lựa chọn và tìm mua trái cây ngon. Bên cạnh đó, chúng em còn khảo sát
các thị trường tiêu thụ trái cây tại chợ Cái Bè, chợ nổi Cái Bè, một số vựa trái cây trên địa
bàn thị trấn Cái Bè và ở xã Hòa Khánh để tìm hiểu về các hình thức tiêu thụ trái cây.
Ngoài ra, chúng em còn đi thăm các làng nghề như: làng nghề làm kẹo dừa, làng nghề
làm bánh phồng, làng nghề làm cốm… để tìm hiểu về tình hình chế biến các sản phẩm từ
trái cây của huyện.

Qua tìm hiểu, chúng em biết được rằng huyện Cái Bè của chúng ta có rất nhiều loại
trái cây đặc sản như: quýt, nhãn, chôm chôm, ổi,… nhưng ngon nhất có lẽ là quýt đường,
cam sành, cam mật, xoài cát Hòa Lộc, nhãn Thạch Kiệt và sầu riêng sữa hạt lép. Nhờ có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nông dân giàu kinh nghiệm trong việc trồng cây ăn
quả và nhờ có chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý nên trái cây Cái Bè luôn được
đảm bảo về chất lượng, quả căng mọng, màu sắc đẹp mắt và thơm ngon. Trái cây thường
được thương lái tìm mua tận vườn và tập trung lại tại các vựa trái cây. Sau đó, trái cây
được đóng gói cẩn thận và được vận chuyển đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung, thành phố
Hồ Chí Minh và xuất khẩu đi nước ngoài (trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn
nhất). Một phần trái cây được buôn bán tại các chợ địa phương hoặc ngay tại vườn để
5


phục vụ nhu cầu của người dân và của khách du lịch gần xa. Tuy nhiên, có một thực tế
đáng buồn là hiện nay, huyện ta chỉ mới có một số cơ sở sơ chế trái cây như lò sấy nhãn,
chuối, mít… còn các cở chế biến các sản phẩm khác từ trái cây thì lại rất ít. Điều này thật
là đáng tiếc khi mà chúng ta có lợi thế về nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và giá cả
rẻ vì được thu mua tại vườn. Nếu chúng ta có thể phát triển được các sản phẩm từ trái cây

giống như các tỉnh khác thì không những có thể góp phần nâng cao giá trị sử dụng và giá
thành của trái cây mà còn giúp tăng thu nhập cho nhà vườn, tận dụng được những trái cây
đã chín hoặc có vẻ ngoài không đẹp mắt, khó tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác, việc làm
này còn giúp thu hút khách du lịch đến với huyện Cái Bè của chúng ta ngày một nhiều
hơn, thời gian lưu trú lâu hơn và thông qua đó, chúng ta có thể quảng bá ngày một rộng
rãi hơn nữa các loại trái cây đặc sản đến bạn bè trong và ngoài nước.
2. Các bước tiến hành:
2.1. Rượu trái cây:
Rượu trái cây là loại thức uống được chế biến bằng phương pháp lên men từ trái cây.
Đây là một loại rượu nhẹ, có mùi thơm và độ chua vừa phải, có tác dụng kích thích tiêu
hóa và cung cấp cho cơ thể một số vitamin, axit amin cần thiết.
Cơ sở khoa học để làm rượu trái cây dựa trên quá trình chuyển hóa đường trong trái
cây thành rượu:
C6H12O6
C2H5OH + 2CO2 + 113,4KJ
Nguyên liệu dùng chế biến là những loại trái cây tươi có vị chua ngọt, giàu vitamin
như: ổi, xoài, nhãn, bưởi… Các loại nguyên liệu này có thể dễ dàng tìm được trên địa bàn
huyện của chúng ta.
Rượu ổi:
* Nguyên liệu:
- 1 keo thủy tinh 5 lít.
- 1 kg ổi.
- 200 gram đường phèn hoặc đường cát trắng.

6


- 3 lít rượu có nồng độ từ 35 đến 38 độ.
Một
vấn

cần
khi

số
đề
lưu ý
chọn

nguyên liệu:
Để đảm bảo rượu trái cây thu được thơm ngon, việc làm quan trọng nhất đó là phải
chọn được ổi và rượu ngon.
Cách chọn ổi: Sử dụng ổi đào hay ổi
xá lị là ngon nhất. Nên chọn những quả
ổi có vỏ sáng, cuống nhỏ, da căng, sờ
vào thấy vỏ hơi sần và ráp tay, đặc biệt
là có những đường vân rõ ràng. Ngoài
ra, chúng ta cần chọn ổi có ruột màu
hơi trắng, cứng, đảm bảo ăn vừa ngọt
vừa ngon.
Cách chọn rượu ngâm: Chọn rượu
có nồng độ từ 35 đến 38 độ, sau khi
ngâm đủ thời gian, rượu thu được sẽ có
nồng độ từ 31 đến 33 độ.
Cách chọn bình ngâm: Tùy vào kích
thước và số lượng ổi đem ngâm mà
chúng ta có thể lựa chọn bình theo
nhiều dung tích khác nhau. Tốt nhất,
7



chúng ta nên chọn bình thủy tinh hoặc bình sứ vì sẽ đẹp hơn, rượu thu được sẽ thơm ngon
hơn.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ổi đem rửa sạch với nước lã ít nhất 2 lần rồi để ráo nước cho đến khi khô.
- Bước 2: Dùng dao hoặc vật nhọn khoét bỏ cuống và phần đầu của quả ổi. Chúng ta
có thể gọt vỏ và bổ đôi quả ổi nếu muốn.
- Bước 3: Cho vào bình thủy tinh 200 gram đường phèn hoặc đường cát trắng.
- Bước 4: Cho ổi vào bình ngâm theo tỉ lệ: 1kg ổi với 3 lít rượu trắng và 200 gram
đường phèn (hoặc đường cát trắng).
* Thời gian ngâm:
Đối với rượu ổi ngâm nguyên quả thì thời gian 2 tháng là sử dụng được. Còn đối với
ổi bổ đôi quả thì chỉ khoảng 1 tháng là có thể dùng được.

* Cách sử dụng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn.

8


Rượu nhãn:
* Nguyên liệu:
- 300 gram nhãn tươi đã bỏ vỏ và
hột.
- 1,5 lít rượu trắng.
- 1 bình thủy tinh.
Những lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Cách chọn nhãn:
Vần chọn loại nhãn nồng vì loại này
khi ngâm sẽ thơm và ngon hơn các loại
nhãn khác. Hoặc có thể chọn loại nhãn

khi ăn có vị dịu, không quá gắt và cũng
không quá nhạt, khi cho vào nước ấm
khoảng 5 – 10 phút nước không chuyển
màu.
Cách chọn rượu ngâm:
Nên chọn rượu có nồng độ từ 35 đến 38 độ (có rượu nếp thì càng tốt).
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: cho nhãn vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 300 gram nhãn với 1,5 lít rượu trắng.
- Bước 2: Đổ rượu ngập bình theo tỷ lệ trên. Để rượu trong khoảng thời gian 60 ngày
là dùng được.
* Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén
nhỏ. (Lưu ý: Không dùng rượu nhãn
cho người bị bệnh cảm mạo, phong
hàn, rối loạn tiêu hóa,…)

9


2.2. Mứt trái cây:
Mứt trái cây là loại thực phẩm ngọt, được chế biến từ các loại trái cây và một số loại
củ nấu với đường đến độ khô 65 – 70%. Trái cây được dùng để làm mứt rất đa dạng,
phong phú và có thể dễ dàng tìm mua tại địa phương của chúng ta như: mít, xoài, táo,
sơri, chùm ruột, mận, sầu riêng,…
Mứt xoài:
* Nguyên liệu:
- 1kg xoài xanh (nên
chọn loại không quá ngọt
cũng không quá chua).
- 500 gram đường cát

trắng.
- 1,5 gram phèn chua.
- Nước vôi trong.

* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xoài đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát dài (không nên cắt quá
mỏng).
- Bước 2: Ngâm xoài vừa cắt với nước vôi trong. Ngâm trong khoảng 6 đến 7 tiếng.
- Bước 3: Sau khi ngâm, vớt xoài ra rửa sạch với nước lã cho sạch vôi và để ráo nước.
- Bước 4: Đặt nồi lên bếp để đun phèn chua với 2 lít nước. Khi nước vừa sôi, cho xoài
vào. Để khoảng 5 – 10 phút rồi vớt xoài ra xả lại với nước lạnh và để ráo nước.
- Bước 5: Đổ xoài vào một bát lớn, cho đường cát trắng vào và trộn đều. Ngâm
khoảng 4 tiếng cho đường ngấm và tan hoàn toàn.
- Bước 6: Đun hỗn hợp xoài với nước đường, khi sôi giảm nhỏ lửa và đảo xoài bằng
thìa gỗ (không nên mạnh tay quá vì làm như vậy xoài sẽ bị nát). Đun đến khi đường
quánh dẻo thì tắt bếp, để nguội và cho vào hộp để dùng dần.

10


Mứt quýt:
* Nguyên liệu:
- 1 kg quýt ngọt nhỏ.
- 300 gram đường cát trắng.
- 100 gram mật ong.
- Muối và nước để ngâm quýt.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Ngâm quýt với nước muối khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: Cắt từng quả quýt thành hình hoa 5 – 6 cánh, sau đó đem ngâm tiếp với
nước muối thêm 30 phút.

- Bước 3: Vớt quýt ra, bóp lấy nước (chú ý bóp nhẹ tay không để dập quả quýt). Nước
quýt thu được đem đi ướp với đường.
- Bước 4: Đem quýt vừa bóp ướp với đường, để ngâm khoảng 3 tiếng cho đường thấm
vào quýt.
- Bước 5: Cho hỗn hợp quýt đã ngâm đường và nước quýt vào chảo, bắt lên bếp đun
sôi (hạn chế đảo quýt).
- Bước 6: Khi hỗn hợp sôi và có độ sánh, cho mật ong vào và đun đến khi nước sốt
sánh dẻo thì tắt bếp, để nguội và cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.
11


12


2.3. Sirô trái cây:
Sirô là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ vùng Ả rập. Đây là một thứ nước đường
pha thêm các dược phẩm hoặc các loại sinh tố trái cây, thảo dược,… có dạng lỏng và
sánh, có vị ngọt và thường có màu đỏ. Sirô có tác dụng giải khát và có thể chữa bệnh ho,
viêm họng cho trẻ em và người lớn.
Sirô xoài:
* Nguyên liệu:
- 3 quả xoài chín.
- 2 miếng dứa.
- 1 ống vani.
- 300 gram đường cát trắng.
- 200 ml sữa đặc.
- Nước.

* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xoài rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ. Dứa cũng đem cắt nhỏ.

- Bước 2: Cho xoài và dứa vào máy xay sinh tố. Đổ sữa đặc vào và xay nhuyễn hỗn
hợp cùng một ít nước.
- Bước 3: Lọc hỗn hợp xoài đã xay qua rây hoặc khăn thật kỹ để lọc bỏ phần xơ.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp vừa thu được vào nồi, bắt lên bếp, cho đường vào khuấy đều,
sau đó cho thêm vani vào.
-Bước 5: Đun đến khi hỗn hợp sánh lại, sau đó để nguội. Vậy là chúng ta đã có được
sirô vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Về mặt kinh tế:
- Tận dụng nguồn trái cây phong phú của địa phương nói riêng và của cả nước nói
chung.
- Góp phần nâng cao giá trị sử dụng và giá thành của các loại trái cây.
- Giúp tăng thêm thu nhập cho nhà vườn.

13


- Có thể thành lập nên các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ trái cây trên địa bàn huyện
Cái Bè, từ đó góp phần tạo thêm công ăn việc làm và sử dụng có hiệu quả thời gian nhàn
rỗi của người dân.
- Góp phần đa dạng và phong phú thêm các loại đặc sản của huyện Cái Bè.
- Góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Cái Bè ngày càng nhiều
hơn.
2. Về mặt xã hội:
- Quảng bá rộng rãi hơn các loại trái cây đặc sản của huyện ta.
- Giúp thay đổi thói quen sử dụng rượu mạnh có nồng độ cồn cao hiện nay của người
dân, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe của người dùng và giảm các tác hại do rượu bia
gây ra (tai nạn giao thông, gây gỗ, đánh nhau, tệ nạn xã hội…).
- Do các sản phẩm được chế biến từ trái cây như: mứt trái cây, sirô trái cây, rượu trái
cây… khá dễ thực hiện, nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ nên chất lượng

được đảm bảo, tránh được tình trạng sử dụng các hóa chất và phẩm màu độc hại trong các
loại bánh kẹo được bày bán trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, còn giúp hạn chế được các
loại hàng giả, hàng kém chất lượng.
3. Về mặt đời sống:
Góp phần nâng cao sức khỏe của người dùng. Các sản phẩm rượu trái cây sẽ giúp dễ
tiêu hóa thức ăn, tăng cường sự lưu thông và tuần hoàn máu, trị được một số bệnh như:
máu mỡ, rối loạn tiêu hóa, cảm mạo, khí huyết suy nhược,…
4. Đối với thực tiễn học tập:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, nghiên cứu vấn đề, tìm kiếm các nguồn thông tin, đọc,
nghiên cứu và xử lý các loại tài liệu, bảng số liệu thống kê và tiến hành thực hiện các sản
phẩm từ trái cây, chúng em đã có được những bài học, cũng như những kinh nghiệm rất
bổ ích và quý báu:
- Biết vận dụng các kiến thức của nhiều môn học khác nhau đã được học ở trường, ở
lớp để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Qua đó thấy được
mối liên hệ giữa các môn học và sự cần thiết của các môn học đó.
- Biết cách nghiên cứu khoa học.
- Biết cách xác định vấn đề cần nghiên cứu, cách đặt vấn đề từ thực tiễn của cuộc
sống.
- Thông qua việc tiến hành làm một số sản phẩm từ trái cây, chúng em nhớ bài lâu
hơn, khắc sâu kiến thức hơn.
14


- Biết cách làm một số loại mứt, siro và rượu từ trái cây. Từ đó có thể giúp gia đình
chế biến để sử dụng hoặc kinh doanh tăng thu nhập.
- Thêm yêu quê hương, đất nước hơn.
Với bài nghiên cứu này, chúng em hy vọng sẽ góp phần giúp trái cây của huyện Cái
Bè chúng ta ngày càng nổi tiếng hơn, các sản phẩm sẽ đa dạng hơn và được bạn bè gần
xa biết đến nhiều hơn nữa. Từ đó sẽ giúp nâng giá thành các loại trái cây và tăng thêm thu
nhập cho nhà vườn. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, trên địa bàn huyện của

chúng ta sẽ thành lập được các cơ sở sản xuất mứt, rượu hoặc siro từ trái cây tươi và mở
được trung tâm buôn bán các sản phẩm này. Nếu làm được như vậy, huyện Cái Bè của
chúng ta sẽ ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn nữa. Khi ấy, du khách không chỉ nhớ
đến Cái Bè qua câu hát:
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay
Ai ăn vào nhớ mãi miền Tây
Mà còn nhớ về:
Mứt Cái Bè nổi tiếng là ngon
Ai ăn rồi đảm bảo ghiền ngay.

15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×