Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm có nền nếp tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.29 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………………………….
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp xây dựng lớp chủ nhiệm có nền nếp tốt”
2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Lời dạy ấy đã thấm nhuần vào mỗi giáo viên, giúp giáo viên có nhận
thức đúng đắn về vai trò của người thầy là không chỉ dạy học sinh về kiến thức văn
hoá mà còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai
của đất nước. Trách nhiệm đó chính là của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Thế
nhưng, hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học
nên công tác chủ nhiệm chưa được mọi người quan tâm đúng mức vì giáo viên chú
trọng cho công tác dạy học, gia đình học sinh thiếu quan tâm đến con em mình chỉ
giao phó cho giáo viên, học sinh thiếu ý thức, chưa có khả năng tự quản, cũng như
thiếu kinh nghiệm, thiếu kĩ năng sống,…. Do đó, tình trạng lớp học thiếu nền nếp,
thiếu đoàn kết, chưa có ý thức tự giác, chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao,…
vẫn đang diễn ra. Bên cạnh đó, vẫn còn giáo viên chưa có kinh nghiệm, còn coi nhẹ,
chưa linh hoạt trong phương pháp giáo dục và thiếu tâm huyết trong công tác xây
dựng nền nếp lớp chủ nhiệm.
- Ưu điểm:
+ Giáo viên tích lũy được một số kinh nghiệm cần thiết, yêu nghề, mến trẻ, có
nhận thức đúng về vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là cần thiết phải xây
dựng lớp học có nền nếp tốt;
+ Đa số học sinh biết vâng lời, kính trọng thầy cô giáo, biết quan tâm giúp đỡ
bạn bè, có tinh thần đoàn kết, có tính tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập và
lao động, cũng như khi tham gia các phong trào thi đua của trường.
- Khuyết điểm:




+ Trong thực tế, vẫn còn những nhận thức chưa đúng về vai trò của giáo viên
chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên nóng nảy, thô bạo với học sinh, chưa kiên trì nhẫn
nại, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn xem nhẹ việc thực hiện kế hoạch và biện pháp
chủ nhiệm mà mình đề ra. Mặt khác, có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ giải,
thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do, không
có nền nếp dẫn đến đạo đức và học lực có chiều hướng đi xuống;
+ Giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức cho học sinh, thiếu tập trung
vào việc tổ chức xây dựng nền nếp lớp, chưa phát huy tính tích cực, tự giác của học
sinh, chưa tạo được môi trường học tập thân thiện cho các em,... đây cũng chính là
nguyên nhân một số giáo viên chủ nhiệm chưa thành công trong công tác xây dựng
một lớp học có nền nếp tốt.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm xây
dựng lớp học có nền nếp tốt. Góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng
học tập và đạo đức của học sinh. Đồng thời, đưa ra những giải pháp giúp giáo viên
có thêm kinh nghiệm để xây dựng được một tập thể lớp có nền nếp, thân thiện, phát
triển toàn diện năng lực của từng học sinh;
- Qua đề tài cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên trong việc xây dựng
tốt nền nếp lớp học. Giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập
và lao động. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học
sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách cho các em.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
- Những điểm khác biệt tính mới của giải pháp:
+ Nắm được tình hình lớp học, đội ngũ học sinh để xây dựng các biện pháp tổ
chức lớp học chặt chẽ, đảm bảo tính nhất quán giữa các giải pháp giúp người giáo
viên chủ nhiệm dễ dàng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xây
dựng nền nếp lớp chủ nhiệm;

+ Những giải pháp nêu trong đề tài đã chỉ rõ từng bước thực hiện, biện pháp cụ
thể, rõ ràng có cơ sở khoa học và mang tính sâu sắc: bắt đầu từ những việc cần
2


chuẩn bị về công tác điều tra, nắm đặc điểm tâm lí học sinh, xây dựng tổ chức lớp,
theo dõi từng cá nhân học sinh, xây dựng nền nếp học tập, nền nếp sinh hoạt lớp,
nền nếp truy bài đầu giờ,.... Những yêu cầu cần thiết và mang tính thiết thực giúp
người giáo viên chủ nhiệm linh hoạt, tự tin, an tâm hơn trong công tác chủ nhiệm
của mình. Từ đó hình thành nền nếp học tập, rèn đạo đức, ý thức tự giác, trang bị
cho các em một số kĩ năng sống cơ bản, nâng chất lượng học tập của học sinh lớp và
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới:
Từ mục đích đề ra và theo đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở lứa tuổi tiểu học
các em chưa có khả năng tự tổ chức được các hoạt động cho mình, các em dễ chán
đối với những hoạt động có thời gian kéo dài. Vì vậy, rất cần đến vai trò tổ chức,
hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Do đó, ngay từ đầu
năm học 2014 - 2015 tôi đã đưa ra kế hoạch xây dựng nền nếp lớp chủ nhiệm với
các giải pháp như sau:
Giải pháp thứ nhất: hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
+ Là nhân cách đang hình thành: hoàn thiện về cơ thể (sinh lí) và đang phát triển
về tâm hồn (tâm lí) với những nét nổi bật như:
. Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập. Đời sống
cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận
thức của trẻ. Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực. Hay bắt
chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…);
. Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ
phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ,
gây căng thẳng;
. Nhân cách học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà

trường, xã hội. Các em chưa có đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại
như là một công dân trong xã hội, mà luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, nhà
trường, gia đình và xã hội;
+ Con đường nhận thức: từ trực quan đến trừu tượng, từ cụ thể đến khái quát,
từ làm đến hiểu, từ thích thú đến tự giác;
3


+ Con đường tình cảm: thích làm người lớn, thích được tôn trọng, dễ thay đổi
tâm trạng, tự ái cao, nhạy cảm giới tính;
+ Có hoạt động học là hoạt động chủ đạo: thực hiện bước chuyển từ hoạt động
vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo.
Giải pháp thứ hai: về công tác tổ chức lớp
+ Ổn định lớp ngay từ khi được nhận lớp, bản thân trực tiếp gặp giáo viên chủ
nhiệm lớp cũ để điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt để nắm mặt mạnh, mặt yếu
của lớp cũ, xem xét tình hình đạo đức và năng lực học tập của từng em. Từ đó, giáo
viên có kế hoạch giáo dục và giảng dạy phù hợp các đối tượng học sinh trong lớp.
Bằng cách phân loại học sinh xem các em yếu về mặt nào, môn nào để kịp bồi
dưỡng nâng cao trình độ của lớp đồng đều. Tránh kiến thức quá tải với trình độ của
các em vì nếu không hiểu được bài thì các em sẽ nói chuyện hoặc nhìn bài của bạn.
Đối với học sinh yếu kém thì phân ra hai nhóm:
. Nhóm 1: Những học sinh chậm hiểu nhưng có nền nếp học tập tích cực;
. Nhóm 2: Những học sinh chậm hiểu và có nền nếp học tập chưa tích cực;
+ Sắp xếp nam và nữ theo tổ trong đó có đủ các trình độ nhận thức của học
sinh. Những em tiếp thu chậm thì xếp các em ngồi ở bàn đầu, và xếp một em khá
giỏi hơn ngồi cạnh và giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn yếu qua từng tiết học. Đồng thời
cũng thuận tiện cho giáo viên hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học
tập của các em. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy, bồi dưỡng học sinh có năng lực
đặc biệt;
+ Tổ chức bầu ra ban cán bộ lớp mới, ban cán bộ lớp phải là người có năng lực

quản lí lớp, có thái độ học tập tích cực, hoàn thành tốt nội dung các môn học, hoà
đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao và phải được các bạn trong
lớp tín nhiệm. Bầu chọn đội ngũ cán bộ lớp gồm: 1 lớp trưởng, 2 lớp phó phụ trách
từng mặt, lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ bầu chọn một tổ trưởng, một tổ phó. Giáo
viên họp cán bộ lớp để phân công rõ nhiệm vụ cho từng em, cho các em tự đăng kí
các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo để
học sinh thực hiện tốt. Xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh có thể tự quản
lí tốt, các em được rèn kĩ năng phán đoán, tự giải quyết vấn đề,…;
4


+ Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi các hoạt động của từng tổ viên trong tổ;
+ Trong giảng dạy, dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách ứng
xử với học sinh. Xây dựng các nhóm học tập để các em giúp đỡ nhau như: “Đôi bạn
cùng tiến”, “Nhóm học tập”,... Qua đó thường xuyên kiểm tra động viên khuyến
khích các em bằng phong trào: “Ngày học tốt”, “Tuần học tốt”,…;
+ Ngoài ra, còn phải tìm hiểu nơi ở, hoàn cảnh kinh tế mỗi em, trình độ văn hoá
của gia đình. Bởi gia đình có văn hoá phản ánh được phần nào nền nếp sinh hoạt,
ngôn phong, tác phong của các em. Qua việc điều tra đó nắm được điểm mạnh, mặt
hạn chế của từng em và có biện pháp giáo dục thích hợp;
+ Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn thì luôn kết
hợp với nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo
điều kiện giúp đỡ các em về mặt tinh thần cũng như vật chất để các em có đủ điều
kiện học tập và không mặc cảm với bạn bè. Có được môi trường học thân thiện thì
học sinh mới học tập tích cực;
Ví dụ: Vào đầu năm học, một số em không có sách để học thì tôi hướng dẫn
các em mượn sách ở thư viện hoặc đề nghị trợ cấp quà, học bổng cho học sinh
nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…;
+ Ngoài việc phải nắm được thông tin cá nhân từng em, tôi còn lưu ý các
trường hợp học sinh mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ làm ăn xa,…phải ở với người

thân, gia đình quá khó khăn về kinh tế, … Kế tiếp là các em được cha mẹ quá cưng
chiều, các em học yếu, các em thường nghịch phá chọc ghẹo bạn bè. Các trường hợp
này thường nảy sinh nhiều vấn đề trong năm học, bởi ở tuổi tiểu học, trẻ rất nhạy
cảm, hành động theo bản tính, dễ bi quan trước những điều không tốt đẹp từ gia đình
hay từ bạn bè, trường lớp, …. Từ những thông tin này, tôi thường xuyên gần gũi trò
chuyện tiếp xúc các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiện, tin tưởng để có thể
dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết, giáo
viên thường xuyên kể những mẩu chuyện mang tính giáo dục đạo đức cao trong
những giờ sinh hoạt tập thể để cảm hóa các em và giúp các em có ý thức học tập tốt
hơn. Trong tiết học tổ chức thay đổi nhiều hình thức vui chơi, lôi cuốn các em vào
việc học tập như đố vui, trò chơi học tập,….
5


Giải pháp thứ ba: xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học có nền nếp tốt, các
chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong năm học
+ Đây là vấn đề quan trọng giúp giáo viên có những định hướng cụ thể cho
từng thời điểm và dự kiến các hoạt động từng tuần (thậm chí từng ngày), từng tháng,
từng học kì, năm học. Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào các văn bản chỉ đạo
của nhà trường, tình hình thực tế trường, lớp, các mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có chỉ
tiêu phấn đấu: về học tập và tham gia các phong trào thi đua;
+ Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa
ra các biện pháp, điều kiện để thực hiện (thời gian, địa điểm, phân công, tạo điều
kiện, kế hoạch kiểm tra đánh giá,…). Tất cả đều phải thông qua lớp để các em nắm
bắt và có hướng phấn đấu;
+ Dự kiến điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Giải pháp thứ tư: xây dựng nền nếp truy bài đầu giờ
+ Học sinh truy bài lẫn nhau dưới sự kiểm tra của ban cán bộ lớp và giáo viên
chủ nhiệm;
+ 15 phút truy bài đầu giờ của mỗi ngày, giáo viên chủ nhiệm có mặt để đôn

đốc nhắc nhở các em. Thỉnh thoảng, giáo viên cho lớp tự quản để kiểm tra ý thức
của các em, từ đó phát hiện tuyên dương những em tích cực, có ý thức tốt và nhắc
nhở kịp thời cá nhân còn làm ồn lớp trong giờ truy bài.
Giải pháp thứ năm: xây dựng nền nếp kỉ luật trong giờ học
+ Hướng dẫn học sinh học tập nội quy của nhà trường, nhiệm vụ của học sinh
tiểu học vào những ngày đầu năm học. Phổ biến một số quy định riêng của lớp;
+ Thường xuyên liên hệ với giáo viên dạy bộ môn để kịp thời phát hiện các đối
tượng nói chuyện riêng, làm ồn trong giờ học để có biện pháp giáo dục thích hợp;
+ Hàng tháng trao đổi với cha mẹ học sinh về kết quả học tập, rèn luyện của
học sinh. Những trường hợp cần thiết giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ
các em. Duy trì tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong công
tác giáo dục học sinh;
+ Giáo dục học sinh có ý thức tự giác tham gia vào hoạt động học tập, không
làm việc riêng trong giờ học;
6


+ Đẩy mạnh thi đua trong tổ, cá nhân để tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu;
+ Lập bảng tuyên dương (ngoài bảng dành cho học sinh xuất sắc nổi trội trong
tuần còn có bảng dành cho học sinh tiến bộ). Chỉ cần có tiến bộ nhỏ là giáo viên đưa
tên lên bảng để động viên, khuyến khích;
+ Giao cho các em thường nói chuyện riêng trong giờ học giữ nhiệm vụ
“Trưởng ban kỉ luật nhóm”. Khi có nhiệm vụ các em sẽ có trách nhiệm và hạn chế
được khuyết điểm;
+ Giáo viên luôn tìm cái hay nhất của học sinh để phát huy, dù là ưu điểm nhỏ
để dần lấn át cái chưa tốt và trở thành học sinh ngoan;
+ Làm công tác tư tưởng với từng nhóm đối tượng sao cho các em học sinh có
năng lực học tốt hòa đồng, vui vẻ giúp bạn, nhóm học sinh có năng lực học tập yếu
kém hơn không bị mặc cảm và được cuốn hút vào sự cố gắng rèn luyện chung của
cả lớp;

+ Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy khi kiểm tra;
+ Giữ trật tự trong các giờ sinh hoạt tập thể;
+ Giúp các em hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện đúng nội quy. Khi xây
dựng nền nếp lớp học, giáo viên không nên nóng vội mà phải kiên trì, tôn trọng,
khuyến khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất, phải được tiến hành
thường xuyên nếu không thì khó hình thành được thói quen. Khi nền nếp đã được
học sinh ghi nhớ, các em sẽ tự giác trong học tập cũng như các hoạt động khác. Giáo
viên sẽ thực hiện công việc thật nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Giải pháp thứ sáu: xây dựng nền nếp giờ sinh hoạt lớp
+ Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn lớp trưởng điều
động cả lớp sinh hoạt lớp. Các tổ báo cáo tình hình thực hiện nội quy của học sinh
trong tổ. Cán bộ lớp nhận xét và đưa ra kế hoạch hoạt động cho tuần sau;
+ Giáo viên theo dõi kết quả tổng kết có nhận xét, nhắc nhở các em khắc phục
những mặt còn yếu kém, đưa ra hướng khắc phục và kế hoạch hoạt động cho tuần tới;
+ Giáo dục, cảm hóa các học sinh còn làm ồn trong giờ tự quản;
+ Có kế hoạch khen thưởng, nêu gương học sinh chăm ngoan học giỏi, tích cực.
Đồng thời cũng khen ngợi, động viên những học sinh có sự tiến bộ dù là nhỏ nhất;
7


+ Dùng tình thương, trách nhiệm của giáo viên để giáo dục, nhắc nhở, khuyên
răn học sinh vi phạm. Trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập của lớp
và kết hợp giáo dục học sinh.
Giải pháp thứ bảy: về công tác phối hợp
+ Thực hiện công tác giáo dục toàn diện thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, gia đình, xã hội. Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với
gia đình học sinh để trao đổi tình hình học tập, sinh hoạt của các em;
+ Quan hệ mật thiết với gia đình học sinh cũng là điều hết sức quan trọng.
Không chỉ mời cha mẹ học sinh họp 3 lần/năm mà giáo viên có thể thăm hỏi chuyện
gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em, nền nếp học tập ở nhà, khi có dịp gặp mặt

nhau như lúc gia đình đưa đón con em. Thầy cô cũng đừng để các cuộc họp Ban đại
diện cha mẹ học sinh là lúc phê phán, chê bai việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa người giáo dục trẻ em
được đào tạo bài bản ở trường sư phạm và những người giáo dục trẻ theo bản tính
riêng, theo vốn hiểu biết của bản thân. Cả hai bên đều học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
cho nhau. Làm được như thế, chắc chắn các thầy cô sẽ được sự tin yêu ở gia đình
các em và họ sẵn sàng hỗ trợ cho giáo viên trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt
mà giáo viên đề ra;
+ Bên cạnh đó, cần phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các đoàn thể, ban
đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân,… để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ
cho những em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh không may bị bệnh,
…. Đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để
theo dõi các hoạt động ngoài giờ, các sinh hoạt khác và các phong trào,… giúp giáo
viên nắm được việc chấp hành nội quy của học sinh cũng như đánh giá năng lực
toàn diện của các em.
Giải pháp thứ tám: về phía giáo viên
+ Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, vì thế
giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, dạy dỗ học sinh bằng
tình yêu thương đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền”; gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ
những em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, tránh những biểu hiện bực dọc khi
8


lên lớp. Giáo viên cần bồi dưỡng cho các em những gương điển hình, gương người
tốt việc tốt, những chuẩn mực đạo đức tốt và quan trọng hơn là tạo được niềm tin
trong mỗi học sinh. Có như vậy mới tạo được chất men thúc đẩy các em có ý thức
tốt trong đạo đức cũng như trong học tập;
+ Cần xây dựng kế hoạch thật cụ thể;
+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, ghi nhận để nắm được tình hình
học tập, đạo đức, sự chuyển biến (tốt hay xấu) của học sinh để có biện pháp xử lí kịp

thời hay tuyên dương đúng lúc; nắm tâm lí của học sinh, luôn gần gũi, sẵn sàng giúp
đỡ, tạo niềm tin cho các em. Đối với học sinh vi phạm, giáo viên cần nghiêm khắc
nhưng cũng cần nắm tâm lí, mong muốn cũng như nguyện vọng của học sinh. Tạo
cho học sinh mối quan hệ tốt đẹp với giáo viên chủ nhiệm;
+ Xây dựng nền nếp lớp là nhiệm vụ then chốt của giáo viên chủ nhiệm. Muốn
lớp có nền nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải thật sự thương yêu, gần gũi các em,
phải nhẫn nại và có tinh thần trách nhiệm cao. Bởi lớp có nền nếp tốt mới nâng cao
được chất lượng học tập và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường;
+ Ngoài ra, giáo viên cần có thêm “Nghệ thuật sư phạm”. Điều này có thể hiểu là
trình độ cao của năng lực sư phạm, là sự hiểu biết và vận dụng một cách phù hợp với
trình độ và năng lực của mình trong công tác xây dựng tổ chức lớp học có nền nếp nói
riêng trong công tác giáo dục nói chung; là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp và
hình thức tổ chức để giải quyết các tình huống xảy ra trong công tác chủ nhiệm (biết
mình, biết người, biết dừng, biết đủ, biết ứng xử).
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ áp dụng cho học sinh
lớp tôi mà có thể áp dụng cho các lớp khác trong tổ, cho tất cả
giáo viên trong các trường tiểu học. Chỉ cần giáo viên có tâm
huyết với công tác chủ nhiệm lớp thì sẽ thành công trong việc xây
dựng một lớp học có nền nếp tốt;
- Góp phần tích cực trong việc chuyển biến suy nghĩ, nhận
thức của giáo viên trong tổ chức lớp học và giáo dục học sinh. Kích
thích giáo viên tìm tòi thêm những kinh nghiệm trong công tác chủ
9


nhiệm lớp bằng những biện pháp tích cực. Tạo tiền đề vững chắc
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
- Đối với học sinh

+ Lớp được đánh giá là có nền nếp tốt. Học sinh trong lớp có tinh thần đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác;
+ Các cán bộ lớp thực hiện xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao, thực sự
năng động, sáng tạo hơn;
+ Học sinh ít vi phạm nội quy nhà trường, có ý thức kỉ luật cao, thi đua học tập
rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Thực hiện tốt thi đua hàng tuần, kết quả học tập
vượt chỉ tiêu đề ra;
+ Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào
của lớp, của trường. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình
trước tập thể;
+ Đối tượng học sinh chưa có nền nếp trong học tập, sinh hoạt không còn;
+ Kết quả đánh giá cuối năm học 2014 - 2015 đạt được như sau: Môn học và
các hoạt động giáo dục (Kiến thức, kĩ năng): Hoàn thành 100%. Năng lực: Đạt
100%. Phẩm chất: Đạt 100%. Học sinh được đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng:
13/29 - 44,8%. Lớp đạt “Lớp tiên tiến”, đạt “Chi đội mạnh”. Ngoài việc học các em
còn tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, ngành giáo dục phát động và
kết quả đạt được: 1 giải nhất “Viết đúng - Viết đẹp” cấp trường, 1 giải Olympic
Tiếng Anh cấp huyện, 2 giải Olympic Toán cấp huyện, 1 giải khuyến khích Tin học
trẻ cấp huyện, 1 giải C Hội thi Thiết kế thông điệp Trung thu cấp tỉnh, 1 học sinh đạt
danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh.
+ Kết quả học kì 1 năm học 2015 - 2016 đạt được: Môn học và các hoạt động
giáo dục (Kiến thức, kĩ năng): Hoàn thành 100%. Năng lực: Đạt 100%. Phẩm chất:
Đạt 100%. Học sinh được đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng: 14/33 - 42,4%. Về các
phong trào đạt được: 1 giải nhất, 1 giải nhì “Viết chữ đẹp”, 1 giải nhất, 1 giải nhì “Vẽ
tranh” cấp trường, giải nhất tập thể “Hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11”, 1 giải nhì hát dân ca, 1 giải nhì kể chuyện “Hội thi hát dân ca, kể chuyện chào
10


mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3” cấp trường, 1

học sinh đủ điều kiện thi bài viết “Hội thi vở sạch viết chữ đẹp” cấp huyện.
- Đối với giáo viên
+ Hoàn thành tốt công tác xây dựng lớp học có nền nếp, nâng cao hiệu quả của
công tác chủ nhiệm;
+ Phối hợp tốt với giáo viên dạy bộ môn, qua trao đổi các giáo viên bộ môn đều
có chung nhận xét lớp có nền nếp và tinh thần học tập tốt. Các môn Thể dục, Tiếng
Anh, Tin học, Mĩ Thuật, Âm nhạc đều đạt và vượt so với chỉ tiêu;
+ Gia đình học sinh rất ủng hộ với những trao đổi của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Học sinh tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn đạt 100%. Tổng số tiền học
sinh được nhận quà và học bổng là 1550000 đồng. Cha mẹ học sinh và các em tin
tưởng, quý mến;
+ Giáo viên tự tin hơn với các biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm của
mình, việc chủ nhiệm lớp trở nên thoải mái, nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả cao hơn,
công tác giảng dạy ngày càng chất lượng. Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học
sinh hiểu và tự giác chấp hành nội quy. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa
thầy và trò. Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
- Đối với nhà trường
+ Việc xây dựng lớp học có nền nếp tốt đã nâng cao hiệu quả của công tác chủ
nhiệm và góp phần tích cực xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Cũng như, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường;
+ Nhà trường trở thành môi trường giáo dục thân thiện, tích cực tạo được niềm
tin với gia đình học sinh và xã hội./.
Mỏ Cày Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2016

11




×