Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến một vài kinh nghiệm bồi dưỡng môn bóng đá cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.47 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số:……………………………………………………………
1. Tên sáng kiến
“Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng môn bóng đá cho học sinh Tiểu học”
2. Lĩnh vực áp dụng: Bồi dưỡng học sinh năng khiếu bóng đá.
3. Mô tả bản chất của giải pháp
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau. Trò
chơi này thường dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ
nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Môn thể thao nầy không những chỉ có
tác dụng giáo dục người tập các phẩm chất đạo đức, ý chí, thể lực mà nó còn
góp phần tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tập thể.
Trong quá trình tập luyện và thi đấu, con người thường bộc lộ những tình cảm
và cá tính một cách xác thực nhất. Những tình huống gay go trong cuộc đấu,
những giây phút căng thẳng và mệt mỏi, dễ làm các cầu thủ thể hiện rõ bản chất
của mình, đồng thời là cơ hội thử thách rèn luyện họ trở nên cứng rắn hơn, có
kinh nghiệm giải quyết sự việc một cách đúng đắn và chín chắn hơn. Sự tập
luyện và thi đấu thường xuyên với toàn đội đã giáo dục cho các em có được ý
thức tập thể cao. Bóng đá là môn thi đấu có tính đối kháng mãnh liệt vì thế để

1


đạt được trình độ thi đấu cao, toàn đội cũng như từng cầu thủ phải có tinh thần
khắc phục khó khăn, ý chí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm. Qua tập luyện và
thi đấu bóng đá, dưới ảnh hưởng của lượng vận động người tập sẽ phát triển
toàn diện được các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm
dẻo, khéo léo linh hoạt và khả năng phối hợp, đồng thời các khả năng chức phận


của các cơ quan trong cơ thể cũng được tăng cường. Thi đấu bóng đá cũng là
một bộ phận của công tác tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật.
Ưu điểm
- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường.
Trường thành lập câu lạc bộ bóng đá trong năm học 2015-2016;
- Sự phối hợp nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm;
- Phần lớn học sinh yêu thích bóng đá và chịu khó tập luyện;
- Ở trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn bóng đá từ đó lôi
cuốn học sinh chơi và tập luyện;
- Môn bóng đá góp phần phát triển toàn diện các tố chất thể lực của học
sinh.
Hạn chế
Mặc dù được sự quan tâm đầu tư về tinh thần, cơ sở vật chất của nhà
trường, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh nhưng chất lượng học sinh năng
khiếu bóng đá chỉ dừng lại ở mức độ nhất định do những nguyên nhân sau:

2


- Do có những khó khăn nhất định nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa đầy
đủ: thiếu sân bãi, bóng, dụng cụ tập luyện. Việc mua sắm dụng cụ chưa kịp thời,
gần đến ngày thi đấu mới chuẩn bị dụng cụ để tập;
- Việc bố trí thời gian tập luyện còn nhiều bất cập. Thời gian tập luyện
không nhiều do còn học các môn văn hóa;
- Sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với thể dục thể thao nói chung và
với bóng đá nói riêng chưa đứng mức, nhiều lúc không cho các em tập luyện sợ
xảy ra tai nạn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc học hành của các em;
- Học sinh có năng khiếu đá bóng không nhiều.
3.2. Nội dung giải pháp
a) Mục đích của giải pháp

- Thành lập ra đội tuyển của trường để bồi dưỡng những học sinh tham gia
các kì hội thao hè, hội khỏe Phù Đổng. Tạo ra lớp vận động viên bóng đá là thế
mạnh trường, của huyện nhà;
- Tạo cho học sinh ham thích tập luyện thể dục thể thao nói chung và ở bộ
môn bóng đá nói riêng nhằm tăng cường sức khỏe để học tập ngày càng tốt hơn.
b) Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đang được áp dụng
- Thành lập câu lạc bộ bóng đá (mới áp dụng cho năm học 2015-2016);
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu môn bóng đá cho học sinh có
lịch tập luyện cụ thể hàng tuần.

3


c) Các bước thực hiện “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng môn bóng đá
cho học sinh Tiểu học”
- Bước chuẩn bị:
+ Để chuẩn bị tốt cho công tác tập luyện, ngay khi thực hiện tôi đã lên kế
hoạch cụ thể trình bày, tham mưu với nhà trường và các tổ chức đoàn thể, phụ
huynh học sinh, chuẩn bị tất cả các điều kiện về sân bãi, dụng cụ tập luyện và
những yếu tố này phải được nhất trí hoàn toàn;
+ Phát hiện học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng cho các em đến lớp 5.
Việc tuyển chọn vận động viên bóng đá là yếu tố quyết định thành tích sau này
nên công tác tuyển chọn phải hết sức thận trọng và chính xác. Để tuyển chọn
được những học sinh có năng khiếu chơi bóng thì trong thời gian giảng dạy, tập
luyện ở câu lạc bộ bóng đá, hội thao của trường, tôi phát hiện những học sinh có
tố chất đá bóng từ lớp đầu cấp để chọn vào đội tuyển trường tiến hành tập luyện
và nâng dần thành tích;
+ Thường xuyên theo dõi nắm bắt những tâm tư, tình cảm, tâm sinh lí, bố
trí thời gian tập luyện phù hợp với từng đối tượng, tham gia thi đấu;
+ Giáo viên đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để các em đạt được

trong buổi tập luyện.
- Một số kỹ thuật tập luyện bóng đá
+ Kỹ thuật di chuyển

4


Kỹ thuật di chuyển chính là kỹ thuật hoạt động không bóng của các cầu
thủ. Do trong quá trình thi đấu thời gian hoạt động không bóng của các cầu thủ
là rất lớn, cho nên phải thường xuyên thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy,
nhảy,… để phối hợp với đồng đội trong tấn công và phòng ngự.
Các biện pháp:
- Di chuyển không bóng theo các hướng: Về trước, sang bên và lùi sau;
- Di chuyển bật nhảy;
- Di chuyển bật nhảy về trước và dừng lại;
- Phối hợp các kỹ thuật với sự biến hóa về tốc độ.
+ Kỹ thuật tâng bóng
Tập luyện kỹ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một biện
pháp hữu hiệu giúp cầu thủ nắm chắc được tính năng và nâng cao khả năng
khống chế bóng. Các kỹ thuật tâng bóng chủ yếu: tâng bóng bằng mu chính
diện, má trong bàn chân, má ngoài bàn chân, đùi, đầu.
Các biện pháp:
- Dùng chân tập tâng bóng trong túi lưới: Một tay nâng dây túi lưới, lần
lượt dung mu chính diện của hai bàn chân để tâng bóng, rồi chuyển sang tâng
bóng bằng má trong, má ngoài bàn chân;
- Đứng tại chỗ, dùng hai chân tuần tự thay đổi nhau tiến hành tập tâng bóng;
- Thực hiện xen kẽ giữa tâng bóng cao và thấp hoặc liên tục tâng bóng thấp
không vượt quá gối;
5



- Tâng bóng liên tục bằng nhiều bộ phận của cơ thể như mu chính diện, má
trong, má ngoài bàn chân, đầu, đùi;
- Hai hoặc nhiều người liên tục thay nhau tiến hành tâng bóng: Từng người
luân phiên tiến hành tâng bóng hoặc đứng thành vòng tròn liên tục thay nhau
tiến hành tâng bóng (bóng không chạm đất).
+ Kỹ thuật đá bóng
Đá bóng là động tác của cầu thủ dùng một bộ phận nào đó của chân để đá
bóng một cách có mục đích về phía mục tiêu đã định. Đây là kỹ thuật cơ bản và
hay được sử dụng nhất trong thi đấu. Đá bóng chủ yếu được sử dụng để chuyền
bóng và sút cầu môn.
Căn cứ vào vị trí tiếp xúc của bàn chân với bóng mà ta có thể chia kỹ thuật
đá bóng ra làm nhiều loại khác nhau như: đá bằng lòng trong bàn chân, đá bằng
mu chính diện, đá bằng mu trong, đá bằng mu ngoài, đá bằng mũi bàn chân và
đánh gót…
Các biện pháp:
- Luyện tập không bóng: Đầu tiên cần giảng giải và hướng dẫn để học sinh
xác định rõ điểm tiếp xúc của chân với bóng và hình chân khi đá bóng trong
những kỹ thuật đá bóng khác nhau. Sau đó tiến hành tổ chức cho học sinh luyện
tập mô phỏng động tác đá bóng tại chỗ, rồi dần dần bổ sung và hoàn chỉnh động
tác với tốc độ tăng dần;

6


- Luyện tập đá bóng cố định: Một người giẫm lên nửa phần trước của bóng,
người khác sử dụng các kỹ thuật đá khác nhau để luyện tập kỹ thuật đá bóng;
- Đá bóng trong túi lưới: Treo túi lưới ở vị trí thích hợp, đứng nguyên tại
chỗ hoặc di chuyển và thực hiện các kỹ thuật đá khác nhau;
- Sút cầu môn: Chạy sút cầu môn khi bóng đang lăn về phía trước, lăn

ngược trở lại đến trước mặt hoặc lăn từ hai bên tới;
- Sút xa: Đứng nguyên tại chỗ hoặc di chuyển dùng mu trong bàn chân thực
hiện kỹ thuật sút xa.
+ Kỹ thuật đỡ bóng
Đỡ bóng là sử dụng một cách hợp lý các bộ phận của cơ thể để tiếp xúc
bóng, làm thay đổi tốc độ và phương hướng di chuyển nhằm khống chế bóng
trong phạm vi mà mình mong muốn.
Các kỹ thuật đỡ bóng chủ yếu: đỡ bóng bằng cạnh trong bàn chân, đỡ bóng
bằng gầm bàn chân, đỡ bóng bằng má ngoài bàn chân, đỡ bóng bằng mu chính
diện, đỡ bóng bằng đùi, đỡ bóng bằng ngực.
Các biện pháp:
- Luyện tập đỡ bóng đang lăn trên mặt đất
+ Mô phỏng các động tác kỹ thuật đỡ bóng tại chỗ;
+ Đứng tại chỗ đỡ bóng đang lăn thẳng tới. Hai người cách nhau từ 6-8m,
một người đá hoặc ném bóng lăn trên mặt đất, người kia đỡ bóng;

7


+ Sau khi sút bóng vào tường, chạy lên phía trước đỡ bóng đang lăn trên
mặt đất khi bóng bật trở ra;
+ Đỡ đường bóng đến theo đường chéo. Hai người đứng hai bên cách nhau
từ 4-6m cùng chạy về một hướng và đỡ bóng cho đồng đội chuyền đến theo
đường chéo rồi tiếp tục chạy và trả lại cho đồng đội.
- Luyện tập đỡ bóng bật đất
+ Tự tung bóng lên cao và đỡ bóng khi bóng bật đất nẩy lên, hoặc tự tâng,
đá bóng lên cao rồi chạy lên để đỡ bóng khi bóng bật đất nẩy lên;
+ Hai người đứng cách nhau khoảng 8m, một người đá hoặc ném bóng ở
một độ cao nhất định theo một đường cong, người kia thực hiện kỹ thuật đỡ
bóng bật đất.

- Luyện tập đỡ bóng trên không
+ Tự tung đỡ bóng từ trên cao rơi xuống và thực hiện kỹ thuật đỡ bóng;
+ Hai người thay nhau đá hoặc tung bóng lên cao và đỡ bóng ở trên cao rơi xuống;
+ Hai người một nhóm, một người đá bổng sang hai bên cho đồng đội,
người kia vừa chạy di chuyển vừa đỡ bóng ở trên không.
+ Kỹ thuật đánh đầu
Đánh đầu là dùng phần trán đánh bóng hướng về mục tiêu đã định trước.
Các kỹ thuật đánh đầu chủ yếu: Đánh đầu bằng trán chính diện, đánh đầu
bằng trán bên, bay người đánh đầu.

8


Các biện pháp:
- Tập mô phỏng động tác đánh đầu tại chỗ;
- Luyện tập đánh đầu với bóng cố định. Hai người một nhóm, một người
dùng hai tay giơ bóng cao ngang đầu, người kia đứng nguyên tại chỗ gập thân
trên dùng trán chính diện đánh vào bóng, mắt nhìn thẳng vào bóng;
- Đứng nguyên tại chỗ luyện tập đánh bóng treo hoặc tự mình tung bóng
lên cao và đợi bóng rơi xuống để thực hiện động tác đánh đầu;
- Chạy đà nhảy lên đánh đầu vào bóng treo;
- Hai người một nhóm, một người tung bóng, người kia chạy đà nhảy lên
đánh đầu;
- Đánh đầu vào cầu môn: Chạy đến gần điểm phạt đền nhảy lên dùng trán
chính diện hoặc trán bên đánh bóng vào cầu môn.
+ Kỹ thuật dẫn bóng
Dẫn bóng là động tác dùng chân liên lục tác động một cách có mục đích
vào bóng trong khi chạy để giữ bóng trong phạm vi khống chế của mình.
Các kỹ thuật dẫn bóng chủ yếu: Dẫn bóng bằng lòng trong bàn chân, dẫn
bóng bằng mu chính diện bàn chân, dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, dẫn

bóng bằng mu trong bàn chân.
Các biện pháp:
- Trong khi đang chạy chậm dùng mu chính diện hoặc mu ngoài bàn chân
dẫn bóng theo đường thẳng;
9


- Dùng mu trong hoặc mu ngoài bàn chân hướng vào trong hoặc ra ngoài
liên tục đẩy bóng từ 2 đến 3 lần. Sau đó đổi chân theo hướng ngược lại;
- Dẫn bóng theo đường thẳng sau đó đột ngột xoay 360 độ rồi sau đó tiếp
tục dẫn bóng;
- Dẫn bóng vượt chướng ngại vật: Lần lượt dẫn bóng vòng qua các cột mốc
rồi lại quay trở lại thực hiện động tác dẫn bóng;
- Dẫn bóng theo đường thẳng sút cầu môn hoặc dẫn bóng tự do qua chướng
ngại vật rồi sút cầu môn.
+ Kỹ thuật cướp, cắt bóng
Cướp bóng là việc sử dụng những động tác hợp lý, đúng luật để đoạt bóng
trong tầm khống chế của đối phương, còn cắt bóng là sử dụng những động tác
kỹ thuật cần thiết để đỡ hoặc phá những đường bóng chuyền của đối phương.
Các kỹ thuật cướp, cắt bóng chủ yếu: Cướp bóng chính diện, va chạm hợp
lý cướp bóng từ hai bên, xoạc bóng chính diện, xoạc bóng nghiêng từ phía sau.
Các biện pháp:
- Hai người một nhóm cách nhau khoảng 2m, một người dẫn bóng, người
còn lại bước lên phía trước thực hiện cướp bóng chính diện;
- Hai người một nhóm, một người dẫn bóng chạy chậm, người còn lại từ
bên cạnh thực hiện va chạm hợp lệ để tranh cướp bóng;
- Luyện tập xoạc bóng chết (cố định).

10



+ Thi đấu cọ xát
Khi các em đã vững các kỹ thuật bóng đá thì tổ chức thi đấu cho các em để
tích lũy kinh nghiệm thi đấu. Có thể tổ chức thi đấu ở đơn vị hay giao lưu thi
đấu ở đơn vị bạn. Quá trình thi đấu càng nhiều càng giúp cho các em ngày càng
nâng cao về kỹ thuật và chiến thuật trong thi đấu, tạo cho các em sự tự tin cần
thiết khi thi đấu các giải chính thức để đạt hiệu quả cao.
Trong năm học nhà trường có tổ chức thi đấu hai lần vào thời điểm 20
tháng 11 và 26 tháng 3 cho các em học sinh khối 4 và 5. Với vai trò là giáo viên
dạy thể dục và cũng là huấn luyện viên của đội bóng tôi đã hướng dẫn cho các
em những điểm mạnh của các kỹ thuật ở từng vị trí mà các em thi đấu để vận
dụng một cách có hiệu quả trong thi đấu. Đồng thời cũng chỉ ra những điểm yếu
để các em khắc phục dần nhằm đạt hiệu quả cao.
3.3. Khả năng áp dụng
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện và triển khai, áp dụng
trong trường Tiểu học trong thời gian qua và đã đạt được kết quả khả quan. Với
những kinh nghiệm mà tôi trình bày thì tất cả giáo viên dạy thể dục của các
trường Tiểu học đều có thể vận dụng được trong việc bồi dưỡng môn đá bóng
cho học sinh Tiểu học.
3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được do áp dụng giải pháp
Tôi tự thấy đã tìm được hướng đúng, cách làm đúng cho việc bồi dưỡng
môn bóng đá cho học sinh Tiểu học. Qua một năm thành lập câu lạc bộ, đội

11


bóng đá nhà trường tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, tỉnh đều có giải.
Đạt được một số thành tích như sau:
- Năm học 2015-2016
+ Huy chương đồng Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện;

+ Ba cầu thủ trong đội tuyển Huyện thi đấu đạt Huy chương đồng Hội khỏe
Phù Đổng cấp tỉnh.
Hiện nay đã chọn được một số cầu thủ và đang tiến hành tập luyện.
Trên cơ sở những thành tích đã đạt được ở năm nay, để duy trì thành quả và
nâng dần thành tích cho năm học sau, bản thân tôi sẽ tiếp tục luyện tập cho học
sinh và phát hiện thêm những em học sinh có năng khiếu để kịp thời cho hội
thao hè, hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả
cao.
Trên đây là một vài kinh nghiệm bồi dưỡng môn bóng đá của cá nhân của
tôi, mong rằng qua sáng kiến này nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp
để sáng kiến này hoàn thiện, được áp dụng rộng rãi hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo
Không có

Bến Tre, ngày……tháng……năm 20…

12


13



×