Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến phương pháp dạy từ vựng tiếng anh 6 hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.5 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………………………
1. Tên sáng kiến: “Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh 6 hiệu quả”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 6.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học ngoại
ngữ. Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạn chế, các em không
dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè cũng không dám sử dụng tiếng
Anh. Hơn nữa, trong quá trình học các em còn yếu về kỹ năng làm bài kiểm tra,
viết sai chính tả, ngữ pháp còn lúng túng, kỹ năng đọc hiểu thông tin còn hạn
chế, nhiều em chưa biết cách viết từ bằng tiếng Anh, có em viết ngay từ phiên
âm bằng tiếng Việt.
- Học sinh thiếu vốn từ, lười học từ vựng, mất dần vốn từ vựng căn bản, do
đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Đa số các em còn thụ động trong tư duy, khả năng phán đoán nghĩa của từ
còn hạn chế.
- Các em chưa nắm được phương pháp tự học ở nhà.
* Những ưu, nhược điểm của giải pháp đã – đang được áp dụng tại cơ quan,
đơn vị:
a) Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và chi bộ nhà
trường.
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp.
- Một số các em cũng có cố gắng và yêu thích học tập môn Tiếng Anh.


- Thư viện và thiết bị của nhà trường phục vụ khá tốt cho việc dạy học
ngoại ngữ.


b) Nhược điểm:
Theo phân phối chương trình hiện nay. Hầu như tiết nào cũng có từ mới
trong bài học và kể cả trong bài tập với một số lượng từ rất nhiều. Điều này chắc
chắn sẽ gây tâm lý quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết
học sau. Cho nên muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, giáo viên phải
làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và
hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
- Về phía học sinh: Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không
tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều, cũng rất khó khăn
trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà, đến khi giáo viên yêu
cầu các em sẽ không thành công.
+ Bởi vì môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là
vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh.
+ Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan
tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ
nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên,
chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì
thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác, do
vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên.
-Về phía giáo viên: Phương tiện đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu
dạy theo phương pháp mới.
Những ưu, khuyết điểm trên là tình hình thực tế mà tôi nắm bắt được thông
qua trao đổi, gặp gỡ trực tiếp với đồng nghiệp ở tại đơn vị và rất nhiều đơn vị bạn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1.Mục đích của giải pháp:

2



Đề tài được thực hiện nhằm nêu lên một số gợi ý để giải quyết những
vướng mắc mà giáo viên Tiếng Anh THCS thường gặp phải trong việc dạy từ
vựng. Qua đó, góp phần thực hiện một số mục tiêu:
- Giúp cho giáo viên phát huy được sự sáng tạo của mình và tìm ra những
phương pháp thích hợp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của việc gợi
mở từ vựng.
- Tạo điều kiện để học sinh thoải mái, tự tin hơn và có hứng thú hơn đối với
việc học bộ môn Tiếng Anh trong trường.
- Nâng cao nghiệp vụ cho bản thân.
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Nâng cao chất lượng bộ môn.
3.2.2. Nội dung giải pháp
3.2.2.1. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Điểm mới nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
- Áp dụng phương pháp mới để giảng dạy từ vựng ở các khối lớp.
- Kết hợp các loại hình luyện tập từ vựng đa dạng, phong phú của phương
pháp mới để giúp học sinh tham gia bài học một cách hào hứng, sôi nổi, chủ động.
- Hướng dẫn học sinh phương pháp học từ vựng trên mạng Internet và một
số phương pháp giúp học sinh nhớ từ nhanh và lâu dài. Học sinh biết cách sử
dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy từ mới.
- Cho học sinh nghe giọng đọc từ vựng của người bản xứ.
- Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua
những bài tập thực hành.
3.2.2.2. Cách thức thực hiện:
Để dạy từ vựng có hiệu quả, giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản:
a. Chọn từ để dạy:
Từ vựng là một phần quan trọng trong việc học tiếng Anh và dù ở bất cứ kỹ
năng nào học sinh cũng cần phải có một số vốn từ nhất định. Tuy nhiên giáo
3



viên không thể dạy và chú ý hết tất cả các từ vựng mới xuất hiện trong một bài.
Do đó không phải bất cứ từ mới nào cũng nên đưa vào để dạy và dạy như nhau.
Khi dạy từ vựng giáo viên cần xem xét:
- Từ chủ động (Active vocabulary): là những từ cần thiết cho học sinh hiểu,
nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
- Từ bị động (Passive vocabulary): là những từ mà học sinh chỉ cần hiểu và
nhận biết được khi nghe và đọc.
b. Những yếu tố cần làm rõ khi giới thiệu từ mới:
Những yếu tố này được cụ thể hóa bằng sơ đồ giới thiệu ngữ liệu như sau:
Chữ viết (spelling)
Ngữ âm (pronunciation)
Giới thiệu từ mới

Ngữ nghĩa (meaning)
Hình thái ngữ pháp (grammatical form)
Cách sử dụng (use)

c. Kiểm tra mức độ hiểu từ :
Sau khi đã làm rõ nghĩa từ và cách sử dụng từ, học sinh nên được thử dùng
ngay từ mới học qua các bài tập ứng dụng nhanh. Qua đây giáo viên có thể kiểm
tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh. Có nhiều hình thức kiểm tra mức độ
hiểu từ khác nhau:
- Hỏi câu hỏi có liên quan (questions): hỏi các câu hỏi sử dụng từ mới học:
Ví dụ : để kiểm tra từ mới “market”, giáo viên có thể hỏi: Is there a market
near your house?
- Nối từ với nghĩa (Matching words):
Ví dụ : English 6, Unit 8 ( B1)
A


B

Key:

1. wait for

a. quán ăn nhỏ ven đường

1. c

2. unload

b. đến ( nơi nào )

2. d

3. foodstall

c. chờ đợi

3. a

4. arrive at

d. bốc, dỡ xuống

4. B
4



3.2.3. Cách thức thực hiện của giải pháp mới:
Để giúp học sinh lớp 6 tiếp thu từ vựng một cách chủ động, hứng thú và có
hiệu quả trong các tiết học, trong năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng các hoạt
động như sau :
a. Qua thực tế giảng dạy:
- Giới thiệu cho các em làm quen với chủ điểm của chương trình tiếng Anh 6.
- Hướng dẫn các em cách tự học, cách soạn bài, cách soạn từ vựng một
cách khoa học.
Ví dụ: trong một đoạn văn có nhiều từ mới, lấy bút chì gạch chân những từ
mới đó, tra nghĩa từ ở phần phụ lục, ở sách hướng dẫn học tốt tiếng Anh 6, tự tra
từ điển hoặc lên lớp trao đổi với các bạn hay chủ động nhờ giáo viên giải thích
ngay trong tiết học.
- Cách viết một từ mới:
+ cách viết chính tả và phát âm đúng của từ
+ từ loại
+ câu ví dụ
+ những đặc điểm ngữ pháp (số nhiều, không đếm được…)
Ví dụ: bike (n) : xe đạp I go to school by bike.
- Trao đổi một số kinh nghiệm giúp các em nhớ từ lâu:
+ dùng bút highlight làm nổi bật từ mới.
+ đặt ví dụ cho từ mới học.
+ tập viết một từ mới nhiều lần, miệng đọc bằng tiếng Anh tay viết lên
bảng hoặc viết vào vở nháp đều đặn mỗi ngày.
+ thực hành ở mọi nơi mọi lúc.
Ví dụ: sau khi học bài nói về các đồ vật trong phòng khách (Unit 3 -A 1,2),
các em tự ôn tập từ vựng bằng cách chỉ vào đồ vật ở phòng khách nhà mình và
gọi tên những đồ vật ấy. Đây là phương pháp liên hệ thực tế giúp các em nhớ từ
vựng rất lâu.


5


- Giới thiệu từ vựng: Giáo viên có nhiều cách để giới thiệu từ mới, tùy theo
nội dung từng bài mà có thể kết hợp nhiều thủ thuật sao cho phù hợp nhất.
* Ứng dụng công nghệ thông tin:
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được phổ
biến rộng rãi và trở thành công cụ rất hữu ích. Vì vậy để tránh việc dạy “chay”
thì giáo viên nên soạn bài giảng của mình bằng giáo án điện tử. Với cách này sẽ
giúp giáo viên dễ dàng trong kĩ năng dạy từ như: nhìn hình đoán thông tin. Và
cũng rất thuận lợi trong việc thiết kế các trò chơi để kiểm tra từ: trò chơi ô chữ,
trò chơi Lucky Numbers, Noughts and Crosses,….Với những hình ảnh, biểu
tượng đẹp mắt sẽ dễ gây sự chú ý của học sinh, chúng có ấn tượng mạnh. Từ đó
rất dễ nhớ các từ có liên quan.
* Giới thiệu từ một cách trực quan:
+ Sử dụng phương tiện, vật thật: giáo viên cầm vật thật hoặc chỉ vào những
đồ vật xung quanh để làm rõ nghĩa từ vựng.
Ví dụ: + Unit 2 - part C2,3
T: Look at! This is a board. A board, A board.
Ss: A board (repeat in chorus)
T: What is this? (chỉ vào cái bảng)
Ss: A board.
+ Unit 5- part C1 (chủ đề về các môn học): Giáo viên có thể sử dụng các
cuốn sách giáo khoa của các em để giới thiệu về các môn: Math, English, ...
Đây là một thủ thuật dạy từ có hiệu quả cao, trực tiếp, gây hứng thú và tạo
ấn tượng khó quên.
+ Sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ:
Ví dụ: + Unit 4- part C (chủ đề sẳn sàng để đến trường): get up, get
dressed, brush teeth, wash face, have breakfast, go to school…
Trình bày cụm động từ “ wash face” (rửa mặt) qua hành động như sau:

T: Look. (làm điệu bộ rửa mặt) I wash my face. WASH MY FACE. WASH
MY FACE. Can you say and do it?
6


Ss: WASH MY FACE. (vừa nói vừa làm hành động)
T: again.
Ss: WASH MY FACE.
+ Sử dụng tranh ảnh: Tranh ảnh sưu tầm từ báo chí, lịch; tranh scan màu,
tranh tải về từ Internet…
Ví dụ: + Unit 14- part A (Chủ đề về danh lam thắng cảnh): có thể sưu tầm
từ lịch, tải từ Internet các tranh như: Hue citadel, Ngoc Son temple, Ha Long
Bay…

Hue Citadel

Ha Long Bay

Ngoc Son Temple

* Giới thiệu từ qua tình huống ngữ cảnh:
+ Sử dụng câu ví dụ: đưa ra những ví dụ minh họa, dùng từ trong tình
huống ngữ cảnh.
Ví dụ: Giới thiệu từ Drinks (English 6, Unit 10 - C 3,4)
T: There are a lot of drinks: milk, water, orange juice……
+ Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Ví dụ:
Từ trái nghĩa: - Unit 9: miêu tả người ( A3,4 )
+ tall (adj) # short (adj)
+ She isn’t weak. She is strong

- Unit 9: màu sắc ( B2,3 )
+ black (adj) # white (adj)
Từ đồng nghĩa:
+ play soccer = play football ( Unit 5 )
+ a flat = an apartment ( Unit 7 )
7


+ Giới thiệu từ bằng cách dịch: Giáo viên dùng những từ tương đương
trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng
phương pháp này khi không còn cách nào khác, phương pháp này thường được
dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời
gian không cho phép. Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
Ví dụ: Giới thiệu từ feel (English 6, Unit 10: Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh
(A1+A2)
T: How do you say “ cảm thấy” in English?
Ss: feel
Những thủ thuật giới thiệu từ vựng này nên được kết hợp với nhau và sự
linh hoạt của người giáo viên trên bục giảng quyết định đến hiệu quả của tiết dạy.
* Một số thủ thuật để kiểm tra và phát triển từ vựng cho học sinh:
- Sử dụng từ mới để hỏi những câu hỏi đơn giản:
Ví du : Từ “ market” (Unit 7)
Does your mother often go to the market?
Thủ thuật này dùng để kiểm tra nhanh mức độ hiểu nghĩa từ và cách sử
dụng của từ mới giúp học sinh thực sự hiểu từ vựng và cách sử dụng chúng.
- Viết các tính từ mô tả thích hợp cho các danh từ:
Ví dụ : Unit 9 - mô tả bộ phận cơ thể người:
a. Face : round, oval…

c. Hair: long, short, curly….


b. Lips: full, thin

d. Nose : big, …

- Sử dụng trò chơi ngôn ngữ (language games) như Bingo, Chain game,
What and Where, Slap the board, ... trò chơi tạo sự hứng thú trong học tập, củng
cố sự yêu thích học ngôn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng.
Bên cạnh đó, với quy định của Bộ giáo dục về việc giãn chương trình
khung, học sinh có nhiều tiết ôn tập như hiện nay, giáo viên có điều kiện thời
gian nhiều để củng cố và hệ thống lại vốn từ qua các bài tập. Giáo viên có thể
hình thành hệ thống kiến thức bằng cách sử dụng một số bài tập để khắc sâu.

8


Tăng cường các loại hình bài tập và số lượng bài tập để giúp cho các em cũng cố
và ghi nhớ bền chắc về nghĩa của từ và nét viết của từ.
Ví dụ: + Hệ thống hóa các từ theo chủ điểm :
a. Nghề nghiệp: student, teacher, nurse, doctor, engineer, driver, ...
b. Gia đình: sister, brother, father, mother, children, uncle, aunt, ...
f. Giao thông: bus, plane, bike, car, truck, accident, traffic light,...
g. Các hoạt động thể thao và giải trí: play soccer, listen to music, read....
+ Những dạng bài tập gợi ý: Networds, Hangman, Jumbled words, ...
b. Qua trao đổi với đồng nghiệp:
- Chỉ dạy những từ trọng tâm, dạy từ trong tình huống ngữ cảnh giúp học
sinh dễ hiểu hoặc sử dụng phương pháp trực quan để gợi mở, dẫn dắt và giúp
học sinh luyện tập thực hành.
- Thường xuyên kiểm tra từ vựng qua các dạng bài tập hoặc trò chơi ngôn
ngữ giúp học sinh hứng thú và tham gia tích cực vào giờ học.

- Tích cực dự giờ đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm và phương pháp
dạy từ vựng nói riêng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy từ vựng
không những cho học sinh khối 6 mà còn có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp
7, 8, 9. Hiệu quả đạt được của các biện pháp trên là nhờ vào sự linh hoạt và kết
hợp nhuần nhuyễn của giáo viên. Nếu trong từng bài dạy phối hợp và sử dụng
tốt các phương pháp, thủ thuật dạy từ vựng thì các em sẽ hoạt động tích cực hơn,
tiết học sẽ sinh động và kiến thức bài học sẽ sâu hơn, vận dụng vốn từ vựng đã
học để giải quyết một vấn đề sẽ cụ thể, dễ dàng hơn. Qua đó các em sẽ yêu thích
học bộ môn Tiếng Anh hơn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Trong những năm học trước, khi chưa áp dụng thường xuyên các phương
pháp, thủ thuật này, kết quả khảo sát đầu học kì II cho thấy đã có khoảng 60 –
9


70% học sinh thiếu vốn từ vựng do lười học từ vựng hoặc một số em có học
nhưng đã quên những từ trọng tâm theo chủ điểm của chương trình HKI, do đó
khi rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết các em còn hạn chế. Một số
em nắm được từ vựng nhưng sử dụng một cách máy móc và hầu hết học sinh lo
sợ khi giáo viên kiểm tra từ vựng đầu tiết học.
Sau một thời gian vận dụng các biện pháp trên tôi thấy rõ hiệu quả công
việc. Đã có khoảng 75% học sinh nắm vững từ vựng và nhớ các từ trọng tâm
theo chủ điểm. Kĩ năng giao tiếp và 4 kĩ năng cơ bản của các em cũng dần được
cải thiện hơn.
- Các giờ dạy trở nên sôi nổi, ít gò bó và đạt hiệu quả khá tốt.
- HS có tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng trong học tập.
- Học sinh cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp bằng Tiếng Anh.

Qua cách thức thực hiện như trên, số học sinh tham gia các giờ học tích cực
và yêu thích bộ môn hơn. Cụ thể trong năm học 2014-2015 và năm học này kết
quả như sau:
- Năm học 2014-2015:
1. Đầu năm:

34

2

5,9

5

14,7

16

47,1

33

4

12,1

6

18,2


15

45,4

63
34
3
4
6
33
3
2. Cuối học kì I:

8,8
9,1

5
6

14,7
18,2

17
11

50,0
33,3

Yếu
SL %

23,
8
5
15,
5
2
4 11,8
8 24,2

Trung bình
SL
%
15
44,1
10
30,3
14
41,2
11
32,4

Yếu
SL %
5 14,7
3
9,1
4 11,8
6 17,6

Lớp

61
62

Lớp
61
62
63
64


số


số
34
33
34
34

Giỏi
SL
%

Giỏi
SL %
4 11,8
8 24,2
10 29,4
5 14,7


Khá
SL
%

Khá
SL
%
9
26,5
11 33,4
5
14,7
11 32,4

Trung bình
SL
%

Kém
SL %

Kém
SL %
1
2,9
1
3,0
1
2,9
1

2,9

3

8,8

3

9,1

5
5

14,7
15,2

10


3. Cuối học kì II:
Lớp
1

6
62
63
64


số

34
33
34
34

Giỏi
SL
12
18
14
13

%
35,3
54,5
41,2
47,1

Khá
SL
10
9
9
11

%
29.4
27,3
26,5
32,4


Trung
bình
SL
%
11 32,4
5
15,2
8
23,5
2
5,8

Yếu
SL
1
1
3
5

%
2,9
3,0
8,8
14,7

Kém
SL
0
0

0
0

%
0
0
0
0

- Năm học 2015-2016:
1. Đầu năm:
Lớp

Giỏi


số

SL
6
37
5
2
6
35
4
3
6
38
7

4
6
39
8
2. Cuối học kì I:
1

Lớp
1

6
62
63
64

Sỉ
số
37
35
38
39

%
13,5
11,4
18,4
20,5

Khá
SL

7
6
5
8

Giỏi
SL
15
8
16
14

%
40,6
22,8
42,1
35,9

%
18,9
17,1
13,2
20,5
Khá

SL
12
12
8
13


%
32,4
34,3
21,1
33,3

Trung
bình
SL %
18 48,7
15 42,9
20 52,6
18 46,1
Trung
bình
SL
%
7
18,9
10 28,6
13 34,2
12 30,8

Yếu
SL
6
8
5
4


%
16,2
22,9
13,2
10,3
Yếu

SL %
3 8,1
5 14,3
1 2,6
0
0

Kém
SL
1
2
1
1

%
2,7
5,7
2,6
2,6

Kém
SL

0
0
0
0

%
0
0
0
0

3.5.Tài liệu kèm theo: Không có.
Mỏ Cày Nam, ngày 11 tháng 4 năm 2016

11



×