Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.78 KB, 14 trang )

Trường TH Trần Hưng Đạo-Huyện Eakar Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng
MỤC LỤC
Danh mục chữ cái viết tắt ………………………………….. trang 02
A. Lý do chọn đề tài ………………………………………….……03
B- Nội dung ……………………………………………… …..…..03
I- Cơ sở lý luận ………………………………………………….……03
II- Thực trạng …………………………………………………....…..04
III- Các phương pháp cụ thể ……………………………,,,….…...04
1/ Presentation (Giới thiệu từ) ……………………………,,,,,….…04
2/ Teaching (Dạy từ) ………………………………………………...05
3/ Practice (Luyện tập) ……………………………………………...07
IV- Hiệu quả đạt được ……………………………………………...10
V- Kết luận …………………………………………………………...11
C- Ý kiến đề xuất ……………………………………………… ...11
Phụ lục ……………………………………………………………13
Nhận xét của hội đồng khoa học …………………………………14
Năm học: 2009 – 2010 Người viết: Phan Thị Thuý Kiều
1
Trường TH Trần Hưng Đạo-Huyện Eakar Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ex Example
T Teacher
Sts Students
U Unit
Sec. Section
P Page
WB Work Book
StB Student Book
SGV Sách giáo viên
SGK Sách giáo khoa
ĐDDH Đồ dùng dạy học


Năm học: 2009 – 2010 Người viết: Phan Thị Thuý Kiều
2
Trường TH Trần Hưng Đạo-Huyện Eakar Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG
TIẾNG ANH TIỂU HỌC
A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ cuối thế kỷ XX, loài người đã bước vào thời kỳ mới của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật; đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội
trên phạm vi toàn thế giới. Và ngày nay trước thềm thế kỷ XXI, thế giới đang đứng
trước ngưỡng cửa của nền văn minh tin học; con người không chỉ biết lao động bằng
tay chân mà phải lao động bằng trí óc; phải biết chinh phục đỉnh cao của trí tuệ áp
dụng khoa học vào cuộc sống. Mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay đều gắn với
những thành tựu tiến bộ của khoa học. Để có được điều này, đòi hỏi con người phải có
sự giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế. Muốn vậy chúng ta phải biết ngoại ngữ và sử dụng
nó một cách thành thạo. Chính vì vậy mà tôi thấy việc dạy và học ngoại ngữ trong các
nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc.
Một trong các ngoại ngữ đang dạy và học phổ biến ở các trường phổ thông và
tiểu học Việt Nam hiện nay là Tiếng Anh. Việc học ngoại ngữ hiện nay không chỉ để
biết mà còn để làm việc, để giao lưu học hỏi với bạn bè quốc tế.
Bất cứ một ngôn ngữ nào khi giao tiếp chúng ta cũng cần phải có một vốn từ nhất
định để trình bày diễn đạt. Mặt khác, với lứa tuổi học sinh tiểu học việc tiếp thu sâu
sắc bản chất của một ngôn ngữ còn quá khó. Chúng ta chỉ cần yêu cầu các em hiểu và
biết được “Tiếng Anh” là gì? Từ ngữ trong Tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là gì? Để có
được một câu hay và hoàn chỉnh đúng ngữ pháp trước hết các em phải có nguồn từ
vựng phong phú và cách dùng từ như thế nào cho hợp lý. Và làm sao để học và nhớ
được từ? … Đây cũng chính là lý do làm tôi suy nghĩ và chọn đề tài này nhằm mục
đích đưa ra phương pháp làm thế nào để học sinh, mà chủ thể chính ở đây là học sinh
tiểu học, nhớ từ vựng một cách tốt hơn.
B- NỘ I DUNG
I- Cơ sở lý luận

Đây là một đề tài mang tính chất hẹp, với mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, khả
năng sáng tạo của học sinh; nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các
em, hướng học sinh là các chủ thể hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo, mạnh dạn
trong giao tiếp và sử dụng tốt ngoại ngữ trong việc đọc và nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã tham khảo quá trình giảng dạy thực tế của bản thân
cũng như của các đồng nghiệp; và ngoài ra còn dựa vào một số tài liệu chuyên ngành
như: Let’s Learn English Book 1-2-3; Teacher’s Book; Work Book; Techniqiues in
Năm học: 2009 – 2010 Người viết: Phan Thị Thuý Kiều
3
Trường TH Trần Hưng Đạo-Huyện Eakar Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng
Teaching Vocabulary; A Course in TEFL Theory; ELTTP me Thodologg Caurse
(Oxford University Puss-Auen.V.F)
II- Thực trạng
Qua thực dạy bộ môn tiếng Anh ở tiểu học tôi nhận thấy một thực trạng chung là
hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn tiếng Anh; vẫn còn lơ là
xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học. Nên trong quá trình học các em vẫn chưa
tập trung cao độ để bài học có kết quả cao.
Một trong các thực trạng khó khăn chung nữa đó là mức độ tiếp thu của các em còn
hạn chế trong khi thời lượng dành cho môn học này lại quá ít; hơn nữa đặc thù một lớp
học ở Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên việc tập trung chú ý cũng như
việc rèn luyện thực hành còn hạn chế.
Mặc dù sách giáo khoa đã rất hiện đại về cấu trúc chủ điểm bài học, gần gũi với
cuộc sống hằng ngày sát với mục đích nhu cầu hứng thú của của các em, song qua các
bài giảng và tiếp xúc với học sinh tôi luôn nghĩ làm thế nào để dạy và học có hiệu quả
hơn, sáng tạo hơn để học sinh vừa thích thú vừa hiểu bài, bài dạy đạt chất lượng về
chiều sâu hơn. Trong một bài học được chia làm nhiều tiết dạy, tổng hợp cả việc dạy từ
vựng, ngữ pháp và cả việc thực hành cùng trong một tiết học với thời lượng 40 phút.
Nhưng ở đây tôi chỉ đề cập riêng đến việc dạy từ vựng trong một tiết học như trên để
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và đồng thời đối với giáo viên cũng dễ thực
hiện.

III- Các phương pháp cụ thể
Kỹ thuật dạy từ vựng khác nhau tuỳ theo trình độ và lứa tuổi của người học và tuỳ
vào lĩnh vực từ vựng thuộc loại nào. Trong quá trình dự giờ các đồng nghiệp của mình
và qua việc học tập nghiên cứu các tài liệu cũng như từ thực tế giảng dạy tôi đã rút ra
được một số phương pháp thủ thuật dạy từ vựng mà tôi đã thực hiện và cho thấy hiệu
quả cao, bài học lôi cuốn có hứng thú như sau:
1/ Presentation (Gi ới thiệu từ)
Đây là phần giới thiệu từ vựng. Người dạy phải giới thiệu cho người học biết được
hình thái (cách phát âm và chữ viết) và ngữ nghĩa của từ.Với phần này người dạy có
thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table(cái bàn) người dạy đọc từ này ra và viết lên bảng (giới thiệu
hình thái từ) và giới thiệu nghĩa từ bằng các cách sau:
- Dùng đồ vật thực trong lớp(realia), hoặc các đồ chơi của trẻ em , mô hình (toys,
objects, visuals)…
- Vẽ trực tiếp hình trên bảng (drawing), dùng tranh ảnh (pictures); biểu đồ
(charts); tranh treo tường; tấm bìa có dán tranh cắt ra từ các hoạ báo hay tạp
chí…
Năm học: 2009 – 2010 Người viết: Phan Thị Thuý Kiều
4
Trường TH Trần Hưng Đạo-Huyện Eakar Nghiên cứu phương pháp dạy từ vựng
- Cho người học bắt chước, người dạy dùng nét mặt cử chỉ diệu bộ, hành động
(body language, action) …
- Đối chiếu, so sánh với những từ đã học (Synonym/Antonym - đồng nghĩa và
phản nghĩa).
- Liệt kê tên (Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house(ngôi nhà) người dạy có thể
liệt kê các thành phần có liên quan đến ngôi nhà như: window, door, room,
bathroom, living room…
- Cho định nghĩa (Definition); giải thích (Explanation); diễn giảng (Paraphrasing);
ví dụ (Example) hoặc dịch nghĩa từ (Traslation).
- Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của từ qua một số bài tập đơn giản như: tra từ

điển, ghép từ và tranh minh hoạ từ, ghép từ và nghĩa…
2/ Teaching (Dạy từ)
- Khi dạy nghĩa từ, người dạy không nên dịch nghĩa từ suông; mà cần cho ví dụ
minh hoạ cho nghĩa và cách dùng từ để người học hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng
Tiếng việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk…: người dạy vừa giới thiệu hình thái của từ vừa giới
thiệu nghĩa từ đồng thời cho một ví dụ để học sinh nhớ bắng cách
T:(chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table(Đây là một cái bàn). A table. A
table.
Sts: A table.
T: (chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: cái bàn.
Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa biết đặt câu với từ table.
(Tiếp tục với các từ còn lại)
- Sau khi giới thiệu nghĩa từ; để kiểm tra lại mức độ tiếp thu của người học,
người dạy yêu cầu người học nói lại nghĩa của từ bằng tiếng Anh/Việt tuỳ trình
độ. Bước này giúp cho người học hiểu và khuyến khích họ lắng nghe cách dùng
từ trong văn cảnh Tiếng Anh. Ví dụ muốn kiểm tra lại người học nghĩa của từ
house, người dạy có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi nhà và người
học sẽ chỉ ra nghĩa của từ house.
- Với người học Tiếng Anh là học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là
điều vô cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế người dạy không nên cho
ngưòi học ngồi lặp lại từ quá nhiều lần. điều này dễ làm cho các em chán và
không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa từ. Các em sẽ được kiểm tra cách
Năm học: 2009 – 2010 Người viết: Phan Thị Thuý Kiều
5

×