Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến rèn kĩ năng nói, viết qua phân môn tập làm văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.5 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………………
Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng nói, viết qua phân môn Tập làm văn lớp 3
1. Lĩnh vực áp dụng: Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nơi các em bước vào ngưỡng cửa của tri
thức. Giai đoạn này các em được cung cấp tri thức thông qua các môn học. Mỗi
môn học có nhiệm vụ riêng, có hướng giáo dục tri thức riêng nhưng vẫn tác
động qua lại lẫn nhau, tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp học sau.
Trong chương trình tiểu học mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là hình thành và
phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Riêng môn Tập làm văn
là phân môn thực hành và rèn luyện tổng hợp 4 kĩ năng này. Nó có tính chất kết
hợp các phân môn khác trong tiếng việt. Ở môn Tập làm văn lớp 3 các em được
học các dạng bài: Điền vào giấy tờ in sẵn; Viết thư; Ghi chép sổ tay. Viết được
đoạn văn ngắn kể về người thân, gia đình, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao,
văn nghệ… Nội dung của các bài tập này rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt bằng
lời nói hoặc viết về một chủ đề nào đó.
Ưu điểm của giải pháp: Qua tiết Tập làm văn các em có khả năng xây
dựng văn bản nói và viết. Để thực hiện dạy tốt người giáo viên phải thâm nhập
cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Từ và câu…Tuy nhiên
trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc rèn kĩ năng nói, viết cho học
sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu kĩ mục tiêu các tiết dạy, nhấn mạnh được
thể loại văn, nội dung của đề bải, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp các em nói, viết được đoạn văn
đúng yêu cầu.



Khuyết điểm của giải pháp: Nếu sự đầu tư tiết dạy chưa sâu dẫn đến
hiệu quả dạy học chưa cao. Chẳng hạn, đôi khi khả năng diễn đạt của giáo viên
còn hạn chế, ngôn ngữ chưa được trao chuốt. Kiến thức còn hạn hẹp theo sách
giáo khoa và chỉ nêu theo trình tự câu hỏi gợi ý, chưa mở rộng ý nhiều hoặc
chưa khắc sâu kiến thức cho các em. Đặc biệt là khâu nhận xét sửa bài cho học
sinh chưa được sâu sát. Giáo viên và học sinh thường nhận xét một cách chung
chung chưa cụ thể nên học sinh khó khắc phục được hạn chế ở bài văn của
mình. Ngoài ra cần lưu ý các em chưa nắm kĩ yêu cầu nên viết chưa đúng yêu
cầu đề bài. Ví dụ: Khi yêu cầu viết về một người lao động trí óc có em lại viết
về một người làm vườn hoặc làm chỉ hay viết thư để làm quen và hẹn bạn cùng
thi đua học tốt có em lại viết thư thăm bạn kể về một chuyến đi chơi. Việc sử
dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý cách sử dụng từ
hoặc trau chuốt thế nào cho từ đó hay hơn trong câu văn. Có một số từ do được
nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các em vẫn vô tư sử
dụng trong bài văn của mình. Một số đề bài chưa gần gũi với học sinh như: Lễ
hội; Tin thể thao…Dụng cụ trực quan còn thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học
sinh không hiểu, không nắm được thông tin. Bên cạnh đó học sinh lớp 3 vốn
ngôn ngữ các em chưa nhiều. Các em viết câu còn rời rạc, chưa liên kết theo
logic, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. Phần
lớn học sinh dùng lời cô hướng dẫn để viết bài của riêng mình. Một số em còn
ham chơi, kém linh hoạt hoặc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của
giáo viên thì hiệu quả không cao lắm. Đây cũng là môn học khó nên còn nhiều
học sinh còn ngại học, lười suy nghĩ, có em viết bài qua loa cho xong chuyện,
dùng từ, viết câu chưa mạch lạc, viết đoạn văn còn nghèo ý;
Ngoài ra việc tổ chức việc học trên lớp đôi khi chưa phát huy được ngôn
ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy sự mạnh dạn, tự tin trong học
tập;
Qua việc chấm chữa bài khảo sát chất lượng đầu năm 2014-2015 chất
lượng đạt được như sau:
Điểm 5


Điểm 4

Điểm 3

Điểm 2
2

Điếm 1


SL TL
7/34 20,6

SL
8/34

TL
23,5

SL
8/34

TL
23,5

SL
7/34

TL

20,6

SL
4/34

TL
11,8

Từ thực tế cho thấy chất lượng môn Tập làm văn đầu năm 2014 - 2015 rất
thấp. Học sinh chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý, viết còn lặp từ, trùng ý. Do học
sinh chưa có vốn từ vựng nhiều, hiểu biết thực tế còn ít nên ý văn nghèo nàn,
câu văn lủng củng, chưa biết diễn đạt câu văn có hình ảnh. Các em chựa viết
được đoạn văn có ý tưởng phong phú. Đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi giáo
viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt hiệu quả;
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp Rèn kĩ
năng nói, viết ở phân môn Tập làm văn lớp 3. Qua giảng dạy tôi hi vọng góp
phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng việt.
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tôi luôn xác định cho mình nhiệm vụ quan trọng trong việc dạy Tập làm
văn lớp 3 là rèn cho học sinh kĩ năng nói viết đoạn văn giàu hình ảnh. Góp phần
dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy nó có có liên
quan đến các môn học khác. Học tốt môn học này sẽ giúp các em học tốt các
môn học khác, đồng thời rèn được kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Giáo dục các
em biết yêu cảnh đẹp, yêu quê hương đất nước, có tình cảm lành mạnh trong
cuộc sống, nhằm phát huy sự trong sáng của Tiếng việt, hình thành nhân cách
con người Việt Nam.
2.2. Điểm mới của giải pháp
Để thực hiện tốt mục tiêu trên đòi hỏi giáo viên phải có những tính mới
trong giải pháp nghiên cứu như biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương

pháp và hình thức dạy học để giờ học diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả. Bỡi
vì dạy Tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh là không phải chỉ tìm ra
một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy
nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải
3


vận dụng vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra câu hỏi, phân tích, sắp
xếp tri thức đó. Vì vậy, trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm,
biết dẫn dắt, gợi mở để giúp học sinh tăng thêm sự nhạy bén, hứng thú trong học
tập;
Qua giảng dạy từ những năm học trước trong tất cả các môn học, các em
có sự tiến bộ ở môn Tập làm văn. Những kết quả giảng dạy của bản thân thường
xuyên cập nhật vào sổ tay để so sánh, rút kinh nghiệm từng thời điểm, trong năm
học và so sánh kết quả những năm học trước. Từ đó đề ra biện pháp giảng dạy
đạt hiệu quả cao hơn. Đề tài là sự tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chắt lọc về
các biện pháp dạy học. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thiết thực
trong việc đổi mới phương pháp giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong
nhà trường.
2.3. Giải pháp đã thực hiện
Giải pháp kỹ thuật: Giáo viên vận dụng kỹ thuật, nghệ thuật trong giao
tiếp, bồi dưỡng vốn sống cho học sinh bằng hình thức trực tiếp như cho học
sinh quan sát trải nghiệm những gì sẽ phải nói viết hoặc bồi dưỡng gián tiếp qua
sách vở giúp các em nói, viết đoạn văn có hình ảnh, cảm xúc;
- Giao tiếp với các đồng nghiệp để trình bày và tham khảo ý kiến những
việc sẽ thực hiện;
- Kỹ thuật trong giáo dục và trong dạy học, giúp từng đối tượng học sinh
tiếp thu một cách tích cực, chủ động và sáng tạo những nội dung mà giáo viên
muốn truyền tải.
Giải pháp quản lý: Xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các biện

pháp đã đề ra, kiểm tra việc thực hiện. Trên cơ sở đó nhận định, đánh giá kết quả
đạt được trong từng thời gian. Kịp thời động viên, tuyên dương những tiến bộ,
những thành tích đạt được của học sinh. Rút ra những khó khăn, hạn chế và tìm
hướng khắc phục.
Giải pháp tác nghiệp: Thông qua dự giờ, thao giảng, thông qua các cuộc
họp chuyện môn trao đổi với các đồng nghiệp để đánh giá mức độ thực hiện các
biện pháp đã thực hiện.
4


Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Giáo viên tăng cường nghiên cứu
việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng ý nghĩa hoặc bản đồ tư duy
để áp dụng vào các tiết dạy;
Các giải pháp trên được đan xen vận dụng vào việc tổ chức thực hiện cụ
thể bằng những biện pháp như sau:
a. Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến
thức giữa các phân môn Tiếng Việt
- Với thể loại nói, viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được
rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý ở sách giáo khoa và viết một đoạn
văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia đình, người
lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường…;
- Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng
tượng không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết
trình bày đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ đó bài văn nói,
viết nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ “Kể lại việc em đã làm để
bảo vệ môi trường”, các em chỉ kể “ trên đường đi học, em thấy một cây xanh
còn non bị ngã, em đỡ cho cây đứng dậy. Trưa tan học về thấy một bác đổ rác
xuống sông em liền chạy đến khuyên bác không nên vứt rác xuống sông sẽ làm
ô nhiễm môi trường nước, em rất vui mừng vì đã bảo vệ môi trường”. Bên cạnh
đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do ít kiến thức về vốn

sống;
- Việc sử dụng và mở rộng vốn từ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra khả năng
diễn đạt giáo viên đôi lúc còn hạn chế, ngôn ngữ chưa được trau chuốt, chưa
hướng sâu vào trọng tâm của đề bài;
- Như vậy, để khắc phục những hạn chế trên, giáo viên cần tổ chức tốt các
hoạt động trong giờ Tập làm văn, nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn
các phương pháp và hình thức phù hợp với từng bài đặc biệt cần hiểu rõ tính tích
hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt để từ đó giúp các em trang bị vốn
kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập đọc,
Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn sắp
5


học. Giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối tượng
cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào sổ tay, với những sự
việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia, giáo viên
khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên ti vi,…hoặc hỏi
những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị những kiến thức cơ
bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình bày
được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị kiến thức cho
học sinh, giáo viên không nên áp đặt các em vào một khuôn mẫu nhất định như
chỉ định học sinh phải quan sát một bức tranh, một sự vật, con người hay một
công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với
bất cứ một đề tài nào của một tiết Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên
hệ mở rộng để các em phát huy được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.
Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể khuyến khích các em viết theo ý của
mình không nhất thiết bám sát vào câu hỏi gợi ý mà yêu cầu đoạn văn viết hay
và mạch lạc là tốt. Trong quá trình quan sát, hỗ trợ học sinh viết bài, giáo viên
có thể phát hiện những điểm yếu của từng học sinh để tìm cách giúp đỡ học sinh
hoàn thành nhiệm vụ, không nên để tình trạng có học sinh không thể viết được

đoạn văn theo yêu cầu.
b. Tìm hiểu nội dung đề bài
- Xác định rõ yêu cầu các bài tập
- Ở mỗi đề tài của loại bài Tập làm văn nói, viết, giáo viên cần cho học
sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập. Giúp học sinh tự xác định đúng yêu cầu
bài tập để khi thực hành các em sẽ không chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung
đề tài cần luyện tập.
c. Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý
Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói, viết thường có câu hỏi gợi ý,
các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn. Học
sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên
cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung
từng câu, từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ,
6


đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế
được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với
nhau trong đoạn văn.
d.Tìm hiểu các câu gợi ý
Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em
hiểu nghĩa của các từ ngữ có trong câu hỏi để học sinh hiểu và trình bày đúng
yêu cầu, các từ ngữ này có thể là các từ khó hoặc từ địa phương. Nếu là từ địa
phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh
làm bài dễ dàng hơn.
đ. Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ
- Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh
lúng túng khi diễn đạt ý, do đó ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng
tạo. Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý
tưởng phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều

học sinh được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa
chữa sai sót cho học sinh;
- Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình
cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song
song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả
lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay. Từ
đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn có
hình ảnh có cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh
động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt
trong cuộc sống.
e. Hướng dẫn tìm ý
- Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý
tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn
khổ nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn nói,
viết hoàn chỉnh về nội dung, với những ý tưởng trong sáng, giàu hình ảnh và
ngây thơ chân thật. Để thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh
7


một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động. Từ đó học sinh
dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn. Trong một tiết Tập làm
văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hình ảnh, sự việc…mà
các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế. Giáo viên khơi gợi cho học sinh
nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực
tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn đạt. Nếu trong một bài Tập làm
văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực
hành một cách chính xác theo các gợi ý, bài làm như thế tuy đủ ý nhưng không
có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài giáo
viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng
thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử dụng các

biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình
ảnh, sinh động, sáng tạo. Ngoài phương án đó giáo viên có thể sử dụng mạng ý
nghĩa để giúp các em tìm kiếm và phát triển diễn đạt ý tưởng, tạo cho các em
mạnh dạn, tự tin trong học tập. Sử dung mạng ý nghĩa là sử dung một đồ dùng
dạy học một biện pháp dạy học cụ thể tạo điều kiện cho các em diễn đạt một
cách chủ động, sáng tạo trong dạy Tập làm văn. Chẳng hạn khi tìm hiểu đề học
sinh đã định hình cụ thể nói hay viết đối tượng đó là ai? Là gỉ? Ở đâu? Lúc nào?
vào khung chủ đề. Để thực hiện hoạt động này giáo viên sử dụng mô hình như
khung ngôi nhà, hình tròn… Trên nền khung hướng dẫn học sinh viết thêm chi
tiết vào;
Ví dụ: Nói về quê hương các em tập trung suy nghĩ về quê hương đã xác
định khung chủ đề và viết ra bất kì từ ngữ nào liên quan đến quê hương mình
đang nghĩ đến;
- Giáo viên gợi ý kích thích sự hồi tưởng của các em. Ví dụ:
Đường làng
Vườn cây

Quê
hương em

thành phố
đèn xanh, đèn đỏ

Ao cá

nhà cao tầng

Nông thôn

công viên


8


- Lập dàn ý , sắp xếp các ý đã có trong mạng ý nghĩa và hướng dẫn học
sinh đánh số thứ tự cho phù hợp. Gọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của
mình trước lớp;
- Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa có thể hướng dẫn bằng cách sử dụng
bản đồ tư duy tổ chức cho học sinh thể hiện cảm xúc mở rộng về chủ đề quê
hương.
Nhà cao tầng
Công viên
Siêu Thị

cánh đồng

Thành
Thị

Quê
hương

Nông
thôn

Xe cộ đông

lũy tre
đường làng
dòng sông


g. Hướng dẫn diễn đạt
- Nếu như học sinh thực hiện mạng ý nghĩa hoặc bản đồ tư duy thì yêu
cầu học sinh diễn đạt mạng ý nghĩa của mình thành dạng nói hay viết;
- Nếu bài tập nói giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn mạng ý nghĩa của
mình diễn đạt thành câu thành bài trước lớp hay theo nhóm. Nếu dạng viết giáo
viên hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ ngữ xoay quanh mạng ít nhất một câu
sau đó các em viết lại thành đoạn văn hoàn chỉnh;
- Chẳng hạn dựa vào mạng học sinh viết thành đoạn văn “ Em sinh ra và
lớn lên ở một vùng nông thôn. Quê hương em rất đẹp. Đường làng tuy nhỏ
nhưng được tráng bê tông. Hai bên đường có những hàng cây xanh dang tay che
bóng mát. Quê em còn có những vườn cây, ao cá. Em rất thích ngắm những chú
cá tắm mình, đùa giỡn dưới ao. Em rất yêu quê hương của em”;
- Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp Ba
tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính
xác, ý trùng lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ
ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng
nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi;
đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận

9


xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những
từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai.
h. Hướng dẫn sửa chữa từ
Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù
hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương…Ví dụ: “Chú em mần
nghề bác sĩ ”, “Cô em thường bận áo dài đi dạy” hoặc khi viết thư cho bạn lại
xưng hô là “Bạn kính mến!”… Khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp

các em sửa chữa, yêu cầu học sinh thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng
trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “ Cô Hà là người hàng xóm của em, cô
Hà rất tốt với em, Cô Hà luôn giúp đỡ gia đình của em,…”, giáo viên hướng dẫn
học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn,
học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh
thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.
i. Hướng dẫn sửa chữa đặt câu
Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng. Câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc
cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư ý trùng lắp. Giáo viên khuyến khích học
sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn đã sửa.
k. Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn
- Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung
theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một
đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người
đọc, giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng
từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ với gợi
ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý
nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn
người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để
nói hoặc kể một cách sáng tạo;

10


- Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến
khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự
việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng”… để đoạn văn gắn kết
chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối

tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên
kết trong đoạn văn viết. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản
đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt
hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết,
giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn
văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo, phân tích cái hay của đoạn văn, tập cho
học sinh có thói quen quan tâm đến các trường hợp sử dung từ hay. Đồng thời
phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết;
- Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong
bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo.
2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Từ việc tìm hiểu những khó khăn khi dạy học sinh học môn Tập làm văn
và tìm ra được hướng để khắc phục. Tôi đã vận dụng phương pháp này cho học
sinh lớp tôi chủ nhiệm, học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tôi say sưa với bài giảng
hơn, không khí lớp học nhẹ nhàng, học sinh hăng hái học tập và có tính tự tin
hơn trong học tập, trong giao tiếp. Các giáo viên trong tổ cũng đã áp dụng
phương pháp này và bước đầu đạt kết quả rất khả quan và hạn chế những khó
khăn trong tiết dạy. Ngoài ra có thể vận dụng phương pháp này cho các khối lớp
ở trường tôi nói riêng và các trường Tiểu học lân cận nói chung nhằm nâng cao
chất lượng môn Tiếng Việt và trang bị vốn kiến thức để học tốt các lớp trên.
2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, việc dạy học phân môn Tập
làm văn ở lớp chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan. Học sinh mạnh dạn tự tin
hơn trong học tập, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch
lạc, viết đoạn văn giàu hình ảnh. Có nhiều học sinh biết viết phép nhân hóa, so
sánh trong đoạn văn. Giáo viên cũng tích lũy được kinh nghiệm về biện pháp,
11


thủ thuật nhằm giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Đến cuối năm 2014 - 2015 kết

quả đạt được như sau:
Điểm 5
SL
TL
15/34 44,1

Điểm 4
SL
TL
12/34 35,3

Điểm 3
SL
TL
7/ 34 20,6

Điểm 2
SL
TL
0

Điếm 1
SL
TL
0

2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi cùng các giáo viên trong tổ
đã áp dụng đạt hiệu quả. Với giải pháp này tôi mong góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Tập làm văn./.

……..……….., ngày 01 tháng 4 năm 2016
Người viết

...............................................................

12



×