Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:…………………………….
Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Lĩnh vực áp dụng: Dạy môn Luyện từ và câu lớp 2
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
2.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Hiện nay, các trường Tiểu học trong huyện đều thực hiện dạy học phân
môn Luyện từ và câu theo nội dung chương trình quy định của Bộ giáo dục và
đào tạo.
- Chương trình phân môn luyện từ và câu được xây dựng theo chủ đề, chủ
điểm của môn Tiếng việt, được giảng dạy 1tiết/tuần. Cả năm học có 31 bài học mới
và 4 bài ôn tập theo các tuần ôn tập kiểm tra của môn Tiếng Việt.
- Biện pháp dạy học chủ yếu:
+ Hướng dẫn học sinh giải bài tập Luyện từ và câu.
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng
lời giải thích).
- Giáo viên giúp học sinh chữa một phần của bài tập để làm mẫu (một học
sinh chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những
điểm ghi nhớ về kiến thức.

1


+ Cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu


Các tri thức được hình thành thông qua hệ thống bài tập và sẽ được tổng kết thành
bài học ở những lớp trên.
Trong mỗi tiết sách giáo khoa cung cấp nội dung các bài tập, một phần là từ
ngữ, một phần ngữ pháp và đa số các tiết đều có hình ảnh minh họa phục vụ cho
học sinh tìm hiểu bài. Giáo viên dựa vào hình minh họa trong sách để dạy nội dung
bài tập.
- Ưu điểm của những biện pháp này là giúp cho giáo viên thực hiện tiết dạy
nhẹ nhàng. Học sinh khá giỏi đạt được chuẩn kiến thức - kĩ năng của môn học.
- Khuyết điểm là biện pháp này sử dụng cho mọi đối tượng học sinh chưa có
hiệu quả cao. Đối với học sinh tiếp thu bài chậm, các em chưa nắm vững về nghĩa
của từ, vốn từ các em không được mở rộng, đa số các em không tự tìm ra kiến thức
mà phần lớn lượng kiến thức giáo viên cung cấp, chưa phát huy được tính tích
cực, chưa gây hứng thú cho học sinh. Chính vì thế các em không khắc sâu kiến
thức. Giáo viên cho học sinh nhìn hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa màu sắc
chưa đẹp và chưa phong phú. Khi sử dụng những bức ảnh có kích thước nhỏ,
giáo viên phải đi xuống lớp hướng dẫn học sinh quan sát. Mỗi tiết có ít nhất 3
bài tập, trong từng bài đều có hướng dẫn mẫu nên khi lên lớp giáo viên phải thực
hiện nhiều bảng phụ rất mất thời gian.
Phân môn luyện từ và câu trong trường tiểu học rất quan trọng vì môn học
này sẽ giúp các em tích lũy vốn từ, biết cách sử dụng từ và đặt câu. Trong khi đó
bài giảng chỉ dùng lời giảng giải thì các em sẽ chán học, không khắc sâu kiến thức.
Vì thế đổi mới phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
Luyện từ và câu là việc làm rất cần thiết.
2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
môn Luyện từ và câu” nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục là:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Người thầy giữ vai trò tổ chức,
2



hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức
mới. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, giúp các em nhớ lâu,
nhớ kĩ nội dung của bài. Giúp học sinh hứng thú hơn trong môn học. Nhằm
giúp cho học sinh đều đạt được chuẩn kĩ năng và kiến thức mà Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định. Giúp đỡ học sinh tiến bộ hơn trong môn Tiếng Việt và để tạo
nền tảng cho chương trình học ở các lớp trên.
+ Nhằm cụ thể hóa nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc tiếp tục ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy.
+ Góp phần làm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và
ngành giáo dục nói chung.
+ Nhằm thực hiện tốt Luật giáo dục sửa đổi là: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
+ Để phù hợp với mục đích của việc đánh giá học sinh theo thông tư 30 là:
"Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy
học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học,
giáo dục. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để
động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh
để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những
hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá học sinh mức độ hiểu biết
và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kỹ năng cần thiết,
phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh"
- Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang
được áp dụng là: Khi dạy học Luyện từ và câu có ứng dụng công nghệ thông tin
hình ảnh minh họa phong phú, từ đồ dùng dạy học trực quan sinh động như hình
ảnh, âm thanh, đoạn phim học sinh tự tìm hiểu bài tự tìm ra kiến thức mới và củng

3


cố kiến thức đã học, mở rộng được vốn từ, giúp các em tự tin trong giao tiếp, hiểu
và cảm nhận tốt bài văn, bài thơ. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức thông qua trò
chơi học tập.
- Xuất phát từ thực tiễn dạy và học Luyện từ và câu của giáo viên và
học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập.
Nhiều giáo viên chỉ đưa ra những hình ảnh nhưng không khai thác hình ảnh đó
như thế nào chỉ cho học sinh xem lướt qua. Qua việc tiếp cận công nghệ thông
tin tôi luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài
giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao nhất, gây hứng
thú học tập cho học sinh. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Luyện từ và câu hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
a) Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và lựa chọn đồ dùng trực quan
Trước hết giáo viên nghiên cứu kĩ về mục tiêu tiết dạy, yêu cầu chuẩn
kiến thức kĩ năng, nghiên cứu tư liệu sách giáo khoa, sách giáo viên. Sau đó
lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh, nghiên cứu khai thác hình ảnh từ sách giáo khoa, tìm thêm hình ảnh, tư
liệu phục vụ việc mở rộng bài của giáo viên.
b) Sử dụng hình ảnh trực quan vào thiết kế bài giảng
Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng công nghệ thông tin thì bài
học đó đều có hình ảnh minh họa. Nguồn tư liệu về hình ảnh trên mạng
Internet rất dồi dào. Tuy nhiên giáo viên không vì phong phú mà đưa quá nhiều
hình ảnh, hình ảnh không phù hợp với bài học sẽ dẫn tới không thể làm cho
học sinh khắc sâu kiến thức. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp dẫn được học
sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, nhưng ngược lại cũng không tránh
khỏi sự tò mò của học sinh dẫn tới sao nhãng việc tiếp thu kiến thức. Tôi chọn
các hình thức sử dụng hình ảnh:

+ Dùng hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức
Ví dụ : Tìm từ chỉ đặc điểm về màu sắc ở bài tập 2 tiết 15

4


- Sau khi cho học sinh thảo luận và nêu kết quả, giáo viên cho học sinh
xem một số màu để các em phân biệt rõ hơn về màu sắc.

đỏ

xanh lá

vàng

hồng

xanh da trời

nâu

- Tiết 28 MRVT: từ ngữ về cây cối. Bài tập 1 yêu cầu kể tên các loài cây
mà em biết theo nhóm. Trước khi cho học sinh thảo luận nhóm giáo viên cho
học sinh hiểu cây lương thực, thực phẩm là dùng chế biến thức ăn. Yêu cầu các
em thảo luận và trình bày kết quả. Những học sinh tiếp thu bài chậm, vốn từ và
sự hiểu biết các em còn hạn hẹp thì chỉ biết tên loài cây mà nhóm vừa nêu.
Tiếp xúc với thực tế các em sẽ quên và có thể không nhận biết được chính xác.
Chính vì vậy sau khi trình bày kết quả giáo viên cho học sinh xem thêm hình
ảnh một số cây lương thực, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây hoa mà
học sinh vừa nêu, nếu các em chưa kể thì giáo viên giới thiệu thêm từ hình để

giúp các em tích lũy thêm vốn từ, khắc sâu về hình ảnh và ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ:
- Cây lương thực

lúa

bắp(ngô)

khoai lang

dưa leo

- Cây bóng mát:

phượng

hoa sữa

bằng lăng

đa

cây xà cừ
5


- Cây ăn quả:

Chuối


quýt

xoài

đu đủ

+ Dùng hình ảnh minh họa để mở rộng vốn từ
Ví dụ Tiết 3 Từ chỉ sự vật. Kiểu câu Ai là gì?
Sau khi cho HS xem các hình mà sách giáo khoa minh họa với yêu cầu:
Nêu các từ chỉ sự vật bài tập 1:
bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.

Giáo viên giới thiệu thêm một số hình ảnh để học sinh nêu từ: em bé,
bác sĩ, gấu, đồng hồ, cây cam. Cũng từ hình ảnh con gấu trắng tính mạng đang
bị đe dọa vì tuyết dần tan, giáo dục học sinh bảo vệ động vật quý hiếm bằng
cách không săn bắt bừa bãi, hãy bảo vệ môi trường và trồng nhiều cây xanh có
như thế trái đất không nóng lên, băng sẽ không tan như trong ảnh nhìn thấy.

em bé

bác sĩ

con gấu

đồng hồ

cây cam

6



- Đối với phương pháp này giáo viên ứng dụng khi hướng dẫn làm bài
tập 1 Tiết 29. Kể tên các bộ phận của một cây. Yêu cầu học sinh lên chỉ các bộ
phận của cây. Giáo viên nhận xét và tạo hiệu ứng cho từ chỉ từng bộ phận
tương ứng với cây. Đối với bài này không có ứng dụng CNTT giáo viên phải
photo màu hình cây ăn quả để học sinh tìm hiểu vì thiết bị nhà trường không
cung cấp. Việc làm này mất nhiều thời gian và tốn kém, còn nếu không có hình
ảnh học sinh kể theo sự hiểu biết thì chắc chắn những học sinh tiếp thu chậm
sẽ không hình dung từng bộ phận nó là như thế nào.

quả
cành

thân
gốc

rễ
- Ví dụ khi hướng dẫn làm bài tập 2 Tiết 29 với yêu cầu: Tìm những từ
có thể dùng để tả các bộ phận của cây. Giáo viên có thể gợi ý học sinh nhớ lại
các hình tiết trước được xem và cho học sinh xem thêm các hình ảnh như sau:
Nhìn vào hình ảnh học sinh nêu từ chỉ các bộ phận của cây.

Rễ cây: uốn lượn, cong queo

Gốc cây: to, thô,...

Cành cây: khẳng khiu, cong queo, khô héo,...

Thân cây: cao, to, chắc,


Tán lá: xanh um, sum sê,...
7


Lá cây: xanh tươi, úa vàng,....

Bông hoa: hồng thắm, vàng tươi,...

.

Trái: chín mọng, đỏ ói, chi chít,.....
Đối với bài này không ứng công nghệ thông tin, học sinh nêu được một
vài từ và giáo viên cung cấp thêm cho học sinh. Nhưng khi tôi cung cấp thêm
hình ảnh thì học sinh tìm ra nhiều từ để tả, giờ học rất sinh động, học sinh rất
thích thú, gợi ý bằng hình ảnh trực quan giáo viên không phải nói nhiều mà
mang lại hiệu quả cao.
+ Dùng hình ảnh minh họa để tìm ra nghĩa của từ
Trong tiết Luyện từ và câu để giúp học sinh hiểu và biết nghĩa của từ là
rất cần thiết. Vì có hiểu nghĩa từ mới sử dụng đúng từ, viết đúng từ và không
sai chính tả. Chính vì thế tôi ứng dụng dạy trình chiếu vào tiết 25 MRVT: Từ
ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Bài tập 1 yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ có tiếng biển
M : tàu biển, biển cả
Vì học sinh không ở vùng biển, các em chỉ biết qua tranh ảnh, tivi. Trước
khi làm bài cho học sinh xem qua hình về biển để các em liên hệ tìm từ và giải
nghĩa từ. Hình thức học tập cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Sau đó cho học giải nghĩa một số từ học sinh vừa nêu hoặc giáo viên giới thiệu
bằng các hình minh họa, tạo hiệu ứng trên slide các từ phù hợp từng hình như:
sóng biển, bãi biển, bờ biển, tàu biển...
8



sóng biển

bãi biển

bờ biển

tàu biển

Nhờ vào những hình ảnh mà tôi cung cấp học sinh làm bài tập này rất tốt.
- Trong tiết 25 ở bài tập 2 yêu cầu “Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi
nghĩa sau”. Các từ ( suối, hồ, sông)
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c. Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền,
- Học sinh chưa có khái niệm và chưa phân biệt về suối, hồ, sông. Học
sinh rất khó chọn đúng nghĩa cho các từ vì thế trước hết cho học sinh xem các
hình, nêu hình chụp cảnh gì?

suối

hồ

sông

Từ hình ảnh trực quan học sinh quan sát và đọc thông tin để nghĩa cho mỗi
từ.
Đáp án:
+ Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. (sông)

+ Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi. (suối)
+ Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. (hồ)

9


Từ các hình ảnh học sinh rất dễ dàng tìm ra nghĩa của từ, các em không
cần học thuộc ba nghĩa trong bài nhưng sau phần củng cố tôi hỏi lại các em trả
lời bằng sự ghi nhớ hình ảnh cũng đúng nghĩa của sông, suối, hồ.
c) Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa cho nội dung bài học:
Những đoạn phim tư liệu là nguồn tư liệu sinh động giúp các em khắc
sâu kiến thức, vì lứa tuổi học sinh lớp 2 hiếu động thích tìm hiểu, kích thích tư
duy các em phát triển. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào
những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học,
đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học.
Ví dụ tiết 24MRVT: từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
Giáo viên cho các em xem đoạn phim ngắn khoảng 1 phút về sinh hoạt
của hỗ để thấy hỗ dữ tợn, sóc chuyền cành, voi kéo gỗ rất khỏe, và phim về
sinh hoạt của bầy nai. Từ các đoạn phim này các em rút ra được đặc điểm của
các con vật.
Ngoài ra trong môn Luyện từ và câu lớp 2 giáo viên có thể sử dụng các
đoạn phim như: Cảnh mùa xuân, cảnh mùa hạ, cảnh mùa thu, cảnh mùa đông
để dạy bài MRVT: từ ngữ về thời tiết. Hoặc là đoạn phim giới thiệu một số loài
chim giáo viên nên chọn đoạn phim có các loài chim sẽ tìm hiểu ở yêu cầu bài
tập 1 tiết 21MRVT: từ ngữ về chim chóc.
d) Củng cố bài bằng trò chơi
Đặc điểm tâm lý học sinh rất thích vui chơi, trong tiết học mà giáo viên
có sử dụng trò chơi thì các em rất hứng khởi và mong đợi. Vì thế trò chơi là
con đường giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ
nhàng mà đầy hiệu quả. Có hai loại trò chơi để thực hiện dễ dàng trong mỗi

tiết.
+ Trò chơi giải ô chữ
Nhờ vào bài giảng điện tử giáo viên mới có thể áp dụng trò chơi này khi
dạy học. Vì không có máy tính giáo viên không chuẩn bị được ô chữ. Đối với
trò chơi này giáo viên cần xác định trò chơi nhằm khắc sâu cho học sinh điều

10


gì? Liên hệ giáo dục nội dung gì? Tùy vào nội dung tiết dạy giáo viên câu hỏi
để giải ô chữ ít hay nhiều.
Ví dụ: Trò chơi phục vụ cho tiết dạy 29 MRVT: từ ngữ về cây cối. Đặt và
trả lời câu hỏi Để làm gì? Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi và tạo bảng ô
chữ như sau:
Dòng 1: Cây lấy gỗ có nhiều đốt.
Dòng 2: Bộ phận cây có nhiệm vụ lấy chất dinh

T

dưỡng nuôi cây.

R Ễ

Dòng 3: Cây hoa có nhiều gai.
Dòng 4: Cây bóng mát thường trồng ở sân trường.
Dòng 5: Màu của hoa mai.

H O A H Ồ N

Dòng 8: Dấu dùng để ngắt ý trong câu.


E

G

B À N G
V À N G

Dòng 6:Cây hoa có nhiều cánh nở vào mùa thu.
Dòng 7: Bộ phận cây dừa được miêu tả bạc phếch.

R

C Ú

C

T H Â N
P H Ẩ Y

Mục đích trò chơi này giúp học sinh ôn vốn từ về cây cối. Giáo viên
chuẩn bị một số câu hỏi để học sinh trả lời, khi học sinh trả lời giáo viên kết
luận và cho hiệu ứng kết quả xuất hiện theo sự sắp xếp ô chữ hàng dọc. Trong
ví dụ này hàng dọc “Trồng cây”. Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh trồng cây
để bảo vệ môi trường...
- Cách thực hiện trò chơi: Trò chơi tiến hành ở phần củng cố tiết học.
Giáo viên chia lớp theo và thi đua theo dãy. Dãy nào có học sinh trả lời đúng
nhiều câu thì thắng cuộc và được tuyên dương.
+ Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Cách thực hiện là giáo viên đưa ra câu hỏi với nhiều phương án lựa

chọn để tìm đáp án đúng. Mục đích trò chơi này giúp học sinh khắc sâu kiến
thức và cũng quen dần với câu hỏi trắc nghiệm với nhiều lựa chọn.
e) Thiết kế và ứng dụng
+ Chèn các bức ảnh vào bài học:
- Cách làm: Để chèn bức ảnh vào bài giảng ta cũng sử dụng một số thao tác
11


trên Powerpoint.
Trước hết ta cần có các bức ảnh sau đó bắt đầu ta mở một Slide trên Powerpoint
rồi chọn vị trí cần chèn rồi chọn Insert trên thanh công cụ.
Chọn Picture/ From file/ chỉ ra file chứa ảnh rồi chọn bức ảnh cần chèn và
nhấn Insert. Với cách làm như trên tôi chèn các bức ảnh vào bài.
- Sử dụng
Ví dụ tiết 25 MRVT: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Đến bài tập 1 cho học sinh xác định yêu cầu bài xong, mời học sinh quan
sát tranh tạo hiệu ứng cho 4 ảnh xuất hiện. Sau khi học sinh trình bày kết quả
và giải nghĩa từ giáo viên nhận xét phần giải thích học sinh vừa kết luận nhắc
lại nghĩa của từ sóng biển, bãi biển, bờ biển, tàu biển kết hợp chỉ trên màn
hình.
+ Chèn đoạn phim tài liệu, âm thanh để minh hoạ.
Ví dụ tiết 24MRVT: từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
- Cách làm:
Đầu tiên ta cần chuẩn bị phần mềm Hêrosoft 2.1 để cắt phim, phần mềm
MovieMaker cắt âm và chuẩn bị những đoạn phim phục vụ bài giảng.
Ví dụ: Ta cần cắt đoạn phim trong Clip Thế giới động vật.
Sử dụng phần mềm Hêrosoft 2.1 để cắt phim.
Để cắt phim ta làm như sau:
- Mở phim bằng Hêrosof 2 .1
- Chọn nút cắt ( ....) sau đó dùng nút (... ) để cắt đầu đoạn phim, nút ( ...) để

cắt cuối đoạn theo đúng nội dung cần minh họa. Ấn nút MPG để lưu phim vào một
thư mục nào đó. Sau đó ta chèn phim vào bài giảng bằng cách.
- Chọn một Slide trên Powerpoint.
- Tạo nút liên kết, có thể tuỳ chọn trong AutoShape.
- Nhấn chọn nút đó rồi nhấn chuột phải chọn Hyperlink.
- Sau đó chỉ đến thư mục chứa đoạn phim vừa lưu rồi nhấn nút OK.
Với cách làm như vậy ta lần lượt chèn các đoạn phim bài giảng cần.
- Sử dụng để giảng dạy:
12


Đoạn phim 1: Hỗ đang ăn con nai. Đoạn phim 2: Sóc chuyền cành
Đoạn phim 3: Voi kéo gỗ
- Sử dụng sau khi sửa bài tập 2 tiết 24, giáo viên cho học sinh xem đoạn
phim 1 để thấy được hỗ dữ tợn ăn thịt những con thú yếu hơn và từ đây giáo
dục học sinh khi tiếp xúc với những loài thú dữ. Tiếp tục cho học sinh xem lần
lượt hai đoạn còn lại.
+ Cách tạo trò chơi
• Chuẩn bị câu hỏi và tạo hiệu ứng từng câu hỏi và câu trả lời.


Sắp xếp câu trả lời phù hợp từng ô.

Lần lượt trình chiếu từng câu cho đến hết.
Thực hiện một tiết dạy bằng giáo án điện tử trên lớp giáo viên phải
chuẩn bị máy chiếu, màn hình... rất công phu. Dạy trình chiếu không chỉ ứng
dụng cho các bài có hình ảnh mà có thể ứng dụng dạy những bài tập về ngữ
pháp. Đối với dạng bài này chúng ta chỉ cần soạn nội dung bài tập, phần bài
làm mẫu để trình chiếu hướng dẫn học sinh làm bài và sửa bài, giáo viên không
phải viết bảng phụ. Còn nếu sửa bài bằng cách nêu miệng học sinh yếu kém

theo dõi không kịp. Bài tập giáo viên lập trình sẵn khi học sinh trả lời giáo viên
kết luận rồi trình chiếu đáp án lên màn hình thì học sinh dễ nhìn hơn, giáo viên
có nhiều thời gian quan sát hướng dẫn học sinh sửa bài kĩ hơn.
Ví dụ như loại bài điền dấu chấm, dấu phẩy giáo viên soạn nội dung
đoạn văn, câu văn vào shide và tạo hiệu ứng kết quả đúng giáo viên nhận xét
đưa ra kết quả.
Trên đây những biện pháp tôi ứng dụng công nghệ thông tin để dạy môn
Luyện từ và câu. Với sự phát triển của công nghệ thông tin tôi thiết nghĩ giáo
viên nào cũng đã biết thiết kế một bài giảng điện tử trên chương trình Power
point và vì sự hạn hẹp của đề tài nên tôi chỉ trình bày cách mà mình ứng dụng
và một số cách thực hiện, không trình bày chi tiết cách thiết kế từng Slide, cách
chọn hiệu ứng.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp

13


- Những giải pháp trên tôi đã áp dụng vào quá trình thiết kế bài giảng môn
Luyện từ và câu. Cách sử dụng hình đã giúp tôi dạy các môn học có hình ảnh minh
họa tốt hơn.
- Giải pháp này áp dụng cho Giáo viên và học sinh lớp 2 trong quá trình học
Luyện từ và câu đạt kết quả cao. Giải pháp có thể giúp giáo viên Tiểu học ứng vào
thiết kế một giáo án điện tử đạt hiệu quả, khai thác nội dung các hình ảnh tốt hơn.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thực tế áp dụng cho thấy phương pháp này đã đem lại nhiều hiệu quả
cao trong dạy học như:
* Đối với học sinh
- Tạo ra tính trực quan, sinh động giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức,
hiểu sâu kiến thức.

- Kết quả thực tế cho thấy đa số các em học sinh đều tỏ ra hứng thú với
phương pháp này, tạo ra sự tập trung chú ý cao độ, từ đó giúp các em khắc sâu
nghĩa của từ, vốn từ được mở rộng và biết sử dụng từ phù hợp.
- Học sinh nắm vững, vận dụng tốt kiến thức kỹ năng, học bài, làm bài
rất tốt. Những học sinh có khả năng tiếp thu bài chậm của lớp cũng nắm được
kiến thức cơ bản làm bài tương đối tốt.
- Nhờ học sinh có được vốn từ, hiểu được nghĩa của từ nên các em vận
dụng viết chính tả, làm tập làm văn tốt hơn nên chất lượng môn Tiếng Việt
cũng nâng lên
+ Năm học 2014 – 2015 điểm kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt của lớp tôi
như sau:
Điểm 10: 8 HS; Điểm 9: 9 HS; Điểm 8: 3 HS; Điểm 6 : 4 HS . Không có
HS điểm dưới 5.
- Cuối năm môn Tiếng Việt được đánh giá Hoàn thành 100%.
- Năng lực đánh giá Đạt 100%.
+ Năm học 2015 – 2016 điểm kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt của lớp tôi
như sau:
14


Điểm 10: 13 HS; Điểm 9: 10 HS; Điểm 8: 3 HS; Điểm 7 : 2 HS; Điểm 5 :
2 HS. Không có HS điểm dưới 5.
- Cuối HKI môn Tiếng Việt được đánh giá Hoàn thành 100%.
- Học sinh có tiến bộ rất nhiều về sự hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp, trao đổi ý kiến của bản thân, biết diễn đạt thắc mắc và trả lời câu hỏi rõ ràng
mạch lạc. Năng lực đánh giá Đạt 100%.
*Đối với giáo viên
- Từ các giải pháp này nó đã giúp tôi giảng dạy Luyện từ và câu đạt hiệu quả
rất cao, tự tin hơn khi thiết kế và thực hiện dạy bằng trình chiếu, sử dụng thành
thạo hơn trang thiết bị hiện đại.

- Sau thời gian áp dụng vào công tác giảng dạy có hiệu quả tôi đã đem kinh
nghiệm của mình chia sẻ cùng các giáo viên trong tổ, trong nhà trường được các
bạn đồng tình và thực hiện. Theo ý kiến của giáo viên trong tổ chuyên môn, hiệu
quả của giờ học khi áp dụng phương pháp này cao hơn hẳn và có nhiều ưu điểm
vượt trội so với các phương pháp trước đây sử dụng.

15



×