Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chùa Mía và tiềm năng phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGHIÊM THỊ LÝ

CHÙA MÍA VÀ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Việt Hằng - người hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các Thầy, Cô giáo trong khoa Ngữ Văn
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Khóa luận được hoàn thành, song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Thầy, Cô và các bạn
để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016
Tác giả khoá luận

Nghiêm Thị Lý



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả thu được là
hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả
khác.

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016.
Tác giả khóa luận

Nghiêm Thị Lý


DANH MỤC VIẾT TẮT

TS

Tiến sĩ

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6
1.1. Sơn Tây – mảnh đất giàu truyền thống văn hóa ........................................ 6
1.1.1. Khái quát về Sơn Tây .............................................................................. 6
1.1.2. Những nét văn hóa tiêu biểu của Sơn Tây .............................................. 8
1.2. Chùa trong văn hóa Việt .......................................................................... 11
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Việt trong văn hóa Phật giáo .... 11
1.2.2. Kiến trúc chùa Việt ............................................................................... 12
1.2.3. Hệ thống tượng Phật ở chùa Việt Nam ................................................. 14
1.2.4. Chùa trong văn hóa tâm linh của người Việt ........................................ 16
Chương 2: CHÙA MÍA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................................ 19
2.1. Những nét văn hóa độc đáo của chùa Mía ............................................... 19
2.1.1. Tên chùa, vị trí và lịch sử chùa Mía ...................................................... 19
2.1.2. Kiến trúc chùa Mía ................................................................................ 20
2.1.3. Hệ thống tượng Phật chùa Mía ............................................................. 21
2.1.4. Hoành phi, câu đối ................................................................................ 34
2.1.5. Hệ thống động ....................................................................................... 37
2.2. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở chùa Mía ............................ 42
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch ................................................................. 42
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ................................................................. 44
2.2.3 Giải pháp phát triển du lịch .................................................................... 47

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội từ lâu đã được biết đến là mảnh đất trăm nghề với nhiều làng
nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến nay vẫn còn được lưu giữ. Không
những thế nơi đây còn nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, nhiều di tích
lịch sử nổi tiếng, những truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc và những
câu chuyện đã đi vào huyền thoại lịch sử được nhiều người biết đến.
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế phát triển, chính trị xã hội
ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải
thiện. Thói quen và nhu cầu đi du lịch của khách trong và ngoài nước được
tăng lên đáng kể. Hà Nội không chỉ được biết đến là nơi có nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp mà nơi đây còn có nhiều khu di tích đặc biệt quan trọng, một
trong số đó phải kể đến khu di tích chùa Mía - ngôi chùa cổ có bề dày truyển
thống lịch sử và hệ thống tượng thờ mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc
bậc nhất Việt Nam. Điều này góp phần tích cực vào việc thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân để từ đó
quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế
khi đến du lịch. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà du lịch chùa Mía chưa
thực sự phát triển vì vậy cần có những giải pháp để khu di tích luôn là điểm
đến lý tưởng cho du khách.
Là một sinh viên ngành Việt Nam học tôi mong muốn mình có thêm
những kiến thức, hiểu biết về các ngôi chùa Việt Nam đặc biệt là chùa Mía.
Do đó tôi chọn đề tài: “chùa Mía và tiềm năng phát triển du lịch” làm đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình, để phục vụ cho công việc của tôi sau khi ra
trường muốn trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, tôi

mong muốn người dân địa phương hiểu được những giá trị lịch sử, văn hóa

1


của khu di tích này nhằm góp sức vào công cuộc bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc và giữ gìn phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của quê hương, đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chùa Mía tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ
quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng
và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Chùa Mía tên hiệu là
“Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên vùng đồi của làng Đông Xàng, xã Đường Lâm,
thành phố Sơn Tây, Hà Nội. Hiện nay đã có một vài công trình nghiên về
chùa Mía như:
Năm 1993, quyển sách chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn đã nói
đến toàn cảnh các ngôi chùa Việt Nam qua các thời kì lịch sử và trong đời
sống văn hóa dân tộc cũng như đặc điểm Phật giáo và văn hóa tâm linh của
dân tộc được thể hiện ở các ngôi chùa Việt Nam trong đó có chùa Mía. Tác
giả đưa bạn đọc đến với 118 ngôi chùa tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước
qua các thời kì: Từ đầu công nguyên, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Trần, nhà
Nguyễn đến những ngôi chùa mới xây như chùa Non (Hà Nội), chùa trong
giai đoạn hoàn thiện: chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Thanh Long (Bình
Phước). Các chùa được sắp xếp từ sớm đến muộn, từ Bắc vào Nam [14].
Năm 2002, cuốn sách bản sắc văn hóa Việt Nam của tác giả Phan Ngọc.
Đây là một trong số rất ít những quyển sách với mục tiêu xây dựng những
khái niệm nền tảng, những phương pháp cơ bản cho ngành văn hóa nói chung
và ngành nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói riêng để ngành này sớm trở thành
một ngành khoa học độc lập [12].
Năm 2009, cuốn chùa Mía – Mia Pagoda của tác giả Lê Thanh Hương

ra đời. Đây là cuốn sách được lưu hành rộng rãi viết về lịch sử chùa Mía, các

2


công trình kiến trúc cùng hệ thống tượng phật phong phú và một số làng nghề
nổi tiếng của Đường Lâm, mặt khác tại thời gian đó việc phát triển du lịch
chưa thực sự được quan tâm nhiều đặc biệt vấn đề khai thác tiềm năng du lịch
chùa Mía chưa được đề cập tại đây [7].
Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết về chùa Mía trên những trang báo điện
tử như: ; . Đây là những trang báo
mạng của thư viện tổng hợp thành phố Sơn Tây thuộc bản quyền của UBND
thành phố Sơn Tây, trong đó có các bài viết mang tính tổng hợp, kết quả
nghiên cứu về vị trí, đặc điểm của di tích, chưa có sự đánh giá về thực trạng
cũng như tiềm năng phát triển du lịch tại chùa Mía [22], [23].
Có thể nói do mục đích nghiên cứu cũng như đối tượng và hình thức tiếp
cận khác nhau mà các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên chưa đi
sâu vào khai thác vấn đề phát triển du lịch tại chùa Mía, cùng với đó là những
tác động làm ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
này. Tuy vậy để hoàn thành khóa luận với đề tài “chùa Mía và tiềm năng phát
triển du lịch”, tôi đã chắt lọc những ý kiến, tham khảo một số công trình, bài
viết về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chùa Mía, nhất là sự thâm nhập, điền
dã vào ngày 26 tháng 3 năm 2016 nhằm khảo sát, thu nhập nguồn tư liệu quý
báu ngoài sách vở.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần khảo cứu và điều tra đánh giá thực trạng của
chùa Mía. Từ đó hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh chùa Mía trong không gian văn hóa cổ
Đường Lâm.
Trên cơ sở đó đề xuất một số hướng khai thác các tiềm năng, xây dựng

mô hình du lịch, hệ thống năng lực và những giải pháp cụ thể nhằm phát triển

3


du lịch tại chùa Mía để nơi đây trở thành một điểm đến lý tưởng cho khách du
lịch trong và ngoài nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu quá trình hình thành của chùa Mía.
- Khảo sát các giá trị văn hóa - lịch sử tại khu di tích lịch sử văn hóa,
danh lam thắng cảnh chùa Mía.
- Đề xuất phương hướng khai thác, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa,
lịch sử của chùa Mía đối với việc phát triển du lịch văn hóa.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nét văn hóa độc đáo của chùa Mía
và tiềm năng phát triển du lịch.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu di tích chùa Mía, thôn Đông
Xàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi có sử dụng một số phương
pháp sau:
Phương pháp thu nhập và xử lý thông tin: Đây là phương pháp nghiên
cứu đề tài qua việc thu thập các tài liệu sẵn có: thông qua các tài liệu, văn bản,
sách báo, tạp chí, website, truy vấn thông tin qua internet và tư liệu do địa
phương cung cấp có liên quan đến tài liệu nghiên cứu. Cụ thể như: các
website , .
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả khóa luận cũng đã tiến hành

nghiên cứu tài liệu của những tác phẩm nghiên cứu có liên quan đến khu di

4


tích chùa Mía, thừa kế và tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước để đưa ra
những đánh giá của riêng mình.
Phương pháp khảo sát, thực địa: Là phương pháp nghiên cứu giúp chúng
ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan kiểm tra, đánh giá một cách
xác thực để có một cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Cụ thể ở đề tài
này, phương pháp nghiên cứu này thể hiện ở việc tham quan trực tiếp chùa
Mía, cách bài trí tượng Phật. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp
này gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh.
7. Đóng góp của đề tài
- Mang đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản về lịch sử hình thành,
quá trình xây dựng của khu di tích chùa Mía trên cơ sở đó làm rõ các giá trị
của khu di tích chùa Mía về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, giá trị lịch sử văn hóa tâm linh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại chùa
Mía, thôn Đông Xàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của khóa luận được triển khai thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Chùa Mía - thực trạng và giải pháp phát triển du lịch

5


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Sơn Tây – mảnh đất giàu truyền thống văn hóa
1.1.1. Khái quát về Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với tọa độ địa lý
210 độ vĩ bắc và 1050 độ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía
Tây bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn
hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung
tâm Thủ đô Hà Nội và các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng
lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ
21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là
113,46 ki-lo-mét vuông, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn
vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh
viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.
Vùng đất Sơn Tây từ đời nhà Lê là trấn lị của xứ Đoài, rồi trấn lị của
trấn Sơn Tây thời kì đầu nhà Nguyễn. Năm 1831, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh
Sơn Tây và vùng đất thị xã Sơn Tây ngày nay trở thành tỉnh lị của tỉnh Sơn
Tây.
Thời kì Pháp thuộc, tỉnh lỵ của tỉnh Sơn Tây được đổi thành thị xã Sơn
Tây. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh
Hà Tây, khi đó Sơn Tây là một trong hai thị xã của của tỉnh Hà Tây.
Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kì họp thứ ba, ngày 29/5/2008,
từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Sơn Tây được sáp
nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ –
CP, về việc chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố
Hà Nội [20].

6


Trong năm năm gần đây, thị xã Sơn Tây đã đạt được những thành tích
đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như: tốc độ phát triển kinh tế cao, mức

tăng trưởng bình quân đạt 15% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công
nghiệp xây dựng chiếm 48%; thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%; nông - lâm
nghiệp chiếm 12,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm.
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt xấp xỉ 16%.
Thương mại - dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%; trong ba
năm gần đây tăng 20,3%. Hiện nay trên địa bàn thị xã Sơn Tây có hơn 208
doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh.
Nông nghiệp: Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 19%
năm 2004 còn 12,6% năm 2008. Giá trị 01 héc-ta canh tác năm 2008 đạt 42
triệu đồng (năm 2004 đạt 26 triệu đồng). Kinh tế trang trại và hộ gia đình phát
triển mạnh đem lại hiệu quả cao. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 168 trang trại
(trang trại lâm nghiệp, kết hợp chăn nuôi; cây ăn quả; nuôi trồng thủy sản),
trong đó 94 trang trại chăn nuôi công nghiệp, nhiều trang trại có lợi nhuận đạt
từ 200 – 400 triệu đồng/năm.
Làng nghề: Sơn Tây có hai làng nghề đã được công nhận làng nghề
truyền thống bao gồm: làng nghề gốm Phú Nhi ở phường Phú Thịnh; làng
nghề thêu ren Ngọc Kiên xã Cổ Đông. Ngoài ra, còn một số làng nghề truyền
thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh).
Tám làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề thêu ren, sinh vật
cảnh, mộc, đan lát, đóng giày, tơ tằm… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung
Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh…
Giáo dục: Chất lượng giáo dục và đào tạo của thị xã Sơn Tây luôn được
nâng cao với 99% giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn. Số học sinh
giỏi và học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng hàng năm đạt 30%.

7


Y tế: Chất lượng đội ngũ y tế của thị xã Sơn Tây từng bước được nâng
cao, cơ sở vật chất tuyến cơ sở từng bước được đầu tư hiện đại. Công tác y tế

và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo chu đáo.
Con người: Con người nơi đây thân hiện, hiền hòa, giản dị, ấm áp, chân
tình và rất hiếu khách.
1.1.2. Những nét văn hóa tiêu biểu của Sơn Tây
Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi
tiếng như: Đồng Mô Sơn Tây là khu nghỉ dưỡng tuyệt vời, đến đây quý vị sẽ
được trải nghiệm cảm giác lãng mạn khi đi qua hồ Đồng Mô để đến với hòn
đảo xinh đẹp và khám phá khả năng chơi gôn của mình với các dịch vụ hoàn
hảo, trang thiết bị tối tân tại sân gôn được các nhà thiết kế sân gôn hàng đầu
thế giới đánh giá là sân gôn đẹp nhất Việt Nam, top đầu trong các sân gôn đẹp
ở khu vực Đông Nam Á. Khi đặt chân lên đảo chắc chắn quý vị sẽ vô cùng
ngạc nhiên trước vẻ đẹp thanh bình, thư thái và đắm chìm trong khung cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây.
Không dừng lại ở đó Sơn Tây còn nổi tiếng với khu di tích Thành cổ
Sơn Tây - một công trình kiến trúc quân sự cổ độc đáo nhất Việt Nam được
xây dựng vào năm 1822, năm Minh Mạng thứ ba. Ấn tượng đầu tiên mà du
khách dễ dàng cảm nhận ở thành cổ Sơn Tây là hình ảnh những cây cổ thụ
hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát quanh năm. Những bộ rễ sần sùi vươn dài
ôm trọn lấy những bờ tường rêu phong, những cổng thành đổ nát tạo nên một
nét đẹp cổ kính. Thành cổ Sơn Tây là tòa nhà quân sự được xây bằng đá ong
có tổng thể hình vuông mỗi chiều khoảng 400m, cao 5m được xây theo kiểu
Vauban với tổng thể 16 héc-ta. Trải qua gần 200 năm với biết bao thăng trầm
lịch sử, thành cổ Sơn Tây chỉ còn lại những bức tường thành, cửa Tiền, cửa
Hậu, hai khẩu súng thần công và một số phế tích như: Vọng lâu, điện Kính
Thiên, giếng nước… Năm tháng cứ thế trôi qua nhưng thời gian không làm

8


mờ được dấu tích của lịch sử. Thành cổ vẫn còn đó, dù không trọn vẹn như

trước nhưng vẫn oai phong, cổ kính, thể hiện uy thế trong một thời kì lịch sử
hào hùng của dân tộc. Hơn thế, đó còn là một di sản văn hóa quý báu để con
cháu ngàn đời sau trân trọng, giữ gìn.
Bên cạnh thành cổ, khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm qua hai
cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã
300 năm tuổi là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các
công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang
đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa
nước. Người phương xa đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường
Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường được xây bằng đá ong, nằm
trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và đường làng lát gạch
nghiêng chạy giữa những bức tường ấy. Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà
truyền thống trong đó các làng: Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt
có 441, 350 và 165 nhà. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703,
1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài
văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván. Các chi
tiết làm nên "linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi
lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Nằm cùng trong cụm di tích làng cổ Đường Lâm có Đền Và. Đây là nơi
thờ đức Thánh Tản Viên Sơn - một trong "Tứ bất tử" trên điện thần của dân
tộc Việt Nam. Ngôi đình cổ kính có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến thời
Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ, tọa lạc trên gò đất rộng 5 hec-ta hình
con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng là nơi cầu đảo rất linh hiển. Đền Và
nằm kề bên địa danh Xã Tắc (nay thuộc phường Trung Hưng), là nơi diễn ra
vụ tập kích Sơn Tây của không lực Hoa Kỳ năm 1970. Đến đây du khách
không chỉ được chiêm bái, dâng hương tưởng nhớ đến vị thần đã có công với

9



đất nước, dân tộc mà còn được nghe những câu chuyện huyền thoại về Tản
Viên Sơn thánh, về truyền thuyết nổi tiếng Sơn Tinh - Thủy Tinh qua đó làm
tăng thêm niềm tự hào dân tộc để cho con cháu đời sau biết trân trọng giữ gìn
những truyền thống quý báu ấy.
Sơn Tây còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền
thống trong đó phải kể đến là nghề làm Bánh Tẻ Phú Nhi thuộc phường Phú
Thịnh, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Năm 2007, Phú Nhi đã được công
nhận là làng nghề sản xuất bánh tẻ truyền thống - danh hiệu làng nghề đầu
tiên tại thị xã Sơn Tây. Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công
nghệ cấp Bằng công nhận thương hiệu bánh tẻ cho làng nghề Phú Nhi. Đây là
cơ hội để địa phương duy trì và phát triển kinh tế bằng nghề làm bánh tẻ
truyền thống. Bên cạnh đó, để bảo vệ thương hiệu bánh tẻ Phú Nhi, chính
quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động và tổ chức các lớp tập huấn về
vệ sinh an toàn thực phẩm để các hộ dân làng nghề sản xuất bánh tẻ đảm bảo
chất lượng. Du khách đến đây không chỉ được tìm hiểu, tham quan các di sản
văn hóa độc đáo của dân tộc mà còn được thưởng thức những đặc sản của
mảnh đất xứ Đoài do chính bàn tay khéo léo của người dân lao động nơi đây
làm ra.
Không dừng lại ở đó, Sơn Tây còn có một hệ thống di tích đặc biệt quan
trọng, đây là chốn văn hóa tâm linh - nơi các bà, các mẹ, thường tìm đến để
cầu nguyện, ước mong, giãi bày những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
sau những giờ phút lao động vất vả, để tìm lại sự thanh tịnh, bình yên trong
tâm hồn nơi chốn cửa chùa thanh tịnh. Do vậy, bất cứ nơi đâu trên mảnh đất
Việt Nam ta đều có sự hiện hữu của các ngôi chùa, mảnh đất Sơn Tây cũng
không ngoại lệ. Hệ thống chùa ở Sơn Tây chủ yếu là những ngôi chùa nhỏ
gắn với tên làng. Người dân trong làng thường lui tới thắp hương hoặc cầu
kinh vào các dịp lễ tết, ngày rằm, mồng một hàng tháng nên các ngôi chùa ở

10



đây không có điểm gì khác biệt so với các ngôi chùa khác. Tuy nhiên, có một
điều đáng lưu ý là nơi đây lưu dấu ấn về một ngôi chùa ẩn mình trong sương
sớm, nơi con người được chìm vào thế giới thâm nghiêm, nơi mọi người
thường tìm đến để thắp nén nhang thể hiện ước mong, lòng thành kính đối
với những vị thần có công với dân làng, với đất nước, để họ được tạm quên đi
cuộc sống ồn ào, vội vã chốn phồn hoa đô thị, giải tỏa những căng thẳng sau
những ngày làm việc vất vả và lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống. Ngôi chùa
ấy mang tên là chùa Mía (tên chữ là Sùng Nghiêm tự). Xưa kia vùng này là
Cam Giá, tên Nôm là Mía nên chùa này được quen gọi là chùa Mía.
Chùa Mía là ngôi chùa có bề dày lịch sử lâu đời, nơi đây lưu giữ được
hệ thống tượng thờ có giá trị nghệ thuật độc đáo hàng đầu Việt Nam. Chính
điều kiện thuận lợi này giúp chùa Mía thu hút đông đảo khách du lịch không
chỉ trong nước mà cả nước ngoài đến tham quan.
1.2. Chùa trong văn hóa Việt
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Việt trong văn hóa Phật giáo
Trong tiềm thức văn hóa dân tộc, hình ảnh ngôi chùa gắn bó mật thiết
với đạo Phật. Đạo Phật được ra đời tại Ấn Độ và du nhập vào nước ta vào
những thế kỉ đầu Công Nguyên. Suốt diễn trình hình thành và phát triển của
Phật giáo trong lịch sử văn hóa dân tộc, chùa chiền ở Việt Nam cũng có nhiều
thăng trầm.
Thời nhà Lý, đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo, chùa
được xây dựng nhiều, người đi tu không chỉ là những người dân bình thường
mà còn là các bậc vua chúa, quan lại hoặc những người có địa vị xã hội lúc
bấy giờ. Giai đoạn này, chùa có kiến trúc độc đáo, tỉ mỉ, đường nét hoa văn
cầu kì, mọi hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng đều theo những khuôn phép chuẩn
mực của đạo Phật, nhiều ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lý

11



vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: chùa Diên Hựu (Hà Nội), chùa Trấn Quốc,
chùa Hà, chùa Kim Liên, chùa Ngũ Xá, chùa Láng (Hà Nội),...
Đến thời nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển trong sự dung hợp với
Nho giáo, nhiều ngôi chùa được xây dựng và trùng tu như: chùa Phổ Minh
(Nam Định), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc
Giang), chùa Yên Tử (Quảng Ninh) - đây cũng là nơi đã hình thành một
Thiền phái mới đó là Thiền phái Trúc Lâm.
Sang đến thời nhà Lê, Nho giáo được coi trọng, Phật giáo dần mất đi vị
trí vốn có của nó, thêm vào đó chùa chiền bị hư hỏng nhiều do chiến tranh
nhưng không được trùng tu lại, chính vì vậy mà chùa ảm đạm theo.
Đến thế kỉ XVII, do ý thức của các nhà cầm quyền mà chùa chiền lại
được phục hưng, nhiều chùa được trùng tu lại và xây dựng mới như: chùa
Keo (Thái Bình), chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi)…
Đến nay sau hơn hai mươi thế kỉ du nhập và truyền bá, có lúc thịnh lúc
suy, Phật giáo Việt Nam đã được thống nhất từ Bắc vào Nam. Các hệ phái
Phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được
tôn trọng.
Có thể thấy hình ảnh các ngôi chùa Việt luôn đi liền với sự hưng vong
của Phật giáo, Phật giáo hưng thịnh thì chùa phát triển, Phật giáo chững lại thì
chùa chiền cũng ảm đạm theo. Vì thế, mối quan hệ giữa chùa và Phật giáo
luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời tạo nên nét văn hóa độc đáo và phong
cách riêng biệt cho những ngôi chùa nói chung và chùa Việt Nam nói riêng.
1.2.2. Kiến trúc chùa Việt
Trong sự hình thành và phát triển của lịch sử, trải qua các thời kì khác
nhau, kiến trúc của mỗi ngôi chùa cũng có sự thay đổi tùy thuộc vào sự thịnh
suy của đạo Phật. Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình đơn lẻ
mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc

12



nối vào nhau, bố cục mỗi ngôi chùa cũng khác nhau. Tên chùa truyền thống
được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.
Chùa chữ “Đinh”, có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà
đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền
đường phía trước như chùa chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội), chùa Nhất Trụ, chùa
Bích Động (Ninh Bình).
Chùa chữ “Công” là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song
với nhau, được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là thiêu hương. Có nơi gọi
gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống như chùa Cầu
(Hội An), chùa Keo (Thái Bình).
Chùa chữ “Tam” là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường
được gọi là chùa Hạ. Chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa Tây Phương, chùa Thầy
(Hà Tây cũ) có dạng bố cục như vậy.
Chùa được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc” là chùa có hai
hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể
là nhà tổ hay nhà tăng, ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao
quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc ở
giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ “Công”, còn phía
ngoài có khung bao quanh như chữ “Khẩu” hay chữ “Quốc” như chùa Mía
(Hà Nội), Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Đậu (Hà Nội).
Đây là bố cục của các công trình kiến trúc chính. Chùa có kiến trúc kiểu
chữ “Công” là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là
chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay
ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở TP. Hồ Chí
Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những
thành tựu của kiến trúc.

13



Không chỉ đẹp trong những ngày đầu xuân khi bút lộc đâm chồi, khi hoa
đào, hoa mai đua nở, chùa Việt Nam trong bốn mùa đều mang một vẻ đẹp kín
đáo thầm lặng, lắng đọng sâu trong tâm hồn người hướng về điều thiện.
Người lên chùa sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, sâu sắc hơn khi được
hiểu biết thêm về lịch sử, kiến trúc xây dựng ngôi chùa và cuộc đời của những
con người được thể hiện qua các pho tượng với nghệ thuật điêu khắc, chạm
trổ kì diệu qua bàn của những người thợ tài hoa [16].
1.2.3. Hệ thống tượng Phật ở chùa Việt Nam
Mỗi ngôi chùa đều có những cách sắp xếp tượng Phật khác nhau tùy
thuộc vào số lượng tượng Phật trong chùa tạo nên sự độc đáo, nét riêng biệt
của từng chùa.
Chùa là nơi thờ Phật số lượng chùa ít nhất cũng có khoảng 10 tượng,
chùa nhiều có hàng trăm. Chùa Giác Lâm, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh có tới 113 pho tượng, chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm Tự) huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội có tới 153 pho tượng, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự),
thị xã Sơn Tây, Hà Nội có tới 287 pho tượng lớn nhỏ. Theo kinh Phật, Phật và
một số đồ đệ có hạn, sở dĩ nhiều tượng trong một chùa như vậy là do trong
các dịp lễ, trùng tu, tôn tạo, các Phật tử lại cúng thêm tượng, nhà chùa cứ bày
biện thêm những pho tượng mới cúng đó, chứ không quan tâm đến nhiều pho
tượng chỉ mang một nội dung và hình thức tạo tác giống với các pho tương tự.
Tượng Phật thường được tạc bằng gỗ mít, màu vàng thớ nhỏ và mịn
mềm, dễ đục đẽo, không bị cong vênh. Tượng to thường được tạc từng bộ
phận rồi được ghép với nhau nhờ các mộng và sơn ta, sau đó người thợ lấy
đất sét trắng trộn với sơn ta sống để hàn bịt những chỗ nối, nứt và khuyết.
Người thợ cũng phủ lên toàn bộ bề mặt pho tượng thứ hỗn hợp này, rồi lấy
bọt biển và mai mực mài cho hết những chỗ xù xì. Họ làm như vậy nhiều lần
để tạo dáng, nét cho pho tượng, cho đến lúc nào ưng ý thì phủ sơn then lên


14


nhiều nước, nước trước để khô mới phủ nước sau, sau mỗi nước sơn lại mài
bằng mai mực cho thật nhẵn. Lần cuối cùng, người thợ phủ lên một lớp vàng
lá dát rất mỏng và sau đó quét một lớp quang dầu bên ngoài. Những tượng
được tạc và sơn kĩ nếu không bị mưa nắng hủy hoại có thể tồn tại mấy trăm
năm.
Cũng có chùa, tượng được tạc bằng đá. Tượng tạc bằng đá có giá trị tồn
tại vĩnh cửu, đòi hỏi nhiều công phu từ khi chọn khối đá đến những đường nét
đục. Tượng đá khó trang trí và cũng dễ bị vỡ. Chùa ở Việt Nam có ít tượng
đá. Chùa Phật Tích, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh có tượng A Di Đà được
tạc bằng đá là một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm ở nước ta.
Trong vài chùa ở miền Bắc cũng có tượng nhục thân. Tượng nhục thân
là tượng bằng người thật. Người tu hành sau nhiều năm tu luyện đã thấy giác
ngộ đạt tới cõi “Không”, ngồi tụng kinh niệm Phật hàng tháng trời cho đến
khi “hóa”, lúc đó da thịt đã biến hết chỉ còn bộ xương đó dùng làm cốt và phủ
ra bên ngoài những lớp bột và sơn cho giống hình dáng của nhà sư lúc còn
sống. Ở Việt Nam tại chùa Phật Tích (Hà Bắc), chùa Pháp Vũ (Hà Nội).
Tượng Phật cũng được đúc bằng đồng hay vàng. Các sách sử còn ghi
lại vào năm 1036 vua Lý Thái Tông làm lễ khánh thành tượng phật Đại
Nguyên vừa đúc xong bằng đồng, năm 1041 cho đúc tượng Di Lặc bằng đồng
nặng 7560 cân (cân ta) đặt tại viện Thiên Phúc. Năm 1051, đúc hai tượng
Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng để thờ ở hai chùa Thiên Phúc và Thiên
Thọ. Năm 1134, khánh thành ba tượng Tam Tôn bằng vàng. Đời Trần vào
năm 1329, nhà sư Pháp Loa đã cho đúc 1300 tượng Phật lớn nhỏ bằng đồng.
Năm 1324, tư đồ Văn Huệ Vương và công chúa Thượng Trân đã cúng tới 900
lạng vàng để đúc tượng Phật Di Lặc.
Qua đó, ta thấy việc đúc tượng Phật bằng đồng (có pho tượng năng tới
7650 cân ta) ngay từ thế kỉ XI, XII đã đạt đến kĩ thuật khá cao. Hầu hết, các


15


pho tượng Phật bằng đồng này đã bị giặc Minh cướp đem về nước cuối thế kỉ
XIV. Hiện nay, ở chùa Ngũ Xá, quận Ba Đình, Hà Nội có pho tượng A Di Đà
bằng đồng nặng 10.000 ki-lo-gam; cao tới 3,95 mét; bệ là tòa sen gồm 96
cánh đúc hết 16 tạ đồng.
Vào các thế kỉ sau, có thể do khan hiếm đồng và cả gỗ mít để tạo tác
các pho tượng Phật to nên các nghệ nhân đã dùng đất sét để làm. Các chùa
Giám, Tây Phương, chùa Kim Liên, chùa Mía, chùa Dâu, chùa Sủi, chùa
Trăm Gian… đều có khá nhiều tượng bằng đất sét. Đất sét trộn với nước vôi
nhựa cây mật, mùn cưa, giấy bồi, vỏ chấu, rễ si hoặc sợi lá cây dứa dại. Ở
chùa Mía mỗi pho tượng nặng tới 4 tấn, nguyên liệu gỗ mít không đủ để thực
hiện. Tượng đất sét phải có một bộ khung bằng tre, bên ngoài được phủ dần
các lớp đất, sau cùng bả sơn nhiều lần lên bề mặt, sau đó được thiếp bạc hay
vàng rồi quang dầu. Tượng Phật bằng đất sét không chịu được mưa nắng hoặc
lụt.
Với những chất liệu khác nhau tạo nên những pho tượng Phật phong phú
đa dạng, tinh tế có những tượng pháp đạt đến độ vĩnh cửu theo thời gian, do
đó cần phải bảo tồn và lưu giữ những nghệ thuật đặc sắc này [8; tr 84].
1.2.4. Chùa trong văn hóa tâm linh của người Việt
Ngày nay, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, cuộc sống càng
hiện đại, dường như con người càng hướng tâm hồn mình gần hơn với Phật
giáo, gần hơn với cửa chùa để cảm nhận được sự linh thiêng, tĩnh lặng khi đến
với cửa Phật.
Ngày xưa, người ta đi chùa thứ nhất là những người theo đạo Phật, họ
quy y, tìm thấy trong Đức Phật những tín điều phù hợp với ý thức của mình
đối với cuộc sống, cuộc đời, tìm thấy trong những điều Phật dạy sự gợi mở để
khiến tâm hồn tĩnh lặng và hướng thiện.


16


Thứ hai đi chùa để vãn cảnh, vì không gian và kiến trúc Phật giáo luôn
khơi thông dòng suy nghĩ, khiến cho cuộc sống chợt lắng lại, những nốt trầm
trong dòng chảy thường ngày được tấu lên, đến chùa với những mái chùa
cong vút, những đầu đao được chạm trổ sinh động, những bức tượng thờ được
điêu khắc đẹp và tỉ mỉ đầy thần khí, không gian chùa rộng mở, gần gũi với
thiên nhiên với mặt nước và cây xanh được chăm chút sạch sẽ và quy củ,
không khí thanh khiết và trầm mặc, qua cổng Tam Quan của chùa, ta như
được đắm mình trong một nơi chốn khác, tách biệt hẳn khỏi tham sân si. Thời
hiện đại, người ta đang được chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ của Phật
giáo trong đời sống của người dân, đặc biệt là người dân thành thị, rất nhiều
chùa chiền mới được xây dựng, nhiều chùa cũ được mở rộng, xây mới hoặc
được cải tạo mới, Phật tử không tiếc tiền, tiếc công sức để vun đắp cho Phật
giáo ngày càng giàu mạnh, ngày càng gần gũi và phải chăng đây đã trở thành
một tôn giáo chính của cả dân tộc.
Chính vì vậy ngày nay, những tầng lớp người dân đi lễ chùa trong các
ngày lễ đã đa dạng hơn rất nhiều, không còn bó hẹp trong những người theo
đạo Phật và những người đi vãn cảnh chùa nữa. Chùa trong sự lên xuống đầy
biến động của nền kinh tế, đã trở thành một không gian tâm linh đặc biệt để
mọi người tìm đến như một cứu cánh cho cuộc sống của mình. Giống như
một không gian đồng điệu, người ta đến chùa trong tâm thế mà Đức Phật đã
trở thành như một vị thánh, một vị cha, một người có quyền năng đặc biệt.

17


Tiểu kết chương 1

Sơn Tây từ lâu đã được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa,
lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Ngày nay, nhắc đến Sơn Tây, người ta nghĩ
ngay đến những nét văn hóa độc đáo của người dân xứ Đoài; đến các khu du
lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai ưa thích khám phá, tìm hiểu và có
mong muốn được đến với nơi để nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc
mệt mỏi chốn phồn hoa đô thị. Điều này đã mang đến cho Sơn Tây tiềm năng
lớn để phát triển du lịch nhằm thu hút được đông đảo du khách trong nước và
quốc tế đến tham quan, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
trong vùng.
Trong chương 1, tác giả còn tìm hiểu những nét tổng quan nhất về quá
trình hình thành và phát triển của chùa trong sự tương quan với văn hóa Việt.
Trải qua mỗi gian đoạn lịch sử khác nhau, kiến trúc chùa cũng có nhiều đổi
khác tạo nên sự độc đáo, khác lạ và bản sắc riêng của mình. Do đó, các cấp
chính quyền, địa phương, các ban ngành cần có chính sách đúng đắn, kịp thời
để lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo này của dân tộc.

18


Chương 2
CHÙA MÍA – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Những nét văn hóa độc đáo của chùa Mía
2.1.1. Tên chùa, vị trí và lịch sử chùa Mía
Chùa Mía hay còn có tên là Sùng Nghiêm Tự được biết tới với câu
chuyện: Xưa kia vùng đất của Sùng Nghiêm người dân trồng nhiều cây Cam
Giá còn gọi là cây Mía nên ngôi chùa được gọi là chùa Mía. Sùng Nghiêm tự
(chùa Mía), là địa danh văn hóa có tiếng ở mảnh đất cổ Đường Lâm, Sơn Tây,
Hà Nội.
Người dân nơi đây vẫn truyền tụng. Ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ,

bước ngoặt của Chùa được đánh dấu vào năm Long Đức thứ tư (1632) khi
chùa được xây dựng với quy mô hoành tráng hơn. Người có công xây dựng
chùa là một bà phi của chúa Trịnh Tráng có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong
(còn được gọi là Rêu, Diệu). Khi bà mất đi bà được dân tôn lên là bà Chúa
Mía. Tương truyền trước đây bà Ngọc Dong là người Nam Nguyễn (thôn
Nam lúc bấy giờ), nổi tiếng cả vùng với vẻ đẹp “Sắc nước hương trời” thông
minh, tháo vát. Một hôm bà cùng chị em trong làng đi cắt cỏ, đúng lúc xa giá
của chúa Trịnh Tráng đi tới. Mọi người sợ hãi bỏ chạy, riêng bà đứng lại giữ
vẻ điềm tĩnh và ngân nga câu hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang, muôn
nghìn cây cỏ hai hàng tay ta”. Cảm kích khí chất và sự thông minh sắc sảo
của thôn nữ, chúa Trịnh chọn bà làm cung phi, tuy ở trong cung cấm lầu son
nhưng tâm trí bà vẫn luôn hướng về quê nhà. Sau một thời gian bà xin trở về
quê hương phụng dưỡng cha mẹ. Cùng với chùa Mía bà còn cho xây dựng
nhiều công trình cầu quán, chợ, bến sông… để cảm tạ ân đức cao cả của bà,
nhân dân Kẻ Mía đã lập đền thờ để tưởng nhớ đến bà [22].

19


2.1.2. Kiến trúc chùa Mía
Từ xưa đến nay, việc xây dựng chùa chiền là điều rất quan trọng nên đòi
hỏi cần phải có sự tính toán kĩ lưỡng từ việc chọn thế đất, hướng đất để xây
chùa và việc thiết kế kiến trúc của chùa cũng phải thật công phu, tỉ mỉ để tạo
nên kiến trúc độc đáo cho mỗi ngôi chùa.
Kiến trúc Chùa Mía được xây dựng theo bố cục “nội công ngoại quốc”.
Tam quan là một nếp nhà 3 gian, xây chồng diêm 2 tầng 8 mái. Hình chữ
Công bao gồm nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau, được nối
với nhau bằng một ngôi nhà gọi là ống muống, là nơi để hành lễ. Hình chữ
Quốc gồm có tiền tế, hai dãy nhà hành lang và hậu đường. Ngoài ra còn có
tam quan, cổng, nhà tổ, ni phòng và tháp. Nhìn chung khối kiến trúc nội công

ngoại quốc, tam quan, cổng nằm cân xứng trên trục bố cục dải vũ. Các công
trình còn là sự bổ sung, tân tạo cho phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, tiếp khách
cũng như “Quản ân dưỡng dục” nuôi dưỡng các cháu nhỏ trong chùa. Khoảng
không gian giữa tiền đường và các hạng mục mới xây là sân vườn được tạo
bởi các công trình cây cảnh, hòn non bộ tạo nên không gian trầm mặc, hòa
thanh cho cảnh chùa. Từ ngoài hướng vào trong là thứ tự các công trình sau:
Tam quan và gác chuông, cổng tiền đường, bái đường, ống muống, thượng
điện, hậu đường và hai dãy tả hữu hành lang. Trên tinh thần như vậy, theo bố
cục dọc, để nhấn mạnh chức năng trọng tâm (là Phật điện), khối kiến trúc tòa
thượng điện vươn cao.
Tóm lại, kiến trúc chùa Mía cho thấy tầm quan trọng của ngôi chùa
trong sinh hoạt văn hóa của Phật tử, nhân dân xứ Đoài. Không gian kiến trúc
ấy trải rộng mà không nâng cao, Thần Phật đều gắn với người dân mà không
“kính chi viễn nhi”, bên trong đóng kín nhưng lại mở ở giữa các nếp nhà để
đón nắng gió tự nhiên. Là ngôi chùa có một sự luyến láy kiến trúc với nhịp
điệu song truyền, phong phú theo hướng đông đàn bình dị. Các nếp nhà ở đây,

20


×