Onthionline.net
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN ĐỊA LÍ (2012-2013)
I. LÝ THUYẾT: 7,5 ĐIỂM
Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của CN
1. Vai trò
- Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: vì tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn, tạo ra các tư liệu SX, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành KT và nâng cao trình độ văn minh của tòan XH.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nghiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự
chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.
2. Đặc điểm - Có 3 đặc điểm
a. Sản xuất CN Gồm 2 giai đọan: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến nguyên liệu.
b.Sản xuất CN có tính tập trung cao độ
c. Sản xuất CN gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIIỆP
I.Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia
- Nền SX hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật
2. Cơ cấu tình hình SX, phân bố
Gồm: khai thác than, dầu và CN điện lực
CN năng lượng
Vai trò
Khai thác than
+ Nguồn NL truyền thống cơ bản. Nhiên liệu cho CN điện, LK. Nguyên liệu cho CN hóa chất
Khai thác dầu
+ Nhiên liệu quan trọng “vàng đen”. Nguyên liệu cho CN hóa chất
CN điện lực
+ Cơ sở để phát triển nền CN hiện đại, nâng cao đời sống, văn minh
II. Công nghiệp điện tử -tin học
Vai trò
- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của
mọi quốc gia
Đặc điểm
- Ít gây ô nhiễm môi trường.
-Không chiếm diện tích rộng.
- Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước
- Cần lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
4 Phân ngành
Phân bố chủ
yếu
Hoa Kì,Nhật
Bản, EU
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1.Vai trò
- Phục vụ nhu cầu nhân dân. Thúc đẩy cho CN nặng và nông nghiệp phát triển. Cung cấp hàng xuất khẩu
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
2. Đặc điểm:
- Sử dụng nhiên liệu động lực và chí phí vận tải ít. Cần nhiều lao động, nguyên liệu và thị trường
- Vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn
- Quy trình SX tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu lợi nhuận dễ dàng có khả năng xuất khẩu.
- Các ngành chính: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh, ngành dệt may là chủ đạo
3. Phân bố: Các nước có ngành dệt may phát triển: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản…
1
Onthionline.net
VII. Công nghiệp thực phẩm
1. Vai trò
- Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống
- Tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, giải quyết việc làm cải thiện đời sống.
2. Đặc điểm
- It vốn đầu tư. Quay vòng vốn nhanh, cần nhiều lao động , thị trường và nguồn nguyên liệu,…
- Chia làm 3 ngành chính:
+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ trồng trọt
+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
+ Công nghiệp chế biến thủy hải sản
Bài 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (SGK)
Chương IX. ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI
I. Cơ cấu và vai trò của các ngành DV
1. Cơ cấu: Rất phức tạp, chia làm 3 nhóm:- DV kinh doanh, DV tiêu dùng, DV công
2. Vai trò
- Thúc đẩy các ngành SX vật chất
- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động-> tạo việc làm
- Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu KHKT đề phục vụ con người.
3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
- Tỉ trọng lao động ngành DV tăng nhanh trong cơ cấu lao động theo ngành.
- Có sự khác biệt rất lớn về tỉ trọng lao động của ngành DV trong cơ cấu lao động theo ngành giữa các nước phát triển
đang phát triển
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành DV
(Sơ đồ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ- SGK/ 135)
- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội.
- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự tăng dân số và sức mua của dân cư.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
- Mức sống và thu nhập thực tế.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư.
- Sự phân bố TNTN, di sản văn hóa, lịch sử, CSHT có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các
điểm du lịch.
Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vai trò và đặc điểm ngành GTVT
1/ Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kỉ thuật, nguyên, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị
trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ KT – XH giữa các địa phương.
- Góp phần thúc đẩy hoạt động KT, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng và tạo
nên các mối giao lưu KT văn hóa giữa các nước.
2/ Đặc điếm
- Sản phẩm là sự chuyên chở ngừơi và hàng hóa
- Chỉ tiêu đánh giá
* KL vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa)
* KL luân chuyển (người.km, tấn/km)
* Cự li vận chuyển trung bình (km)
2
Onthionline.net
Bài 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ưu điểm
Nhược điểm
NgànhGT
VT
đường sắt Chở hàng nặng đi xa, tốc độ nhanh, giá rẻ
Chỉ hoạt động trên
các tuyến đừơng cố
định, đầu tư lớn
- Dùng nhiều
nguyên nhiên liệu
- Ô nhiễm MT, ách
tắc GT
- Dễ xảy ra sự cố:
rò rỉ, vở ống,..
Đường
ô tô
- Tiện lợi cơ động, thích ứng cao với các điều kiện địa hình
- Có hiệu quả KT cao ở cự li ngắn và trung bình
- Phối hợp với các phương tiện VT khác
đường
ống
- Rẻ, vận chuyển nhanh liên tục
đường
sông, hồ
đường
biển
- Rẻ, chở các hàng nặng,cồng kềnh, không cần nhanh, đi xa Không nhanh
đường
hàng
không
- Đảm bảo giao lưu quốc tế
- Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới nhất của KH – KT
- Tốc độ nhanh nhất
- Đảm bảo phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế
- Khối lượng luân chuyển lớn nhất
- Giá khá rẻ
- Sản phẩm chủ yếu
là dầu thô và các
sản phẩm từdầu
mỏ-> ÔN biển
- Rất đắt
- Trọng tải thấp
- Ô nhiễm
Phân bố
Hoa Kì, Châu Âu
Tây Âu, Hoa Kì
- Trung Đông, LB
Nga,TrungQuốc,
Hoa Kì
- Hoa Kì, Nga,
Canada
* Các cảng biển:
ở 2 bên bờ ĐTD
và TBD
HK, Anh, Pháp,
Đức, Nga
Bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MAỊ
I. Khái niệm
1.Thị trừơng: Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa
người bán và người mua về những sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Vật ngang giá: Làm thước đo gia trị của hàng hóa
và dịch vụ. Vật ngang giá hiện đại là tiền, vàng.
II. Ngành thương mại
* Vai trò: Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
- Đối với nhà SX: hoạt động TM có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc-> việc tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với người tiêu dùng, hoạt dộng TM không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo
ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều tiết SX, hướng dẫn tiêu dùng.
a. Cán cân XNK
+ Khái niệm: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
- Xuất siêu: XK > NK . Nhập siêu: XK < NK
III. Đặc điểm của thị trường TG
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động.
- Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước TBCN phát triển.
- Các cường quốc xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và đồng tiền của những nước này là
ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới.
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến,
các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng.
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3
Onthionline.net
1. Khái niệm
- Môi trường xung quanh hay MT địa lí là MT bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của con người
- Môi trường sống của con người: Là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, ảnh hưởng sự sống và phát triển ,
chất lượng cuộc sống của con người.
2. Sự khác nhau cơ bản giữa MT tự nhiên và MT nhân tạo:
- MT tự nhiên xuất hiện trên TĐ không phụ thuộcvào con người và phát triển theo qui luật riêng của nó
- MT nhân tạo là kết quả haọt động của con người, tồn tại phụ thuộc hòan tòan vào con người
3. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần TN mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng SX chúng
được sử dụng làm phương tiện SX và đối tượng tiêu dùng.
Bài 42: MÔI TRỪƠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1. Khái niệm phát triển bền vững: là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt
hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của chính họ.
2. Một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở các nhóm nước:
a. Đối với nước phát triển: vấn đề về môi trường và phát triển bền vững gắn những tác động của sự phát
triển công nghiệp và vấn đề đô thị.
- Các nước CN phát triển là những nước phát thải CO2, SO2,.. nhiều nhất=> thủng tầng ôdon, hiệu ứng nhà
kính, mưa axit,... EU, Nhật Bản, Hoa Kì. Vấn đề nguồn nước ô nhiễm do SX công nghiệp và khai thác mỏ.
b. Đối với nước đang phát triển:
- MT ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng do trình độ chậm phát triển, thiếu vốn, công
nghệ, nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh,xung đột triền miên, sức ép dân số, nạn đói,...
- Các nước đang phát triển: Chiếm ½ diện tích lục địa, là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản,
rừng, đất trồng) vấn đề MT ở đây là sự suy giảm tài nguyên khoáng sản, rừng, khan hiếm nước,..
- Việc khai thác chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt trong kinh tế các nước đang phát triển, làm tài nguyên
KS bị suy giảm, cạn kiệt, ô nhiễm nước đất , SV,...
- Việc đốn rừng lấy gỗ, củi, làm nương rẩy làm giảm DT rừng =>hoang mạc hóa,..
4
Onthionline.net
CÂU HỎI HIỂU THAM KHẢO
Câu 1: Tại sao tỉ trọng của ngành CN trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh
giá trình độ phát triển kinh tế? =>(vai trò ngành CN)
)
Câu 2: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của CN trong nền kinh tế quốc dân? =>(vai trò ngành CN)
3/ Hãy so sánh sự khác biệt giữa đặc điểm sản xuất CN và nông nghiệp?
Công nghiệp
- SX theo 2 giai đoạn có thể tiến hành đồng thời các giai
đoạn, cách xa nhau về không gian và có sự phối hợp tỉ mỉ
của các ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- SX có tính tập trung cao độ
-Đất là nơi xây dựng
- SX quanh năm
- Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
-Yêu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật lớn; công nghệ
và trình độ lao động cao
- Thời gian xuất hiện muộn
Nông nghiệp
-SX theo trình tự nhất định, không thể đảo lộn, tuân thủ theo
qui luật tự nhiên sinh học
- SX có tính phân tán trong không gian
- Đất là tư liệu không thể thay thế
- SX mang tính mùa vụ
- Phụ thuộc chặt chẽ thuộc vào điều kiện tự nhiên
-Vốn đầu tư ít, công nghệ và trình độ lao động đơn giản.
- Thời gian xuất hiện sớm
4/ Tại sao ngành CN dệt may và CN thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển?
- Do cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày của hơn 6 tỉ người trên thế giới ngày nay ngày càng tăng và đa dạng
- Sử dụng nhiên liệu động lực và chí phí vận tải ít
- Cần nhiều lao động, nguyên liệu và thị trường
- Vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn
- Quy trình SX tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu lợi nhận dễ dàng có khả năng xuất khẩu.
5/Tại sao ở các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu CN tập trung?
Vì: Để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
- Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động ở các nước đang phát triển
- Nhằm thu hút vốn đầu tư công nghệ và kinh nghiệm quản lí của nước phát triển.
- Tạo thêm việc làm, tăng nguồn hàng xuất khẩu.
- Dễ quản lý.
Câu 6: Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp.
- Vị trí địa lí: Có tác dộng rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, khu CN, khu chế xuất.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố CN. VD: Vùng than Quảng
Ninh là cơ sở nguyên liệu cần thiết để xây dựng trung tâm CN năng lượng, hóa chất ở nước ta.
- Kinh tế -xã hội
+ Dân cư- lao động: số lượng và chất lượng lao dộng có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành CN. ,...
Lao động đông , tay nghề thấp =>dệt may, chế biến LTTP,...)
VD: TPHCM ưu thế về dân đông tay nghề cao tạo thuận lợi phát triển CN nhẹ và CN kĩ thuật cao.
5
Onthionline.net
+ Tiến bộ khoa học- kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành CN; làm thay đổi quy
luật phân bố các xí nghiệp CN
+ Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
Chương IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Câu 7: Tại sao người ta nói: để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi với đồng bằng.
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên, thế mạnh to lớn của miền núi, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi
- Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ
- Hình thành cơ cấu kinh tế miền núi, các hoạt động dịch vụ cũng có điều kiện phát triển.
Câu 8: Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển và phân bố các ngành GTVT?
- Sự phát triển các ngành KT: Sự phát triển và phân bố các ngành KT quyết định sự phát triển, phân bố, hoạt động
GTVT. Các ngành KT quốc dân là khách hàng của ngành GTVT. Mặt khác, các ngành CN, DV khác cũng gớp
phần trang bị CSVCKT cho ngành GTVT.
+ Sự phát triển của công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật liệu và sản phẩm, làm
mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ => Kết quả là làm tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển, cự li
vận chuyển trung bình.
+ Sự phân bố các cơ sở CN qui định mật độ GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồn vận chuyển.
+ Sự phát triển của xây dựng, CN cơ khí ...trang bị và hoàn thiện CSVCKT cho GTVT: đường, các phượng tiện,
cầu cống,..
- Sự phân bố dân cư, đặc biệt là phân bố ở các thành phố lớn, các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố
mạng lưới vận tải, tạo ra loại hình vận tải đô thị.
Câu 9: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công trình xây dựng,
khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
- Qui định sự có mặt và vai trò của 1 số loại hình GTVT
- Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT
- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tả
VD: - Địa hình:ảnh hưởng việc thiết kế, xây dựng các công trình vận tải. VD: địa hình núi non hiểm trở đòi
hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, làm các
đường hầm xuyên núi....
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở xây dựng mạng lưới đường sông.Thủy chế sông ngòi ảnh hường đến
hoạt động các phương tiện vận tải đường sông, cảng sông,...Sông ngòi bồi lắng phù sa đòi hỏi phải nạo vét sông.
Đối với đường bộ và đường sắt, mạng lưới sông ngòi gây khó khăn xây dựng cầu phà vượt sông.
- Biên độ triều ảnh hưởng tới hoạt động của các công trình cảng.
- Dòng biển, gió, bão...ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vận tải biển. VD: nơi gặp nhau của hai dòng biển nóng
và lạnh tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè trên biển.
- Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động vận tải. VD: Mùa mưa đường ô tô và đường sắt
gặp khó khăn, mùa khô nước cạn thuyền khó qua, mùa đông nước đóng băng tàu không hoạt động được, sân bay
ngừng hoạt động do sương mù, tuyến rơi.
CHƯƠNG X. MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
10. Các quốc gia đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt KT-XH khi giải quyết vấn đề môi trường?
MT ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng do trình độ chậm phát triển, thiếu vốn, công nghệ,
thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, nợ nước ngoài, hậu quả chiến tranh,xung đột triền miên, sức ép dân số, nạn đói,
sự bóc lột tài nguyên của các công ti xuyên quốc gia,....
11. Môi trường có những chức năng nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ MT?
6
Onthionline.net
- MT có 3 chức năng chính:+ Là không gian sống của con người
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
- Chúng ta cần có biện pháp bảo vệ MT vì: Bảo vệ MT chính là bảo vệ nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền
vững, bảo vệ không gian sống giúp con người sống và làm việc trong MT trong lành. Con người thải các chất
thải vào MT nếu không có biện pháp xử lí , bảo vệ => MT ngày cáng ô nhiễm.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG (2,5 điểm)
Bài 1: Dựa vào bảng số liệu sau:
CÁC NƯỚC DẪN ĐẦU VỀ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2004
Khách du lịch đến
Doanh thu
Nước
(triệu lượt người)
(Tỉ USD)
Pháp
75,1
40,8
Tây Ban Nha
53,6
45,2
Hoa Kì
46,1
74,5
Trung Quốc
41,8
25,7
Anh
27,7
27,3
Mê-hi-cô
20,6
10,7
a. Vẽ biểu đồ hình cộ thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước trên.
b. Nhận xét.
Khách du lịch đến (triệu lượt người)
BÀI LÀM
Doanh thu (tỉ USD)
7
Onthionline.net
80
70
60
50
40
30
20
10
Nước
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA CÁC NƯỚC,
NĂM 2004.
b. Nhận xét
- Nhìn chung lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của các nước, năm 2004 có sự chênh lệch..
+ Các nước có lượng khách du lịch đến cao là: Pháp, Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung Quốc trong đó cao nhất là
Pháp (75,5 triệu lượt người).
+ Các nước có lượng khách du lịch đến thấp là: Anh, Mê-hi- cô trong đó thấp nhất là Mê-hi- cô (20,6triệu lượt
người).
+ Các nước có doanh thu du lịch cao là: Hoa Kì, Pháp,Tây Ban Nha trong đó cao nhất là Hoa Kì (74,5 tỉ USD)
+ Các nước có doanh thu du lịch thấp là: Anh, Mê-hi-cô trong đó thấp nhất là Mê-hi-cô (10,7 tỉ USD)
Như vậy nước có số lượt khách đến cao nhất không phải là nước có doanh thu cao nhất.
Bài 2:Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm
2003 theo bảng số liệu sau:
Khối lượng luân chuyển
(Đơn vị: km)
Công thức tính CLVCTB =
Khối lượng vận chuyển
Chú ý: Đổi sang cùng đơn vị rồi mới thực hiện phép tính.
2725,4 x1000
VD: CLVC TB của đường sắt =
8385,0
Phương tiện vận tải
Đường sắt
Đường ô tô
= 325 km
Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)
Khối lượng luân chyển
(triệu tấn . km)
8385,0
175856,2
2725,4
9402,8
Cự li vận chuyển
trung bình
(km)
325
53,4
8
Onthionline.net
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Tổng số
55258,6
21811,6
89,7
261401,1
5140,5
43512,6
210,7
60992,0
93
1994,9
2348,9
2299,1
Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUÁT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004
Giá trị xuất khẩu
Dân số
Quốc gia
(tỉ USD)
(triệu người)
Hoa Kì
819,0
293,6
Trung Quốc
858,9
1306,9
Nhật Bản
566,5
127,6
a. Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên,năm 2004.
b. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên,năm 2004.
c. Rút ra nhận xét cần thiết.
BÀI LÀM
a.Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên,năm 2004.
Cách tính:
Giá trị XK bình quân theo đầu người =
Giá trị xuất khẩu x1000
(Đơn vị: USD/ người)
Dân số
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC, NĂM 2004
Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người
( USD/người)
Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người (USD/người)
Hoa Kì
2789,5
Trung Quốc
675.2
Quốc gia
Nhật Bản
4439,7
b.Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia
trên,năm 2004.
Quốc gia
9
Onthionline.net
Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA HOA KÌ, TRUNG
QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004.
c.Rút ra nhận xét cần thiết.
- Nhìn chung giá trị XK, Dân số và Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật
Bản năm 2004 có sự chênh lệch.
+ Trung Quốc là nước có giá trị XK cao nhất (858,9 tỉ USD), nhưng dân số đông nhất (1306,9 triệu người), nên
Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người thấp nhất (675,2 USD/người).
+ Nhật Bản là nước có giá trị XK thấp nhất (566,5 tỉ USD), dân số thấp nhất (127,6 triệu người) nhưng giá trị XK
theo đầu người cao nhất (4439,9 USD/người).
+ Hoa Kì là nước có giá trị XK đứng thứ hai(819 tỉ USD), dân số đứng thứ hai (393,6 triệu người), giá trị XK
theo đầu người đứng thứ hai(2759,5 USD/người).
=> Nước có giá trị xuất khẩu cao nhất chưa phải là nước có giá trị xuất khẩu bình quân đầu người cao nhất mà
còn ảnh hưởng dân số.
10