Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de cuong on tap hki sinh hoc 9 co dap an 63300

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.71 KB, 3 trang )

Onthionline.net

Đề cương sinh học kì I
( Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ : 0928047965, 0926047965 ) gặp 'GS.SH 'Chiến
I) Đột biến gen
* Khái niệm : Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc một số cặp nuclêôtit
( biến dị di truyền được )
* Phân loại : + bớt 1 cặp nuclêôtit
+ Thêm 1 cặp nuclêôtit
+ Thay thế cặp nuclêôtit này = cặp nuclêôtit khác
* Hậu quả : Các đột biến gen thường có hại vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã
qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
* Vai trò : Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp 1 đột biến vốn có hại sẽ trở nên có lợi. Có ý
nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.
Vd: Trong thực tiễn người ta gây đột biến có lợi cho bản thân sinh vật ( đột biến làm tăng khả năng
chịu hạn và chịu rét ở lúa ... )
II ) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
* Khái niệm : Là những biến đổi liên quan dến cấu trúc của nhiễm sắc thể
* Phân loại : + mất đoạn
+ đảo đoạn
+ lặp đoạn
* Hậu quả : các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên
thường gây hại cho sinh vật ( Vd : mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người )
* Vai trò : một số đột biến thường có lợi và có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa ( vd : enzim thủy
phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen qui
định enzim này ) .
III) Đột biến số lượng NST
* Khái niệm : là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST
* Phân loại : + hiện tượng dị bội thể ( bổ sung cơ chế mắc bệnh đao hình vẽ 23.2 sgk/ 68)
+ hiện tượng đa bội thể
* Hậu quả : dị bội thể : gây biến đổi hình thái ( hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây


bệnh về NST. Vd : ở người thêm 1 NST ở cặp thứ 21 gây ra bệnh Đao.
* Ứng dụng : đa bội thể : tăng kích thước thân cành làm tăng sản lượng gỗ, tăng kích thước thân lá củ
làm tăng sản lượng rau màu. Tạo giống có năng suất cao
IV) Thường biến
* Khái niệm : là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường.
* Vai trò : giúp SV thích nghi vs mt sống
* Mức phản ứng : là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen ( or chỉ 1 gen hay nhóm gen ) trước môi
trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen qui định.
* Ứng dụng : tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi ( vd : giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế
bào ( 2n) biến đổi có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong đk gieo trồng tốt nhất, còn trong đk
bình thường thì chỉ đạt năng suất tb từ 4,5 - 5,0 tấn/ha


* So sánh thường biến và đột biến
Thường biến
Khái niệm
Là những biến đổi kiểu hình
phát sinh trong đời cá thể dưới
ảnh hưởng trực tiếp của môi
trường.
Biểu hiện
- Đồng loạt theo hướng xác định

Đột biến
Là những biến đổi liên quan
đến cấu trúc gen, cấu trúc hay
số lượng NST
- Không đồng loạt, chỉ ở một
vài cá thể và không theo hướng

xác định
- Di truyền cho đời sau
Hầu hết có hại

- Không di truyền cho đời sau
Ý nghĩa
Có lợi cho bản thân SV, giúp
thích nghi với môi trường sống
V) Phương pháp nghiên cứu di truyền người
* Phương pháp phả hệ : là theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng trên những người thuộc cùng dòng họ
qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ( trội,lặn,do 1 hay nhiều gen qui định)
* Nghiên cứu trẻ đồng sinh : gồm 2 trường hợp : + Sinh đôi cùng trứng
+ Sinh đôi khác trứng
Ý nghĩa:+giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính
trạng .
+ Sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
VI) Bệnh và tật di truyền ở người
* Bệnh Đao
- Đặc điểm di truyền : cặp NST thứ 21 có 3 NST
- Đặc điểm bên ngoài : bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí,
khoảng cách giữa hai mắt xa nhau,...
* Bệnh Tớcnơ
- Đặc điểm di truyền : chỉ có 1 NST giới tính X
- Đặc điểm bên ngoài : bn là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú ko phát triển, thường mất trí và ko có con
* Bệnh bạch tạng
- Đặc điểm di truyền : do đột biến gen lặn gây ra
- Đặc điểm bên ngoài : da và tóc trắng, mắt hồng
* Bệch câm điếc bẩm sinh :
- Đặc điểm di truyền : do đột biến gen lặn gây ra
- Đặc điểm bên ngoài : câm điếc bẩm sinh

* Tật di truyền : do đột biến gen trội : chân nhiều ngón, xương chi ngắn
Do đột biến NST : tật khe hở môi-hàm, bàn tay mất hay nhiều ngón, bàn chân mất và dính ngón
* nguyên nhân chung : do các tác nhân vật lí , hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do
rối loạn trong quá trình trao đổi chất
VII) Di truyền học ở người. Bảo vệ vốn di truyền
* Di truyền học tư vấn : là lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán,
pp phả hệ để chẩn đoán, cung cấp thông tin, tư vấn ( liên quan đến các bệnh tật di truyền)
* Di truyền học với hôn nhân : Di truyền học đã giải thích cơ sở khoa học của các qui định : hôn nhân 1
vợ 1 chồng, những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời ko được kết hôn.
* Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình : phụ nữ nên sinh con từ độ tuổi 24 - 35, không sinh con trên
35 tuổi giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh đao




×