Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 56 tuổi thông qua hoạt động học Một số biện pháp nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.8 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Họ và tên……………...…… ……………...……………..……................Trang 2
2. Chức vụ……………...…… ………………...…………..……..................Trang 2
3. Đơn vị công tác ………....……………..…………….……..…………… Trang 2
4. Lý do chọn đề tài……………..……………………......………………….Trang 2
5. Phạm vi nghiên cứu……………………..……………...…………………Trang 3
6. Thời gian nghiên cứu…………………………………..……………...….Trang 3
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng: ……………...…… ……………...…………………............Trang 4
* Thuận lợi……………...…… ……………...……………….……..............Trang 4
* Tồn tại, hạn chế…………… ……………...……….……..…….................Trang 4
2. Những giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại……………...…...............Trang 4
2.1. Những giải pháp thực hiện…………………………………….……… Trang 4
2.1.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn………………………………… Trang 5
2.1.2 Giải pháp 2: Bài tập khảo sát trẻ………...…………………………… Trang 6
2.1.3 Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch PTVĐ theo chủ đề………………… Trang 7
2.1.4 Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động để lồng ghép GDPTVĐ cho trẻ………..
…………………………………………………………………………….. Trang 10
2.1.5 Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động để lồng ghép GDPTVĐ cho trẻ..Trang 10
2.1.6 Giải pháp 6: Tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi để lồng ghép GDPTVĐ………...
…………………………………………..…………… Trang 14
2.1.7 Giải pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh………………………….. Trang 16
2. 2 Tính mới của SKKN………………………………..……………….. Trang 16
2. 3 Tính hiệu quả của SKKN……………… ……………………….….. Trang 17
2. 4 Phạm vi áp dụng………………..……… ……………………..….… Trang 17
3. Kết quả thực hiện………………..……… ………………………….. Trang 18
4. Bài học kinh nghiệm………………..…… ………………..……..….. Trang 19
5. Kết luận………………..………………………………………..…… Trang 20

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông


qua hoạt động học
1


PHÒNG GD& ĐT ĐÀ LẠT
TRƯỜNG MẦM NON 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh p

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NỘI DUNG
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC
Năm học 2015-2016
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Họ và tên: Vũ Thị Phương Lan
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường Mầm non 8
4. Lý do chọn đề tài:
Trong Giáo dục Mầm non, phát triển vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng
nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua vận động trẻ có nhiều cơ hội để luyện
tập các vận động tinh, vận động thô và sự dẻo dai của cơ thể. Vận động giúp cơ, xương
chắc khỏe mang lại giấc ngủ ngon và hoạt động thể chất còn có lợi cho sự phát triển trí
tuệ của trẻ.
Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Brain Research phát hiện rằng các trẻ vận động
nhiều hơn sẽ có vùng đồi thị (hippocampi) lớn hơn. Đây là vùng não đẩm nhiệm trí nhớ
dài hạn và trí nhớ liên hệ. Những trẻ này đạt kết quả cao hơn trong các bài kiểm tra trí
nhớ, và trẻ bắt đầu vận động càng sớm càng tốt.
Theo nghiên cứu thể dục cũng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ, Năm

2012 một nghiên cứu kéo dài 20 tháng từ Perceptive Motor Skills được thực hiện trên
400 trẻ từ 3-5 tuổi, các em được tham gia thể dục 45 phút mỗi tuần, và cùng 20 phút thể
dục mỗi ngày. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ này có cơ thể cân đối, sự nhạy bén và khả
năng phối hợp tốt hơn những em không tham gia thể dục và vận động, những trẻ tập thể
dục và vận động thường xuyên có chỉ số IQ cao hơn những đứa trẻ suốt ngày ngồi trong
lớp.
Thực tế cho thấy ở trường mầm non trẻ có rất nhiều hoạt động, nhưng hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ chưa được chú trọng nhiều. Cụ thể mỗi tuần trẻ có 1 tiết TDGH, có
tuần không có tiết TDGH, giờ hoạt động ngoài trời còn nặng về chuẩn bị cho trẻ thực

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
2


hiện, chưa chú trọng cho trẻ được vận động, tận dụng môi trường có sẵn để trẻ chơi tự do
thoải mái…
Những năm gần đây các ban ngành cũng đã nhìn nhận được vấn đề phát triển vận
động cho trẻ là việc làm cần thiết và cấp bách, chính vì vậy Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục
đã mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao việc cho trẻ được tập luyện, thể dục và các trò
chơi vận động.
Là một giáo viên mầm non đã 19 năm gắn bó với nghề tôi cảm thấy rõ vai trò và ích
lợi của phát triển vận động đối với con trẻ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Về phía phụ
huynh tôi nhận thấy đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến việc nhận thức của trẻ, hôm nay
học được gì, nhận đúng chữ cái, chữ số, chưa quan tâm đến giáo dục phát triển vận đôngk
cho trẻ…Qua những việc tôi đã nêu trên tôi quyết định chọn đề tài:“Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động học” được vận dụng hiệu quả vào hoạt động phát triển vận động của trẻ trong
trường mầm non.
5. Giới hạn (phạm vi nghiên cứu)

Áp dụng giải pháp “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung giáo dục phát
triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học” lớp Lá 2 trường Mầm non 8.
6. Thời gian nghiên cứu:
- Giáo viên bắt đầu thực hiện từ tháng 9/2015 - đến tháng 5/2016.

PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Thực trạng
1.1 Thuận lợi:
- Lớp nằm ở điểm chính đường Phù Đổng Thiên Vương, có 2 giáo viên phụ trách.
- Được sự quan tâm, đầu tư, bồi dưỡng của Ban Giám hiệu và sự ủng hộ nhiệt tình của
các bậc phụ huynh.
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo, cụm 3,
trường tổ chức. Nhà trường đã trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung giáo
dục phát triển vận động.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ phục vụ hoạt động phát triển vận động
của trẻ trong trường mầm non như: đồ dùng, dụng cụ phục vụ hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ. Sân bãi ngoài trời rộng, có bóng mát thuận lợi cho sự vận động
cho trẻ.
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
3


- Bản thân nắm vững được phương pháp phát triển vận động, có nhiều năm kinh nghiệm
trong việc chăm sóc, giáo dục và rèn các kỹ năng vận động cho trẻ.
1.2. Khó khăn:
- 35% trẻ chưa qua Mẫu giáo 3,4 tuổi nên còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia vào các
hoạt động phát triển vận động.
- 80% trẻ chưa có kỹ năng thực hiện các vận động cơ bản vững vàng đúng tư thế, chưa
phối hợp tốt các kỹ năng vận động cơ bản nhịp nhàng.

- 80 % trẻ chưa kiểm soát được cơ thể khi thực hiện các vận động
- 70% trẻ không hứng thú với hoạt động Giáo dục phát triển vận động.
- Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
- Lớp có 6 trẻ thấp còi độ 1; 1 cháu suy dinh dưỡng vừa, một số cháu thể trạng yếu nên
thực hiện các kỹ năng vận động còn hạn chế.
1.3. Tồn tại, hạn chế:
+ Nguyên nhân khách quan:
- Thời điểm đầu năm học giáo viên chưa nắm rõ đặc điểm tâm lý của từng trẻ nên chưa
có biện pháp giáo dục phù hợp, đồng thời chưa tận dụng hết thời gian mọi lúc mọi nơi để
hướng dẫn trẻ thực hiện vận động.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ vận động còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu để
trẻ tham gia vận động. (Đồ chơi ngoài trời, góc vận động đồ chơi ít chưa phong phú)
- Trẻ nhút nhát, chưa có kỹ năng, hoặc thực hiện chưa đúng một số bài tập vận động cơ
bản.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển vận động của trẻ.
+ Nguyên nhân chủ quan:
- Giáo viên chưa tận dụng tối đa nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho trẻ vận động, đồ
dùng phát triển vận động còn ít.
- Đồ dùng tự làm phục vụ hoạt động phát triển vận động của giáo viên chưa phong phú,
đa dạng nên trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động.
- Giáo viên chưa nghiên cứu được nhiều các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia.
- Hình thức tổ chức một số vận động cơ bản còn áp đặt, rập khuôn, chưa kích thích được
trẻ tham gia tích cực.
2. Những giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại:
2.1. Những giải pháp thực hiện.
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
4



2.1.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn
- Bản thân nghiên cứu tài liệu, nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
- Bản thân đã tham gia các buổi học tập chuyên môn do Phòng và cụm, nhà trường tổ
chức, ghi chép đầy đủ các nội dung.
- Dự giờ thăm lớp các chị em trong khối (Số tiết dự giờ là 5 tiết).
- Trực tiếp lên chuyên đề “Phát triển vận động” cho trẻ trong trường là 1 tiết.
- Bản thân tự nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách, báo, thu thập các trang web GDMN có
liên quan đến nội dung “Phát triển vận động” cho trẻ mầm non cụ thể một số nội dung
sau:
+ Lý thuyết:
- Các hình thức tổ chức hoạt động Phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non.
- Các phương pháp tổ chức hoạt động Phát triển vận động cho trẻ mầm non.
- Cách lập kế hoạch phát triển vận động cho trẻ mầm non.
+ Thực hành:
* Đối với hoạt động học:
- Tiết 1: Gồm 1 vận động cơ bản, một trò chơi vận động.
- Tiết 2: Gồm 1 vận động cơ bản mới, một vận động cơ bản cũ.
- Tiết ôn: Nếu vận động khó trẻ chưa thực hiện được hoặc ít trẻ thực hiện được.
* Thể dục sáng: Tập các bài tập phát triển chung theo chủ đề
* Thể dục giữ buổi (Dân vũ)
* Phút thể dục: Thực hiện như 1 trò chơi chuyển tiếp nhỏ giữa các phần của một hoạt
động giúp trẻ thư giãn, khỏe mạnh xua tan mệt mỏi, giúp trẻ tập trung chú ý.
* Tuần lễ sức khỏe: Thực hiện 2 lần trong năm.
* Ngày hội TDTT (Hội khỏe măng non)
+ Kết quả:
- Qua việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu tài liệu, bản thân đã nắm vững
phương pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ một cách tốt nhất. Tự tin, linh hoạt hơn
áp dụng một số hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ qua các trò chơi, giờ thể
dục giúp trẻ học tập, vui chơi một cách thoải mái có hiệu quả.
2.1.2. Giải pháp 2: Các bài tập khảo sát trẻ


SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
5


- Để nắm được mức độ thực hiện các bài vận động cơ bản tôi sử dụng bài khảo sát về kỹ
năng thực hiện các vận động cơ bản cũ, vận động cơ bản mới, bài tập liên hoàn cho toàn
bộ trẻ lớp lá 2 trường Mầm non 8 với các nội dung như sau:
+ Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng; Bật chụm tách chân qua 5 vòng.
Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản. Cô làm mẫu toàn phần 1 lần
- Lần 2 cô làm mẫu, miêu tả, giải thích kỹ năng tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng dùng lực của hai tay tung bóng lên cao và bắt bóng
bằng hai tay không để rơi bóng.
- Lần lượt cô mời 2 trẻ lên thực hiện vận động, cô nhắc rõ tư thế và cách thực hiện vận
động.
- Lần 2 tổ chức cho trẻ thi đua nhau theo tổ.
Bật chụm tách chân qua 5 vòng.
+ TC: Thi xem ai nhanh. Kết hợp về 1 hàng nam, 1 hàng nữ
- Cô cho trẻ quan sát dụng cụ thể dục, gợi hỏi trẻ đồ dùng trên cho vận động cơ bản nào
con đã học.
- Cô cho trẻ nêu tên vận động, cách thực hiện vận động
- Cô cho 1 trẻ lên thực hiện lại 1 lần
- Cô nêu cách thực hiện vận động
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua thực hiện
+ Thực hiện các vận động liên hoàn: Tung bóng lên cao và bắt bóng, Bật chụm tách
chân qua 5 vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện lần lượt cả hai vận động cơ bản: Trẻ bật chụm tách chân
qua 5 vòng, Tung bóng lên cao và bắt bóng

- Lần 2 cô cho trẻ thi đua thực hiện theo dòng chảy…
* Qua khảo sát điều tra về kỹ năng thực hiện các vận động cơ bản của trẻ, tôi đã tổng
hợp kết quả như sau:
BẢNG A: TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUA KHẢO SÁT TRÊN TRẺ TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Trẻ đạt

KẾT QUẢ
%
Trẻ chưa

%

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
6


đạt
- Thực hiện kỹ năng vững vàng,
đúng tư thế
- Kiểm soát cơ thể thực hiện các vận
động hợp lý
- Phối hợp các kỹ năng thực hiện
vận động cơ bản nhịp nhàng.
- Hứng thú trong quá trình thực hiện
các vận động cơ bản
- Thực hiện vận động liên hoàn từ
đầu đến cuối một cách hào hứng.


7

20%

28

80%

8

22.85%

27

77.15%

6

17.14

29

82.86%

10

28.57

25


71.43

7

20%

28

80%

- Qua khảo sát, điều tra, đánh giá trẻ tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện dựa
vào kế hoạch của nhà trường, tình hình thực tế của lớp. Tôi lập kế hoạch GDPTVĐ cho
trẻ theo từng chủ đề như sau:
2.1.3. Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch phát triển vận động theo chủ đề.
Để thuận tiện cho việc thực hiện phát triển vận động cho trẻ trong lớp, tôi đã phối
hợp với giáo viên cùng lớp nghiên cứu kế hoạch triển khai của nhà trường, tài liệu
chương trình của độ tuổi tiến hành chắt lọc các đề tài, dự kiến xây dựng kế hoạch thực
hiện cho từng chủ đề như sau:
STT

CHỦ ĐỀ

TIẾT
T1
T2

1

CHỦ ĐỀ MẦM NON


ĐỀ TÀI
VĐCB: Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
TCVĐ: Ném bóng vào rổ
VĐCB: Bật xa tối thiểu 50cm (CS1)

VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng
T3 ÔN
VĐCB: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua
T4 cổng
TCDG: Mèo đuổi chuột
VĐCB: Bò bằng bàn tay cẳng chân chui

2

T1 qua cổng
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN (3 tuần)
T2

VĐCB: Nhảy xuống từ độ sâu 40cm (CS2)
VĐCB: Bật chụm tách chân

TCVĐ: Chơi với vòng
T3 - Tuần lễ sức khỏe + Ngày hội thể dục thể
thao

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
7



T1
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

T2

(3 tuần)

VĐCB: Bật chụm tách chân
VĐCB: Tung bóng lên cao và bắt bóng
VĐCB: Bật lien tục qua 5 vòng
TCVĐ: Kéo co
VĐCB: Bật liên tục qua 5 vòng

T3 VĐCB: Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo
bóng
VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m
T1

x 0.25) (CS11)
TCVĐ: Chuyền bóng qua phải – trái
VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
3

T2

( 5 tuần)
T3

T4

x 0.25) (CS11)
VĐCB: Chạy liên tục 150m không hạn chế
thời gian (CS13)
VĐCB: Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối
TCVĐ: Ai nhanh nhất
VĐCB: Đi mép ngoài bàn chân, đi khụy gối

VĐCB: đi nối tiếp bàn chân tiến lùi
T5 Ôn
VĐCB: Trèo lên xuống thang ở độ cao
T1

1,5m so với mặt đất. (CS4)
TCVĐ: Nhảy lò cò
VĐCB: Trèo lên xuống thang ở độ cao

4

CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT

T2 1,5m so với mặt đất. (CS4)

(4 tuần)
T3
T4

5


CHỦ ĐỀ TẾT MÙA XUÂN
(2 tuần)

VĐCB: Trèo lên xuống 7 gióng thang
VĐCB: Ném xa bằng 1 tay
TCDG: Bỏ khan
VĐCB: Ném xa bằng 1 tay
VĐCB: Đi trên dây
VĐCB: Trẻ chạy 18m trong khoảng thời

T1 gian 5-7 giây (CS12)
TCDG: Ném còn
VĐCB: Trẻ chạy 18m trong khoảng thời
T2 gian 5-7 giây (CS12)
VĐCB: Bật qua vật cản 15-20cm

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
8


VĐCB: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục
T1

đổi chân theo yêu cầu (CS9)
TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột
VĐCB: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục

T2 đổi chân theo yêu cầu (CS9)
6


CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG
VẬT

T3

(5 tuần)

VĐCB: Bò chui qua ống dài
VĐCB: Đi trên ván dốc
TCVĐ: Cáo ơi, ngủ à
VĐCB: Đi trên ván dốc

T4 VĐCB: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài
1.5m x 30cm
T5 ÔN
VĐCB: Đập và bắt bóng bằng hai tay
T1 (CS10)

7

TCVĐ: Về đúng bến
VĐCB: Đập và bắt bóng bằng hai tay

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
(3 tuần)

T2 (cs10)

T3


CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN
8

VĐCB: Nhảy lò cò 5m
VĐCB: Đi và đập bắt bóng
TCDG: rồng rắn lên mây
VĐCB: Đi và đập bắt bóng

T1 VĐCB: Đi bằng gót chân trong đường zich

TƯỢNG TỰ NHIÊN

zac
VĐCB: Đi bước dồn ngang, bật nhảy qua

(2 tuần)

T2 vật cản
TCVĐ: Nhảy qua suối
VĐCB: Đi bước dồn ngang, bật nhảy qua
T1
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG
9

(4 tuần)

T2
T3


vật cản
VĐCB: Ném và bắt bóng bằng 2 tay từ
khoảng cách xa tối thiểu 4m (CS3)
VĐCB: Bò zich zăc qua 5 cây thong
TCDG: Cướp Cờ
VĐCB: Bò zich zăc qua 5 cây thông

VĐCB: Chuyền bóng qua đầu, qua chân
T4 Ôn
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
9


- Giáo viên nghiên cứu tài liệu và dự kiến xây dựng kế hoạch các đề tài ngay từ đầu năm
học để đưa vào hoạt động của trẻ một cách phù hợp với nhận thức và điều kiện thực tế
của lớp.
2.1.4. Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động học để nâng cao nội dung giáo dục phát triển
vận động cho trẻ.
Sau khi được bồi dưỡng chuyên môn và xây dựng kế hoạch tôi tiến hành tổ chức
các hoạt động học nhằm lồng ghép phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau:
- Tôi thực hiện các đề tài theo dự kiến kế hoạch phát triển vận động.
- Xác định mục đích của đề tài: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
+ Chuẩn bị: Các dụng cụ thể dục phù hợp với từng hoạt động: Nơ, gậy, vòng, hoa,
bông rua, đích đứng, túi cát, ghế băng… có kích thước rõ ràng, màu sắc đẹp, an toàn cho
trẻ.
+ Tổ chức thực hiện hoạt động học:
- Ổn định dẫn dắt: Để tạo hứng thú cho trẻ tùy từng đề tài tôi chọn hình thức trò
chơi, bài hát, câu đố, nội dung trò chuyện…để dẫn dắt trẻ đến với đề tài.
- Đối với các hoạt động học đòi hỏi trẻ ngồi lâu, ngồi nhiều một chỗ như hoạt

động LQVT, LQCC, Tạo hình…qua mỗi hoạt động tôi lại sử dụng các trò chơi vận động
để chuyển tiếp một cách phù hợp để trẻ vận động tại chỗ hoặc di chuyển vận động nhẹ
nhàng xua tan mệt mỏi…
VD1: Hoạt động học: Làm quen chữ a,ă,â chủ đề bản thân, qua mỗi chữ cái tôi
đều tổ chức cho trẻ 1 trò chơi vận động nhẹ nhàng để trẻ thoải mái tiếp thu bài tốt. Với
tranh đôi bàn tay và băng từ đôi bàn tay tôi cho trẻ vỗ tay to nhỏ, vỗ tay trái phải, cao
thấp…Chữ cái â với tranh “ Đôi bàn chân” tôi cho trẻ dậm chân nhanh, chậm, chạy tại
chỗ,…Qua các trò chơi nhỏ chuyển tiếp (Phút thể dục) giúp trẻ vui vẻ, sảng khoái tạo bầu
không khí vui tươi giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
VD2: Đối với tiết LQVT tôi yêu cầu trẻ đi bước qua vật cản, bật qua suối chọn đồ
dùng gia đình sao cho đủ số lượng 6. Qua các trò chơi vận động có tính thi đua giữa các
đội trẻ sẽ vui vẻ, nhanh nhẹn hào hứng tham gia các hoạt động cô đề ra không chút mệt
mỏi. Mặc dù các trò chơi vận động, trò chơi chuyển tiếp nhẹ nhàng nhưng cũng đủ giúp
trẻ vận động toàn thân giúp trẻ phát triển tốt về cả thể chất và trí tuệ.
Ví dụ cụ thể một số đề tài cụ thể:
THỂ DỤC GIỜ HỌC (Chủ đề: Bản thân)
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
10


- VĐCB: Bật chụm tách chân qua 5 vòng
- TCVĐ: Chơi với vòng
Hoạt động 1: Khởi động
- Cô đánh trống cho trẻ đoán là tiếng gì. Yêu cầu trẻ lắng nghe và nêu nhận xét về tiếng
trống cô đánh. Giới thiệu buổi hội thao của bé tại trường Mầm non.
- Cô hướng dẫn trẻ tập trung khởi động theo hiệu lệnh của cô. Trẻ nghe tiếng trống đi
vòng tròn, đi bình thường xen kẽ đi bằng mũi bàn chân, gót chân, cạnh ngoài bàn chân,
chạy chậm, chạy nhanh -Trẻ chuyển đội hình hàng ngang theo tổ, dãn cách so le để tập
BTPTC

* Hoạt động 2: Trọng động:
+ BTPTC - Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác theo nhạc bài.
“Bé khỏe, bé ngoan”, tập như trong thể dục sáng, động tác chân, tay tăng lên 4lx8n.
Trong quá trình trẻ tập, cô chú ý bao quát trẻ thực hiện, hướng dẫn trẻ tập đúng động tác.
+ VĐCB: Bật chụm tách chân qua 5 vòng
+ TC: Thi xem ai nhanh. Kết hợp về 1 hàng nam, 1 hàng nữ
- Cô giới thiệu tên VĐCB. Cô mời trẻ làm mẫu toàn phần 1 lần
- Lần 2 cô làm mẫu, miêu tả, giải thích kỹ năng bật chụm tách chân qua 5 vòng
+ Đứng trước vòng, 2 tay chống hông, bật chụm hai chân vào 1 vòng, bật tách hai chân ra
hai vòng, bật chụm hai chân vào 1 vòng, bật tách hai chân ra hai vòng cứ như thế cho đến
hết.
- Lần lượt cô mời 2 trẻ lên thực hiện vận động, cô nhắc rõ tư thế và cách thực hiện vận
động.
- Lần 2 tổ chức cho trẻ thi đua nhau theo tổ.
+ TCVĐ: Chơi với vòng
+ Luật chơi: Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
+ Cách chơi: Cô cho trẻ chơi lăn vòng nhanh, chậm theo nhạc. Cho trẻ đứng hai đầu lăn
vòng cho bạn và ngược lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, động viên trẻ chơi tích cực
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho trẻ làm động tác thả lỏng, động viên trẻ hít thở nhẹ nhàng.
+ Giáo dục cháu chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
THỂ DỤC GIỜ HỌC (Chủ đề: Gia đình)
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
11


- VĐCB cũ: Bật chụm tách chân qua 5 vòng.
- Hoạt động 1: Khởi động

- Cô hướng dẫn trẻ tập trung khởi động theo hiệu lệnh của cô. Trẻ nghe tiếng trống đi
vòng tròn, đi bình thường xen kẽ đi bằng mũi bàn chân, gót chân, cạnh ngoài bàn chân,
chạy chậm, chạy nhanh
- Trẻ chuyển đội hình hàng ngang theo tổ, dãn cách so le để tập BTPTC
* Hoạt động 2: Trọng động:
+BTPTC - Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác theo nhạc bài.
“Bé khỏe, bé ngoan”, tập như trong thể dục sáng, động tác chân, tay tăng lên 4lx8n.
Trong quá trình trẻ tập, cô chú ý bao quát trẻ thực hiện, hướng dẫn trẻ tập đúng động tác.
+ VĐCB cũ: Bật chụm tách chân qua 5 vòng
+ TC: Thi xem ai nhanh. Kết hợp về 1 hàng nam, 1 hàng nữ
- Cô cho trẻ quan sát dụng cụ thể dục, gợi hỏi trẻ đồ dùng trên cho vận động cơ bản nào
con đã học.
- Cô cho trẻ nêu cách thực hiện.
- Cô cho 1 trẻ lên thực hiện lại 1 lần
- Cô tổ chức cho 2 đội thi đua thực hiện
+ VĐCB mới: Tung bóng lên cao và bắt bóng
- Cô giới thiệu tên VĐCB. Cô mời trẻ làm mẫu toàn phần 1 lần
- Lần 2 cô làm mẫu, miêu tả, giải thích kỹ năng tung bóng lên cao và bắt bóng.
+ Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng dùng lực của hai tay tung bóng lên cao và bắt bóng
bằng hai tay không để rơi bóng.
- Lần lượt cô mời 2 trẻ lên thực hiện vận động, cô nhắc rõ tư thế và cách thực hiện vận
động.
- Lần 2 tổ chức cho trẻ thi đua nhau theo tổ.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cô cho trẻ làm động tác thả lỏng, động viên trẻ hít thở nhẹ nhàng.
+ Giáo dục cháu chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
2.1.5. Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi để nâng cao phát triển vận
động cho trẻ

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua hoạt động học
12


- Ngoài hình thức tổ chức hoạt động học để lồng ghép pát triển vận động cho trẻ ở hoạt
động học tôi còn rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ.
* Hoạt động góc:
Trong hoạt động góc tôi nhận thấy góc vận động luôn được trẻ ưa thích, nên tôi
tạo cơ hội cho trẻ khám phá, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc. Trong góc vận động tôi chia
thành các góc nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động
khác nhau như xâu hạt, xâu hoa, lắp ráp, tết len, đan, bện dây ni lông, chơi với vòng, ném
vòng cổ chai, ném túi cát… qua hoạt động góc trẻ được tự do thể hiện ý tưởng của mình
thông qua hoạt động phát triển vận động. Qua đó phát triển cho trẻ các vận động tinh như
xâu, vẽ, nặn…
và vận động thô như tung bắt bóng, ném vòng cổ chai…
* Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động ngoài trời là điều kiện tốt nhất để tổ chức các hoạt động về phát triển vận
động. Tôi tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh
muôn hình muôn vẻ, cung cấp thêm biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời, trẻ quan sát những hiện tượng xung quanh và luôn
tận dụng môi trường sẵn có để tổ chức các vận động, trò chơi vận động cho trẻ.
- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi luôn chú ý cho trẻ ôn lại một số vận động
cơ bản đã học.
Ví dụ 1: Cho trẻ đi trong đường hẹp vườn cổ tích, bật qua các ô gạch, chui qua
cổng, bật liên tiếp qua những chú sâu, bật chụm tách chân, nhảy lò cò…
Ví dụ 2: Đối với các trò chơi vận động, trò chơi dân gian tôi tổ chức cho trẻ ngoài
trời với khoảng sân rộng, sạch, không có vật cản tôi tổ chức các trò chơi phù hợp với độ
tuổi và chủ đề thực hiện:
+ TCDG: Mèo đuổi chuột, Kéo co, Cướp cờ, Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây, Bỏ
khăn…

+ TCVĐ: Về đúng nhà, Bịt mắt tìm cô, Cò bắt ếch, Cáo ơi ngủ à, Mèo và chim sẻ,
Ô tô về bến…
+ TCHT: Truyền tin, về đúng số nhà..
* Hoạt động chiều:
Để giúp trẻ có kỹ năng vận động tôi thường tranh thủ sau giờ hoạt động chiều tôi
cho các cháu tự do chơi với đồ dùng, dụng cụ vận động, trẻ chơi những gì trẻ thích,
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
13


không gò bó ép buộc trẻ. Tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia vận động phát triển vận
động tinh và vận động thô.
VD. Vận động tinh: Xâu vòng hoa, xâu hạt, ráp hình, nối, tết dây ni lông, dây len,
tô màu, nặn…
VD. Vận động thô: Ném túi cát, bật vào vòng, ném vòng cổ chai…
- Hoạt động chiều là nơi trẻ mô phỏng nguyện vọng, ý thích, khả năng của trẻ, bởi vậy
giáo viên phải để trẻ thoải mái, hoạt động tự nhiên, định hướng cho trẻ theo khả năng của
từng trẻ.
- Giáo viên nên sưu tầm nhiều dụng cụ thể dục với nhiều nguyên vật liệu khác nhau, có
thể sử dụng để trưng bày, hay trang trí ở các góc chơi của trẻ. Dụng cụ cô chuẩn bị phải
bền, an toàn, đẹp màu sắc bắt mắt để thu hút trẻ hoạt động. Tất cả những đồ dùng, dụng
cụ trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng nhằm tạo điều kiện cho trẻ
được hoạt động một cách tự giác, chủ động hoạt động độc lập của cá nhân, nhằm phát
huy tối đa tính tích cực, độc lập của trẻ.
- Để kích thích tính ṭò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ giáo viên phải chú ý thay đổi chất
liệu, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
2.1.6. Giải pháp 6: Phối kết hợp với giáo viên cùng lớp và phụ huynh.
- Một lớp có hai giáo viên, để rèn kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ đạt hiệu quả thì cần
phải có sự hợp tác giữa hia giáo viên để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn

bạc cách thực hiện, tìm ra những hình thức tổ chức thu hút sự tham gia nhiệt tình của trẻ,
đặc biệt khi thống nhất hai giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách hài
hòa, tốt nhất, bên cạn đó phối hợp để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ cần thiết để giúp
trẻ thực hiện các vận động cơ bản, ngoài ra sự thống nhất giữa hai giáo viên để hỗ trợ
nhau rèn các kỹ năng vận động cho trẻ, ví vậy hai giáo viên 1 lớp phải biết xắp xếp thời
gian, công việc để thực hiện có hiệu quả, khoa học phù hợp với tình hình thực tế của lớp.
Tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với công việc cũng góp phần làm cho các hoạt
động chăm sóc giáo dục cũng như việc rèn các kỹ năng vận động cho trẻ có hiệu quả, vì
vậy tôi và giáo viên cùng lớp luôn làm việc trên tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và
hoàn thành tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp
Như chúng ta đã biết nhà trường, gia đình và xã hội là ba yếu tố không thể tách rời
nhau, bởi giáo dục ở nhà trường để trẻ học cái cốt lõi nhất nhưng cần phải có sự giáo dục
ngoài xã hội, gia đình mới tạo nên nhân cách toàn diện của trẻ.
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
14


Trường Mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có
chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới yên tâm công tác. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm
sóc trẻ từ ăn giấc ngủ, tới các hoạt động học tập vui chơi…
- Gia đình và nhà trường là mối quan hệ mật thiết giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
vì vậy cần phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh.
- Để phụ huynh nắm được tình hình học tập của trẻ thông qua các hoạt động học tập tại
trường, tôi tường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của trẻ. Đối
với những trẻ yếu tôi gợi ý cho phụ huynh cách thực hiện hướng dẫn trẻ tại nhà nhưng
không nên gò ép trẻ mà thường xuyên cho trẻ được làm quen, chơi với các dụng cụ thể
dục
- Để tuyên truyền sâu rộng tôi tạo góc tuyên truyền “Góc vận động của bé”và trao đổi để
phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em để có biện pháp kết hợp cùng cô giáo.

- Để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của nội dung phát triển vận động, tôi đã tổ
chức “Tuần lễ sức khỏe” và mời phụ huynh cùng tham gia các trò chơi vận động, trò chơi
dân gian, tổ chức thi đá bóng giữa các lớp… qua đó thu hút được sự quan tâm của phụ
huynh.
- Sau khi áp dụng giải pháp này thì phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động phát
triển vận động của trẻ, có sự phối hợp nhịp nhàng hai chiều. Góc vận động trong lớp
phong phú hơn, trẻ được trải nghiệm nhiều hơn.
2. 2. Tính mới của SKKN:
- Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp lồng ghép
nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi vào trong các hoạt động” giáo viên
nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp, phương pháp để giúp trẻ yêu thích hoạt
động thể chất, tăng cường, thực hiện có hiệu quả việc phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non nhằm góp phần phát triển về thể chất và trí tuệ cho trẻ.
Đề tài nghiên cứu đã đề ra được những biện pháp hữu ích nhất, nhằm giúp trẻ trẻ
hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển vận động, các bài tập vận động cơ bản,
trò chơi dân gian, trò chơi vận động, phút thể dục, tuần lễ sức khỏe, ngày hội măng
non…trẻ hào hứng tham gia các trò chơi vận động theo hình thức thi đua mang lại kết
quả cao mà không gò ép trẻ.

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
15


Qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động giáo viên thường xuyên tự bồi
dưỡng, tự nghiên cứu nội dung, cách tổ chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhằm giúp trẻ
tích cực hoạt động.
2.3. Tính hiệu quả của SKKN:
- Qua việc thực hiện các giải pháp để phát triển vận động cho trẻ tôi nhận thấy trẻ nhanh
nhẹn, tự tin, khéo léo, phối hợp thành thục các giác quan để thực hiện các bài tập cơ bản,

các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
- Thông qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động giúp trẻ có sự hiểu biết về tầm
quan trọng và lợi ích của việc rèn luyện các kỹ năng vận động, tập trung sự chú ý, khả
năng quan sát, sự khéo léo thực hiện các vận động, rèn cho trẻ có phản ứng nhanh nhạy
khi tham gia các trò chơi.
- Qua các hoạt động giáo dục phát triển vận động huynh quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu
để giáo viên làm góc vận động trong và ngoài lớp, có sự phối kết hợp với giáo viên trong
việc giáo dục trẻ và hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động ở mọi lúc mọi nơi.
2.4 Phạm vi áp dụng:
Phạm vi áp dụng giải pháp “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung giáo
dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học”cho tất cả các trẻ mẫu
giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi lớp Lá 2 trường Mầm non 8 nói riêng.
3. Kết quả thực hiện:
Qua một thời gian thực hiện lớp tôi đã đạt được một số kết quả rõ ràng như sau:
- 100% trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động phát triển vận động.
- 80% trẻ có kỹ năng, thực hiện tốt các vận động cơ bản, đúng tư thế.
- 90% trẻ kiểm soát tốt cơ thể thực hiện các vận động hợp lý, giữ được thăng bằng khi
vận động.
- 90% trẻ phối hợp tốt các kỹ năng vận động cơ bản một cách nhịp nhàng
- 100% trẻ hứng thú trong quá trình thực hiện vận động cơ bản
- 90% trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản liên hoàn từ đầu đến cuối hoạt động
* Qua thời gian thực hiện tôi tiến hành khảo sát kết quả như sau:

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
16


BẢNG B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUA KHẢO SÁT TRÊN TRẺ SAU KHI ÁP
NỘI DUNG KHẢO SÁT


Trẻ đạt

KẾT QUẢ
%
Trẻ chưa

%

- Thực hiện kỹ năng vững vàng,

30

85.71

đạt
5

đúng tư thế
- Kiểm soát cơ thể thực hiện các vận

31

88.57

4

11.43

động hợp lý

- Phối hợp các kỹ năng thực hiện

31

88.57

4

11.43

vận động cơ bản nhịp nhàng.
- Hứng thú trong quá trình thực hiện

35

100

0

0

các vận động cơ bản
- Thực hiện vận động liên hoàn từ

30

85.71

5


15

15

đầu đến cuối một cách hào hứng.
BẢNG C: TỔNG HỢP SO SÁNH KHẢO SÁT CỦA TRẺ TRƯỚC VÀ SAU KHI
ÁP DỤNG SKKN
KẾT QUẢ
TRƯỚC KHI ÁP
SAU KHI ÁP DỤNG
NỘI DUNG KHẢO SÁT

DỤNG SKKN
Trẻ đạt
%

SKKN
Trẻ đạt
%

- Thực hiện kỹ năng vững vàng,

7

20%

30

85.71


đúng tư thế
- Kiểm soát cơ thể thực hiện các vận

8

22.85%

31

88.57

động hợp lý
- Phối hợp các kỹ năng thực hiện

6

17.14

31

88.57

vận động cơ bản nhịp nhàng.
- Hứng thú trong quá trình thực hiện

10

28.57

35


100

các vận động cơ bản
- Thực hiện vận động liên hoàn từ

7

20%

30

85.71

đầu đến cuối một cách hào hứng.
- Nhìn bảng so sánh chúng ta đã thấy trẻ có kỹ năng thực hiện các bài vận động cơ
bản so với đầu năm tăng.
Như vậy việc sử dụng các biện pháp để nâng cao nội dung giáo dục phát triển vận
động cho trẻ là rất quan trọng, giáo viên đã thường xuyên giáo dục cho trẻ ở trong các

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
17


hoạt động từ đó trẻ có thói quen luyện tập thể dục, hình thành cho trẻ nhân cách con
người mới, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh.
4. Bài học kinh nghiệm:
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đã đạt được, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
để thực hiện tốt việc lồng ghép phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi như sau:

- Trong công tác giảng dạy đòi hỏi giáo viên ngoài lòng yêu nghề, mến trẻ cần phải có
năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, cần cù chịu khó và am hiểu tâm lý trẻ.
- Giáo viên phải thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp, tham
khảo ý kiến của các ban chuyên môn, nghiên cứu tài liệu để đúc kết kinh nghiệm cho bản
thân.
- Cần chú ý rèn kỹ năng vận động cho trẻ trong hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi. Tạo
điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá thực tế thể hiện qua các trò chơi vận động,
VĐCB phù hợp với chủ đề
- Phối kết hợp với giáo viên xây dựng góc vận động phong phú, đẹp mắt và sử dụng
chính sản phẩm của cô và trẻ tự tạo phục vụ cho chủ đề, cho trang trí lớp.
- Khi cho trẻ thực hiện các VĐCB giáo viên không chê những trẻ nhút nhát, chưa thực
hiện được Vận động cơ bản, luôn động viên, khuyến khích trẻ là chính, không chê bai trẻ
và để trẻ tham gia vận động một cách thoải mái.
- Yếu tố rất quan trọng nữa là cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để hoạt
động vận động của trẻ ở nhà được quan tâm đúng mức.
5. Kết luận:
Trong quá trình giảng dạy và áp dụng các biện pháp “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
học” tôi thấy kết quả giờ học được nâng cao rõ rệt. Hầu hết trẻ đều có sự say mê hứng
thú trong hoạt động thể dục giờ học.
- Đa số trẻ đã có kỹ năng thực hiện đúng các bài tập cơ bản, thể hiện được sự khéo léo,
mạnh dạn tự tin khi thực hiện các bài vận động.
- Trẻ nhanh nhẹn, hào hứng, tích cực tham gia các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
Trẻ biết chủ động nêu cách chơi, luật chơi và cùng bạn hợp tác tham gia các trò chơi vận
động.
- Giáo dục phát triển vận động giúp trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, phát triển tốt về thể chất,
tinh thần và trí tuệ, hình thành cho trẻ thói quen, sở thích lành mạnh và là phương tiện
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
18



giáo dục trẻ mầm non, phát triển các mặt toàn diện ở trẻ giúp hình thành và phát triển
nhân cách con người tốt, con người mới thời hiện đại.
* Những kiến nghị đề xuất và hướng phát triển của sáng kiến.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục mần non:
1/ Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên trong việc nắm bắt và tổ
chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non .
2/ Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp, tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ đạt hiệu quả nhắm phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ.
3/ Tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các lớp trong trường
và giữa các trường trong địa bàn về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục phát
triển vận động cho trẻ mầm non.
Đối với giáo viên mầm non:
1/ Tích cực chủ động nắm vững kiến thức, kỹ năng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
một cách phù hợp.
2/ Nắm được cách tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm rèn cho
trẻ có một kỹ năng giáo dục phát triển vận động tốt nhất.
3/ Tăng cường rèn cho trẻ các kỹ năng giáo dục phát triển vận động, các trò chơi vận
động, trò chơi dân gian, phút thể dục...nhằm tăng cường thể chất và trí tuệ cho trẻ lứa tuổi
mầm non.
Đà lạt, ngày 15 tháng 5 năm 2016
Người viết

Vũ Thị Phương Lan
XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP TRƯỜNG
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
19


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ LẠT
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

PHỤ LỤC
BẢNG A1: DANH SÁCH KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT
1

HỌ VÀ TÊN TRẺ
Nguyễn Nguyên Anh

TRƯỚC ÁP KHI DỤNG
SKKN
Trẻ đạt
*


Trẻ chưa đạt

SAU KHI ÁP DỤNG
SKKN
Trẻ đạt
*

Trẻ chưa đạt

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
20


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Hồ Thiên Bảo
Nguyễn Gia Bảo
Vũ Hoàng Diệu
Đoàn Đức Hiệp
Võ Nguyễn Minh Hiếu
Nguyễn Huy Hoàng
Đỗ Nguyễn Việt Hùng
Nguyễn Nhật Bảo Khang
Châu Nhật Huy
Dương Kim Khánh

Nguyễn Cảnh Gia Khiêm
Hoàng Ngọc Phương Lam
Hà Đình Lâm
Hoàng Thiên Long
Cao Đức Minh
Nguyễn Lê Tuyết Nghi
Võ Huỳnh Bảo Ngọc
Trần Gia Nguyễn
Cao Kim Ánh Nguyệt
Lê Ngọc Quỳnh Nhi
Lê Thị Yến Nhi
Võ ý Nhi
Đặng Hoàng Phúc
Nguyễn Song Hoàng Phúc
Nguyễn Huỳnh Thanh tâm
Lê Ngọc Ngân Tây
Nguyễn Thị Đan Thanh
Nguyễn Thanh Thảo
Nguyễn Thị Kỳ Thư
Nguyễn Cao Đắc Thuận
Nguyễn Đào Khánh Thy
Nguyễn Anh Tuấn
Bùi Xuân Tùng
Trương Nhã Kỳ
TỔNG CỘNG

*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
7


*
*
*
*
28

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
30

*
*
5

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

SỐ
TT

TÁC GIẢ, CHỦ BIÊN

TÀI LIỆU


NHÀ XUẤT

NƠI XUẤT

BẢN

BẢN

- Chủ tịch Hội đồng
thành viên kiêm tổng
giám đốc NSƯT Ngô
1

Trần Ái.
- Phó tổng giám đốc
kiêm tổng biên tập

2

- Hướng dẫn xây dựng
kế hoạch giáo dục và tổ
chức thực hiện các hoạt
động giáo dục.

Nhà xuất bản
giáo dục Việt
Nam

GSTS Vũ Văn Hùng.
- Chủ tịch Hội đồng


- Hướng dẫn tổ chức các

thành viên kiêm tổng

hoạt động giáo dục phát

giám đốc NSƯT Ngô

triển vận động cho trẻ Nhà xuất bản

Trần Ái.

trong trường mầm non

- Phó tổng giám đốc

Hà Nội

giáo dục Việt

Hà nội

Nam

kiêm tổng biên tập
GSTS Vũ Văn Hùng.
3

Một số sách báo, trang


SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
22


wes giáo dục mầm non

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
23


SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
24


SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nội dung phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động học
25


×