Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cho trẻ làm quen với chữ cái là chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết
cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ
trước khi vào lớp một.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ học tập thông qua vui chơi, nên trò chơi là yếu tố
tích cực để hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Trò chơi làm quen với chữ cái
là hình thức giáo dục tổng hợp nhằm phát triển ở trẻ hứng thú sự say mê, sáng tạo
và hoạt động tích cực. Là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt
động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Thông
qua các hoạt động dạy học dưới hình thức “học mà chơi – chơi mà học ” Qua đó
giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào
việc phát triển nhân cách toàn diện. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt”
vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
Như chúng ta đã biết ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ
đạo. Trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập của mình thông qua chơi, vì tính hấp dẫn của
các trò chơi đã phát huy được tính tích cực ở trẻ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ
mà những hoạt động đó không phải nhờ ai khác mà là nhờ giáo viên biết linh hoạt,
sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, biết khơi gợi lòng
say mê, sự hứng thú của trẻ về hoạt động làm quen chữ cái. Chính vì tầm quan
trọng đó nên thông qua các trò chơi để giúp trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm
đúng âm 29 chữ cái tiếng việt, biết cách “đọc” cách “viết” chữ tạo tiền đề vững
chắc cho trẻ lên lớp 1.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy
trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ
làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải
kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp
để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của hoạt động, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và
thực sự có hứng thú, có tính kỷ luật trong học tập.
Xuất phát từ lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng
cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi"để làm
đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân năm học 2013-2014.
**** Năm học
2013-2014 **** 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trang
Từ các quan điểm dạy học theo hướng đổi mới mà ngành chỉ đạo. Qua
nghiên cứu và tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các trò chơi ở
trường, lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau
a. Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm, chăm lo đầu tư của BGH nhà trường đã mua sắm cho
trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ, phòng học rộng
rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động như: Bàn ghế, Giá đựng đồ dùng
đồ chơi ,máy vi tính ,
+ Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện.
Biết sử dụng vi tính, thiết kế các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo.
+ Đa số trẻ là con cán bộ viên chức nên được chăm sóc, giáo dục tương đối
tốt, trẻ nhanh nhẹn phát âm chính xác các chữ cái hứng thú hoạt động thông qua
các trò chơi .
+ Đa số phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của con ở trường mầm non,
hỗ trợ kinh phí mua sắm đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ.
b. Khó khăn:
+ Nhận thức của phụ huynh về tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái họ
chỉ quan tâm đến việc con biết đọc, biết viết hay chưa, hàng ngày con có được đọc
chữ hay không để con họ vào lớp 1 biết đọc biết viết chứ việc tổ chức các trò chơi
họ chưa thật sự quan tâm (Phụ huynh theo thói quen từ trước là yêu cầu cô giáo
mầm non dạy trước chương trình lớp 1, hàng ngày trẻ phải được viết từ 1-2 trang
theo kiểu chữ lớp 1, họ chưa hiểu được việc làm đó ảnh hưởng đến tâm lí và sức
khỏe của trẻ khi lên lớp 1).
+ Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để dạy trẻ tương đối đầy đủ song để phục
vụ cho chương trình giáo dục mầm non mới, phát huy tính tích cực hoạt động sáng
tạo của trẻ thì còn hạn chế.
+ Việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái lâu nay giáo viên còn rập khuôn
các trò chơi cũ chưa tìm tòi sáng tạo các trò chơi mới và việc tổ chức các trò chơi
còn ít vì giáo viên còn ngại chuẩn bị đồ dùng, sợ trẻ chơi lộn xộn không quản lí
được. Nên trong quá trình hoạt động trẻ còn nhàm chán chưa hứng thú, hoạt động
hiệu quả chưa cao.
Qua khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp cho thấy :
**** Năm học
2013-2014 **** 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Tổng
số trẻ
Nội dung
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ
chưa đạt
Tỷ
lệ %
35
Trẻ nhận biết 29 chữ cái 15 43 20 57
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm 29
chữ cái
15 43 20 57
Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thể tô
trùng khít lên các nét chấm mờ sạch sẽ
10 28 25 72
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 15 43 20 57
II. Các biện pháp thực hiện
*Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động làm quen với chữ cái
cho các bậc phụ huynh:
Như chúng ta đã biết: “Trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ
đạo” thông qua chơi trẻ tích lũy được các kiến thức, kỹ năng cơ bản. Nếu như cô
giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc trẻ
đọc vẹt theo cô thì chẳng mấy chốc trẻ sẽ nhàm chán, quay nghiêng ngả…Vì vậy
để dạy trẻ đạt hiệu quả cao điều cần thiết là phải lồng ghép các trò chơi.
Từ nhận thức đó tôi tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh thông
qua các hình thức:
Cụ thể:
* Thông qua họp phụ huynh đầu năm học:
Để phụ huynh nhận thức đúng về các hoạt động giáo dục trẻ ở trường nói
chung và hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng. Tôi đã giới thiệu các nội dung
các lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi, thời gian biểu một
ngày của trẻ ở trường nói chung và hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng bao
gồm: Làm quen và phát âm đúng âm 29 chữ cái, Phát triển khả năng nghe, nói; khả
năng “đọc, viết” thông qua 9 chủ đề trong năm học. Muốn trẻ nhận biết, phân biệt
được 29 chữ cái yếu tố quan trọng nhất đó là thông qua trò chơi. Bởi vì trẻ học
thông qua chơi và đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Chính vì
thế mà bố mẹ muốn con học thuộc chữ cái, viết đúng viết đẹp mà vội vàng ép trẻ
suốt ngày đọc, viết thì sẽ không đem lại kết quả mà bố mẹ mong muốn.
Để trẻ dễ nhớ các chữ cái ngoài việc trẻ học ở lớp bố mẹ, anh chị ở nhà có
thể cùng chơi với trẻ các trò chơi như:
Trò chơi tìm chữ cái trong từ chỉ tên của bố, mẹ, tên trẻ. Hoặc tìm chữ cái
qua các từ ghi trên tờ lịch, sách báo…và có thể bố mẹ, anh chị cho trẻ dùng ngón
**** Năm học
2013-2014 **** 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
tay sờ theo đường bao của chữ, tô theo nét chữ, xếp hột hạt, que tăm theo nét chữ
sẵn….Từ những trò chơi như thế thì việc ghi nhớ và phát âm các chữ cái đối với
trẻ sẽ dễ dàng hơn
Hoặc trước khi đi ngủ bố mẹ có thể chơi cùng với trẻ và đố trẻ cấu tạo của
từng chữ cái, khi đố bố mẹ có thể gợi ý, giải thích giúp trẻ ghi nhớ có chủ định
hơn.
Ví dụ: Chữ gì có nét tròn khép kín bên trái, nét thẳng đứng bên phải, hoặc
chữ gì có trong tên con (Hoa)
Có thể vào ngày nghỉ, giờ nghỉ buổi chiều bố mẹ, anh chị có thể dành thời
gian chơi cùng trẻ các trò chơi như: Tập tầm vông để đố trẻ đoán chữ cái trong tay
bố mẹ (Khi chơi bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ theo cấu tạo chữ) hoặc xếp chữ cái
bằng hột hạt, cắt các chữ cái từ tờ lịch, họa báo cũ…Khi chơi bố mẹ anh chị đừng
quên động viên khen ngợi để trẻ hứng thú
Từ những trò chơi đơn giản và thời gian bố mẹ dành cho trẻ ở nhà trẻ sẽ
thích thú và phấn khởi khi trẻ vừa được ôn lại kiến thức vừa được vui chơi với bố
mẹ, anh chị.
* Thông qua góc tuyên truyền và học liệu của trẻ:
Ngoài nội dung tuyên truyền ở cuộc họp phụ huynh tôi thường xuyên gặp gỡ
trao đổi và mời phụ huynh theo dõi chương trình học của trẻ thông qua các chủ đề
hàng tuần dán ở góc tuyên truyền và xem học liệu của trẻ trên lớp để phụ huynh
nắm được các hoạt động của trẻ hàng ngày trên lớp và nội dung làm quen với chữ
cái để phụ huynh không nóng lòng áp đặt trẻ đầu năm hay giữa năm phải thuộc 29
chữ cái và đọc thông, viết thạo.
Thông qua cuộc họp phụ huynh tôi đã giải thích và dẫn chứng cho phụ
huynh hiểu được dạy trẻ không phải chỉ bằng lời nói suông hay áp đặt trẻ làm theo
người lớn mà muốn dạy trẻ đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp giữa gia đình và cô
giáo. Phối hợp giữa lời nói với đồ dùng trực quan thông qua các trò chơi. Từ sự
quan tâm và dạy trẻ theo khoa học của cô giáo, người lớn và bố mẹ trẻ sẽ tiếp thu
kiến thức, kỹ năng cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Gia đình và nhà trường là hai người bạn đồng hành cùng chí hướng, cùng
chung mục đích và chỉ như thế mới có thể giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện
về mọi mặt và thành công trong cuộc sống.
Biện pháp 2: Sưu tầm và sáng tác một số trò chơi để dạy trẻ làm quen
với chữ cái
Trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trong quá
trình chơi nó cung cấp cho trẻ 1 số kiến thức kĩ năng về ngôn ngữ và phát âm
**** Năm học
2013-2014 **** 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
chuẩn đồng thời trẻ nhận biết và so sánh được giữa những chữ cái với nhau .Phát
huy được tính tích cực chủ động hoàn thành nhiệm vụ .Chính vì thấy được sự quan
trọng của các trò chơi đối với hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái nên tôi đã
dành nhiều thời gian để sưu tầm và sáng tác các trò chơi để ứng dụng vào việc dạy
trẻ hoạt động làm quen với chữ cái
Cụ thể:
Trò chơi 1: Trò chơi tìm lá cho hoa
Mục đích : Trò chơi có tác dụng giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy ,phát triển
khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ cho trẻ .
- Khi chơi giúp trẻ đọc và nhớ được các chữ cái đã học
* Chuẩn bị: Với trò chơi này tôi chuẩn bị ở trên máy vi tính một bên là
những chiếc lá mang chữ cái, một bên là bông hoa có từ các chữ cái đã học. Khi cô
có hiệu lệnh tìm lá cho hoa thì 1 trẻ lên rê chuột tìm đúng lá mang chữ cái giống
tên 1 loại hoa
* Cách chơi: Cô hướng dẫn và cho từng trẻ lên chơi khi cô có hiệu lệnh tìm
lá cho hoa thì 1 trẻ lên rê chuột tìm đúng lá mang chữ cái giống tên 1 loại hoa để
phát huy tính tích cực của trẻ
Những trẻ giỏi chỉ cho chơi 1 lần còn trẻ yếu kém thì cho chơi lại 2-3 lần
đồng thời trong khi chơi tôi cho trẻ phát âm để trẻ dễ nhớ nhanh thuộc
Với trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi trong phần trò chơi luyện tập.
Trò chơi 2 :Ghép nét còn thiếu ở trên máy
-*Mục đích :-Giúp trẻ làm quen với ứng dụng CNTT, phát triển trí thông
minh và ngôn ngữ cho trẻ .
*Chuẩn bị :
-Với trò chơi này tôi đã chuẩn bị ở trên máy vi tính những nét cắt rời của
chữ cái và với trò chơi này để phát huy tính tích cực của trẻ tôi đã dành thời gian
để đa số trẻ được hoạt động nhất là với những trẻ rụt rè nhút nhát . Và như thế trẻ
được hoạt động với máy giúp trẻ thành thạo hơn trong ƯDCNTT .
*Cách chơi:
Trẻ dùng chuột nhấn để ghép các nét còn lại để tạo thành chữ cái. Khi cho
trẻ chơi thì tôi bao quát trẻ và đặt câu hỏi để trẻ trả lời như :
Đây là chữ gì ?và vì sao con lại biết đây là chữ a,ă,â ? chữ này có mấy nét ? Để
phát huy sự nhanh nhẹn và tính tích cực của trẻ
**** Năm học
2013-2014 **** 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
* Trò chơi3 :Tạo chữ cái trên bộ phận của cơ thể
- Cách chơi :Khi cô có hiệu lệnh :Hãy dùng các bộ phận trên cơ thể tạo cho
cô chữ O thì trẻ dùng 2 cánh tay của mình để tạo thành chữ o và tương tự như thế
với các chữ cái khác .
-Trò chơi này tôi áp dụng vào chủ đề Bản thân giúp trẻ biết sáng tạo và đồng
thời giúp trẻ luyện phát âm nhiều hơn để củng cố vốn từ của mình hoàn chỉnh hơn
Trò chơi 4 :Trò chơi “Cướp cờ”
Mục đích: Trẻ biết nghe âm tìm chữ cái tương ứng.
Chuẩn bị: Các cây cờ có dán các chữ cái mà trẻ đã biết, lon cắm cờ.
Tiến hành: Cô chia hai nhóm có số trẻ bằng nhau, cho trẻ trong nhóm tự
đếm số thứ tự và yêu cầu trẻ nhớ số thứ tự của mình. Cô gọi trẻ theo số, ví dụ:
“Các bạn có số 1, 3, 5 lấy cho cô chữ cái a”, “Các bạn có số 2, 4, 6 lấy cho cô chữ
cái ă”, trẻ có các số thứ tự đó sẽ nhanh chân cướp cờ có chữ cái mà cô phát âm. Trẻ
nào nhanh chân và lấy được đúng nhiều cờ nhất thì sẽ được thưởng.
Với trò chơi này tôi tổ chức ở hoạt động chung phần trò chơi luyện tập hoặc
hoạt động chiều nhằm giúp trẻ củng cố ôn luyện chữ cái đã học một cách hiệu quả.
Trò chơi 5: “Kéo co”
Mục đích: Trẻ biết nhận mặt và phát âm đúng chữ cái.
Chuẩn bị: Dây thừng có đính các thẻ chữ cái ở giữa.
Tiến hành: Cô cho hai đội chơi kéo để lấy các chữ cái treo trên giấy. Hai đội
vừa kéo chữ vừa đọc to chữ cái được kéo. Đội nào
kéo được nhiều chữ hơn sẽ thắng.
Trò chơi này tôi tổ chức cho trẻ chơi ở hoạt
động ngoài trời và hoạt động chiều, có thể ứng
dụng trong các chủ đề.
Trò chơi 6 :Tạo chữ cái lên trên cát
-Với trò chơi này tôi áp dụng để trẻ chơi
trong giờ hoạt động tự chọn.
Cách chơi : Cô hướng dẫn nếu trẻ muốn tạo
thành chữ cái O thì hãy dùng những ống sữa có
miệng tròn in xuống mặt cát hoặc dùng ngón tay vẽ trên cát sẽ tạo được những chữ
đã học và sau đó lấy đá màu xếp thành hình chữ, nếu trẻ muốn tạo các chữ cái khác
như chữ Ơ thì trẻ phải tạo thêm chiếc móc râu ở phía bên trái.
**** Năm học
2013-2014 **** 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Khi trẻ chơi thì tôi gần gũi và hỏi trẻ đã tạo được
những chữ gì với những trẻ thông minh thì tôi gợi ý để trẻ tạo các chữ cái khó hơn
còn với những trẻ yếu kém thì tôi khuyến khích trẻ tạo các chữ cái dễ hơn và đồng
thời giúp trẻ .
Trò chơi 7: “Ô chữ bí mật”
Mục đích: Trẻ nhận biết chữ cái, biết tìm từ có chứa chữ cái.
Chuẩn bị: Một ô chữ có chữ cái được học sắp xếp sao cho trẻ có thể tìm thấy
từ theo hàng ngang và hàng dọc của ô chữ. Bên cạnh ô chữ là các hình vẽ chứa từ
tương ứng: Bố, bà, bé
Tiến hành: Cô yêu cầu trẻ đánh dấu ô chữ theo hàng ngang và hàng dọc để
tìm những từ ứng với các hình bên cạnh có chứa chữ cái đầu là chữ cái b.
Với trò chơi này đòi hỏi trẻ phải độc lập suy nghĩ, tính toán để có thể sắp
xếp được các chữ cái tạo thành từ hàng ngang, hàng dọc theo yêu cầu của cô. Tôi
tổ chức vào hoạt động chung “Trò chơi với chữ cái” ở những chủ đề sau như Giao
thông, ngành nghề, động vật…Khi đó trẻ đã được làm quen với nhiều chữ cái.
Hoặc tổ chức và hoạt động chiều.
Từ sự say mê, lòng yêu nghề tôi đã không quản khó khăn, vất vả tham khảo
tài liệu, sưu tầm và sáng tác một số trò chơi để dạy trẻ làm quen với chữ cái có
hiệu quả. Những trò chơi nay không những tôi áp dụng để dạy trẻ ở lớp tôi mà còn
được nhiều đồng nghiệp ứng dụng vào dạy trẻ ở các lớp khác. Tôi tạo thành tập san
các trò chơi với chữ cái để ứng dụng lâu dài trong quá trình công tác.
*Biện pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua
trò chơi ở các góc chơi
Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng do đó tôi đó tổ
chức môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “tắm mình trong chữ
viết” và giúp trẻ làm quen chữ với chữ cái một cách tự nhiên. Đó là các góc chơi
trong lớp như góc sách, Tủ thư viện,…Ở những góc chơi này tôi đó trang bị các
loại sách báo và vật liệu như sau:
**** Năm học
2013-2014 **** 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Tại góc sách tôi đã trang bị thêm cho trẻ sách tập tô, vở, giấy, hình ảnh để
trẻ có cơ hội chơi với các chữ cái như: cùng bạn đọc chữ cái đã học, tập ghép chữ
cái, ghép tranh theo cách riêng của mình khi trẻ thích, cứ như thế mỗi ngày một ít,
trẻ sẽ dần dần biết các chữ cái, các từ. Những sản phẩm như các bức tranh trẻ làm
được có gắn các chưc cái tôi đã giữ gìn cẩn thận theo từng chủ đề chủ điểm từ đó
giúp trẻ hứng thú khi tạo ra các sản phẩm .
Trẻ cắt chữ cái từ họa báo
Hoặc ở các góc mở khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi đó dán các bức tranh, bài
thơ, câu chuyện, câu đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc, tìm chữ cái còn thiếu trong
từ để ghép vào tạo thành từ trọn vẹn trong bài thơ, câu đố hoặc từ dưới bức tranh…
Ví dụ: Chủ điểm “Giao thông” hoặc “Thực vật ”ở góc mở tôi cho trẻ chơi
trò chơi ghép chữ cái tạo thành từ theo mẫu và đọc từng chữ cái đã học, hay tìm lọ
cho hoa…Từ đó kỹ năng phân biệt chữ cái được khắc sâu, trẻ ghi nhớ một cách dễ
dàng hơn.
- Ví dụ: Như cho trẻ làm quen với chữ cái b, d, đ “Chủ đề tết và mùa xuân”
**** Năm học
2013-2014 **** 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Tôi viết bài thơ “tết đang vào nhà” Ở những chỗ có dấu chấm trẻ tìm các
chữ cái rời ( b,d,đ) để gắn vào
Hoặc tôi chuẩn
bị nhiều thẻ chữ cái
rời để khi trẻ hoạt
động trẻ tìm các chữ
cái rời để ghép thành
từ theo mẫu như cô
dán tranh bánh chưng
và có từ “bánh
chưng” cho trẻ tìm
chữ gắn vào. Với các
hoạt động mở trẻ
được khám phá ở mọi
lúc, mọi nơi thông
qua chủ đề chủ điểm
và trẻ được làm quen
với các chữ cái một
cách gần gũi hơn. Việc làm đó không những trẻ dể nhận ra mặt chữ cái mà trẻ còn
dể định hình vị trí chữ cái nằm ở đâu trong từ nào.
Hoặc khi chơi với các đồ dùng đồ chơi trong lớp, các biểu bảng ở lớp có
nhãn, mác cũng giúp cho trẻ làm quen với chữ như:
+ Đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xây dựng, đồ dùng trong gia đình như chảo, nồi,
chén, dĩa,….
+ Chữ ở các góc: góc văn học, góc xây dựng….
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các loại nguyên liệu mở như sợi len, sỏi đá sơn
màu, bẹ ngô, đất nặn… để trẻ được tập xếp, nặn các chữ cái đã học. Thông qua trò
chơi này rèn luyện tư duy về các chữ cái, tính kiên trì và sự khéo léo cho đôi bàn
tay, quá trình thực hiện trẻ biết phối hợp động tác các ngón tay, bàn tay, cánh tay,
khửu tay Đây là việc làm cần thiết để giúp trẻ biết tập tô các chữ cái theo mẫu.
Tô màu theo tranh, tìm nối các chữ cái đơn lẽ hay tô các từ
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý
của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết để
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái có hiệu quả cao hơn.
*Biện pháp 4: Tích hợp, lồng ghép trò chơi với chữ cái vào các hoạt
động khác.
**** Năm học
2013-2014 **** 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ
không có chủ định chóng nhớ mau quên do đó việc dạy làm quen chữ cái không
dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học. Xuất phát từ điều đó
nên tôi thường tổ chức hướng dẫn cho trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi
nơi thông qua trò chơi ở một số hoạt động hàng ngày .
Tôi đó xác định chủ đề và lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn
học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động
say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh của
cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cho nên tôi đã kết hợp nhuần
nhuyễn các bộ môn khác vào hoạt động làm quen chữ cái và phù hợp với chủ
điểm.
* Tích hợp vào Hoạt động âm nhạc:
Ví dụ: Cho trẻ ôn luyện chữ b, d, đ qua trò chơi nhận biết chữ cái trên các
nhạc cụ âm nhạc.
+ Luật chơi: Cho trẻ đọc chữ cái trên nhạc cụ. Nếu sai phải đọc lại chữ cái
trên nhạc cụ của cô.
+ Cách chơi: Cô dán chữ cái b, d, đ vào nhạc cụ. Khi cô nói:" Các bạn nữ
buộc tóc 2 bên nhặt nhạc cụ có chữ b - các bạn nữ tóc ngắn nhặt nhạc cụ chữ d -
các bạn nam nhặt nhạc cụ chữ đ ". Trẻ nhặt nhạc cụ và đọc to chữ cái trên nhạc cụ,
các bạn phía dưới kiểm tra xem có đúng không rồi mới biểu diễn. Hoặc trẻ có thể
nhặt nhạc cụ mà trẻ thích rồi cô kiểm tra bằng cách hỏi trẻ “ Nhạc cụ của con có
chữ gì?" ( trẻ tự đọc chữ có trên nhạc cụ ).
* Tích hợp vào Hoạt động làm quen với toán:
Đối với Hoạt động bé làm quen với toán, tôi cho trẻ hoạt động dưới dạng trò
chơi giúp cho trẻ luyện các chữ mà trẻ đã học.
Ví dụ: Cho trẻ ôn luyện các chữ b, d, đ, l, n, m, u, . . . thông qua trò chơi “
Thi xem ai nhanh”( số lượng, các khối, các hướng cơ bản. . .)
+ Luật chơi: Trẻ nhặt chữ số theo số lượng cô yêu cầu ( nhặt các khối có chữ
, nhặt chữ theo hướng cơ bản . . .)
+ Cách chơi: Yêu cầu trẻ nhặt số lượng chữ , hình khối có chữ cái
Ôn luyện các chữ b, d, đ , cô yêu cầu trẻ:"Tổ hoa hồng nhặt cho cô 6 chữ b,
tổ Bé ngoan nhặt 7 chữ d. Tổ Thỏ Trắng nhặt cho cô 8 chữ đ"
**** Năm học
2013-2014 **** 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Ôn luyện các chữ m, l, n: " Các con hãy nhặt cho cô khối có chữ m(l.n)".
Trẻ nhặt khối. Cô hỏi trẻ "đó là khối gì ?" ( khối chữ nhật l - khối trụ n ).
Ôn luyện chữ a, ă, â: " Tổ Hoa Hồng nhặt và đọc tên chữ a ở phía trớc cô (
hoặc cháu)- Tổ Bé ngoan nhặt và đọc tên chữ â ở tay phải của cháu" tuỳ theo
yêu cầu của bài. Trẻ nhanh chóng nhặt 1 chữ cái theo các hớng của mình xem ai
nhanh nhất.
* Tích hợp vào Hoạt động thể dục:
Đối với giờ thể dục vận động: Ôn chữ i, t, c, l, n, m
* Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh” ôn chữ i, t, c
+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh trẻ nhảy đúng vào vòng và đọc chữ trong vòng.
+ Cách chơi: Cô vẽ các vòng tròn có chữ cái i, t, c. Trẻ vừa đi, vừa hát, khi
cô nói " Hãy nhảy vào vòng có chữ i ”( t, c). Trẻ nhảy vào vòng và đọc to chữ cái.
Nếu trẻ đọc sai thì phải nhảy lò cò 1 vòng.
Trò chơi 2: “Bật qua 4 -5 vòng” ôn chữ l, n, m
+ Luật chơi: Trẻ nhảy bật qua vòng và đọc chữ cái trong vòng
+ Cách chơi: Cho 3 đội thi đua nhau xem đội nào bật qua vòng liên tục. Vừa
bật, vừa đọc đợc các chữ cái trong vòng l, n, m.
* Tích hợp vào Hoạt động làm quen văn học:
- Ở hoạt động cho trẻ làm quen văn học, tôi đã sáng tác, sưu tầm các trò
chơi, để luyện phát âm l, n, m - b, d, đ
Ví dụ: Luyện phát âm l, n, m qua bài thơ “ Na”
Tôi tổ chức cho từng nhóm thi đua nhau đọc to, rõ ràng lời bài thơ (Nhóm
này đọc, nhóm kia nghe và nhận xét)
Na non xanh
Múi loắt choắt
Na mở mắt
Múi nở to.
Na bỏ vò
Đua nhau chín.
Môi chúm chím
Hút múi na
Hạt nhả ra
Đen lay láy.
Ra tháng tư
Chín tháng bảy
Chào mào nhảy
Suốt mùa na.
**** Năm học
2013-2014 **** 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Hay tôi lồng truyện “ Ba cô gái” vào làm quen chữ cái b, d, đ. Sau phần cung
cấp kiến thức là luyện tập. Tôi dẫn dắt trẻ vào trò chơi: Bà mẹ nhờ Sóc mang thư
đi cho ba cô gái. Chị Cả phong bì thư chữ b, cô Hai phong bì thư chữ d, cô Út
phong bì thư chữ đ. Nhng Sóc lại phải đi qua ba ngọn núi có các chữ cái b, d, đ.
Thần núi bắt Sóc con đọc đựơc các chữ cái rồi mới cho đi. Chúng mình hãy giúp
sóc con nhé! Bằng các câu chuyện đơn giản như thế, trẻ nhập cuộc một cách say
sưa và thích thú khi vượt qua từng quả núi vì mình đọc đợc chữ cái.
* Tích hợp vào hoạt động tạo hình:
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái
tĩnh. Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái theo yêu cầu của cô hoặc
trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
Ví dụ: Tô màu hoặc cắt các nét cong tròn nét thẳng để ghép lại thành các chữ
cái đã học như chữ a, ă, â, b,d,đ… .
Cứ như vậy mỗi ngày một ít, chữ cái sẽ khắc sâu vào tâm trí trẻ. Trẻ học
không chán và nhớ lâu hơn. Tuy nhiên việc lồng ghép trò chơi với chữ cái vào hoạt
động chung rất khó, nó phụ thuộc vào nhận thức của trẻ, phụ thuộc vào điều kiện
của lớp học như diện tích phòng học, môi trường hoạt động của từng góc ) nếu
lồng ghép không khoé léo tiết học trở lên tẻ nhạt và tạo cho trẻ tính tự do trong giờ
học. Vì vậy cô giáo phải thực sự linh hoạt khi lồng ghép.
3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:
3.1. Kết quả đạt được:
+ Về trẻ :Sau khi áp dụng các giải pháp mà tôi đó trìmh bày trên thì đó cho
thấy kết quả nâng lên rõ rệt, thể hiện quả 2 bảng so sánh như sau :
+ Kết quả khi chưa áp dụng :
Tổng
số trẻ
Nội dung
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ
chưa đạt
Tỷ
lệ %
35
Trẻ nhận biết 29 chữ cái 15 43 20 57
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm 29
chữ cái
15 43 20 57
Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thể tô
trùng khít lên các nét chấm mờ sạch sẽ
10 28 25 72
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 15 43 20 57
**** Năm học
2013-2014 **** 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
+ Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp :
Tổng
số trẻ
Nội dung
Số trẻ
đạt
Tỷ lệ
%
Số trẻ
chưa đạt
Tỷ
lệ %
35
Trẻ nhận biết 29 chữ cái 35 100 0 0
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm 29
chữ cái
33 94 2 6
Trẻ biết cầm bút, ngồi đúng tư thế tô
trùng khít lên các nét chấm mờ sạch sẽ
30 86 5 14
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 30 86 5 14
+ Về phụ huynh:
Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một cách
tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng
từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một
cách thuyết phục cho hoạt động “Làm quen chữ cái thông qua các trò chơi ”. Đặc
biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao đổi
tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ ôn lại
những chữ cái đã học.
+ Về cô:
Từ khi sử dụng các biện pháp trên bản thân tôi đó nắm vững vàng các
phương pháp dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái, sáng tạo, linh hoạt hơn, cách
thiết kế các bài tập ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, bản thân không
ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Trong năm vừa qua lớp tôi phụ trách liên tục đạt lớp tiên tiến xuất sắc của
trường bản thân là giáo viên dạy giỏi cấp huyện liên tục mấy năm qua. Bên cạnh
những thành tích trên tôi cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm
chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác và chăm
sóc giáo dục trẻ.
3.2. Bài học kinh nghiệm
- Sau khi nắm được thực trạng về chất lượng hoạt động làm quen với chữ
cái, tôi đã tìm tòi áp dụng các biện pháp và chất lượng được nâng lên rõ rệt. Từ đó
tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau :
- Là cô giáo mầm non điều trứơc tiên là phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ để
không ngại khó khăn vất vả, tìm tòi suy nghĩ những giải pháp tốt nhất, mạng lại
hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
**** Năm học
2013-2014 **** 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
- Phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sưu tầm những trò chơi để gây hứng thú thu
hút trẻ vào các hoạt động. Bên cạnh đó hình ảnh trực quan phải sinh động sáng tạo
để thu hút sự chú ý của trẻ .
- Biết tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, ôn luyện củng cố
những kiến thức, kỹ năng đã học ở mọi lúc, mọi nơi
- Quan tâm gần gũi trẻ khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập
trong hoạt động.
- Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường hỗ
trợ cơ sở vật chất.
- Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái phong phú.
4. Phương pháp thực hiện SKKN:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng làm quen với chữ cái tôi đã sử dụng đồng bộ các phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, đánh giá; Thống kê - đối chứng
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp sử dụng trò chơi, củng cố
- Phương pháp nêu gương.
5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả của SKKN:
Từ những biện pháp và kết quả đạt được trong quá trình triển khai sáng kiến
kinh nghiệm, tôi nhận thấy có thể áp dụng một số biện pháp làm quen với chữ cái
đã nêu trên đối với các lĩnh vực khác trong chương trình GDMN như nhận thức
thẩm mỹ, thể chất. Có thể nhân rộng trong phạm vi các trường mầm non đang thực
hiện GDMN mới.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả cả việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Với một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái ở trường
chúng tôi được áp dụng cho trẻ 5- 6 tuổi bước đầu đã có nhiều tiến bộ rõ rệt: Trẻ
hứng thú tích cực tham gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin, nhận biết và phát âm
đúng 29 chữ cái tiếng việt. Đặc biệt hơn nữa vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ diễn
đạt rõ ràng mạch lạc, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 vững chắc.
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu triển khai SKKN :
**** Năm học
2013-2014 **** 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
Nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là một yêu cầu
quan trọng, cần thiết đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, am hiểu đầy đủ chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề - chủ điểm, nắm vững nội dung, phương
pháp, kiến thức, kỹ năng về hoạt động làm quen với chữ cái để truyền thụ cho trẻ
một cách hợp lý, khoa học, biêt gợi mở, kích thích tư duy linh hoạt sáng tạo của
trẻ với phương châm “Học mà chơi – Chơi mà học”. Nếu làm được như vậy sẽ
giúp trẻ phát triển toàn diện, trang bị cho trẻ hành trang tốt để bước vào lớp 1.
3. Kiến nghị, đề xuất.
* Xin được đề xuất với Phòng giáo dục, Sở giáo dục đào tạo:
- Chọn những sáng kiến kinh nghiệm hay phổ biến rộng rãi cho chúng tôi
được tham khảo và học tập.
- Tổ chức Hội thảo chuyên môn, giờ dạy mẫu theo cụm trường, cụm huyện
để cho giáo viên có cơ hội tham quan, học tập trường bạn và trao đổi kinh nghiệm
* Đối với nhà trường:
+ Hàng năm hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập, dự giờ các
trường trọng điểm cấp tỉnh.
+ Quan tâm xây dựng các tiết dạy mẫu cấp trường, hội thảo chuyên môn để
giáo viên có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ cái
mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt
đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Trong khi trình bày
chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết tôi rất mong được sự góp ý xây dựng
của Hội đồng khoa học các cấp và bạn đồng nghiệp các cấp để sáng kiến kinh
nghiệm được đầy đủ và hoàn thiện hơn, ứng dụng có hiệu quả trong công tác giảng
dạy trẻ .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
**** Năm học
2013-2014 **** 15
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
1- Tuyển tập trò chơi, thơ ca, truyện kể 5-6 tuổi (Nhà xuất bản giáo dục năm
2008).
2- Giáo trình phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen văn học- Chữ viết (Nhà
xuất bản giáo dục)
3- Khai thác thông tin qua mạng internet: www.com.vn
4- Thông tin khoa học giáo dục Mầm non (Số 3-2011).
5- Chương trình giáo dục mầm non 5-6 tuổi. (Nhà xuất bản giáo dục năm
2010)
6- Thiết kế dạy học: Hoạt động làm quen văn học- chữ viết (Nhà xuất bản
giáo dục năm 2010).
8- Sổ tay thực hiện dự án phát triển giáo dục trẻ thơ (Nhà xuất bản Hà Nội
năm 2006).
**** Năm học
2013-2014 **** 16
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
1 Phần I. Đặt vấn đề 1
2 Phần II. Nội dung đề tài 1
1. Thực trạng của vấn đề 1
2. Các biện pháp đã thực hiện 3
- Biện pháp1:Gây hứng thú cho trẻ hoạt động làm quen với chữ
cái
3
- Biện pháp2: Lồng ghép tích hợp hoạt động làm quen với chữ
cái
8
- Biện pháp3: Tạo môi trường làm quen với chữ cái 10
- Biện pháp4: Làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi 11
- Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh 12
3. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm 13
a. Kết quả đạt được 13
b. Bài học kinh nghiệm 15
4. Phương pháp thực hiện SKKN 15
5. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả của SKKN 15
3 Phần III. Kết luận 16
1. Kết quả và việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 16
2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu triển khai SKKN
3. Kiến nghị, đề xuất
16
16
4 Tài liệu tham khảo 17
**** Năm học
2013-2014 **** 17