Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de kiem tra 1 tiet sinh hoc 11 ki 1 thpt phu rieng 58447

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 KB, 2 trang )

Onthionline.net
TRƯỜNG THPT PHÚ RIỀNG

ĐỀ KIỂM TRA 45’ NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài:45 phút.
Mã đề thi 132

Họ, tên học sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................
I./ Phần trắc nghiệm (5đ)
Câu 1: Một phân tử glucose khi hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng năng lượng là:
A. 2 ATP.
B. 38 ATP.
C. 34 ATP.
D. 36 ATP.
Câu 2: Nguyên tố nào là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu
vàng?
A. Clo.
B. Nitơ.
C. Magiê.
D. Sắt.
Câu 3: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản
phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a,b.
B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b và carôtenôit.
D. Diệp lục a.
Câu 4: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Hấp thụ chủ động. B. Hấp thụ thụ động. C. Thẩm thấu.


D. Khuếch tán.
Câu 5: CO2 được hấp thụ vào cây trong trường hợp
A. cây hấp thụ nhiều nước.
B. cây hô hấp ở lá mạnh.
C. cây cần CO2 để quang hợp.
D. cây mở khí khổng để thoát hơi nước.
Câu 6: Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là:
A. Miền sinh trưởng
B. Miền bần
C. Miền lông hút
D. Chóp rễ
Câu 7: Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh
A. sự điều hòa thân nhiệt của cây.
B. sự điều hòa quá trình sinh lí trong cây.
C. sự đóng mở khí khổng.
D. sự tổng hợp lớp cutin của tế bào biểu bì.
Câu 8: Vận chuyển nước trong thân cây chủ yếu qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - gian bào.
B. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
C. Con đường qua mạch rây từ rễ lên lá.
D. Con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
Câu 9: Các thực vật nào sau đây CO2 được cố định bằng con đường CAM?
A. Dứa, mía, xương rồng
B. Lúa, dứa, mía
C. Lúa, khoai, sắn
D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
Câu 10: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
C. Lực đẩy (áp suất rễ).

D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 11: Năng suất sinh học là
A. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây
B. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây
C. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây
D. khối lượng chất khô được tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây
Trang 1/2 - Mã đề thi 132


Onthionline.net
Câu 12: Thoát hơi nước qua lá qua những con đường nào?
A. Qua lớp biểu bì là chủ yếu và qua lông hút là thứ yếu.
B. Qua khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu.
C. Qua khí khổng là thứ yếu và lớp cutin là chủ yếu.
D. Qua mạch gỗ là chủ yếu và qua mạch rây là thứ yếu.
Câu 13: Chất nào sau đây thuộc nhóm khoáng đại lượng?
A. Nitơ, photpho, sắt.
B. Lưu huỳnh, magiê, nitơ.
C. Bo, Clo, Kẽm.
D. Kali, canxi, mangan.
Câu 14: Quan sát sơ đồ chưa hoàn chỉnh về chuyển hóa nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:
NH 4 +
NO3− . Để quá trình xảy ra hoàn chỉnh thì (A) và (B)
Chất hữu cơ
(A)
(B)

lần lượt là gì?
A. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn amôn hóa.
B. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn.
C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn nitrogenaza, vi khuẩn azotobacter
Câu 15: Khi trong cây bị NH3 tích lũy nhiều gây ngộ độc, phản ứng nào sau đây giúp cây tồn tại?
A. Axit fumaric + NH3 → Aspactic + H2O.
B. Axít đicacbôxilic + NH3 + 2H+ → Amit.
+
C. Axít piruvic + NH3 + 2H → Alanin + H2O. D. Axít hữu cơ + NH3 + 2H+ → Axít amin.
Câu 16: Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi
ấm cho cây.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
C. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận
của cơ thể thực vật.
D. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; Tạo
ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Câu 17: Đường phân là quá trình phân giải
A. axit piruvic đến axit lactic
B. glucôzơ đến axit piruvic
C. glucôzơ đến rượu êtilic.
D. axit piruvic đến rượu êtilic.
Câu 18: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:
A. NH4+ và NO3B. N2, NO2-, NH4+ và NO3C. NH3, NH4+ và NO3D. NO2-, NH4+ và NO3Câu 19: Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại được gọi là
A. điểm bù quang hợp
B. điểm bù ánh sáng
C. điểm bão hòa ánh sáng
D. điểm dừng quang hợp
Câu 20: Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Calvin:

A. ATP
B. CO2
C. H2O
D. năng lượng ánh sáng

II./ Phần tự luận (5đ)
Câu 1 (1 điểm) Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây trồng hấp thu được?
Câu 2 (2 điểm) Lấy 100 gam hạt mới nhú mầm chia thành hai phần bằng nhau, đổ nước sôi vào một
trong hai phần đó để diệt mầm, sau đó cho mỗi phần hạt vào bình và nút chặt (tiến hành trước giờ thí
nghiệm 2 giờ). Đến giờ thí nghiệm mở nút hai bình và đưa hai cây nến đang cháy vào. Hiện tượng gì
sẽ xảy ra? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm) Hãy chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp và ngược lại.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 2/2 - Mã đề thi 132



×