Onthionline.net
PHÒNG GD & ĐT QUẬN 2
TRƯỜNG THCS BÌNH AN
ĐỀ THI KIẾN NGHỊ HK II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát
đề)
I. CÂU HỎI – BÀI TẬP ( 5 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 4 và thứ 5 của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
(Minh Huệ). (2đ)
Câu 2 : Phép nhân hóa trong hai câu dưới đây được tạo ra bằng cách nào ? (1đ)
a. Dòng sông mới điệu làm sao.
( Nguyễn Trọng Tạo)
b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ.
(Tô Hoài)
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn ( 4-6 câu) nói về ngôi trường em đang học trong đó có
dùng phép so sánh. (Gạch dưới phép so sánh ấy) ( 2đ)
II. LÀM VĂN ( 5 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người mà em yêu quý nhất.
- HẾT -
Onthionline.net
TRƯỜNG THCS BÌNH AN
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI KIẾN NGHỊ HK II – NĂM HỌC: 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN 6
I. CÂU HỎI – BÀI TẬP (5điểm)
Câu 1: Học sinh viết chính xác 2 khổ thơ của bài “Đêm nay Bác không ngủ”, mỗi khổ
thơ được 1đ.
- Sai 2 lỗi từ trừ 0.25đ. Sai 3 lỗi chính tả trừ 0.25đ.
- Sai, thừa, thiếu 1 câu thơ trừ 0.25đ.
- Học sinh chép dư những khổ thơ khác: không trừ.
Câu 2: HS xác định đúng kiểu nhân hóa, mỗi câu được 0.5đ
a. Dòng sông mới điệu làm sao => dùng từ chỉ tính chất của người để chỉ tính chất
của vật (0.5đ)
b. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. => dùng từ gọi người để gọi vật.
(0.5đ)
Câu 3: Viết đoạn văn
- Đúng số câu : 0.5đ.
- Có dùng so sánh: 0.5đ
- Đúng nội dung : (ngôi trường) 0.5đ
- Diễn đạt : 0.5đ
II. LÀM VĂN (5điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Bài văn miêu tả người với một bố cục rõ ràng, chi tiết.
- Yêu cầu về nội dung: người viết phải trình bày được hình dáng và tính tình của người
được tả với những đặc điểm nổi bật, gây được ấn tượng.
Về hình dáng: tả được những nét nổi bật trên khuôn mặt, dáng người, cách ăn
mặc, đi đứng và những công việc của người đó…
Về tính tình: quan hệ, cách đối xử của người được tả với em và mọi người; của
mọi người đối với người đó.
Onthionline.net
- Yêu cầu về kĩ năng: biết cách trình bày bài văn miêu tả giúp người đọc hình dung được
đối tượng miêu tả; sử dụng các từ láy gợi hình; các phép tu từ cơ bản như so sánh, nhân
hóa …; diễn dạt mạch lạc.
Giáo viên căn cứ trên bài làm thực tế của học sinh mà quyết định số điểm cho phù
hợp.
TIÊU CHUẨN CHẤM ĐIỂM
- Điểm 4-5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; thể hiện khả năng quan sát tinh tế, biết lựa
chọn chi tiết tiêu biểu; bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản; có thể hiện khả năng quan sát nhưng chưa
biêt lựa chọn chi tiết tiêu biểu; diễn đạt chưa mạch lạc; mắc 4-5 lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài; diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi chính tả hoặc chỉ viết được mở bài
hoặc một phần của thân bài.
- Điểm 0: Trình bày không đúng ý nào hoặc để giấy trắng.