Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

de kiem tra ngu van 8 tiet 32 28110

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.51 KB, 1 trang )

onthionline.net
Trường thcs vũ lễ

đề kiểm tra Tiếng việt - tiết 132
(Thời gian làm bài 45 phút)

Câu 1: ( 1,5 điểm) Em hãy đọc kĩ các câu trích sau và xác định các chức năng phủ
định, đe doạ, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, khẳng định tương ứng với mỗi câu nghi vấn
trong mỗi đoạn trích rồi điền vào chỗ trống.
a. Em có hứa với chị là sẽ nhắm mắt lại, không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa cho đến khi
chị vẽ xong không nào? …………………………………………
(O. Hen ri)
b. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của
người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con
tôi…………………………………… (Nam Cao)
c. Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?................................................. (Thâm Tâm)
d. Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu ? ………………………………….(Thế Lữ)
Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy xác định các kiểu câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,
cảm thán rồi điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau:
Hỡi ơi lão Hạc! (……………………..)(1) Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể
làm liều như ai hết…(…………………..)(2) Một người như thế ấy!...
( ……………………)(3) Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên luỵ
đến hàng xóm, láng giềng… (………………….).(4) Con người đáng kính ấy bây giờ
cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? (…………………….)(5) Cuộc đời quả thật cứ mỗi
ngày một thêm đáng buồn… (…………………………)(6)
Câu 3 ( 3 điểm) Hãy đặt câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán trong các
trường hợp sau:
a. Đề nghị cô giáo cho cả lớp đi tham quan
b. Trước tình cảm của một người thân dành cho mình
c. Giải thích cho bố mẹ hiểu vì sao em về nhà muộn


Câu 4 ( 1,5 điểm) Các cụm từ in đậm trong đoạn văn sau đây được sắp xếp theo thứ
tự nào?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
(Trần Quốc Tuấn)
Câu 5 (2,5 điểm) Viết một đoạn đối thoại ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng câu
phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ



×