Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

de cuong on tap ngu van 8 50334

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.62 KB, 6 trang )

onthionline.net

Đề cương ôn tập Ngữ văn - 2011
A.Lý thuyết:
Câu 1:Từ lớp 6 đến lớp 8 em đã học những biện pháp tu từ nào? Hãy lấy
ví dụ minh hoạ trong thơ văn mà em đã được học và nêu tác dụng của biện
pháp tu từ trong câu văn câu thơ?
Câu 2:
2.1Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ?
2.2Phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ? Cho ví dụ?
2.3Trình bày đặc điểm của 6 kiểu câu đã học? cho ví dụ?
2.3Hành động nói là gì? Có mấy cách thực hiện hành động nói? Cho ví
dụ?
Câu 3:
a.Đoạn văn là gì?
b.Có mấy dạng đoạn văn mà em đã được học? Trình bày đặc điểm của
từng dạng đoạn văn theo cách hiểu của em? Vẽ sơ đồ minh hoạ?
Câu 4: Trình bày đặc điểm của văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận
cứ, lập luận trong văn nghị luận?
Câu 5:
a.Có mấy cách mở bài cho bài văn nghị luận? Cho ví dụ và cho biết mở
bài đó được trình bày bởi các yếu tố nào?
b.Trong phần than bài của bài văn nghị luận cần có những yêu cầu nào?
c.Phần kết bài có thể theo những cách nào? Cho ví dụ?
*Phần lý thuyết cần học thuộc lòng
B. Bài tập
I. Văn:

Câu 1:Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm : ‘‘Nhớ
rừng”, ‘‘Tức cảnh Pắc Bó” và tập „ Nhật kí trong trong tù”
Câu 2: Theo em cách kết thúc của truyện Lão Hạc và Cô bé bán diêm có


điểm gì giống và khác nhau? Sự giống và khác nhau thể hiện điều gì?
Câu 3: Qua truyện Chiếc lá cuối cùng, nhà văn muốn ca ngợi điều gì?
Điều nào là quan trọng nhất theo cảm nhận của em?

1


onthionline.net

Câu 4: Có mấy bạn học sinh đã tranh luận với nhau về câu thơ Đôi con
diều sáo lộn nhào từng không” về chữ „ diều sáo” trong bài ‘‘ Khi con tu
hú”
-Có bạn hiểu đó là cánh diều chiều được thả trên bầu trời
-Lại có bạn hiểu như thế là không đúng, những cánh diều đó thường tượng
trưng cho sự thanh bình yên ả, chúng không thể „ lộn nhào từng không” vì
thế phải hiểu diều sáo là những loài chim mới đúng.
Em có nhận xét gì các ý kiến trên? Hãy giải đáp rõ vấn đề trên đây cho các
bạn hiểu?
Câu 5: Đọc “Chiếu dời đô”, người dân Việt nam qua nhiều thời đại vẫn
thấy lòng mình xúc động. Điều gì về nghệ thuật , nội dung của văn bản tạo
nên hiệu quả đó? Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em?
Câu 6:Chỉ ra tinh thần thép của bác Hồ trong các bài thơ ở lớp 8
II.Tiếng Việt

Câu 1:
a. Tìm trường từ vựng và phân tích nét nổi bật về việc dùng từ trong đoạn
thơ sau:
áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro em biết không?
b.Trong đoạn thơ sau tác giả đã chuyển các từ gạch chân từ trường từ
vựng nào sang trường từ vựng nào?
Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tuyền tuyến
Câu 2: Đọc đoạn văn:
“Tôi xồng xộc chạy vào. Lão hạc đã vật vã ở đầu giường, đầu tóc rũ rượi,
quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. lão tru tréo, bọt mép sùi ra khắp
người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên”
(„Lão Hạc” – Nam Cao)
a.Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? Đó là những từ nào?
2


onthionline.net

b.Trong các từ láy trên từ láy nào là từ láy tượng hình, từ láy nào là từ láy
tượng thanh?
Câu 3: Hãy đặt câu và gạch chân:
3.1Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau?
3.2 Đặt 5 câu với 5 trợ từ khác nhau?
3.3Đặt 5 câu với 5 tình thái từ khác nhau?
Câu 4: Đọc đạon trích:
Trong lúc thuế má ngặt ngòi, đồng bạc cho vay, lãi ngày 5 xu người ta
đã phải bỏ ra mà mua đàn chó mới mở mắt, thế là người ta đã làm ơn cho
máy. mày tưởng người ta không thể mua đâu được chó chó đấy chắc? Hay
là chó nhà mày bằng vàng? Thôi cho thêm 5 hào nữa, thế là vừa con vừa
chó, cả thảy đựơc 2 đồng mốt. bằng lòng không?”

“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố”
a.Phân tích mục đích của câu nghi vấn trong đoạn trích ?
b.Có thể gộp hai câu nghi vấn liền nhau trong đoạn trích thành một câu
được không ? Và nếu nhập lại thành 1 câu thì có gì khác về ý nghĩa biểu
đạt so với hai câu nghi vấn di liền nhau ?
Câu 5: Đọc lại đoạn trích ( chú ý các từ gạch chân), theo em có thể thay từ
‘quên” bằng từ „không”; từ chưa bằng từ chẳng được không vì sao?
„ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối....chỉ căm tức chưa xả thịt lột
da, nuốt gan uống máu quân thù...ta cũng vui lòng”
„Hịch tướng sĩ” –Trần Quốc Tuấn)
Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
trong các câu thơ sau:
a. Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...”
b. “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
........................................................
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
c. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
c. “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
3


onthionline.net

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Câu 7:
7.1Viết đoạn văn diễn dịch 10 câu để làm rừ cõu chủ đề sau:
- Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van

xin mà cũn tiềm tàng một khả năng phản kháng mónh liệt
7.2Viết đoạn văn tổng phân hợp cho sẵn câu chủ đề.
Cỏi tỡnh của lóo Hạc đối với “cậu Vàng” thật là hiếm có và Nam Cao đó
ghi lại trong những dũng chữ xỳc động.
III.Tập làm văn:
Câu 1:
1.1Lập dàn ý cho các đề sau:
Đề 1:Có ý kiến cho rằng: “ Đọc mỗi tác phẩm văn chương, sau mỗi trang
sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận
con người”
Dựa vào 2 văn bản: “Lão hạc” (Nam Cao) và “Cô bé bán diêm” ( An-đecxen) hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó?
Đề 2: “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại việt ta” ( Nguyễn
Trãi) là những tác phẩm thể hiện sau sắc nhất niềm tự hào dân tộc và tinh
thần chống xâm lwocj bảo vệ tổ quốc.
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên?
1.2 Với đề văn trên em sẽ dự kiến luận cứ nào cần yếu tố tự sự, miêu tả và
biểu cảm.
1.3.Chọn một luận điểm để trình bày thành một đoạn văn nghị luận có xen
yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm?
Câu 2:
2.1 Khoanh tròn đáp án em cho là đúng với đoạn văn nghị luận thuộc phần thân bài của
đề :Phân tích bài thơ “Nhớ rừng ” của Thế Lữ như sau:
Mở đầu bài thơ, Thế Lữ đã thể hiện được tâm trạng cay đắng của con hổ bị mất tự do:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua”
Con hổ được thi sĩ nói đến với bao lòng cảm thông sâu sắc. Đường đường là một vị chúa
sơn lâm vậy mà lại phải chịu nhục nhốt trong cúi sắt. Nỗi uất ức này đã tích tụ qua ngày tháng
để rồi thành hình khối như đang cấu xé trong tâm can hổ. Thế Lữ không chỉ khôn khéo trong
việc sử dụng từ ngữ đặc sắc- ở đây không phải là “ngậm” mà là “gậm” , nghĩa là như tự mình
4



onthionline.net
gậm nhấm, nhấm nháp căm hờn mình và nhà thơ cũng không nói “ nỗi căm hờn” mà là “ khối
căm hờn” khiến cho ý thơ càng sâu sắc bởi “khối” là sự căm hờn to lớn, nguyên vẹn chưa tan.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phép đối rất thành công để chỉ ra sự đối lập giữa vẻ bề ngoài
cam chịu khuất phục nằm dài trong cũi sắt với thế giới nội tâmchứa đầy uất hận đã kết tụ trong
tâm hồn, đè nặng nhức nhối thành hình khối. Tư thế nằm dài thể hiện sự chán ngán, bất lực,
không ra vẻ gì là hổ nữa. Hổ chỉ đẹp trong tư thế “ chạy, nhảy, vồ ”. Vậy mà trong những câu
thơ này, chúa sơn lâm buộc phải “trông ngày tháng dần qua” với một cái nhìn vô vọng. Trong
nó luôn tồn tại sự uất ức căm hờn của một vị chúa sơn lâm phải rời bỏ giang sơn rộng lớn để rồi
bị nhốt ở một nơi thật tầm thường và trật trội không lối thoát.
Theo em cách viết đoạn văn thuộc phần thân bài là::
A. Đánh giá, nhận xét nghệ thuật kết hợp với nội dung.
B. Đánh giá, nhận xét nội dung kết hợp với nghệ thuật
C. Đánh giá nghệ thuật kết hợp bình nội dung.
D. Bình nghệ thuật kết hợp phân tích nội dung.
2.2 Trích một đoạn văn thuộc phần thân bài nghị luận về bài thơ “Quê hương” của một
bạn học sinh đã viết như sau :
(…) “ Cảnh đoàn thuyền cập bến trở về trong không khí náo nhiệt thường nhật của làng
chài:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời biển nặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
Như là một nét sinh hoạt độc đáo, bến đỗ là nơi thuyền trở về, nơi người đón đợi, cũng là
chợ cá, nơi buôn bán hội họp, thông tin về sinh hoạt cùng những niềm vui, nỗi buồn của làng
chài. Cái “ồn ào”, “tấp nập” ấy như là một tín hiệu vui của một đời sống thanh bình. Cách nói
cảm tạ trời đất thật chất phác, hồn hậu của những người vợ, người mẹ luôn hướng tâm hồn mình
theo những cánh buồm. Họ sống với một niềm tin thật thánh thiện. Bởi lẽ nếu không nhờ được

“ơn trời”, không có “ biển lặng” thì cái gì sẽ đến, cái gì sẽ “đầy ghe” nếu không phải là nước
mắt, mồ hôi, và còn là máu đổ ! Câu thơ, ý thơ cứ chênh vênh như thế mà có được buồn vui rất
thực. Đó là một hồn thơ hiếm có như cái thời hiếm có niềm vui, khi cuộc đời như những con tàu
“Ngàn đời không đủ sức đi mau”… ”
Trong giờ trả bài tập làm văn khi cô giáo phát phiếu bài tập yêu cầu cả lớp chú ý đọc và
nhận xét đoạn văn nghị luận trên . Và có hai bạn đã tranh luận như sau:
-Bạn Quỳnh Trang cho rằng: Đoạn văn trên của bạn phân tích còn sơ sài chưa chỉ ra được
biện pháp nghệ thuật.
-Bạn Anh Dũng rằng: Trong đoạn văn của bạn đã phân tích khá đầy đủ đưa ra những hình
ảnh thơ để cảm nhận, lời văn chân thành giàu cảm xúc và có những lời bình rất tốt về lời cảm tạ
của những người dân chài trong ngày hội lao động.
Vậy em sẽ đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Câu 3: : Chọn một tác phẩm thơ mà em yêu thích hãy viết mở bài và kết
bài và cho biết em đã viết theo sơ đồ như thế nào?
5


onthionline.net

*Mở bài theo cách; Gợi mở vào đề+ 5-1-2-3-4
*Kết bài: 3-2-1-4 hoặc 4-1-2-3
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: “Đọc bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh
người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống của một làng
quê miền biển và tình cảm đằm thắm của tác giả đối với quê hương”. Hãy
phân tích bài thơ để chứng minh cho nhận xét trên?
Câu 5: Cảm nhận của em về con người Hồ Chí Minh qua ccá bài thơ
„ Tức cảnh PắcBó, Vọng nguyệt, Tẩu lộ?

6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×