Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi chon hoc sinh gioi du thi quoc gia mon van 12 31062

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.79 KB, 4 trang )

onthionline.net

SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK

Đề chính thức

KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Lớp 12 THPT năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (8,0 điểm)
Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, nguyên
Tổng thư kí Liên hợp quốc Cô-phi An-nan có đoạn viết: “Hãy đừng để một ai có ảo
tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào
ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái
niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.”
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, trang 82)
Ý kiến của anh (chị) về vấn đề trên ?
Câu 2: (12,0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và
sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhận
xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của từng tác giả ở các tác phẩm đó.
------------------------ Hết -----------------------● Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
● Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………..…………………………. Số BD: ……..


onthionline.net



SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI.
MÔN: NGỮ VĂN 12

A.Yêu cầu chung:
-Thí sinh nắm vững chương trình Ngữ văn THPT, biết vận dụng những kĩ năng
làm văn NLVH và NLXH để giải quyết những những yêu cầu cụ thể.
-Trình bày rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt mạch lạc, lưu loát, văn giàu hình ảnh, cảm
xúc và có giọng điệu.
-Giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề ra, phân tích những chi tiết tiêu
biểu của từng tác phẩm để làm nổi bật vấn đề. Chấp nhận những cách trình bày khác
nhau nhưng phải hợp lí, khuyến khích những sáng tạo, ý tưởng mới trong nội dung và
diễn đạt.
B.Yêu cầu cụ thể (đáp án và biểu điểm)
Câu 1: (8 điểm)
1.Giới thiệu vấn đề: Đại dịch HIV/AIDS và cuộc chiến của nhân loại chống lại căn
bệnh này. Dẫn câu trích của Cô-phi An-nan.
(1 điểm)
2.Giải thích ý nghĩa của câu trích dẫn.
(3 điểm)
-“Thế giới khốc liệt của AIDS” nghĩa là thế giới mà bệnh AIDS đang hoành hành với
tốc độ và sức mạnh hủy diệt sự sống của con người một cách khủng khiếp…
-Ông Cô-phi An-nan phê phán, phủ định ảo tưởng của những người cho rằng có thể
ngăn chặn dịch, bảo vệ cuộc sống của mình bằng cách tạo ra hàng rào ngăn cách giữa
“chúng ta” và “họ” vì ông cho rằng, “trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái
niệm chúng ta và họ”. “Chúng ta” ở đây được hiểu là những người không (hoặc chưa)
nhiễm căn bệnh AIDS và “họ” là những người nhiễm bệnh.

- Cô-phi An-nan muốn phủ định, phê phán thái độ phân biệt đối xử, thờ ơ ghẻ lạnh của
cộng đồng xã hội đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS. Chúng ta không thể tách
biệt, quay lưng lại với những con người bất hạnh-những người rất cần sự quan tâm
giúp đỡ, chia sẻ của cả cộng đồng về vật chất và tinh thần. Bởi vì ranh giới giữa
“chúng ta” và “họ” là rất mỏng manh và dễ bị phá vỡ bất cứ lúc nào.
-“Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. “Im lặng” nghĩa là cộng đồng
xã hội không quan tâm, không hành động, không lên tiếng, không đồng lòng đấu tranh
chống đại dịch AIDS. Những người mắc bệnh mặc cảm, sợ xã hội xa lánh, khinh miệt
nên không dám công khai tình trạng bệnh tật của mình. Người chưa nhiễm bệnh vì
thiếu hiểu biết nên không biết cách phòng tránh. Im lặng còn là thái độ dửng dưng, vô
cảm, mất cảnh giác và thiếu tinh thần đấu tranh chống đại dịch AIDS. Vì vậy sự “im
lặng’ tạo điều kiện cho căn bệnh này lây lan, gieo rắc cái chết khắp nơi với tốc độ kinh
hoàng.
3.Bình luận:
(2 điểm)


onthionline.net

-Đây là một ý kiến sâu sắc, đúng đắn, có ý nghĩa nhận thức và hành động đối với toàn
nhân loại để cùng chống lại nạn đại dịch HIV/AIDS.
(1 điểm)
-Liên hệ thực tế về tình trạng và sự nguy hiểm của sự phân biệt giữa “chúng ta” và
“họ” trong cộng đồng.
(1 điểm)
4.Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
(2 điểm)
-Lên án thái độ kì thị, phân biệt, xa lánh hoặc dửng dưng vô cảm đối với những người
bị nhiểm AIDS.
-Hãy yêu thương, thông cảm, chăm sóc, động viên những bệnh nhân AIDS, giúp họ

vượt qua bi kịch cuộc đời, hòa nhập với xã hội, sống có ích cho xã hội, hạn chế làm
lây lan bệnh dịch.
-Phải đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm, ma túy, loại bỏ dần những nguyên nhân gây
bệnh khác. Tuyên truyền cho cả cộng đồng hiểu biết sâu sắc hơn về hiểm họa của đại
dịch AIDS để cùng chung tay chống đại dịch.
Câu 2: (12 điểm)
1.Giới thiệu đề tài : Hình ảnh những dòng sông hùng vĩ, nên thơ của đất nước mà cụ
thể là sông Đà ( Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân) và sông Hương ( Ai đã đặt
tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường)
(1 điểm)
2.Phân tích hình ảnh sông Đà.
(4 điểm)
-Giới thiệu Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà.
-Sông Đà dữ dội, hung bạo. Phân tích chi tiết.
-Sông Đà thi vị, trữ tình.
Phân tích chi tiết.
-Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.
3.Phân tích hình ảnh sông Hương.
(4 điểm)
-Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
-Hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn: phân tích dẫn chứng.
-Sông Hương về đồng bằng ngoại vi thành phố Huế. Dẫn chứng.
-Sông Hương với lịch sử, văn hóa xứ sở, với lịch sử văn hóa đất nước. Dẫn chứng.
4.Những đặc sắc nghệ thuật.
(2 điểm)
a.Người lái đò sông Đà.
(1 điểm)
-Nguyễn Tuân sáng tạo hàng loạt những từ ngữ mới mẻ, những so sánh, nhân hóa sáng
tạo, bất ngờ, những câu văn giàu chất thơ để miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của
sông Đà.

-Những tri thức phong phú về lịch sử, xã hội, địa lí, nghệ thuật, quân sự …tạo ra sức
hấp dẫn trí tuệ đối với người đọc.
-Sông Đà là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước nhưng vẫn là hình ảnh của tự nhiên, là
đối tượng chinh phục của con người được thể hiện qua cái tôi tài hoa, uyên bác. Giọng
văn thiên về tự sự.
b.Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(1 điểm)


onthionline.net

-Dòng sông được miêu tả theo quan sát, cảm nhận của tác giả theo từng chặng trong
hành trình từ thượng nguồn về xuôi, đi qua thành phố.
-Dòng sông Hương được miêu tả gắn liền với văn hóa xứ sở, văn hóa, lịch sử đất
nước. Đó là dòng sông văn hóa, dòng sông của thơ, của nhạc, của những sự kiện lịch
sử và của tâm hồn con người. Dòng sông được cảm nhận và thể hiện qua “cái tôi” nội
cảm với tình yêu thiết tha quê hương, đất nước.
-Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng vốn từ ngữ phong phú, những so sánh liên tưởng
tài tình, sự hiểu biết phong phú nền văn hóa, lịch sử về sông Hương, tạo ra những phát
hiện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn đậm chất trữ tình, giàu chất thơ.
5.Kết luận chung:
(1 điểm)



×