Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

de kiem tra 1 tiet chuong i hoa hoc khoi 10 58252

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.08 KB, 1 trang )

Onthionline.net
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA – KHỐI 10 (2011 – 2012)
Thời gian: 45 phút
MÃ ĐỀ: 103
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ):

1. Số oxi hóa của S trong hợp chất H2S2O7 là:
A. +2
B. +4
C. +6
D. +8
2. Khí nào sau đây không cháy trong oxi, không khí:
A. CO
B. CH4
C. CO2
D. H2S
3. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách:
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. Điện phân nước
C. Nhiệt phân Cu(NO3)2
D. Nhiệt phân KMnO4
4. Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarôzơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:
A. H2S và CO2 B. H2S và SO2
C. SO3 và CO2
D. SO2 và CO2
5. Số oxi hóa của S trong H2S, H2SO3, H2S2O7 lần lượt là:
A. 0, +4, +8
B. –2, +6, +4
C. –2, +4, +6
D. +2, +4, +8
6. Nếu chỉ dung một thuốc thử duy nhất để phân biệt ba dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 thì chọn:


A. Zn
B. Na2CO3
C. BaCO3
D. quỳ tím
7. Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2np3
B. ns2np4
C. ns2np5
D. ns2np6
8. Oxi có thể thu được từ nhiệt phân chất nào trong số các chất sau:
A. KClO3
B. CaCO3
C. (NH4)2SO4
D. NaHSO3
9. Hòa tan 8,4g Fe trong dung dịch H 2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí H2 (đkc). Giá
trị của V là:
A. 3,36 lít
B. 4,48 lít
C. 6,72 lít
D. 8,96 lít

10. Cho phản ứng sau: aFe + bH2SO4 
→ cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số
nguyên, đơn giản nhất thì tổng a + b bằng:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
11. Cho 32g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 loãng 2M thì khối
lượng muối sunfat khan thu được là:

A. 60g
B. 80g
C. 85g
D. 90g
12. Trong phản ứng hóa học sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O 
→ H2SO4 + 8HCl, H2S đóng vai trò là:
A. chất khử
B. chất oxi hóa
C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
D. không là chất khử, không là chất oxi hóa
13. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 (đkc) vào bình đựng 500ml dung dịch NaOH 0,8M. Cô cạn dung dịch
thu được mg chất rắn. Giá trị của m là:
A. 15,2g
B. 12,5g
C. 25,1g
D. 25,2g
14. Hai kim loại Al và Fe không phản ứng với dung dịch:
A. H2SO4 đặc, nguội B. H2SO4 đặc, nóng C. H2SO4 loãng
D. HCl
15. Hòa tan 3,22g hỗn hợp X gồm Mg, Zn, Fe bằng một lượng vừa đủ H 2SO4 loãng thu được 1,344 lít khí H2
(đkc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được mg muối khan. Giá trị của m là:
A. 7,25g
B. 8,98g
C. 9,52g
D. 10,27g
II/ PHẦN TỰ LUẬN:
1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau:
(1)
(3)
(4)

(5)
(6)
FeS2 
→ SO2 
→ SO3 
→ H2SO4.nSO3 
→ H2SO4 
→ BaSO4
S (2)
2. Cho 14,9g hỗn hợp X gồm bột Zn và Fe tác dụng vừa hết với 8g bột lưu huỳnh, đun nóng. Tính khối lượng
từng kim loại trong X.
3. Hòa tan hoàn toàn 13,2g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng, thu được
7,84 lít khí H2 (đkc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được mg muối khan. Tính m.
Học sinh được sử dụng hệ thống tuần hoàn



×