Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hướng dẫn sử dụng Graph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.96 KB, 10 trang )

PHẦN MỀM VẼ ĐỒ THỊ VÀ MINH HỌA CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN HÀM
SỐ GRAPH 4.3 VỚI GIAO DIỆN TIẾNG VIỆT
Graph là phần mềm miễn phí, mã nguồn mở giúp các bạn vẽ đồ thị của nhiều loại
hàm số và minh họa kết quả của nhiều bài toán liên quan đến hàm số như: Vẽ
tiếp tuyến, tô một miền hình phẳng, tính diện tích hình phẳng, minh họa miền
nghiệm của bất phương trình hai ẩn . .
Đặc biệt với phiên bản mới Graph 4.3 bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ Vietnamese
để có giao diện tiếng Việt.
Graph có khả năng vẽ đồ thị với các dạng phương trình y = f(x); phương trình tham số x = x(t), y =
y(t) và phương trình trong hệ tọa độ cực r = f(t). Graph còn giúp bạn vẽ đồ thị của các . Ngoài
cácπhàm số lượng giác với đơn vị thể hiện trên trục hoành là “bội” của hàm có sẵn đã được định
nghĩa khi lập trình, bạn còn có thể tạo các hàm riêng cho mình để tiện cho việc sử dụng lần sau.
Graph có khả năng xuất các hình do bạn vẽ ra dạng ảnh *.bmp, *.jpg . . ., đối với các hàm có chứa
tham số, bạn có thể xem hiệu ứng hoạt hình khi tham số thay đổi tự động, bạn có thể xuất hiệu
ứng của hình ra các video *.avi để sử dụng độc lập. Đặc biệt bạn có thể nhúng một hình thiết kế
bằng Graph vào một slide của PowerPoint, chỉnh sửa ngay trong đó.
Graph 4.3 có kích thước rất nhỏ gọn 3,06MB, tương thích với Windows 98, Windows ME,
Windows 2000 và Windows XP. Bạn có thể download tại địa chỉ
1. Lựa chọn giao diện tiếng Việt cho Graph
Khi cài đặt, mặc dù có mục lựa chọn ngôn ngữ, nhưng không có lựa chọn cho tiếng Việt, bạn hãy
chọn tiếng Anh (English). Cài đặt xong, bạn khởi động Graph, lúc này Graph có giao diện như hình
dưới đây.
Để lựa chọn giao diện tiếng Việt, bạn chọn menu Edit/Options . . . màn hình Options xuất hiện,
mục Language bạn chọn Vietnamese, sau đó chọn OK.
Giao diện của Graph lúc này như hình dưới đây:
Đến đây bạn đã có thể khai thác Graph một cách đơn giản và dễ dàng để phục vụ công việc học
tập hay giảng dạy của mình.
2. Thiết lập các tùy chọn khác cho Graph
Bạn chọn menu Chỉnh sửa/Hệ trục, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+A, hoặc chọn nút có hình hệ tọa
độ trên thanh công cụ, khi đó hộp thoại Chỉnh sửa hệ trục xuất hiện.
- Để hiện lưới, bạn check vào “Hiển thị lưới”.


- Để hiển thị đơn vị là bội của trên trục, bạn check vào “Hiển thị đơn vị theo dạng tích với số pi”.π
- Để thay đổi khoảng đơn vị trên trục, bạn bỏ check ở “Tự động đánh dấu”, sau đó nhập vào số thể
hiện khoảng đơn vị mới vào ô trước dấu check.
- Để thay độ rộng của mắt lưới tọa độ, bạn bỏ check ở “Tự động chỉnh ô lưới”, sau đó nhập vào số
thể hiện khoảng đơn vị mới vào ô trước dấu check.
- Đê lưu các tùy chọn này mặc định cho các hàm số khác, bạn check vào “Tùy chọn mặc định”
trước khi bấm nút “Đồng ý”
Chú ý: Các thùy chọn bạn thiết lập áp dung cho từng trục tọa độ riêng biệt ứng với từng Tab.
3. Chèn văn bản chú thích vào hình vẽ
Giả sử bạn có hình minh họa hàm số liên tục tại một điểm như hình dưới đây:
Bạn muốn chèn vào vùng hình vẽ hàm số của đồ thị đó, bạn hãy chọn menu Hàm số/Chèn nhãn
(hoặc bấm F8), hộp soạn văn bản hiện ra
Để soạn công thức toán học bạn click vào nút có chữ “OLE”, hộp thoại chọn đối tượng hiện ra, bạn
chọn Microsoft Equation 3.0 (như trong Word) và soạn hàm số vào đó. Sau khi đóng Microsoft
Equation và hộp thoại soạn tên lại, kết quả như hình dưới dây.
4. Hàm tự tạo và hiệu ứng hình ảnh
Để tự tạo một hàm riêng cho mình bạn chọn menu Hàm số/Tùy chỉnh hàm số ( hoặc bấm
Ctrl+F )
Cột “Tên” để chỉ ra tên của hàm số hoặc tham số cần tạo. Cột “Định nghĩa” để bạn định nghĩa hàm
số của mình ứng với tên chỉ ra. Ví dụ hình trên, dòng đầu định nghĩa tham số a, nhận giá trị -1, giá
trị của tham số có thể thay đổi khi tạo hiệu ứng; dòng thứ hai định nghĩa hàm số có tên lientuc(x)
với x là đối số, công thức của hàm số là if(x>a, 2x^2-3x+2, x+a+2) , nghĩa là nếu x> a thì
lientuc(x)= 2x^2-3x+2, còn lại lientuc(x) = x+a+2.
Chú ý: Hàm if() là hàm chuẩn của Graph (xem danh mục các hàm chuẩn của Graph phía sau).
Khi hàm có chứa tham số, bạn có thể tạo hiệu ứng để xem sự thay đổi của đồ thị hàm số khi tham
số thay đổi.
Ví dụ: Với hàm lientuc(x) = if(x>a, 2x^2-3x+2, x+a+2), khi bạn cho a thay đổi từ -1 đến 0 bạn sẽ

×