Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Hiệu quả việc bổ sung mfeed+ tới khả năng sản xuất lợn thịt nuôi tại trại bắc giang của công ty dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

ĐINH THỊ NGA
Tên chuyên đề:
HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG MFEED+ TỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI BẮC GIANG CỦA
CÔNG TY DABACO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:



Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 – CNTY – N02

Khoa:


Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

----------------------

ĐINH THỊ NGA
Tên chuyên đề:
HIỆU QUẢ VIỆC BỔ SUNG MFEED+ TỚI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI BẮC GIANG CỦA
CÔNG TY DABACO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:


Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

K45 – CNTY – N02

Khoa:


Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Thị Hồng Duyên

Thái Nguyên, 2017


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá tình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
đại học. Đƣợc sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các Thầy cô giáo khoa
Chăn nuôi - Thú y, Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hiện
nghiên cứu thực đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban Giám Hiệu Nhà trƣờng, các thầy, cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y
cùng tất cả bạn bè đồng nghiệp và ngƣời thân đã động viên, tạo điều kiện tốt
nhất giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới tập đoàn Olmix, văn phòng đại diện Olmix miền

Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo
hƣớng dẫn TS. Dƣơng Thị Hồng Duyên đã dành nhiều thời gian, công sức
hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hoàn thành cuốn khóa luận này.
Một lần nữa em xin gửi tới các Thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, ngƣời
thân lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, cùng mọi điều tốt đẹp nhất.
Xin chân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ đó!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Đinh Thị Nga



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................... 24

Bảng 4.1.

Sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) ...................... 28


Bảng 4.2.

Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ............. 30

Bảng 4.3.

Sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm (%) .......................... 32

Bảng 4.4.

Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) .. 34


Bảng 4.5:

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm . 35

Bảng 4.6.

Tiêu tốn năng lƣợng cho một kg tăng khối lƣợng của lợn thí
nghiệm (Kcal/kg) ........................................................................ 37

Bảng 4.7.


Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lƣợng ................................ 37

Bảng 4.8.

Khả năng chống bệnh đƣờng tiêu hóa ........................................ 38

Bảng 4.9.

Chi phí thức ăn/ 1 kg tăng khối lƣợng ........................................ 39

Bảng 4.10. Chi phí thú y trên 1 kg tăng khối lƣợng ..................................... 40
Bảng 4.11. Bảng hạch toán sơ bộ thu - chi (ngàn đồng)............................... 41



iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn..........30
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn .....32
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn ...33


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt:

Diễn giải

Cs:

Cộng sự

ĐC:


Đối chứng

ĐVT:

Đơn vị tính

Kcal:

Kilocalo

Kg:


Kilogam

KL:

Khối lƣợng

KPCS:

Khẩu phần cơ sở

ME:


Năng lƣợng

P:

Xác suất

Pr:

Protein

TĂ:


Thức ăn

TĂHH:

Thức ăn hỗn hợp

TB:

Trung bình

TCVN:


Tiêu chuẩn Việt Nam

TN:

Thí nghiệm

TT:

Tiêu tốn


v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của dề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đƣờng ruột của lợn................ 3
2.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trƣởng của lợn thịt ...................................... 7
2.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng........................................ 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.......................................................... 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 20
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 23

3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. .......................... 25
3.5.1. Chỉ tiêu về sinh trƣởng của lợn thí nghiệm........................................... 25
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi về thức ăn .................................................................. 26


vi

3.5.3. Chỉ tiêu về khả năng chống bệnh đƣờng tiêu hóa và chi phí thú y ....... 26
3.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................... 28
4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trƣởng của lợn thí nghiệm ................................ 28

4.1.1. Khả năng sinh trƣởng tích lũy ............................................................... 28
4.1.2. Sinh trƣởng tuyệt đối............................................................................. 30
4.1.3. Sinh trƣởng tƣơng đối ........................................................................... 32
4.2. Tiêu tốn về thức ăn của lợn thí nghiệm.................................................... 34
4.2.1. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm .................................... 34
4.2.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm ............ 35
4.2.3. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi của lợn thí nghiệm.................................. 36
4.2.4. Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lƣợng............................................ 37
4.3. Kết quả về khả năng chống bệnh đƣờng tiêu hóa .................................... 38
4.4. Các chỉ tiêu về kinh tế .............................................................................. 39
4.4.1. Chi phí thức ăn trên 1 kg tăng khối lƣợng ............................................ 39
4.4.2. Chi phí thú y trên 1 kg tăng khối lƣợng ................................................ 40

4.4.3. Hạch toán thu chi .................................................................................. 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 42
1. Kết luận ....................................................................................................... 42
2. Đề nghị ........................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
I. Tiếng Việt .................................................................................................... 44
II. Tiếng Anh ................................................................................................... 47


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của dề tài
Chăn nuôi lợn là một ngành có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống xã
hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp
một số lƣợng lớn thực phẩm với chất lƣợng tốt, đảm bảo cho nhu cầu và đời
sống của con ngƣời.
Để chăn nuôi có hiệu quả thì ngoài công tác giống, thức ăn chiếm vị trí rất
quan trọng. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh nên đã và đang có những dấu
hiệu của sự phát triển thiếu bền vững, chi phí thức ăn cao, diễn biến bệnh dịch
phức tạp, tăng ô nhiễm môi trƣờng, lạm dụng sử dụng hóa chất, kháng sinh
trong chăn nuôi, đặc biệt có sử dụng các chất kích thích sinh trƣởng, tạo
nạc… tạo ra sản phẩm thiếu an toàn, có tính cạnh tranh thấp gây lo ngại cho

các nhà khoa học, nhà quản lý và ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời tiêu
dùng. Thời gian trƣớc đây ngƣời ta sử dụng kháng sinh và hormone nhƣ là
chất kích thích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng lợi nhuận. Sự tồn
dƣ các chất này trong thịt và các sản phẩm từ thịt đã gây ra những hậu quả
xấu cho con ngƣời. Do vậy, việc sử dụng các chế phẩm từ tự nhiên trong chăn
nuôi nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm
giá thành sản xuất trong chăn nuôi đang là hƣớng đi đƣợc ƣu tiên trong chăn
nuôi hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên và với mục đích đánh giá hiệu quả của sản
phẩm Mfeed+ đến sự tăng trƣởng của lợn thịt, qua đó có những khuyến cáo
thích hợp nhất cho ngƣời chăn nuôi lợn, em thực hiện đề tài “Hiệu quả việc
bổ sung Mfeed+ tới khả năng sản xuất lợn thịt nuôi tại trại Bắc Giang của

công ty Dabaco”.


2

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đƣợc hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ trong chăn
nuôi lợn thịt.
- Hoàn thiện quy trình nuôi dƣỡng và chăm sóc lợn thịt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thêm những tƣ liệu khoa học về vai

trò của chế phẩm trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng. Đặc biệt là
vai trò của nó trong việc tăng năng suất vật nuôi và cải thiện môi trƣờng.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đƣa ra những khuyến cáo trong
việc sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn thịt. Đánh giá đƣợc hiệu quả
sử dụng của chế phẩm Mfeed+ ở mức bổ sung 0,1% và 0,05%, từ đó có
hƣớng sử dụng thích hợp.
+ Từ kết quả nghiên cứu trên có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất sử
dụng Mfeed+ để tăng cƣờng hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đường ruột của lợn.
2.1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn
Dạ dày lợn là loại dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép.
Đặc điểm về phía trái của thƣợng vị có phần manh nang lồi ra. Nhƣ vậy dạ
dày lợn gồm năm vùng: vùng thực quản, vùng manh nang, vùng thƣợng vị,
vùng thân vị, vùng hạ vị.
Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thƣợng vị có
tuyến tiết ra dịch nhầy, không có pepsin và HCl. Vùng thân vị và hạ vị giống

nhƣ dạ dày đơn.
Ở miệng, nƣớc bọt tiết ra men amylaza để tiêu hóa tinh bột, vì lợn ăn
nhanh nuốt liên tục nên tiêu hóa ở miệng là rất ít mà chủ yếu là tẩm ƣớt thức
ăn đẩy xuống dạ dày, ruột để tiêu hóa.
Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, thức ăn xuống dạ dày sẽ
đƣợc cơ trơn nhào trộn, cùng với đó là các men tiêu hóa ngấm vào thức ăn.
Men trypsinogen nhờ tác dụng của HCl trở thành trypsin hoạt động, men
này thủy phân protid thành axit amin và peptid để dạ dày và ruột non hấp
thu. Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tƣợng xếp lớp do vậy
những thức ăn bên ngoài đƣợc tiêu hóa trƣớc. Hàm lƣợng HCl trong dịch vị
tăng dần lên để dần đạt tới sự ổn định gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo
và chức năng của dạ dày lợn. Ở lợn 90 ngày tuổi hàm lƣợng HCl là 0,2 0,25% còn ở lợn trƣởng thành hàm lƣợng HCl là 0,35 - 0,4% (Nguyễn

Thiện và cs (1998) [19]).


4

Ruột non của lợn dài 14 - 18 m, tiêu hóa ở ruột non chủ yếu do tác
dụng của dịch tiêu hóa nhƣ: dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết ra từ
cơ quan tiêu hóa đƣa xuống. Lợn có khối lƣợng 100 kg tiết 8 lít dịch tụy trong
một ngày đêm và sự phân tiết này phụ thuộc vào loại thức ăn, cách chế biến
và cách cho ăn…
Các nghiên cứu kỹ lƣỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa,
các nhân tố ảnh hƣởng… đã đƣợc tiến hành bởi nhiều tác giả: Trần Cừ và Cù

Xuân Dần (1975) [4] có nhận xét có tính ứng dụng đó là: số lƣợng và chất
lƣợng dịch tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào loại thức ăn, phƣơng pháp
cho ăn và nhất là cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn đƣợc chế biến tốt sẽ
nâng cao đƣợc hiệu suất tiêu hóa.
Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 –
5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già chủ yếu xảy ra
quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra các sản
phẩm chính là axit lactic, axit này có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các
vi sinh vật có hại khác. Ruột già hấp thu chủ yếu là khoáng và nƣớc. Với
protein còn lại trong thức ăn chƣa đƣợc tiêu hóa hết, đến ruột già sẽ bị vi
khuẩn ở ruột già phân giải thành các chất crerol, indol có tính độc, chúng hấp
thu vào máu và đƣợc giải độc ở gan. Phần cặn bã đi vào kết tràng, trực tràng

và tạo thành phân ra ngoài.
2.1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn
Hệ vi sinh vật trong đƣờng tiêu hóa ở lợn đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng cho
cơ thể lợn. Sự phát triển của các vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các
chất có hoạt tính sinh học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình
có lợi cho cơ thể (Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phƣợng, (1995) [6]).


5

Hàng ngày, một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh

sôi nảy nở ở đó, chúng có thể biến đổi nhƣng cơ bản chúng sống ở đó cho đến
khi con vật chết. Thành phần và số lƣợng vi sinh vật phụ thuộc vào loại thức ăn.
Môi trƣờng đƣờng ruột và dạ dày có độ ẩm và dinh dƣỡng thuận lợi
cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì
trong dạ dày và ruột có chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đƣờng ruột
và vi khuẩn gây thối nhƣ dịch mật, dịch vị và các tác động đối kháng của các
vi khuẩn khác.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phƣợng (1995) [6], trong hệ tiêu
hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo cân bằng cho hệ
tiêu hóa. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh
phát triển gây rối loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.
2.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa của lợn

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêu hoá của lợn con, trong đó có các
yếu tố nhƣ thức ăn, kỹ thuật chế biến thức ăn, kỹ thuật cho ăn, yếu tố thời tiết,
khí hậu…
Các loại thức ăn khác nhau ảnh hƣởng không giống nhau đến tiêu
hóa của lợn. Thức ăn nhiều nƣớc giảm tiết nƣớc bọt và dịch vị. Tỷ lệ thức
ăn và nƣớc là 1/3 thì lợn không tiết nƣớc bọt (Trần Cừ và Nguyễn Khắc
Khôi, 1985) [5]. Thức ăn dạng bột nghiền kích cỡ khác nhau thì tỷ lệ tiêu
hoá khác nhau. Phƣơng pháp nghiền nhỏ thƣờng áp dụng đối với các loại
thức ăn hạt. Khi nghiền nhỏ phần vỏ cứng nhiều xơ bị phá vỡ, thức ăn đƣợc
nghiền nhỏ ra, tỷ lệ tiêu hoá nhờ đó tăng lên. Do đó thức ăn đƣợc nghiền
nhỏ có lợi cho vật nuôi. Khi nghiền nhỏ các loại hạt thì tỷ lệ tiêu hoá vật
chất khô (VCK) tăng 3%, protein thô (CP) tăng 4%, lipit thô tăng 15%, xơ

thô (CF) tăng 2,2% và bột đƣờng tăng 1,5% so với nghiền ở mức độ to (Từ
Quang Hiển và cs, 2001) [8].


6

Kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (nhƣ lên men, ủ chua, rang chín)
cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiết dịch tiêu hoá. Thức ăn rang chín, dịch vị
tiết nhiều hơn thức ăn ngâm nƣớc. Thức ăn bột ngũ cốc, cám thì tiết dịch vị
nhiều hơn thức ăn củ, quả, rau tƣơi, thức ăn sống, ủ men thì dịch vị và dịch
ruột cũng nhƣ hoạt lực của các enzyme cao hơn thức ăn chín không ủ men.
Khi khẩu phần không cân bằng các chất dinh dƣỡng sẽ làm giảm tỷ

lệ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dƣỡng. Nếu khẩu phần có lƣợng
protein thấp, sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, làm thải nhiều
nitơ theo dịch tiêu hoá để tạo nên nhũ chấp có tỷ lệ thành phần các chất
nhất định, dẫn đến làm tăng cao tƣơng đối lƣợng nƣớc trao đổi theo phân
và làm cho lợn bị thiếu protein (Trần Văn Phùng, 2004) [16]. Đồng thời
khi lƣợng protein trong khẩu phần thấp sẽ dẫn đến sự giảm tiết dịch tụy và
dịch dạ dày rõ rệt. Nếu khẩu phần có mức protein trung bình thì lƣợng dịch
tụy tiết ra là 4400 ml, nhƣng khẩu phần có mức protein thấp lƣợng dịch tuỵ
tiết ra là 3225 ml, còn khi mức protein cao thì lƣợng dịch tụy đạt tới 5280
ml. Nhƣ vậy, khẩu phần có hàm lƣợng protein cao thì lƣợng dịch tuỵ tiết ra
càng nhiều để tăng cƣờng tiêu hoá protein.
Cách cho lợn ăn cũng làm ảnh hƣởng đến sự tiêu hoá thông qua lƣợng

dịch tiêu hoá tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn thức ăn
khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hoá. Số lƣợng thức ăn một bữa cũng có tác dụng
làm hƣng phấn hoạt động tiêu hoá, làm tăng tiết dịch tiêu hoá và kết quả là
làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
Nhiệt độ thức ăn, nƣớc uống cũng ảnh hƣởng đến tiết dịch tiêu hóa (nƣớc
lạnh tiết dịch ít hơn nƣớc ấm).
Ngoài các yếu tố trên có ảnh hƣởng đến quá trình tiêu hoá ở lợn thì
các yếu tố về điều kiện môi trƣờng, vận động cũng ảnh hƣởng đến sinh lý
tiêu hoá ở lợn.


7


Căn cứ vào các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu hóa của lợn đã đề cập ở trên,
chúng ta cần nghiên cứu, phối hợp khẩu phần cho phù hợp với hệ tiêu hóa, áp
dụng các biện pháp chăn nuôi phù hợp để hạn chế thấp nhất ảnh hƣởng bất lợi
về tiêu hóa, đặc biệt giai đoạn lợn sau cai sữa để nâng cao năng suất trong
chăn nuôi lợn.
2.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng của lợn thịt
2.1.2.1. Giống lợn thí nghiệm
Giống lợn sử dụng trong thí nghiệm là lợn lai bốn máu ngoại nuôi thịt
với sơ đồ lai nhƣ sau:
P: ♂ (♂ Pietrain x ♀ Duroc) × ♀ (♂ Yorkshire x ♀ Landrace)


Lợn thịt lai bốn máu ngoại.
Lợn đa số có màu trắng tuyền, khoang đen trắng hoặc nâu trắng, đôi khi
có màu vàng bò, thân dày và dài, tai rủ hoặc dựng, bụng dài thon, mông phát
triển, chân nhỏ, thẳng, khỏe. Hình dáng có dạng hình khối chữ nhật, phần đầu
thon, nhỏ, phần mông vai phát triển to. Hiện nay, đây là công thức lai đƣợc sử
dụng phổ biến trong chăn nuôi lợn thịt siêu nạc, là một trong những giống lợn
thịt cao sản có khả năng tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao và tƣơng đối thích
nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Đồng thời khắc phục đƣợc những
nhƣợc điểm của lợn ông bà nhƣ chân yếu, thích nghi kém.
* Giống lợn Landrace (L06)
Lợn giống gốc đƣợc tạo nên từ Đan Mạch bằng cách cho lai giống
trắng Youland (Anh) với các giống trắng địa phƣơng của Đan Mạch vào thế

kỷ 19. Lợn màu trắng tuyền, thân dày và dài, tai rủ, bụng dài thon, mông phát
triển, chân to, thẳng nhƣng còn có trƣờng hợp chân yếu. Khối lƣợng vừa phải,
hình dáng có dạng hình nêm. Xu hƣớng chọn lọc ngay từ đầu của loại lợn này
là phần đầu thon, nhỏ, phần sau phát triển to, rộng nhằm tăng tỷ lệ nạc. Hiện


8

nay là một trong những giống cao sản có tỷ lệ nạc cao nhất. Lợn có đặc tính
sinh sản cao: mẹ đẻ nhiều con/lứa, nhiều sữa nên lợn con lớn nhanh. Hiện nay
đƣợc nuôi khắp thế giới nhiều nhất là ở các nƣớc vùng ôn đới. Cũng nhƣ lợn
Đại Bạch, lợn Landrace dễ thích nghi với nhiệt đới nếu các điều kiện về thời

tiết không quá khắc nghiệt. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 - 250 kg. Lợn đực
nặng 300 - 320 kg khi trƣởng thành.
Ở các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, các nƣớc
Bắc Mỹ… đều có giống lợn Landrace theo dạng hình riêng của mình.
Ở Việt Nam, từ năm 1978 nhập lợn Landrace từ Cu Ba. Những năm
1985 - 1986 nhập lợn Landrace từ Bỉ và Nhật Bản. Lợn Landrace đƣợc dùng
để lai kinh tế với lợn nội. Công thức lai phổ biến hiện nay là ½ máu lợn
Landrace, ¼ máu lợn Đại Bạch và ¼ máu lợn Móng Cái. Con lai 6 tháng tuổi
có thể đạt 100 kg và cho tỷ lệ nạc từ 48% trở lên.
* Lợn Yorkshire:
Nguồn gốc xuất xứ: vào đầu thế kỉ XVI (năm 1884) hoàng gia Anh đã
công nhận giống lợn này. Hiện nay, đây là giống lợn nuôi phổ biến nhất trên

thế giới, lợn đƣợc nuôi ở nhiều nơi. Ở nƣớc ta lợn đƣợc nhập vào từ năm 1920
ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm 1964
lợn đƣợc nhập vào miền Bắc thông qua Liên Xô cũ. Đến năm 1978, chúng ta
nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire đƣợc nhập
vào nƣớc ta qua nhiều con đƣờng qua nhiều nƣớc và nhập về nhiều dòng.
Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu
nhỏ dài, tai to hơi hƣớng về phía trƣớc thân dài lƣng hơi vồng lên, chân cao
khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
Khả năng sản xuất: Lợn cái đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa. Có lứa đạt 17
- 18 con. Trọng lƣợng sơ sinh trung bình 1 - 1,2 kg/con. Lợn trƣởng thành đạt
350 - 380 kg. Lợn nái nặng 250 - 280 kg. Lợn thuộc giống cho nhiều nạc.



9

Hiện nay, giống lợn này đang đƣợc sử dụng trong chƣơng trình nạc hoá đàn
lợn của Việt Nam.
* Giống lợn Duroc:
Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc - Jersey) có nguồn gốc ở Bắc
Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nƣớc châu Âu, châu Á nhƣng vẫn
chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng đàn nƣớc Mỹ. Lợn Duroc có khả năng
tiêu hoá cỏ khô, cỏ tƣơi cao, nên thích hợp cho việc nuôi trang trại lớn. Lợn
cái có nhiều sữa cho con bú nên tốc độ tăng trƣởng của lợn con nhanh. Lợn có
khả năng chống chịu nắng, nóng khá tốt nên có khả năng chăn thả trong khu

rào quây, có mái che ở chỗ ăn và trú nắng, trú mƣa. Thịt có tỷ lệ nạc cao,
ngon, chắc, sợi cơ mịn, đƣợc sử dụng để ăn tƣơi, tham gia nhiều vào công
nghệ đóng đồ hộp.
Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm đen, tai đứng. Hiện nay, lợn Duroc có
khả năng tăng trọng 785 g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320 g/ngày, tiêu tốn
thức ăn 2,91 kg/kg tăng khối lƣợng. Lợn 171,89 ngày tuổi, đạt khối lƣợng
99,88 kg.
* Giống lợn Pietrain:
Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên là
Pietrain. Đƣợc công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Barbant và năm 1956
cho cả nƣớc. Từ năm 1950 lợn Pietrain đã xâm nhập vào Pháp. Năm 1950 lần
đầu tiên đƣợc nhập vào miền Bắc nƣớc Pháp do những ngƣời chăn nuôi. Năm

1958, lần đầu tiên đƣợc ghi vào sổ giống quốc gia. Khả năng tăng trọng từ 35 90 kg là 770 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn 2,58 kg/kg tăng khối lƣợng.
Lợn Pietrain đƣợc sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Lông
da có những vết đỏ và đen không đều. Khi cho lai với lợn có màu lông trắng
thì màu trắng sẽ trội. Lợn Pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng


10

không cố định trên lông da, nhƣng năng suất thì ổn định. Lợn Pietrain hiện
nay đã có ở nƣớc ta.
2.1.2.2. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền

nhƣ với các giống gia súc khác nhau, nhƣng những giá trị biểu hiện cụ thể về
giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen
quy định về di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân (1994) [1], Trần Đình
Miên (1995) [14], Nguyễn Thiện và cs (1998) [19]: hầu hết các tính trạng về
năng suất hay tính trạng có giá trị có giá trị kinh tế của gia súc nhƣ: khả năng
cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trƣởng, cho sữa, cho lông, cho da…đều là
các tính trạng số lƣợng. Ở các tính trạng số lƣợng, giá trị kiểu hình
(Phenotype Value - P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G)
và sai lệch môi trƣờng (Environmental deviation - E) quy định. Quan hệ này
đƣợc thể hiện qua biểu thức P = G + E.
Khác với tính trạng chất lƣợng, giá trị kiểu gen của các tính trạng số
lƣợng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà

hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ
có ảnh hƣởng rất rõ rệt với tính trạng nghiên cứu. Hiện tƣợng này gọi là hiện
tƣợng đa gen (Polygene). Các minor gen này tác động lên tính trạng theo 3
phƣơng thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động theo
công thức: G = A + D + I, Trong đó:
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value)
D: là sai lệch trội (Dominance deviation)
I: là sai lệch tƣơng tác (Interaction deviation)
A là phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định và
di truyền đƣợc cho đời sau. Hai phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là
giá trị giống đặc biệt và xác định đƣợc thấp nhất con đƣờng thực nghiệm.



11

Các tính trạng số lƣợng còn chịu ảnh hƣởng của sai lệch môi trƣờng (E)
gồm có 2 loại:
- Sai lệch môi trƣờng chung (Eg): (General Environmental deviation)
là sai lệch do các nhân tố môi trƣờng tác động thƣờng xuyên lên tình trạng
một cách lâu dài. Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc… tác
động lên một nhóm cá thể hay quần thể gia súc.
- Sai lệch môi trƣờng riêng (Es): (Special Environmental deviation) là
sai lệch do các nhân tố môi trƣờng tác động riêng rẽ lên từng các thể riêng
biệt trong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào

đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thƣờng xuyên.
Nhƣ vậy, khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi 2
locus trở lên thì giá trị ấy biểu thị nhƣ sau:
P = G + E = A + D + I + Eg + Es.
Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng
nhƣ các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu
tố môi trƣờng. Các vật nuôi khác nhau đều nhận đƣợc từ bố mẹ chúng một
vốn di truyền nhất định. Nhƣng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay thấp
phụ thuộc rất lớn vào môi trƣờng sống của chúng. Vì thế trong công tác giống
lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống nhằm nâng cao
năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc
chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I),

kết hợp với việc cải tiến và tăng cƣờng các biện pháp tác động: thức ăn, nuôi
dƣỡng, chăm sóc, quản lý… để khai thác tốt tiềm năng di truyền và khả năng
sản xuất của mỗi phẩm chất giống.
2.1.2.3. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của lợn.
- Khái niệm về sự sinh trƣởng:
Trong quá trình sinh trƣởng, sự tăng số lƣợng tế bào và tăng thể tích tế
bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và cs,
1975 [15]).


12


Sự sinh trƣởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lƣợng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trƣởng chính là sự tăng trƣởng
và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể. Quá trình phát triển của cơ thể là
quá trình đồng hóa các vật chất dinh dƣỡng, các chất dinh dƣỡng lấy vào cơ
thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất
trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất
khoáng… (Đàm Văn Tiệm và Lê Văn Thọ, 1992) [22]. Chambers (1990) [35]
cũng cho rằng: quá trình sinh trƣởng là sự tổng hợp sự sinh trƣởng của các
thành phần cơ thể nhƣ thịt, xƣơng, da, mỡ…
- Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trƣởng.
Sinh trƣởng tích lũy là khối lƣợng, kích thƣớc, thể tích của toàn bộ cơ

thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm thực hiện phép cân, đo.
Sinh trƣởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lƣợng, thể tích và kích
thƣớc các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữ 2 lần khảo sát (TCVN,
1977 [23]), đồ thì sinh trƣởng tuyệt đối của lợn có dạng parabol.
Sinh trƣởng tƣơng đối: là phần khối lƣợng, kích thƣớc, thể tích của toàn
bộ cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trƣởng sau tăng lên so với
thời điểm sinh trƣởng trƣớc (TCVN, 1977) [24]. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối
của lợn có dạng hyperbol và sinh trƣởng tƣơng đối của lợn giảm dần theo tuổi.
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
2.1.3.1. Yếu tố bên trong
 Ảnh hƣởng di truyền của dòng, giống cá thể
Trong chăn nuôi gia súc, dòng và giống có ảnh hƣởng rất lớn đến sự

sinh trƣởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và di truyền lại cho đời sau khả
năng sinh trƣởng mang tính đặc thù của dòng, giống. Tính di truyền về khả
năng sinh trƣởng ảnh hƣởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh hƣởng của dòng,


13

giống đến sự sinh trƣởng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên
các loại gia súc gia cầm.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [16] cho biết: yếu tố di truyền là
một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trƣởng phát dục của lợn tuân theo các

quy luật sinh học, nhƣng chịu ảnh hƣởng của các giống lợn khác nhau. Do
ảnh hƣởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự
khác nhau giữa các giống lợn nguyên thủy và các giống lợn đã đƣợc cải tiến
cũng nhƣ các giống lợn thành thục sớm và các giống lợn thành thục muộn. Sự
khác nhau này không chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn
khác nhau ở sự hình thành lên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình
thành nên các giống lợn có xu hƣớng sản xuất khác nhau nhƣ: giống lợn
hƣớng nạc, hƣớng mỡ.
Nguyễn Thiện và cs (1998) [19] cho rằng: giống cũng là một yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông
thƣờng các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống lợn ngoại
nhập nội.

 Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone
Hormone tham gia vào tất cả quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ
cân bằng các chất trong máu. Trong thời kì đầu tiên của quá trình sống, kể cả
khi chƣa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyết ức trong
điều khiển quá trình sinh trƣởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trƣởng có
sự tham gia của tuyến yên. Hormone thùy trƣớc của tuyến yên STH (somato
tropin hormone) là loại hormone rất cần thiết cho sự sinh trƣởng của cơ thể.
Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [18]: STH có tác dụng
sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trƣởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự
tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xƣơng. Khi



14

thiếu hoặc thừa loại hormone này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé hoặc quá to.
Vào thời kì thành thục tính, các hormone sinh dục nhƣ hormone của dịch
hoàn và buồng trứng tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục
của cơ thể và hình thành lên đặc tính sinh học thứ cấp hormone sinh dục của
con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác dụng đáng kể đến sinh trƣởng của
lợn. Ngoài ra các loại hormone của các tuyến nhƣ tuyến tụy và tuyến thƣợng
thận cũng tham gia điều khiển sự phát triển của bộ xƣơng và cơ.
2.1.3.2. Yếu tố bên ngoài
Trong chăn nuôi lợn, ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn và dinh
dƣỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trƣởng và phát triển.

 Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin, khoáng đối với lợn nuôi thịt
Protein là chất quan trọng cho sự sinh trƣởng và phát triển của lợn.
Protein đóng vai trò là chất tạo hình, tham gia cấu tạo nên các enzyme và
cung cấp năng lƣợng cho các hoạt động của cơ thể (Nguyễn Văn Thiện và cs,
1998) [19]. Do đó, việc thừa hay thiếu protein đều ảnh hƣởng trực tiếp tới cơ
thể của lợn. Khi khẩu phần không cung cấp đủ protein thì lợn sẽ bị rối loạn
trao đổi chất, giảm cân bằng nitơ, giảm tính ngon miệng và làm tích lũy mỡ ở
gan. Ngƣợc lại khi thừa protein trong khẩu phần sẽ dẫn tới tác động xấu nhƣ
nồng độ axit amin trong máu tăng cao, làm giảm tính thèm ăn, không cải thiện
đƣợc khối lƣợng. Đồng thời protein không đƣợc tiêu hóa hết sẽ bị nên men
thối giữa ở ruột già, manh tràng dễ dẫn đến tác động xấu tới môi trƣờng.
Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi, (1985) [5]: protein là nhóm chất

hữu cơ có trọng lƣợng phân tử cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều
chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình
sinh trƣởng của lợn là quá trình tăng lên của khối protein, hàm lƣợng protein
trong cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lƣợng protein


15

không giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 - 35% so với tổng
protein trong cơ thể.
Axit amin là thành phần cơ bản cấu tạo nên protein. Theo Từ Quang
Hiển và cs, (2001) [8] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là

thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu
axit amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân
đối các axit amin trong khẩu phần ăn, những axit amin nào nằm ngoài cân đối
sẽ bị oxi hóa cho năng lƣợng. Do vậy, nếu cân đối axit amin theo tỷ lệ cân đối
sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng protein, tiết kiệm đƣợc protein trong thức ăn.
Nhu cầu về protein của lợn đã đƣợc nhiều công trình nghiên cứu công
bố. Tiêu chuẩn protein thô và protein tiêu hóa của lợn ngoại trong thức ăn hỗn
hợp tính theo vật chất khô đối với lợn thịt ngoại trọng lƣợng cơ thể 31 - 61kg
là 17%, 61 - 100kg là 15% (Viện chăn nuôi, 2001) [28].
 Vai trò và nhu cầu về năng lƣợng đối với lợn nuôi thịt
Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì
chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lƣợng.

Năng lƣợng có ảnh hƣởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh
dƣỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất.
Năng lƣợng trong thức ăn đƣợc sử dụng cho các hoạt động sống của cơ
thể và hình thành nên các hợp chất của tế bào. Chất cung cấp năng lƣợng chủ
yếu là gluxit nhƣ: tinh bột, đƣờng, xơ… Hàng ngày gluxit đảm bảo từ 70 - 80
% nhu cầu dinh dƣỡng của lợn, nếu thiếu lợn sẽ còi cọc, chậm lớn.
Nhu cầu về năng lƣợng đƣợc biểu thị bằng năng lƣợng trao đổi (ME,
Kcal/kg). Lƣợng thức ăn ăn vào hàng ngày của lợn tỷ lệ nghịch với hàm
lƣợng năng lƣợng trong khẩu phần, điều này đồng nghĩa với việc lợn sẽ ăn
nhiều thức ăn khi hàm lƣợng năng lƣợng trong thức ăn thấp và ngƣợc lại.
Tiêu chuẩn protein thô trong thức ăn hỗn hợp cho lợn ngoại x ngoại
nuôi thịt thì lợn 31 - 60kg: 3000 kcal, lợn 60 - 100kg: 2900 kcal (Viện chăn

nuôi, 2001) [28].


16

 Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt.
Chức năng của các khoáng chất đối với cơ thể vật nuôi nói chung và ở
lợn nói riêng là cực kỳ đa dạng. Chúng bao gồm các chức năng cấu tạo ở một
số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hoà ở các tế bào khác trong cơ
thể. Nhu cầu khẩu phần của vật nuôi, nhất là ở lợn rất cần một số khoáng chất
bao gồm: canxi, phốtpho, clo, iốt, đồng, sắt, magiê, mangan, kali, selen, natri,
lƣu huỳnh và kẽm... Trong chăn nuôi lợn theo phƣơng pháp công nghiệp cần

đƣợc bổ sung đầy đủ các khoáng chất vào thức ăn đặc biệt là canxi, phốtpho.
Theo John C.Rea (2000) [34]: canxi và phốtpho giữ vai trò chính trong
cấu tạo bộ xƣơng và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác. Vai trò của Ca
còn thể hiện trong sự đông máu và co cơ, vai trò của P với sự trao đổi năng
lƣợng. Trong khẩu phần ăn tỷ lệ tối ƣu Ca/P = 1,1/1 đến 1,25/1.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện để xác định nhu cầu
Ca, P của lợn sữa, lợn choai và lợn vỗ béo. Nhu cầu Ca và P đối với lợn có
khối lƣợng từ 31 - 100 kg là 0,7 - 1,4 % Ca, 0,5 - 1 % P. Do đó, trong chăn
nuôi cần cung cấp đủ khoáng cho nhu cầu của lợn bằng cách cho ăn những
loại thức ăn giàu khoáng nhƣ bột cá hoặc sử dụng premix khoáng (Viện
chăn nuôi, 2001) [28].
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng:

Nhiệt độ môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe
mà còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cơ thể. Việc đảm bảo
nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào
khả năng điều tiết thâm nhiệt của chúng.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ
đó lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lƣợng và tăng lƣợng tiêu tốn
thức ăn cho một kg khối lƣợng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 180C. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trƣởng thành thì cơ quan điều tiết


17

thân nhiệt cần hoàn thiện, lớp mỡ dƣới da càng dày và nhu cầu về nhiệt

càng giảm xuống.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với độ ẩm không khí.
Ẩm độ không khí thích hợp cho lợn vào khoảng 70%. Ngoài ra, nhu cầu về
nƣớc cũng rất quan trọng, ở các giai đoạn khác nhau thì có nhu cầu về nƣớc
khác nhau.
- Các yếu tố khác:
Ngoài các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của lợn đã
nêu trên còn có các yếu tố khác nhƣ các vấn đề về chuồng trại, chăm sóc nuôi
dƣỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhƣ không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ khí
thải… Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đầy đủ theo yêu cầu của
từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trƣởng và phát triển đạt mức tối đa.
2.1.4. Mfeed+ và ứng dụng của Mfeed+ trong chăn nuôi.

2.1.4.1. Vài nét về Mfeed+
Mfeed+ là một trong chuỗi sản phẩm sạch từ thiên nhiên của tập đoàn
Olmix của Pháp, Mfeed+ đƣợc tạo ra dựa trên công nghệ OEA (Olmix
Exfoliated Algoclay) đƣợc cấp bằng sáng chế. Mfeed+ bao gồm khoáng sét
Montmorillonite đƣợc bóc tách ra từng lớp kết hợp với các chuỗi
polysaccharides đƣợc chiết xuất từ tảo biển Ulva sp. và Solieria chordalis).
Mfeed+ giúp cho thức ăn đƣợc tiêu hóa tốt hơn, cung cấp nhiều dƣỡng
chất cho sự sinh trƣởng và sinh sản hơn, ít thức ăn không tiêu hơn trong ruột
già, đồng thời cân bằng hệ vi sinh vật và bảo hộ thành ruột.
Tăng hiệu suất thức ăn bằng cách tối ƣu hóa hoạt lực men tiêu hóa. Cung
cấp các cofactors cho tiến trình hoạt hóa men tiêu hóa (cofactors là nhƣng
phân tử trợ thủ cần thiết để men tiêu hóa đƣợc hoạt hóa hiệu quả: các sinh tố,

các ion kim loại). Với cơ chế tác động: các ion hiện diện trong khoáng sét


×