Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận: Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.68 KB, 21 trang )

Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
------oOo------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC :
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Đề tài : Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: PGS.TS: LÊ HỒNG THÁI

LỚP

: QLDA 1612-7

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

: HOÀNG VĂN VŨ

MÃ HỌC VIÊN

: 1612.123

HÀ NỘI THÁNG 10 - 2017

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123



1


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.........................4
1.1. Chất lượng công trình xây dựng............................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và các tính chất của chất lượng...................................................................................4
1.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu chất lượng........................................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.............10
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................13
KẾT LUẬN.....................................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................17

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

2


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo

đất nước không ngừng đổi mới, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện,
nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển. Tất nhiên cùng với sự phát triển và nâng
cao không ngừng của các ngành nghề kinh tế, các lĩnh vực khác của đời sống, bộ mặt của
đất nước ngày càng thay đổi. Đó là sự mọc lên của các công trình công nghiệp và dân
dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tất nhiên, với cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển không ngừng đó là sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng, nó không
chỉ là quy mô, tính chất công trình mà còn là chất lượng công trình xây dựng. Đây là một
nhân tố quan trọng, quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng. Bởi lẽ công trình xây dựng có đặc điểm là nguyên chiếc, đơn
nhất, cố định không thể di rời cùng với sốvốn có hạn, do đó tầm quan trọng của công tác
quản lý chất lượng là vô cùng quan trọng. Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu
về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm
đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt,
đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Mục tiêu
cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo
yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ
cho phạm vi dự án không thay đổi.
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là lĩnh vực quan trọng, giữ vai trò chủ yếu trong
việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một tỷ lệ lớn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên chất lượng hoạt động đầu tư xây dựng còn hạn chế. Các dự án đầu tư còn tồn
tại một số hạn chế. Để tìm ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng, do đó nghiên cứu đề tài “Chất lượng của dự án đầu tư xây dựng”
là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Mỗi nghành mỗi đơn vị thực
hiện luôn luôn phải chú trọng đặt việc quản lý chất lượng lên hàng đầu vì nó là điều kiện
tiên quyết cũng như thể hiện đầy đủ năng lực, phẩm chất của người thực hiện.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123


3


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Chất lượng công trình xây dựng
1.1.1. Khái niệm và các tính chất của chất lượng
Có nhiều định nghĩa về chất lượng, trong đó, trước hết phải kể đến các định nghĩa
do những người đi trước của khoa học chất lượng đưa ra như Juran, Feigenbaun và
Demig:
Ju ran năm 1992 ông đưa ra định nghĩa chất lượng là đặc tính của sản phẩm đáp ứng
được các mong muốn của khách hàng và không khiếm khuyết.
Các tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ có vai trò rất quan trọng đối với sự thỏa
mãn các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm có tính chất vượt trội, có thể yêu cầu các vật
liệu đắt đỏ hơn và hao phí lao động cao hơn. Sản phẩm không khiếm khuyết sẽ ít phải
làm lại, ít phế liệu và ít yêu cầu về báo hành do đó yêu cầu chi phí thấp hơn. Đối với
nhiều sản phẩm, khâu kiểm tra thiêt kế được thực hiện tốt thường có được các tinh chất
tốt hơn và kiểm soát quá trình sản xuất cũng sẽ đưa lại ít khiếm khuyết hơn.
Feigebbaun (1991) cho rằng chat lượng là tập hợp các tính chất về marketing, thiết
kế, chế tạo và duy tu sản phẩm và dịch vụ, qua đó sản phẩm và dịch vụ được sử dụng sẽ
đạt được mong muốn của khách hàng. Tập hợp các tính chất của sản phẩm và dịch vụ là
độ tin cậy lớn, độ an toàn cao, độ tiện lợi và bảo dưỡng dễ dàng, sự thu hút và nhiều tính
chất khác của sản phẩm. Ông cho rằng những tập hợp đặc tính mà đáp ứng được các
chức năng mong đợi và có tiết kiệm lớn chính là chất lượng.
Edwards Deming (1986) đưa ra nhiều quan điểm là 14 điểm về chất lượng mà với ý
nghĩa rộng thì chất lượng có thể hiểu là khả năng đáp ứng một cách nhất quán các yêu

cầu của khách hàng.
Các ý tưởng này được phát triển theo những cách khác nhau và do đó, ở những
vùng miền, quốc gia khác nhau cơ chế tổ chức và phương pháp quản lý chất lượng có
khác nhau.
Theo Hiệp hội Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) thì chất lượng sản phẩm là sự không hỏng
và những đặc tính của sản phẩm thoản mãn mong muốn của khách hàng.
Tiêu chuẩn GB/T 10300-1998 của Trung Quốc cho rằng chất lượng là tổng hòa các
đặc trưng, đặc tính sản phẩm, hoặc dịch vụ thỏa mãn quy định hoặc đáp ứng được nhu
cầu khách hàng.
Theo Hiệp hội mỹ về Kiểm soát chất lượng thì chất lượng là tập hợp các đặc tính
của sản phẩm hay dịch vụ có khả năng thỏa mãn cac nhu cầu đã định sẵn hoặc có tiềm
ẩn”.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

4


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia của Liên Xô ΓOCT15467-70 thì chất lượng sản phẩm là
tập hợp các tính chất đảm bảo cho sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng phù
hợp với công năng của chúng.
Tại Việt Nam coi chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự
vật hay sự việc làm cho sự vật và sự việc này phân biệt với sự vật hay sự việc khác.
* Khái niệm tính chất Tường và Ẩn của chất lượng sản phẩm:
Các ý kiến trên suy cho cùng chỉ là sự chi tiết hóa tư tưởng coi chất lượng là tổng
hòa các đặc trưng và đặc tính phản ánh khả năng của sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng nhu

cầu “Tường” và nhu cầu “ẩn”. Tùy thuộc vào từng đối tượng từng thời điểm để tường và
ẩn thể hiện ra khác nhau và mức độ tác động.
Tường là sự hiện hữu, sự cảm nhận thấy ngay từ các cảm nhận của con người thực
tế về tư duy hiện thực tại một thời điểm 1 không gian 1 thời gian nhất định.
Tính chất tường là những kỳ vọng về các tính chất của SP có thể đánh giá được một
cách trực quan những thế liên quan đến hình dạng, màu sắc, độ bền, độ vững chắc, an
toàn….
Ẩn là những gì mà để có thể nhận biết thì con người phải trải qua quá trình tư duy
hiện thực qua thời gian phát triển và vận động. Tính chất Ẩn là mong muốn của những
người sử dụng: họ muốn phù hợp điều kiện sống và làm việc, điều kiện sinh thái, phù hợp
sự phát triển xã hội, có mỹ thuật lại vừa đảm bảo chi phí (chi phí vừa đủ nhưng có giá trị
nổi trội). Đây là những tính chất phản ánh tư tưởng sáng tạo ra sản phẩm (thiết kế).
Định nghĩa trên đây có phân biệt các khía cạnh một cách rõ ràng là các đặc trưng và
tính chất của sản phầm, hơn nữa đặc trưng và đặc tính ấy có thể đã tường minh hoặc tiềm
ẩn.
1.1.2. Đặc trưng và đặc tính:
Xét trên bình diện quản trị kinh doanh, có thể có coi đặc trưng và đặc tính là một
đó là những tính chất riêng có của sự vật , là dấu hiệu đặc trưng cho sự vật. Nếu lấy thí
dụ về một sản phẩm nào đó, chẳng hạn như loại gạch lát nền của mọi nhà sản xuất tung
ra thị trường, trước hết bất cứ nhà sản xuất nào thì gạch lát nền cũng cần đảm bảo đúng
thông số về kích thước, trọng lượng, độ bền, chống bám bẩn, có khả năng chịu tác động
của môi trường như va đập, có độbột bả matit mà các nhà sản xuất đã tung ra thị trường.
Đặc tính đầu thì phụ thuộc nhiều vào bí quyết của nhà sản xuất. Mức độ cao thấp về độ
bền của loại gạch lát nền của một nhà sản xuất nhất định sẽ là đặc trưng chất lượng của
sản phẩm của nhà sản xuất đó. Như vậy tính chất thể hiện chất lượng để đánh giá gạch lát
nền là độ phẳng, nhẵn bóng đều màu, bền đẹp chống chịu mài mòn. Nếu có được những
điểm nêu trên thì đánh giá gạch lát nền đạt chất lượng. Tùy thuộc vào các tiêu chí để
đánh giá từng loại và chất lượng từng trường hợp đó. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng có

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123


5


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

nhiều ý kiến đã phân biệt đặc trưng và đặc tính, cho rằng đặc trưng là sự biểu hiện bên
ngoài (hình thức) trong khi đó đặc tính thể hiện bản chất bên trong của sản phẩm hay
dịch vụ.
1.2 Chất lượng công trình xây dựng.
Các công trình xây dựng là sản phẩm của quá trình sản xuất của ngành công
nghiệp đặc thù, đó là ngành xây dựng, vì thế chất lượng của công trình xây dựng không
khác gì hơn là tổng hợp các tính chất tiêu dùng được xác định trong sự tương quan giữa
công trình xây dựng với các điều kiện sử dụng chúng được ấn định trước.
Sản phẩm xây dựng được hình thành qua nhiều gia đoạn, trong đó có hai giai đoạn
quyết định ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng về công trình là giai đoạn thiết kế và giai
đoạn thi công công trình. Các tính chất nói trên chỉ có thể đạt được nhờ việc thực thi
đúng và đủ hàng loạt yêu cầu trên từng giai đoạn tạo nên công trình:
Các yêu cầu cụ thể là:
- Yêu cầu về công năng: thường là các yêu cầu hướng tới gia đoạn sử dụng công
trình bao gồm các thông số kiến trúc quy hoạch của từng bộ phận công trình nói riêng và
tổng hợp các bộ phận nói chung, giải pháp về hệ thống kỹ thuật công trình ( điện nước vệ
sinh, điện thoại, mạng internet, phòng cháy…) Các tính chất trên phải phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hôi, sự phát triển của cộng đồng.
- Yêu cầu về kết cấu như độ bền chắc, độ tin cậy của kết cấu trong công trình đảm
bảo đáp ứng được các đòi hỏi cũng như phát triển khoa học kỹ thuật – công nghệ xây
dựng.
- Yêu cầu về vận hành bao gồm tính hiện đại, sự tiện lợi, tính dễ sửa chữa, bảo trì…

- Yêu cầu về môi trường – cảnh quan thể hiện ở giải pháp bố cục mặt bằng hình
khối công trình, phù hợp với khung cảnh không gian nơi công tình tọa lạc cũng như mức
độ phát triển ở nơi đó.
Việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với nguyên tắc: Những
nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm
soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư
xây dựng (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.
Những tiêu chí ẩn mà chất lượng sản phẩm xây dựng phải đáp ứng được đó là
mong muốn của những người sử dụng công trình: họ muốn điều kiện sinh hoạt phù hợp
điều kiện sinh thái phù hợp với sự phát triển xã hội, có mỹ thuật lại đảm bảo chi phí hiện
có hoặc chi phí vừa đủ nhưng có giá trị nổi trội.
Các tiêu chuẩn này được xác định cơ bản từ giai đoạn thiết kế. Vì vậy nhiều nhà
nghiên cứu các chuyên gia chất lượng đã phân biệt chất lượng thiết kế và chất lượng sản
xuất. Theo họ thiết kế đặt ra các tiêu chuẩn và dung sai, thiết kế yêu cầu độ chính xác cao

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

6


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

tức là dung sai bé), thiết kế có thể cho giá đầu vào rẻ để phù hợp với mong đợi của khách
hàng, còn chất lượng thực hiện các công tác xây lắp lại chính là mức độ phù hợp của kết
quả với công việc đó so với tiêu chí đã được xác định theo chất lượng thiết kế.
Đối với các sản phẩm xây dựng yêu cầu khách hàng được đảm bảo lớn ở giai đoạn
thiết kế, ở đó mọi tiêu chí như mẫu mã, kích thước, bố cục màu sắc… được thiết kế xuất
phát từ yêu cầu phù hợp với công năng sử dụng – hay chính là khách hàng. Các tiêu chí

này được coi như là chất lượng của công trình (khi thiết kế), như vậy giai đoạn thi công –
là giai đoạn chuyển công trình từ trên giấy thành hiện thực – sẽ là giai đoạn thực hiện
chất lượng tổng hợp. Chất lượng của giai đoạn thực hiện chất lượng tổng hợp chính là
mức độ đấp ứng của sản phẩm đối với từng yêu cầu đã nêu ra trong thiết kế.
Ý nghĩa chung

Các yêu cầu tường
Đảm bảo cái chỉ ra trước đó

Các yêu cầu ẩn
Phù hợp mong muốn của khách
hàng

Đối với thiết kế

Đúng tiêu chuẩn, quy phạm

Thiết kế phù hợp kỹ - mỹ thuật,
môi trường, giá, văn hóa… (có kỹ
năng)

Đối với thi công

Đúng thiết kế, hợp đồng

Thi công đẹp, đường nét hoàn
hảo
Tóm lại, chất lượng của công trình xây dựng, một mặt là tính chất phù hợp với

công năng sử dụng độ bền công trình, an toàn kết cấu cảnh quan môi trường kỹ thuật,

công nghệ thi công và phù hợp với mức chi phí chấp nhận được, mặt khác là những nét
đặc trưng cho công trình ở mức độ hoàn hảo các tính chất nói trên. Các tính chất và đặc
trưng này đạt được dần trong các giai đoạn thiết kế và thi công xây lắp. Giải pháp thiết kế
tốt có được nhờ đầu óc tư duy, sáng tạo, sự lao động, cống hiến của các kỹ sư thiết kế.
Trong giai đoạn thi công, chúng đạt được nhờ quá trình thi công được tổ chức một cách
khoa học, có kỹ thuật, có quán triệt được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật đối với quá
trình sản xuất và sản phẩm xây dựng, nhờ lao động hiệu quả với kỹ năng và đạo đức nghề
nghiệp của mọi người lao động trên công trường.
1.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu chất lượng
Xuất phát từ tư tưởng cho rằng chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu của mọi phía
và đưa lại lợi ích cho mọi bên như nhà sản xuất, khách hàng và xã hội, nhiều tác giả đã đề
cập đến các đại lượng đặc trưng cho chất lượng của sản phẩm. Phần lớn các ý kiến đều
cho rằng chất lượng có thể được đánh giá qua nhiều đặc tính khác nhau, đó là sự vận
hành suôn sẻ của sản phẩm, độ tin cậy và độ bền; sự phù hợp với những đặc tính nêu sẵn;
sự thuận tiện trong sử dụng, sửa chữa và bảo hành; kiểu dáng, âm thanh và mùi vị;… và
cuối cùng là sự nhìn nhận chất lượng nhờ uy tín của nhà sản xuất, phương pháp quảng
cáo… Xét trong diện hẹp của sản phẩm lấy sản phẩm xây dựng làm thí dụ chất lượng của

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

7


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

các sản phẩm xây dựng - các công trình xây dựng – có thể được nhìn nhận qua một số
tiêu chí như: công năng độ tin cậy , tính phù hợp, tính an toàn, tính kinh tế và thời gian.
Cũng có cách tập hợp khác, đó là tính không hỏng (tức là tính chất của kết cấu, bộ phận

công trình hay toàn bộ công trình duy trì được khả năng làm việc trong suốt thời gian
nhất định tại những điều kiện vận hành nhất định); tính bảo toàn (là sản phẩm xây dựng
giữ được các chỉ tiêu vận hành trong và sau thời gian bảo quản, vận chuyển); sự cố là sự
mất khả năng làm việc của công trình hay bộ phận của nó mà không thể sửa chữa lại
được. Dù tiếp cận cách nào thì tiêu chí chất lượng của sản phẩm xây dựng đều được xem
xét ở nhiều góc độ khác nhau trên nhiều giai đoạn hình thành (thực hiện) chất lượng. Tiêu
chí chất lượng bao quát các giải pháp được quyết định trong thiết kế (như cấu tạo, vật
liệu, công nghệ thi công…) cũng như các biện pháp kỹ thuật – công nghệ và tổ chức sản
xuất được thực hiện trong quá trình thi công.
Tiêu chí đặc trưng cho từng giai đoạn hình thành chất lượng sản phẩm.
Phản ánh chất lượng của giai đoạn thiết kế có các tiêu chí chất lượng thiết kế, đó là
các giải pháp kiến trúc, kết cấu phù hợp với mục đích sử dụng, với môi trường cảnh quan
ở khu vực xây dựng. Vật liệu xây dựng được lựa chọn để xây lắp công trình có thể là tiêu
chí chất lượng: vật liệu bền, đẹp, sang trọng mà thông dụng dễ kiếm. Về giải pháp công
nghệ thi công (trong nhiều trường hợp là để quyết định giải pháp kết cấu) – cái được coi
như tiêu chí của chất lượng – đó là tính tiên tiến, tính phổ biến, tính hiện đại nhưng khả
thi về kỹ thuật, phương pháp và nguồn lực.
Ở giai đoạn thi công thì do thi công là thực hiện chất lượng của thiết kế nên các
tiêu chí chất lượng, trước hết xét về lượng, phải phản ánh được sự thực thi đúng và đủ
các quy định mà thiết kế chỉ ra, và xét về mặt định tính thì phải kể đến quá trình thực hiện
các quy định đúng theo yêu cầu (quy trình, quy phạm kỹ thuật), sản phẩm đẹp đến mức
nào về đường nét, kích cỡ, bề mặt…
Yếu tố vô cùng quan trọng có tính chất quyết định đối với chất lượng của các tiêu
chí chất lượng trên đây là người lao động. Tiêu chí lao động có thể dùng nhiều trong kế
hoạch đánh giá hoạt động của đơn vị thi công…
Tiêu chí chất lượng cho thấy những khía cạnh mà chất lượng của sản phẩm xây
dựng phản ánh. Mỗi tiêu chí được định dạng nhiều chỉ tiêu:

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123


8


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Bảng tiêu chí và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng:
Tiêu chỉ chất lượng
(Cái cần phản ánh)
Chất lượng thiết kế:
- Giải pháp thiết kiến trúc, kết cấu;
- Vật liệu;
- Công nghệ thi công;
- Kinh tế.
Chất lượng thi công:
- Đúng quy định, đúng quy phạm;
- Đúng thiết kế;
- Đúng thời hạn;
- Đẹp, rẻ.
Chất lượng lao động:
- Mức độ làm đúng yêu cầu (không
lỗi) nhờ kỹ năng.
- Chất lượng được hoàn thiện nhờ
đạo đức nghề nghiệp

Chỉ tiêu chất lượng
(Cái có khả năng phản ánh)
- Kết cấu định hình;
- Vật liệu sang trọng nhưng dễ tìm;

- Hiện đại nhưng khả thi;
- Chi phí phù hợp.
- Mức độ sai lệch về kích thước, độ cứng so với
thiết kế (bền);
- Mức độ sai lệch với định mức, quy phạm;
- Mức độ đẹp (phẳng, sắc nét…);
- Số sản phẩm hỏng, phải làm lại.
- Số người làm sai, làm hỏng sản phẩm;
- Số lượng sản phẩm làm hỏng do tay nghề;
- Số lượng sản phẩm hỏng do kỹ thuật lao
động.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xây dựng.
Lý thuyết về chất lượng đã chỉ rõ các yếu tố quy định chất lượng của sản phẩm. Qua
trình thi công trong xây dựng thường dài, trải qua nhiều giai đoạn và có nhiều thành phần
tham gia. Trên mỗi giai đoạn, từng thành phần sản xuất (tham gia vào quá trình) đóng vai
trò nhất định và có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm.
- Cách tiếp cận hệ thống thể hiện ở thuyết 5M, lấy từ các chữ viết tắt bằng tiếng
Anh:
+ Con người (Men);
+ Vật liệu (Materials) gồm tính năng, thành phần , hình thức…;
+ Máy móc (Machines) gồm chủng loại, mức độ tiên tiến…;
+ Phương pháp sản xuất (Methods) là quy trình thao tác, công nghệ, phương pháp
kiểm tra…;
+ Môi trường (Medium) như nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, biện pháp an toàn….
Trong các yếu tố trên, con người là yếu tố đầu tiên và số một được thể hiện qua các
mặt như năng lực lãnh đạo, trình độ kỹ thuật và ý thức lao động của con người.
- Theo cách tiếp cận quản lý, các yếu tố chất lượng công trình xây dựng có thể phân
thành 2 nhóm chính là chất lượng của khâu chuẩn bị, chất lượng của vật liệu và chất
lượng của hoạt động xây lắp.

+ Chất lượng của công tác chuẩn bị thi công, phản ánh chất lượng của quá trình
chuẩn bị thi công như lựa chọn và huy động lao động (tay nghề, kỹ năng), chất lượng của

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

9


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

bản vẽ thi công (đúng, khoa học), chất lượng của máy móc, thiết bị thi công được lựa
chọn (làm việc tốt, lựa chọn máy hợp lý)…
+ Chất lượng của vật liệu thể hiện ở chỗ là tính chất của vật liệu đảm bảo được các
yêu cầu trong hoạt động cung ứng, tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn vật liệu như quy phạm
đặt ra.
+ Chất lượng của quá trình tác nghiệp xây lắp – đó là trình độ tổ chức sản xuất, tổ
chức công trường và khả năng kỹ thuật của nhà thầu. - Cách tiếp cận duy vật là nhóm gộp
lại những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thành 2 nhóm là các yếu tố khách quan – phát
sinh từ môi trường kinh doanh và các yếu tố chủ quan do chính doanh nghiệp gây ra.
+ Nhóm yếu tố khách quan: Trong nhóm yếu tố khách quan có thể kể đến các yếu tố
thiên nhiên như điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kỹ thuật như độ chính xác trong
khảo sát nền đất, mức điều hòa trong cung cấp điện nước cho quá trình thi công trong
công tác cung ứng nói chung các loại vật tư, thiết bị cho xây dựng. Cũng nên lưu ý là
trong các yếu tố kỹ thuật nói trên cũng có vai trò của con người.
+ Nhóm yếu tố chủ quan của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố kỹ thuật như
phương pháp tổ chức sản xuất, phương pháp cung ứng, cách thức triển khai các khâu
chuẩn bị, sản xuất chính,…và các yếu tố liên quan đến con người từ lãnh đạo đến công
nhân sản xuất trực tiếp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn
sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là
yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trò quan
trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục
đích hướng tới. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, trong
đó chất lượng công trình xây dựng cũng là nội dung trọng tâm, xuyên suốt.
2.1 - Đối với Chủ đầu tư:
Chưa có tính chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng của công trình xây dựng thuộc
dự án đầu tư do mình quản lý. Thực trạng trên do việc thành lập Ban quản lý dự án, lãnh
đạo Ban Quản lý dự án chưa có đầy đủ điều kiện năng lực theo quy định. Khi được ký
hợp đồng giao nhận thầu đối với những tổ chức tư vấn doanh nghiệp xây dựng còn thiếu
và chưa đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, theo quy định hiện hành. Quyền yêu
cầu những đơn vị liên quan, theo hợp đồng, giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị,
công việc… và có quyền từ chối nghiệm thu đang còn chưa làm hết trách nhiệm của
mình. Khi Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực theo quy định, Việc thuê tổ chức Tư

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

10


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

vấn có đủ năng lực thực hiện các công việc liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng như:
Giám sát thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị, đặc biệt đối với công tác quản lý chất lượng
tại công trường, công tác nghiệm thu (cấu kiện, giai đoạn, hoàn thành) và việc đưa ra

quyết định đình chỉ thi công trong những trường hợp cần thiết đang còn rất lỏng lẻo, chưa
chặt chẽ.
2.2 - Đối với đơn vị tư vấn:
- Do việc quản lý còn chồng chéo, tính chịu trách nhiệm về những quy định pháp
lý đã nêu trong hợp đồng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện chưa
đảm bảo nghiêm túc thực hiện như:
+ Phải sử dụng cán bộ có đủ năng lực cho mỗi công việc thực hiện theo quy định.
+ Phải có hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế
của đơn vị.
- Công tác đảm bảo sản phẩm được thực hiện còn chưa đúng nội dung các bước
thiết kế đã quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng
và nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với chủ đầu tư.
+ Người chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm cá
nhân về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện.
+ Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế để
kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế.
+ Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải thực hiện
giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp theo quy định.
+ Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc phần
chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vấn thiết kế khác.
+ Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải lập biên bản theo mẫu quy định, trong đó
có nêu rõ những sai xót (nếu có), thời gian khắc phục, bổ sung và kết luận về chất lượng.
2.3 - Đối với doanh nghiệp xây dựng:
- Phải đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường xây dựng tốt, cho công trình đang
thi công, những công trình khác xungh quanh và khu vực lân cận.
- Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu
tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt, áp
dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự giám sát, kiểm
tra thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan
giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thi công xây lắp công
trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao
nhận thầu xây lắp.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

11


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

- Vật liệu thành phẩm hoặc bán thành phẩm, cấu kiện xây dựng sử dụng vào công
trình phải có chứng nhận về chất lượng gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử
dụng theo quy định; tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý sản phẩm
xây dựng, quản lý công trình trong quá trình thi công.
Chất lượng thi công Xây - Lắp:
+ Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với hợp đồng
giao thầu, trong đó cần có bộ phận giám sát chất lượng riêng của doanh nghiệp.
+ Lập đầy đủ, đúng quy định nhật ký thi công xây dựng công trình.
+ Chỉ được phép thay đổi, bổ sung vật liệu, khối lượng khi được Chủ đầu tư chấp
thuận.
+ Báo cáo đầy đủ quy trình tự kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng.
+ Báo cáo thường xuyên với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn
và môi trường xây dựng.
2.4 - Đối với đơn vị Khảo sát xây dựng:
- Bao hàm khảo sát địa chất, thủy văn, khảo sát hiện trạng, đo đạc địa hình, đo đạc
lún, nghiêng, chuyển dịch, … của công trình đang có.

- Nhiệm vụ khảo sát do đơn vị thiết kế lập, được chủ đầu tư phê duyệt phải phù
hợp với quy mô, các bước thiết kế, tính chất công trình, điều kiện tự nhiên của khu vực
xây dựng; đặc biệt khảo sát phải đủ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng, tránh
lãng phí.
- Công việc khảo sát phải phù hợp nhiệm vụ đã phê duyệt, trong báo cáo phải kiến
nghị về việc xử lý nền móng công trình xây dựng.
2.5- Đối với đơn vị Giám sát thi công xây lắp:
Khâu giám sát thi công xây lắp rất quan trọng trên thực địa để có một sản phẩm
xây dựng được hoàn hảo và phù hợp giữa bản vẽ trên giấy và thực tế nếu không tuân thủ
những điều sau đây thì sẽ gây ra những vấn đề lớn trong quản lý để có một sản phẩm chất
lượng:
- Phải có bộ phận chuyên trách (có thể là doanh nghiệp tư vấn) đảm bảo duy trì
hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp, từ khi khởi
công đến khi nghiệm thu, bàn giao.
- Phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát trưởng, các giám sát viên
chuyên trách cho từng công việc và thông báo công khai tại công trường và đảm bảo việc
giám sát được thường xuyên, liên tục.
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

12


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

- Kiểm tra các điều kiện khởi công; điều kiện về năng lực các nhà thầu, thiết bị thi
công (phù hợp hồ sơ dự thầu), phòng thí nghiệm của nhà thầu hay những cơ sở sản xuất,

cung cấp vật liệu xây dựng (khi cần thiết); kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, chứng chỉ chất
lượng thiết bị công trình.
- Lập đề cương, kế hoạch và biện pháp thực hiện giám sát.
- Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn, môi trường của công trình,
hạng mục công trình.
- Tổ chức kiểm định sản phẩm xây dựng khi cần thiết
- Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
- Giúp chủ đầu tư tập hợp, kiểm tra và trình đơn vị quản lý Nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng kiểm tra hồ sơ, tài liệu nghiệm thu, trước khi tổ chức nghiệm
thu (giai đoạn, chạy thử, hoàn thành).
- Giúp chủ đầu tư lập báo cáo thường kỳ về chất lượng công trình xây dựng theo
quy định.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.1. Quản lý nhà nước (QLNN) về chất lượng công trình xây dựng
Liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, chất lượng công
trình xây dựng là yếu tố quan trọng đảm bảo tính hiệu quả, sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, chất lượng công trình xây dựng cũng được nêu rõ, cụ thể
trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật. Kế thừa những
nền tảng trước đó, nhằm đảm bảo tính thống nhất, Nghị định 46/NĐ-CP về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng vừa được Chính phủ ban hành sẽ có những quy định
cụ thể hơn về công tác quản lý, bảo trì đã được nêu cụ thể trong Luật Xây dựng (sửa đổi).
Theo Nghị định này, nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây
dựng là công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định từ chuẩn bị,
thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho
người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
Theo đó, hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa
vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng,
tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trách nhiệm của nhà thầu, chủ đầu tư đối với công trình cũng được phân định rõ.

Cụ thể, nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

13


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu
phụ thực hiện.
Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với
hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu
tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình...
Các cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công
tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định
thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định
chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình
xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo hiệu quả trong giám sát thi công.
Thực tế tại một số công trình trọng điểm thời gian qua cho thấy, công tác kiểm tra,
giám sát trong quá trình giám sát thi công còn hạn chế đã dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc
xảy ra như việc chiếc cần cẩu đang phục vụ thi công thuộc dự án metro Nhổn - Ga Hà
Nội bất ngờ đổ sụp, đè vào hai căn nhà trên đường Cầu Giấy; vụ sập giàn giáo công
trường Formosa (Hà Tĩnh)…
Do vậy, chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định trong Nghị định 46
sẽ phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng,

vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi
công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành
vào sử dụng.
Theo đó, công tác giám sát thi công xây dựng công trình phải được giám sát trong
quá trình thi công xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật Xây dựng, bao
gồm: “a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất
lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu
có liên quan biết để phối hợp thực hiện; b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình
xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng; c) Kiểm tra sự phù hợp năng
lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây
dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ
thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; d) Kiểm tra biện
pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê
duyệt;…”
Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn
nhà nước ngoài ngân sách, việc tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc
lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật
liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình. Để đảm bảo tính khách quan,

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

14


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

việc tổ chức giám sát thi công xây dựng cũng không được tham gia kiểm định chất lượng
công trình xây dựng do mình giám sát.

Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng
cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật
tư, thiết bị do mình cung cấp.
Nghị định cũng quy định cụ thể về thực hiện bảo trì công trình xây dựng. Đối với
hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, thời gian bảo hành
tối thiểu là 24 tháng từ khi nghiệm thu (đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc
biệt và cấp I); không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn
lại. Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà
ở, cụ thể, không ít hơn 60 tháng với nhà chung cư từ 09 tầng trở lên và các loại nhà ở
khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước; không ít hơn 36 tháng đối với
chung cư từ 04 - 08 tầng và tối thiểu 24 tháng với nhà ở còn lại.
Ngoài ra, Nghị định cũng có quy định chi tiết về mức tiền bảo hành tối thiểu với
công trình sử dụng vốn Nhà nước. theo đó, với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I,
mức tiền bảo hành tối thiểu bằng 3% giá trị hợp đồng; với công trình xây dựng cấp còn
lại, mức tiền bảo hành ít nhất bằng 5% giá trị hợp đồng. Đối với các công trình sử dụng
vốn khác, có thể tham khảo các mức bảo hành tối thiểu nêu trên để áp dụng.
Cũng theo Nghị định này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây
dựng phải kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời
các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm
cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình; việc bảo dưỡng công trình phải được thực hiện theo
kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng đã được phê duyệt..
Trọng tâm của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII tới đây sẽ tập trung vào việc xây
dựng thể chế pháp luật. Việc ban hành Nghị định 46/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng là việc làm phù hợp, kịp thời để Luật Xây dựng (sửa đổi) được áp
dụng và đi vào cuộc sống. Với những quy định cụ thể, kỳ vọng Nghị định sẽ góp phần
nâng cao công tác quản lý chất lượng, đảm bảo công trình đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng
được nhu cầu xã hội thiết yếu đề ra.
3.2 Xã hội hóa công tác quản lý chất lượng công trình
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng, cần đề nghị Luật Xây dựng sửa đổi cần làm rõ các nội dung sau đây:

a. Điều kiện năng lực
Hoạt động xây dựng là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vấn đề là các quy định
đó có phù hợp với lợi ích của xã hội, người dân hay không? Đặc biệt việc triển khai có
đúng như mong đợi hay là gây nhũng nhiễu để tham nhũng của những người được giao

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

15


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

thực hiện công việc này. Vì vậy, việc cấp giấy phép hành nghề để thị trường xây dựng
thêm trong sạch, minh bạch là việc nên đưa vào Luật Xây dựng sửa đổi lần này.
b. Chế tài trong xử lý các vi phạm về chất lượng công trình
Hoạt động xây dựng là hoạt động dân sự thông qua hợp đồng kinh tế. Những sai
phạm gây thiệt hại vật chất phải tìm được nguyên nhân của sai phạm. Chủ thể nào gây ra
nguyên nhân đó phải “đền bù thiệt hại do lỗi của mình gây ra”. Trường hợp nhẹ hơn thì
xử lý theo vi phạm hành chính và nặng hơn (gây chết người, thông đồng, cố ý làm trái)
phải xử lý theo Luật Hình sự. Như vậy, Luật Xây dựng trước hết phải tuân thủ Luật Dân
sự tránh “hình sự hóa” sai phạm gây chất lượng công trình kém và phải tôn trọng kết quả
kiểm định, giám định.
Đề nghị nên có một chương về “Xử lý vi phạm” với các chế tài phạt khi không
tuân thủ Luật này gây hậu quả về xã hội, kinh tế, sinh mạng. Trước khi đưa ra bất kỳ mức
độ xử phạt nào, đều phải tuân thủ một trình tự điều tra khách quan và minh bạch.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dự án đầu tư xây dựng là mục tiêu chung của toàn xã hội, là
mục đích chính trị của đất nước. Chính vì vậy, phải tìm mọi biện pháp quản lý cho chặt

chẽ tránh chồng chéo, đầu tư phát triển vào khoa học công nghệ, phương pháp xây dựng
tiên tiến nhằm giảm chi phí lao động. Ngoài ra cần tích cực hợp tác đầu tư nâng cao năng
lực, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân
viên. Đề tài này sẽ góp phần định hướng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Do năng lực và thời gian nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn./

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

16


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

TÀI LIỆU THAM KHẢO
{1} Giáo trình Quản lý chất lượng công trình xây dựng và bài giảng của thầy Lê
Hồng Thái trường Đại học Xây Dựng.
{2} Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội.
{3} Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.
{4}Bài viết thu thập qua Internet.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

17


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng


GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Được đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng chỉ thời gian
ngắn sau khi đưa vào sử dụng, các công trình này đã xuống cấp.
Một tuần sau lễ khánh thành hoàng tráng, công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh
hùng với mức đầu tư hơn 410 tỷ đồng đặt tại xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
đã bị hỏng một phần nền gạch trước mặt tượng đài.
Nhiều du khách đến tham quan ngạc nhiên khi thấy nhiều công nhân đang hì hụi
bóc những phần gạch vỡ thay bằng những viên gạch mới.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư dự án),
nguyên nhân khiến nền gạch bị bong tróc là do trong quá trình tổ chức lễ khánh thành,
lượng người quá đông và xe chở vật liệu làm sân khấu gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến
hư hỏng chứ không phải do chất lượng công trình kém.

Công nhân đang hì hụi sửa lại phần gạch vỡ. Ảnh: Người lao động.
Còn nhớ, vào tháng 6/2004, khi tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ (có tổng
kinh phí giai đoạn 1 là 37 tỷ đồng, giai đoạn 2 trên 20 tỷ đồng) vừa được lắp ráp, người
dân còn chưa được chiêm ngưỡng trọn vẹn sự tráng lệ của nó thì đoạn kè dài 20m trong
khuôn viên tượng đã bị nghiêng ra phía ngoài, có chỗ còn lệch ra so với chân kè.
Và chỉ sau một trận mưa lớn đầu tháng 7/2004, 10m kè bằng đá bị đổ, kéo theo đó
là nhiều điểm trên sân nền xung quanh tượng đài và một phần đường dành cho xe lăn của
người khuyết tật đi lại bị sụt lún xuống. Không chỉ vậy, bức tượng bằng đồng xuất hiện
những vết rỗ, gỉ và hãm màu.
Nguyên nhân phía đơn vị thi công là Công ty Mỹ thuật trung ương đưa ra là do bị
ép tiến độ nên làm vội, làm tạm.
Năm 2007, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an đã quyết định khởi tố
vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng gồm trưởng, phó ban quản lý dự án, đơn
vị thi công, đơn vị đúc đồng... về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu
quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản...

Một trong những công trình bị xuống cấp, hư hỏng không lâu sau khi đưa vào sử
dụng là Bảo tàng Hà Nội. Công trình được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng này là dự án quan
trọng trong chương trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

18


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010 thì đến giữa năm 2011, giàn lạnh tại kho khu D
(tầng 4) bị rò nước, thiết bị của hệ thống báo cháy và chữa cháy bị lỗi, trần thạch cao tại
một số phòng bị nứt... Ngoài ra, một số mẫu vật trưng bày tại bảo tàng bị hư hại do nấm
mốc.

Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Vnexpress.
Bên cạnh các công trình, bảo tàng, rất nhiều tuyến đường được đầu tư hàng nghìn,
chục nghìn tỷ đồng nhưng nhanh chóng xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng.
Điển hình như cao tốc Hà Nội - Lào Cai chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi thông xe
toàn tuyến đã bắt đầu xuất hiện vết nứt dài 73m tại km 83. Cao tốc này có tổng mức đầu
tư trên 30.000 tỷ đồng.
Trước khi thông xe vào ngày 18/5/2014, dự án nâng cấp và cải tạo QL 18 đoạn
Uông Bí - Hạ Long có tổng mức đầu tư 2.888 tỷ đồng đã xuất hiện nhiều rãnh lún sâu 45cm so với mặt đường, vết nứt dài 3 - 5m.

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

19



Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

Hố sâu trên cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh: Người lao động.
Đại lộ được xem là hiện đại nhất TP HCM - Mai Chí Thọ phải liên tục sửa chữa
trong hơn 3 năm đưa vào sử dụng do mặt đường lún, trồi nhựa, có đoạn lên tới 10cm
khiến các phương tiện đi lại vô cùng khó khăn.
Được đầu tư gần 10.000 tỷ đồng và đưa vào sử dụng tháng 2/2010 nhưng chỉ thời
gian ngắn sau đó, mặt đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đã bị sụt lún, nứt thành
rãnh dài gần 10km, nhiều hố sâu rộng hơn 30cm, dài hơn 1m xuất hiện gây nguy hiểm
cho người đi đường...

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

20


Tiểu luận: Quản lý chất lượng công trình xây dựng

HV: Hoàng Văn Vũ – 1612.123

GVHD: PGS.TS Lê Hồng Thái

21




×