Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.8 KB, 14 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
 Chiến lược là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu, lúc đầu nó thường gắn liền với lĩnh
vực quân sự và được hiểu là: Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục
tiêu dài hạn.
 Chiến lược kinh doanh phải gắn liền với lĩnh vực kinh tế và nó được hiểu theo nhiều
khái niệm khác nhau tùy vào góc độ tiếp cận. Có thể đưa ra một số khái niệm sau:
 Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù khoa học, Alfred
Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài
hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động để phân bổ
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra ban đầu”.
 Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B.Quinn cho rằng: “Chiến lược kinh doanh
đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính
sách các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau”.
 “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính
phối hợp, được thiết kế nhằm bảo đảm rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
sẽ được thực hiện”- William J.Glueck.
 Minzberg (1976) đã tổng kết những nghĩa của từ đã được các học giả sử dụng và
đưa ra năm nghĩa chính của từ chiến lược, đó là “5 P” của chiến lược:
 Kế hoạch: Plan
 Mưu lược: Ploy
 Mô thức, dạng thức: Pattern
 Vị thế: Position
 Triển vọng: Prespective
 Chiến lược kinh doanh hay một chương trình hành động được xây dựng một cách có
ý thức.
 Chiến lược là một mưu mẹo.
 Chiến lược là một tập hợp các hành vi gắn bó chặt chẽ theo thời gian.
 Chiến lược là sự xác định vị trí của doanh nghiệp trong môi trường hoạt động của
nó.
 Chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng thể hiện sự nhận


thức và đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.
Như vậy khái niệm chiến lược được thể hiện qua nhiều quan niệm:
- Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên kết
với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của tổ chức.
- Chiến lược là một tập hợp những quyết định và hành động hướng đến các mục tiêu
đảm bảo sao cho năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và
thách thức từ bên ngoài.
- Chiến lược như một mô hình vi ở một khía cạnh nào đó nó phản ánh một cấu trúc,
một khuynh hướng của doanh nghiệp trong tương lai.
Vậy chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu các chính sách và các kế
hoạch chủ yếu để đạt được những mục tiêu đó nó chỉ ra rõ là công ty đã và sẽ tiếp tục
làm những gì hay kinh doanh những gì? Mặt hàng nào? Và kinh doanh trong lĩnh vực
hay ngành nghề nào trong tương lai?
Nhìn chung những khái niệm về chiến lược kinh doanh tuy có sự khác biệt
nhưng nó chỉ chứa đựng các nội dung cơ bản sau:
+ Xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của tổ chức.
+ Đề ra đánh giá và chọn lựa các giải pháp thực hiện phù hợp với nguồn lực của
chính mình.
+ Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- Sự phát triển nhanh chóng của một xã hội tiêu dùng, cung vượt quá xa cầu, người
tiêu dùng ngày càng khó tính hơn đòi hỏi nhiều hơn dẫn đến tính cạnh tranh trở nên
quyết liệt hơn.
- Xu thế quốc tế hóa các giao dịch kinh tế phát triển mạnh, trao đổi hàng hóa thông
qua xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, các công ty liên doanh liên kết phát
triển mạnh. Các công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới xuất hiện ngày
càng nhiều.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý diễn ra với tốc độ
nhanh dẫn đến chu kỳ sống của sản phẩm ngắn dần, mức độ rủi ro trong kinh doanh

tăng đột biến.
- Nguồn tài nguyên, nguyên liệu và môi trường bị khai thác cạn kiệt.
Những lý do trên đã làm cho môi trường kinh doanh thêm nhiều biến đổi mức độ
cạnh tranh gay gắt, đa dạng, phạm vi rộng. Trong tình hình đó các doanh nghiệp đã
nhận ra rằng: Quản lý chiến lược đã xuất hiện như một cứu cánh cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Quản lý chiến lược chính là hành vi ứng xử của
doanh nghiệp đối với môi trường, xuất hiện trong điều kiện có cạnh tranh. Mục đích của
quản lý chiến lược là tạo ra ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. Quản lý chiến lược là một
nội dung quan trọng của quản trị doanh nghiệp nói chung là biện pháp đảm bảo sự phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp bởi vì:
• Thứ nhất là chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục tiêu
hướng đi của mình, nó buộc doanh nghiệp phải xác định rõ là phải đi hướng nào và
trong bao lâu sẽ đạt tới một vị trí nhất định trong tương lai.
• Thứ hai là chiến lược kinh doanh bắt buộc nhà quản lý phải phân tích và dự báo
các điều kiện môi trường ở tương lai gần và hướng phát triển xa nhằm giúp doanh
nghiệp nhận biết các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, qua đó có thể giảm thiểu sự tác
động xấu từ môi trường tận dụng tốt mọi cơ hội để đưa ra những quyết định đúng phù
hợp với sự biến đổi của môi trường nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và mang
lại hiệu quả cao đưa doanh nghiệp phát triển.
• Thứ ba là nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có những quyết định
đúng và phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
• Thứ tư là nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp biết quản lý, sử dụng,
phân bổ nguồn lực của mình một cách chính xác, mang lại hiệu quả cao.
• Thứ năm là chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp kết hợp các chức năng
trong một tổ chức tốt nhất hướng tới đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Tóm lại:
Tuy có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,

nhưng việc quản trị chiến lược cũng gây không ít khó khăn như:
- Chi phí thời gian, tiền của, sức lực thường rất cao trong việc thiết lập.
- Dễ gây nên sự cứng nhắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Nếu các dự báo quá khác biệt với thực tế thì sẽ gây khó khăn chung cho hoạt động
của doanh nghiệp.
- Dễ gây nên sự nghi ngờ về tính hữu ích của tổ chức quản trị chiến lược nếu như
việc thực hiện chiến lược không được chú ý đúng mức.
Do đó để tránh những tổn thất trên thì doanh nghiệp nên có những biện pháp quản
trị chiến lược đúng đắn. Muốn vậy cần phải phân tích cặn kẽ, chính xác các yếu tố làm
ảnh hưởng đến công tác quản trị chiến lược kinh doanh.
1.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Quy trình hoạch định chiến lược bao gồm các giai đoạn: giai đoạn hình thành
chiến lược kinh doanh, giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh, giai đoạn đánh giá
kiểm tra chiến lược. Ở mỗi giai đoạn đều có những công việc khác nhau nhưng chúng
có mối liên hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau.
1.3.1. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu là một khái niệm dùng để chỉ kết quả kinh doanh cụ thể mà doanh
nghiệp muốn đạt tới.
Có hai mục tiêu nghiên cứu là ngắn hạn và dài hạn. Những mục tiêu ngắn hạn và
dài hạn được phân biệt thông qua số năm thực hiện. Thông thường mục tiêu ngắn hạn
thường phải hoàn thành trong thời gian một năm, còn lâu hơn nữa là mục tiêu dài hạn.
- Những mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu cho thấy những kết quả mong muốn trong
một thời gian dài. Mục tiêu dài hạn thường thiết lập cho những vấn đề sau:
(1) Khả năng sinh lợi nhuận.
(2) Năng suất.
(3) Vị thế cạnh tranh.
(4) Phát triển nhân viên.
(5) Quan hệ nhân viên.
(6) Dẫn đạo kỹ thuật.
(7) Trách nhiệm với xã hội.

- Những mục tiêu ngắn hạn: phải rất biệt lập và đưa tới các kết quả nhắm tới một cách
chi tiết. Chúng là những kết quả riêng biệt mà doanh nghiệp có ý định kinh doanh trong
chu kỳ ra quyết định kế tiếp.
Thông tin phản hồi
Xâydựng nhiệmvụ,mục tiêu và chiến lược hiện tại
Xét lại mục tiêu kinh doanh
Phân phối các nguồn tài nguyên
Đo lường và đánh giá thành tích
Thực hiện kiểm soát nội bộ để nhận diện những điểm mạnh, yếu
Lựa chọn các chiến lược để theo đuổi
Đề ra các chính sách
Thực hiện việc kiểm soát bên ngoài để xác định các cơ hội và đe dọa chủ yếu
Thiết lập mục tiêu dài hạn
Thiết lập mục tiêu hàng năm
Đánh giá chiến lược
Hình thành chiến lược
Thực thi chiến lược


Sơ đồ 1.1: Mô hình quản trị toàn diện
1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu
1.3.2.1. Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một tổ chức bao gồm các yếu tố nội tại mà một tổ
chức có thể kiểm soát được và chúng được đánh giá qua các bộ phận kinh doanh chức
năng như quản trị, Maketing, tài chính kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên cứu phát
triển, hệ thống thông tin…Các yếu tố môi trường có tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng

×