Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

đề tài 7 sinh thái công nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 22 trang )

TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI 7:SINH THÁI CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG.Mssv:20130584
2.LÊ THỊ DUYÊN.Mssv:20130619
3.ĐÀO QUỐC DŨNG.Mssv:20130635


MỤC LỤC
I.KHÁI NIỆM
II.HIỆN TRẠNG CÁC KCN Ở VIỆT NAM
III.HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC CÔNG NGHIỆP
IV.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KCN SINH THÁI


I.KHÁI NIỆM


Sinh thái học công nghiệp là một lĩnh vực của sinh thái học tập trung nghiên cứu mối
quan hệ tương hỗ giữa các hãng cũng như giữa các sản phẩm,các quá trình sản xuất
trong hệ thống ở mức địa phương,khu vực hay quốc gia hoặc toàn cầu


Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp
cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm:


II.HIỆN TRẠNG CÁC KCN Ở VIỆT NAM



Về nước thải
khoảng 70 % trong số hơn 1 triệu m3 nước thải / ngày được xả thẳng ra nguồn tiếp
nhận không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước mặt


Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc từ năm 2006- 2008


Về khí thải

Biểu đồ 2.2. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh của
4 vùng KTTĐ năm 2009 . Đơn vị: kg/ngày




Về chất thải rắn

Lượng CTR từ các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng,
tập trung nhiều nhất tại các khu công nghiệp vùng KTTĐ
Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó thành phần CTR
nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ CTR có thể tái chế hoặc
tái sử dụng khá cao. Hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển
và tái chế, tái sử dụng CTR tại các khu công nghiệp còn
nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và
đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.



III. HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC CÔNG NGHIỆP
III.1.Hiện trạng áp dụng thuyết sinh thái công nghiệp ở Việt Nam



Mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam
do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội



Nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính
khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau



Khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng KCNST ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ
quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các
tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế


III.2. Các dự án phát triển KCN sinh thái
KCN Nam Cầu Kiền(Hải Phòng)



Chủ đầu tư công bố sẽ xây dựng các công
trình bảo đảm môi trường như nhà máy xử lý
nước thải, rác thải và chỉ kí kết hợp đồng với
các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch




Thành lập các doanh nghiệp chuyên trách lo
khâu bảo đảm môi trường trong KCN Nam
Cầu Kiền, từ nhà máy xử lý nước thải đến
công ty chuyên dọn các loại rác, phát tiển hệ
thống hàng rào bằng cây xanh, rộng tới 40m
quanh KCN


KCN Biên hòa đồng nai
trên 53 cơ sở sản xuất có
- 14 cơ sở tái sử dụng phế phẩm, phế liệu trong chính dây chuyền công nghệ sản
xuất của cơ sở mình. Các loại phế phẩm có thể tái sử dụng tại cơ sở sản xuất
thường tập trung vào các loại phế liệu kim loại (sắt, thép, đồng, nhôm), phoi kim
loại, vụn thủy tinh, nhựa phế phẩm, bao bì giấy phế thải và bột giấy thu hồi

-

5 cơ sở đã có hoạt động trao đổi chất thải với nhau.

tại KCN Biên Hòa 2, là tái sử dụng nước thải sau xử lý làm nước tưới cây trong
khuôn viên nhà máy và khu công nghiệp. Như vậy, với tổng diện tích 335 ha,
trong đó diện tích trồng cây xanh của toàn KCN Biên Hòa 1 chiếm 25%, tiêu
chuẩn nước tưới cây 0,5l/m2/ngày, lượng nước thải tái sử dụng được vào khoảng
420m3/ngày.


Khu chế xuất(KCX)Linh Trung 1




Chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này
có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình
sản xuất khác, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm
môi trường



KCX Linh Trung là dự án liên doanh giữa Việt
Nam và Trung Quốc, có 33 nhà máy, 2 ngân
hàng trên diện tích 62 ha, hiện có 2 công ty trao
đổi phế liệu với nhau và 13 công ty khác thực
hiện trao đổi chất thải với cơ sở tái sinh tái chế
chất thải


Hình 3.1.Dự án khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc


Hình 3.2.KCN Mỹ Phước(Bình Dương)


IV.GIẢI PHÁP ÁP DỤNG SINH THÁI CÔNG NGHIỆP VÀO CÁC KCNST
Xây dựng theo 4 bước
Bước 1 :Xác định thành phần và khối lượng chất thải



Xác định thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thuộc KCN nghiên cứu,các

phương pháp quản lý và xử lý hiện tại cũng như tác động của chúng đến môi trường .



Xác định nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho các dây truyền sản xuất của các nhà máy


Bước 2 : Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải



tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác




xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng


Bước 3 : Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp
vệ sinh
Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý cuối
đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát
sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải


Bước 4 : Tổ hợp các giải pháp lựa chọn




Vai trò của các cơ quan chức năng và các thể chế chính sách



Đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế vào áp dụng thực tế



Chỉ rõ mối quan hệ giữa các KCNST với cơ quan nhà nước về công nghiệp và môi
trường,về kinh tế tài chính,về chính sách luật lệ và các tổ chức xã hội khác.


CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE



Các phần sinh viên thực hiện:
1.Trần Thị Phương Dung(20130584):làm phần I,chỉnh sửa nội dung,làm slide
2.Lê Thị Duyên(20130619):làm bản word ,chỉnh sửa slide, thuyết trình
3.Đào Quốc Dũng(20130635):làm phần II,III,IV;chỉnh sửa slide



×