PHẦN I: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
I. Hành tinh Trái đất
1. Trái đất trong Hệ Mặt trời và Vũ trụ
1.1. Vũ trụ
Trong Vũ trụ vô cùng tận, Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất giống
như hàng ngàn tỉ hệ khác rất phổ biến trong không gian rộng lớn.
Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, Hệ Mặt trời lại là một bộ phận
trong hệ lớn hơn là Hệ Ngân hà. Các thiên thể trong cả hai hệ chủ yếu chuyển
động trong không gian theo chiều thuận thiên văn (tức ngược chiều kim đồng hồ)
do sức hút từ một nhân trung tâm, có chu kì 180 triệu năm.
Theo các nhà thiên văn học thì phần trung tâm đó là một đám sao dày có
khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn so với khoảng cách của những ngôi sao khác ở
phía ngoài.
Tuy nhiên, trong Vũ trụ, Hệ Ngân hà của chúng ta không phải là duy nhất.
Ngày nay, các nhà thiên văn học đã quan sát được hàng chục triệu Hệ Ngân hà
tương tự. Tất cả được coi là thành phần của một Hệ Ngân hà lớn hơn trong Vũ
trụ : Hệ siêu Ngân hà.
Ngôi sao là các vật thể phổ biến nhất, có kích thước khác nhau được liên
tục sinh ra và phát sáng do bị đốt cháy và tắt khi cạn nhiên liệu.
- Từ mặt đất có thể thấy chừng 5000 ngôi sao bằng mắt thường. Người cổ
đại phân nhóm các ngôi sao thành các vòm sao mang tên các vị thần linh. Là
phương tiện hữu ích để định vị, định hướng.
- Nhiệt độ của sao: tính trên bề mặt, khoảng 3500 oK đến 80000oK có liên
quan chặt chẽ với màu sắc. Sao nóng nhất màu xanh nước biển, sau đó màu trắng,
vàng, da cam và đỏ. Màu sắc phần lớn các ngôi sao trong Ngân hà nằm trong sáu
bậc quang phổ từ nóng nhất đến lạnh nhất kí hiệu B, A, F, G, K, và M.
Mặt trời là một ngôi sao, sinh ra cách đây xấp xỉ 4,6 tỷ năm, có đường kính
1390000 km, khoảng cách trung bình đến Trái đất 149000000 km, có cấu tạo như
sau:
- Nhân: tập trung phần lớn khối lượng và là nơi tạo ra năng lượng được Mặt
trời phát sáng, được nghiên cứu trên phương diện lý thuyết dựa trên nhận thức đã
biết về khối lượng, khối lượng riêng, nhiệt độ bề mặt vùng cấu trúc, cũng như sự
chuyển dịch các lớp không khí của nó, áp suất tại tâm đạt tới một tỷ lần áp suất khí
quyển.
- Quang cầu: là lớp từ đó năng lượng từ nhân trung tâm được giải phóng và
cũng là nơi ánh sáng được phát đi. Nhiệt độ trung bình của quang cầu chừng
5800oK, độ dày lớp này vào khoảng 1000 km và phân tích quang phổ quang cầu
cho biết trong thành phần cấu tạo của lớp này có chừng trên sáu mươi nguyên tố
khác nhau.
- Sắc cầu: lớp trên quang cầu, mặt đáy là 5800oK, đỉnh từ 10000 đến
20000oK, chiều dày 500 - 1400 km, khối lượng riêng nhỏ, tạo bởi các đám mây hiđrô, màu đỏ, nhìn rõ khi có nguyệt thực.
- Tán Mặt trời: là lớp vỏ đẹp nhất được nhìn thấy khi nguyệt thực toàn
phần, chiều dày 1,2 triệu km, thay đổi mãnh liệt khi vết đen hoạt động. Độ sáng
tương đương với Mặt trăng, nhiệt độ 1,5 triệu độ K, không bức xạ nhiều nhiệt.
1.2. Hệ Mặt trời
1.2.1. Cấu tạo
Hệ Mặt trời gồm: một thiên thể lớn ở trung tâm, đó là Mặt trời, xung quanh
có các thiên thể nhỏ hơn: các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh, các sao chổi,
thiên thạch và một lượng khí giữa các hành tinh.
1.2.2. Vận động chính
- Vận động cùng Hệ Ngân hà trong Vũ trụ (27,35 ngày/vòng).
- Vận động tịnh tiến trong Hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của Hệ Mặt
trời, vận tốc là 230 km/s về phía sao chức nữ.
1.2.3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh
- Hành tinh: là những khối vật chất rắn, hình cầu quay xung quanh Mặt trời.
Có tám hành tinh chính: sao Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên vương,
Hải vương.
- Tiểu hành tinh: là những khối vật chất rắn không có hình dạng nhất định
quay xung quanh Mặt trời cùng hướng với các hành tinh. Có khoảng 40000 tiểu
hành tinh, phần lớn chuyển động trong khoảng không giữa sao Hoả và sao Mộc.
- Vệ tinh: là những khối vật chất quay xung quanh một hành tinh.
Hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh có quy luật chuyển động trong hệ Mặt trời
như sau:
+ Quỹ đạo có hình Elip gần tròn.
+ Tất cả đều chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời theo chiều thuận thiên
văn.
+ Trừ sao Thuỷ, các hành tinh khác đều tự quay quanh trục của mình cũng
theo chiều thuận thiên văn.
Các tiểu hành tinh có tâm sai (đến 0,83) và độ xích vĩ (42 độ) hơn hẳn các
hành tinh.
1.2.4. Hai nhóm hành tinh
- Kiểu Trái đất : sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất và sao Hoả
Kích thước, khối lượng nhỏ nhưng tỷ trọng lớn.
Không có khí quyển hoặc lớp khí quyển rất mỏng, khối lượng không đáng
kể so với khối lượng của hành tinh.
- Kiểu Mộc tinh: sao Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương chúng có kích
thước, khối lượng lớn, tỷ trọng nhỏ, tự quay nhanh, độ dẹt lớn.
1.2.5. Thiên thạch và sao chổi
- Sao chổi: là những khối vật chất nhẹ trong hệ Mặt Trời khi xuất hiện trên
bầu trời vào ban đêm, bao giờ cũng kéo theo một cái đuôi (dải ánh sáng dài) gần
giống như một cái chổi. Sao chổi có hai bộ phận đầu là một khối sáng chói, đuôi
là một đám mây hơi xoè dần về phía sau tạo thành một dải ánh sáng mờ. Đuôi sao
chổi bao giờ cũng có hướng ngược chiều với hướng Mặt trời. Sao chổi càng tiến
gần đến Mặt trời đuôi càng dài và càng hiện rõ.
- Thiên thạch: là những khối vật chất rắn nhỏ bay trong khoảng không giữa
các hành tinh. Khi đi vào lớp khí quyển của một hành tinh nào đó sẽ bị hút khiến
tốc độ và ma sát tăng cao (40 - 60 km/s), phần lớn thiên thạch bốc cháy tạo thành
sao băng hay sao đổi ngôi. Nếu không bốc cháy hết vì quá lớn, chúng rơi xuống
tạo tiếng nổ lớn, tạo hố sâu, rộng (2200 tấn, vang xa hơn 1000 km). Thành phần
cấu tạo gồm các nguyên tố có mặt trong bảng tuần hoàn Men-đê-leep nhưng chủ
yếu là các kim loại (sắt và ni-ken) hay các loại đá.
Bảng 1.1 Đặc điểm các hành tinh hệ Mặt trời
Khoảng
Nhóm
hành
Hành tinh
tinh
Kiểu
Trái
đất
Kiểu
Mộc
tinh
Khối
Thời gian
lượng
tự quay 1
(so với
vòng
Trái đất)
quanh trục
0,052
0,82
1,00
0,11
318,0
95
2859
4484
cách
trung bình
đến Mặt
Thuỷ tinh
Kim tinh
Trái đất
Hoả tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên
Vương tinh
Hải Vương
tinh
trời
59,2
108,0
149,6
214,0
776
1420
Thời gian chuyển
Số
động 1 vòng
vệ
quanh Mặt trời
tinh
58 ngày
243,2 ngày
23 h 56’
24 h 37’
8 h 50’
10h 40’
88,0 ngày
224,70 ngày
365,25 ngày
686,98 ngày
164332,59 ngày
10759,21 ngày
0
0
1
2
16
19
15
17 h 15’
30685,00 ngày
15
17
15 h 8’
60188,00 ngày
6
2. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của Trái đất
2.1. Hình dạng
- Trong thời cổ đại: theo trường phái của Pi-ta-go cho rằng: quả đất có dạng
vật chất hoàn hảo nhất nên hình dạng của nó cũng là hình dạng hoàn hảo nhất đó
là hình cầu. Chính A-rix-tôt (thế kỉ thứ IV trước Công nguyên) lần đầu tiên đã đưa
ra được chứng cứ khoa học về hình cầu của Trái đất khi ông quan sát hiện tượng
nguyệt thực. Thế nhưng mãi đến thế kỉ XVII từ sau chuyến đi biển vòng quanh thế
giới (1619- -1621) của Ma-ge-llan người ta mới thật tin là Trái đất có dạng hình
cầu.
- Thế kỉ XVII phát hiện hình dạng Trái đất không phải là hình cầu hoàn hảo
mà là khối cầu dẹt ở hai cực (E-llep soid) được chứng minh qua thí nghiệm của
Ri-cher (1672), ở xích đạo đồng hồ quay chậm hơn ở Pa-ri mỗi ngày 2'28'' là do
bán kính ở xích đạo lớn hơn. Kết luận: khối cầu của Trái đất không phải là khối
cầu hoàn hảo mà là một khối cầu dẹt ở hai cực (E-llíp soid).
- Thế kỉ thứ XIX Su-bent (Nga) đã phát hiện hình E-llip của Trái đất không
chỉ dẹt ở hai cực mà còn dẹt ở xích đạo. Độ dẹt ở xích đạo rất nhỏ khoảng 1/30000
đường kính của Trái đất.
* Hình dạng Gê-ô-it của Trái đất
Quan niệm về hình dạng của Trái đất là một khối cầu hay một khối E-llip
soid đã phản ánh nhận thức của con người trong những giai đoạn khác nhau của
khoa học.
Với những số liệu trắc địa ngày càng nhiều đặc biệt là số liệu do các vệ tinh
nhân tạo cung cấp. Ngày nay, người ta rút ra kết luận: Trái đất có hình dạng rất đặc
biệt đó là hình dạng Qủa địa cầu hay hình Ge-oid (bề mặt hình Ge-oid không trùng
với bề mặt khối E-llip soid nhưng thực tế cũng không sai biệt với nó bao nhiêu).
Nguyên nhân: do sự tự quay quanh trục của Trái đất và sự phân bố vật chất
nặng nhẹ khác nhau trong nội bộ Qủa đất. Những nơi tích tụ vật chất nặng thì bề
mặt Qủa đất bị lún xuống gần tâm hơn. Những nơi tích tụ vật chất nhẹ thì bề mặt
Trái đất lồi lên xa tâm hơn tạo thành bề mặt lồi lõm luôn luôn thẳng hướng với
trọng lực.
2.2. Kích thước
Các số liệu đo tính chính xác nhất về kích thước của Trái đất đã được nhà
trắc địa học Xô Viết F.N.Kraxôpxki công bố năm 1942 là:
Bán kính xích đạo a: 6378,160 km
Bán kính cực b: 6356,777 km
Độ dẹt ở cực: (a- b) : a = 1/ 298 hay 21,36 km
Độ dẹt ở xích đạo: 1/ 30000 hay 213 m
Chiều dài đường xích đạo (chu vi): 40075,7 km
Chiều dài vòng kinh tuyến: 40008,5 km
Diện tích bề mặt Trái đất: 510,2 triệu km2
Thể tích:1083 tỷ m3
2.3. Ý nghĩa địa lí của hình dạng và kích thước Trái đất
Do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời không thể chiếu sáng một lúc
cho mọi nơi trên Trái đất mà chỉ một nửa được chiếu sáng là ban ngày và một nửa
chìm trong bóng tối là ban đêm cùng với sự tự quay quanh trục của Trái đất làm
cho nhịp điệu ngày đêm liên tục xảy ra, lớp vỏ địa lí đã điều hoà nhiệt độ.
Các tia sáng chiếu xuống xích đạo tạo góc nhập xạ 90 o từ xích đạo về 2 cực
thì góc nhập xạ nhỏ dần. Vì vậy, năng lượng Mặt trời mà mặt đất tiếp thu được
giảm dần từ xích đạo về 2 cực tạo nên sự phân bố tương tự của chế độ nhiệt. Đó là
nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các vành đai khí hậu và tính địa đới của
các yếu tố địa lí. Dạng hình cầu đối xứng qua mặt phẳng xích đạo hình thành hai
nửa cầu bán cầu Bắc và Nam.
Do có dạng hình cầu, Trái đất chứa được lượng vật chất tối đa và nhờ có
khối lượng, kích thước tương đối nên Trái đất đã hình thành và di chuyển xung
quanh nó một lớp khí quyển. Điều này vô cùng quan trọng vì nó quyết định khả
năng xuất hiện và tồn tại sự sống trên bề mặt Trái đất cũng như tạo điều kiện để
diễn ra các quá trình trong vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trên Trái đất.
2.4. Cấu tạo của Trái đất
Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái đất,
người ta đã biết được Trái đất có cấu trúc gồm nhiều lớp.
2.4.1. Lớp vỏ Trái đất
Vỏ Trái đất là lớp vỏ mỏng bao bọc bên ngoài của Trái đất có độ dày dao
động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Thành phần vật chất của lớp vỏ
Trái đất chủ yếu gồm hy-đrô, si-líc, nhôm, sắt, can-xi, na-tri. Lớp vỏ Trái đất có
cấu tạo không đồng nhất có hai kiểu chính là:
Kiểu vỏ lục địa: có cấu tạo ba tầng là các tầng trầm tích, gra-nít và ba-zan.
Kiểu vỏ đại dương: có cấu tạo hai tầng là các tầng trầm tích và ba-zan,
trong đó tầng trầm tích rất mỏng.
Ngoài ra còn có kiểu vỏ chuyển tiếp thường quan sát thấy ở các khu biển
rìa lục địa hoặc biển nội địa.
Vỏ Trái đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng
của Trái đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con
người.
2.4.2. Lớp man-ti
Dưới vỏ Trái đất cho tới độ sâu 2900 km là lớp man-ti (còn gọi là bao man-ti).
Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng
thái vật chất của bao man-ti có sự thay đổi quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.
Vỏ Trái đất và phần trên cùng của lớp man-ti (đến độ sâu 1000 km) vật chất
ở trạng thái cứng người ta thường gộp vào gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển
di chuyển trên một lớp mềm của bao man-ti như các mảng nổi trên mặt nước.
2.4.3. Nhân Trái đất
Nhân Trái đất là lớp trong cùng dày khoảng 3470 km. Ở đây nhiệt độ và áp
suất lớn hơn so với các lớp khác, từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ
khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 đến 3,5 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái
lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 1,3 đến 3,5 triệu atm vật
chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái đất là những kim
loại nặng như ni-ken (Ni), sắt (Fe) nên gọi là nhân NiFe.
3. Các chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó
3.1. Chuyển động tự quay quanh trục và hệ quả của nó
3.1.1. Chuyển động tự quay quanh trục
Hình 1.1 Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất
Các nhà thiên văn học cổ đại đều cho Trái đất là trung tâm của Vũ trụ, Mặt
trời và các vì sao đều quay quanh Trái đất sinh ra ngày và đêm. Quan niệm đó
được nhà thiên văn học Ptô-lê-mê lập thành học thuyết "Thuyết địa tâm hệ". Cuối
thế kỉ XV Cô-Per-nic (Ba Lan) đã nhận thức đúng đắn về các vận động của Trái
đất và vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, lập nên học thuyết "Nhật tâm hệ".
Năm 1851, Nhà vật lý người Pháp (Foucallt) đã dùng một con lắc nặng 28
kg dài 40m treo trong cung điện Pantheon ở Pa-ri để làm một thí nghiệm nổi tiếng
chứng minh hiện tượng tự quay của Trái đất. Ông đã để dưới con lắc một bàn cát
và cho quả lắc dao động theo một hướng nhất định. Sau một thời gian, mặt phẳng
dao động của quả lắc hình như chuyển hướng và vạch trên bàn cát những đường
chéo với đường thẳng vạch ban đầu, những đường chéo đó chuyển dần từ đông
sang tây. Theo nguyên lý cơ học thì mặt phẳng dao động của quả lắc không bao
giờ bị đổi hướng, vậy điều đó chứng tỏ Trái đất tự quay quanh trục theo hướng
ngược lại tức là từ tây sang đông. Trái đất quay một vòng hết 23h56'4''(một ngày
đêm).
Bảng 1.2 Tốc độ góc quay của Trái đất
Vĩ độ
Vận tốc quay (m/s)
0o
464
20o
437,7
40o
355,4
60o
232
90o
0
3.1.2. Hệ quả
3.1.2.1. Sự luân phiên ngày, đêm
Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một
nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái đất tự
quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt trời chiếu
sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm. Nhịp
điệu ngày đêm kế tiếp làm cho sự phân phối bức xạ Mặt trời trên bề mặt Trái đất
được điều hoà. Sự chênh lệch nhiệt độ không lớn giữa ngày và đêm có ý nghĩa rất
lớn về mặt địa lí nói chung và khí hậu nói riêng.
3.1.2.2. Mạng lưới toạ độ trên Trái đất
Sự vận động tự quay quanh trục đã tạo cơ sở cho việc xây dựng mạng lưới
toạ độ để xác định vị trí các địa điểm. Khi tự quay các điểm trên bề mặt Trái đất
đều di chuyển vị trí chỉ có hai điểm quay tại chỗ đó là hai cực: cực Bắc và cực
Nam.
Đường thẳng tưởng tượng đi qua tâm Trái đất được gọi là trục Trái đất,
Trục nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66o33'.
Vòng xích đạo là vòng tròn lớn thẳng góc với trục Trái đất chia Trái đất
thành hai nửa: nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
Vĩ tuyến là những vòng tròn song song với đường xích đạo.
Vĩ độ là số đo tính bằng độ, phút, giây (dọc theo các đường kinh tuyến) từ
các địa điểm trên bề mặt Trái đất đến đường xích đạo.
Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực của Trái đất .
Hai đường kinh tuyến nối với nhau tạo thành một vòng tròn đi qua hai cực
gọi là vòng kinh tuyến.
Kinh độ là độ dài của cung trên một vĩ tuyến, từ một địa điểm nhất định
trên bề mặt Trái đất đến kinh tuyến gốc.
3.1.2.3. Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế
Hình 1.2 Các múi giờ trên Trái đất
Trái đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong
cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời
ở độ cao khác nhau. Do đó, các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ
khác nhau đó là giờ địa phương hay giờ Mặt trời. Để tiện cho việc tính giờ và giao
dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng
15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ,
đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
Vậy giờ chính thức của múi giờ là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua
giữa múi giờ, về nguyên tắc vẫn là đường thẳng dọc theo kinh tuyến. Trong thực tế
trên đất liền đường này ngoằn ngoèo nên được điều chỉnh theo biên giới quốc gia.
Đối với các nước hẹp ngang, múi giờ lấy theo giờ kinh tuyến đi qua thủ đô nước
đó (Việt Nam kinh tuyến 105oĐ đi qua Hà Nội thuộc múi giờ số 7) còn một số
quốc gia có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ chung cho cả nước như Trung
Quốc, một số nước khác lại chia ra nhiều múi giờ như: Liên Bang Nga, Ca-na-đa.
Do quy ước tính giờ, nên múi giờ số 0 trùng với múi giờ 24. Giả sử múi giờ
số 0 là 12 giờ thì múi giờ 24 sẽ là 12 giờ nhưng ở hai ngày khác nhau. Vì vậy,
người ta quy định lấy kinh tuyến 180o ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương
làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến
180o thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến
180o thì tăng lên một ngày lịch.
3.1.2.4. Hiện tượng lệch các hướng chuyển động (lực Cô-ri-ô-lit)
Hình 1.3 Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái đất
Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở
bề mặt Trái đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài ngắn khác nhau và hướng chuyển
động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị
lệch so với ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).
Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Cô-ri-ô-lit. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động
bị lệch về bên phải. Ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
Tại xích đạo độ lệch bằng 0, độ lệch tỷ lệ với sin của vĩ độ. Độ lệch tỷ lệ với tốc
độ chuyển động nhưng không ảnh hưởng đến độ lớn của nó.
Lực Cô-ri-ô-lit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các
dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái đất.
3.2. Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời và hệ quả của nó
3.2.1. Chuyển động xung quanh Mặt trời
- Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời theo một quỹ đạo có
hình E-líp gần tròn, theo chiều từ tây sang đông.
- Thời gian Trái đất chuyển động quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5h
48'46".
- Tốc độ chuyển động trung bình của Trái đất quanh Mặt trời là 29,8 km/s.
Nhưng khi Trái đất đến gần Mặt trời nhất thường vào ngày 3 - 1 (điểm cận nhật)
lực hút của Mặt trời lớn nhất, khi đó tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt
trời là 30,3 km/s. Còn khi Trái đất ở xa Mặt trời nhất, thường vào ngày 5 -7 (điểm
viễn nhật), lực hút của Mặt trời rất nhỏ, tốc độ chuyển động của Trái đất quanh
Mặt trời là 29,3 km/s.
- Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái đất luôn nghiêng so với mặt
phẳng quỹ đạo một góc là 66o33' và không đổi phương.
3.2.2. Hệ quả
3.2.2.1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời
23o27’
23o27’
Hình 1.4 Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm
Hiện tượng Mặt trời ở đúng đỉnh lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt trời chiếu
thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt trời lên thiên đỉnh. Ở Trái
đất ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23 o27' N
(ngày 22 - 12) cho tới 23 o27' B (22 - 6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23 o27' N. Điều đó
làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế không phải Mặt trời
di chuyển mà là Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời. Chuyển động
không có thực đó của Mặt trời được gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của
Mặt trời.
3.2.2.2. Hiện tượng mùa
Hình 1.5 Các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu
Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời
tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra mùa do trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng
quỹ đạo của Trái đất và trong suốt năm, trục của Trái đất không đổi phương trong
không gian nên hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt
trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt trời ở mỗi
bán cầu đều thay đổi trong năm.
Một năm được phân chia thành 4 mùa. Ở bán cầu Bắc thời gian bắt đầu và
kết thúc của mùa ở các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng theo âm dương lịch ở châu Á không giống nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy 4 ngày: xuân phân (21 - 3), hạ
chí (22- 6 ), thu phân (23 - 9) và đông chí (22 - 12) là khởi đầu của 4 mùa. Ở bán
cầu Nam diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á khác quen dùng âm - dương lịch, thời gian
bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
Mùa xuân từ ngày 4 hoặc 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc 6 tháng 5
(lập hạ).
Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập
thu).
Mùa thu từ ngày 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập
đông).
Mùa đông từ ngày 7 hoặc 8 tháng11 (lập đông) đến ngày 4 hoặc 5 tháng 2
(lập xuân).
- Mùa xuân (21/ 3 - 22/6): lúc này Mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo
lên chí tuyến bắc. Lượng nhiệt dần dần tăng lên và ngày cũng dài thêm ra, nhưng
vì mặt đất mới vừa toả hết nhiệt khi mặt trời ở nửa cầu nam, nay mới bắt đầu tích
luỹ nên nhiệt độ chưa cao.
- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt trời lên đến chí tuyến bắc và đang di chuyển
dần về xích đạo. Mặt đất không những được tích luỹ nhiều nhiệt qua mùa xuân mà
còn nhận thêm được một lượng bức xạ lớn nên rất nóng, nhiệt độ rất cao.
- Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt trời di chuyển xuống phía nam. Lượng bức
xạ tuy có giảm đi nhưng mặt đất vẫn còn dự trữ trong mùa trước nên nhiệt độ vẫn
chưa thấp lắm.
- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt trời từ chí tuyến nam trở về xích đạo.
Lượng bức xạ tuy có tăng lên đôi chút nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt
dự trữ do đó trở nên rất lạnh.
Hiện tượng mùa diễn ra rõ rệt ở các vĩ độ ôn đới còn ở vùng nhiệt đới hiện
tượng mùa diễn ra không rõ rệt.
3.2.2.3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Hình 1.6 Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
Trong khoảng thời gian từ ngày 21 - 3 đến 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía
Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn
hơn diện tích khuất trong bóng tối đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc,
ngày dài hơn đêm; ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa
đông nên có đêm dài hơn ngày.
Trong khoảng thời gian từ ngày 23 - 9 đến ngày 21 - 3 bán cầu Nam ngả về
phía Mặt trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn diện tích được chiếu sáng lớn
hơn diện tích khuất trong bóng tối đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam,
ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa
đông đêm dài hơn ngày.
Riêng 2 ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo lúc
12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau. Vì thế ngày dài
bằng đêm trên toàn thế giới.
Ở xích đạo, quanh năm luôn có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa
xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có
hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực
số ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài
suốt 6 tháng.
3.2.2.4. Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất
Bảng 1.3 Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên Trái đất
Vành đai
1. Xích
đạo
Vị trí theo
vĩ độ
o
Từ 0 – 10
vĩ độ Bắc
và Nam
Đặc điểm
- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 50o33' – 90o
- Ngày và đêm luôn luôn bằng nhau.
- Không có hiện tượng mùa.
- Độ cao của Mặt trời lúc giữa trưa xê dịch 47o – 90o.
- Độ dài của ngày và đêm thay đổi 10h30'- 13h30'.
o
2. Nhiệt
đới
3. Cận
nhiệt đới
4. Ôn đới
Từ 10 –
23o27' vĩ
độ Bắc Nam
Từ 23o27'40o vĩ độ
Bắc- Nam
Từ 40- 58o
vĩ độ BắcNam
- Có hai mùa trong năm với mức chênh lệch ít về nhiệt
độ.
- Mặt trời không bao giờ lên đỉnh đầu.
- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 9h08'- 14h51'.
- Mùa hạ, mùa đông biểu hiện rõ rệt.
- Mùa xuân và mùa thu biểu hiện ít rõ.
- Độ dài của ngày và đêm xê dịch từ 6h- 8h.
- Bốn mùa biểu hiện rõ rệt.
- Hai mùa đông và hạ dài gần bằng nhau.
5. Có đêm
trắng mùa
hạ và ngày
rất ngắn
mùa đông
Từ 58o66o33' vĩ
độ Bắc Nam
o
6. Cận cực
đới
7. Cực đới
Từ 66 33'74o33' vĩ
độ Bắc Nam
- Có những đêm trắng gần ngày hạ chí và những ngày
rất ngắn gần ngày đông chí ở nửa cầu Bắc, còn nửa cầu
nam thì ngược lại.
- Bốn mùa thể hiện rõ rệt, mùa đông dài hơn mùa hạ
- Độ cao Mặt trời lúc giữa trưa vào mùa hạ thay đổi
trong phạm vi từ 46o54'- 38o54'.
- Có từ 1 - 103 ngày hoặc đêm dài 24h.
- Độ cao lớn nhất của Mặt trời ở hai cực là 23o27'.
Từ 74o33'90o vĩ độ - Có 103 - 186 ngày hoặc đêm dài 24h.
Bắc - Nam
- Mùa trùng với ngày và đêm.
3.2.2.5. Dương lịch
- Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 5h48'46". Để
tiện làm lịch, người ta đặt ra dương lịch lấy 365 ngày làm một năm lịch và lịch này
đã được người Ai Cập cổ đại sử dụng.
- Dương lịch không ngừng được cải tiến. Vì năm lịch ngắn hơn năm thật
nên phải quy ước cứ sau ba năm 365 ngày phải có một năm nhuận 366 ngày (lịch
Juy liêng). Quy luật của năm nhuận là " Năm nhuận là năm mà con số của năm đó
chia hết cho con số 4" như năm : 1988, 1996…
- Nếu cứ tính chẵn 365 ngày 6 giờ thì năm lịch lại chậm đi 11phút 4 giây.
Sau 384 năm sẽ chậm đi mất 3 ngày. Để cho chính xác cứ 100 lần nhuận trong 400
năm lại bỏ đi 3 lần. Những năm nhuận bị bỏ là những năm cuối thế kỉ mà con số
hàng trăm không chia chẵn cho 4 như năm 1700, năm 1900… Năm 2000 là năm
cuối thế kỉ chia chẵn cho 4 nên là năm nhuận được giữ lại.
- Lịch này mang tên lịch Grégoire được dùng từ năm 1582 cho đến nay.
- Nước ta và một số nước châu Á còn sử dụng cả âm dương lịch.
- Âm dương lịch dựa trên cơ sở kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Nếu
như dương lịch dựa trên cơ sở tính toán sự chuyển động của Trái đất xung quanh
Mặt trời thì âm lịch dựa trên sự chuyển động của Mặt trăng quay xung quanh Trái
đất.
- Theo âm lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, phù
hợp với các tuần trăng. Mỗi năm được chia làm 24 tiết. Mỗi tiết cách nhau 15
ngày. Âm lịch còn được sử dụng làm nông lịch, cách tính ngày lễ hội và các sinh
hoạt khác trong đời sống.
4. Bản đồ
4.1. Khái niệm bản đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên mặt
phẳng, toán học nhận định nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hoá nội dung và được trình
bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ.
Bề mặt Trái đất là mặt cong còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy, muốn vẽ
được bản đồ người ta phải dùng phép chiếu hình bản đồ.
4.2. Một số phép chiếu hình bản đồ
4.2.1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của Trái đất lên một mặt
phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
4.2.2. Một số phép chiếu hình bản đồ
4.2.2.1. Phép chiếu phương vị
Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của
địa cầu lên mặt phẳng.
- Phép chiếu phương vị đứng: thường vẽ bản đồ khu vực quanh cực
- Phép chiếu phương vị ngang: thường dùng để vẽ bản đồ bán cầu Đông và
bán cầu Tây.
- Phép chiếu phương vị nghiêng: dùng để vẽ bản đồ các khu vực ở vĩ tuyến
trung bình.
4.2.2.2. Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu
lên mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra thành mặt phẳng.
Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung
bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như : Liên Bang Nga, Trung Quốc,
Hoa Kỳ.
4.2.2.3. Phép chiếu hình trụ
Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt
chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.
Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ các khu vực gần xích đạo hoặc
bản đồ thế giới.
4.3. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
4.3.1. Phương pháp ký hiệu
Hình 1.7 Các dạng kí hiệu
Phương pháp ký hiệu thường được dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí
phân bố theo những điểm cụ thể như các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp,
các mỏ khoáng sản, các hải cảng.
Những ký hiệu biểu hiện từng đối tượng được đặt chính xác vị trí mà đối
tượng đó phân bố trên bản đồ.
Phương pháp ký hiệu không chỉ cho thấy loại hình và sự phân bố của đối
tượng mà còn nêu được cả số lượng, chất lượng, quy mô và động lực phát triển
của đối tượng đó.
4.3.2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
Là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng
như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.
Bằng phương pháp này không những biểu hiện được hướng di chuyển mà
còn thể hiện được cả tốc độ cũng như khối lượng vận chuyển của các đối tượng
địa lí bằng những mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau.
4.3.3. Phương pháp chấm điểm
Phương pháp chấm điểm biểu hiện các hiện tượng phân bố, phân tán lẻ tẻ
(các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi) bằng các điểm chấm trên bản đồ.
Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mỗi chấm có một
giá trị (số lượng, khối lượng) nào đó.
4.3.4. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố)
Phương pháp khoanh vùng là phương pháp biểu hiện lên bản đồ các đối
tượng không phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vực nhất
định đặc trưng cho phương pháp này là ở chỗ nó thể hiện sự phổ biến của một loại
đối tượng riêng lẻ, dường như tách ra với các loại đối tượng khác.
Nhờ phương pháp khoanh vùng mà ta có thể phân biệt được vùng này với
vùng khác.
Có nhiều cách khác nhau để phân vùng trên bản đồ như: dùng các đường
nét liền, đường nét đứt để tạo đường viền, dùng nét gạch hoặc ký hiệu, màu sắc để
phân biệt các vùng.
4.3.5. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng
địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt
vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
5. Thực hành
Bài tập : Một trận bóng đá của giải vô địch Thế giới ở Hàn Quốc diễn ra lúc
13 giờ ngày 1 tháng 6 được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại
các kinh độ ở các quốc gia sau :
Vị trí
Kinh độ
Gìơ
Ngày, tháng
Hàn
Quốc
Việt
Nam
1200 Đ
13 giờ
1/6/02
1050 Đ
?
?
Anh
LB
nga
Ôtx-trâylia
Ac-hen-tina
00 Đ
?
?
450 Đ
?
?
1500 Đ
?
?
600 T
?
?
Hoa Kì
(Lốt- Angiơ-let)
1200 T
?
?
II. Thạch quyển và các dạng địa hình
1. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ cứng của Trái đất, bao gồm: vỏ Trái đất và lớp trên
của tầng man-ti được cấu tạo chủ yếu bằng các đá gra-nít và ba-zan. Chiều dày của
thạch quyển thay đổi ở các vị trí khác nhau ở lục địa khoảng 100 km, đại dương
khoảng 50 km.
Để nghiên cứu thạch quyển có nhiều ngành khoa học khác nhau. Địa chất
học nghiên cứu về thành phần cấu tạo, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển
của thạch quyển. Địa lí học chỉ nghiên cứu hình dạng bề mặt lớp vỏ cứng cuả Trái
đất, tức là chỉ nghiên cứu về địa hình.
2. Địa hình
2.1. Khái niệm
Địa hình là hình dạng bề mặt Trái đất nói chung hay của một khu vực nói
riêng. Địa hình được phân biệt bởi các yếu tố địa hình. Các yếu tố địa hình được
đặc trưng bằng hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc và tuổi.
- Hình thái và trắc lượng hình thái
Hình thái: là dạng bề ngoài của các yếu tố địa hình, nó có thể là dương (lồi)
như một quả núi hay âm (lõm) như một bồn địa, tròn như đỉnh một quả đồi hay
nhọn như đỉnh các núi đá, có thể kín như một lòng chảo hay hở như một thung
lũng sông hướng về phía biển.
Trắc lượng hình thái: là hình thái biểu thị bằng các kích thước chính xác
của các yếu tố địa hình. Nó được biểu thị bằng các yếu tố định lượng như: diện
tích, độ dài, độ cao tuyệt đối, độ sâu trung bình.
- Nguồn gốc hình thành địa hình
Địa hình trên bề mặt Trái đất luôn biến đổi một mặt do những lực có nguồn
gốc ở trong lòng Trái đất sinh ra (nội lực), mặt khác do những lực ở bên ngoài Trái
đất sinh ra (ngoại lực).
Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái đất.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng
Trái đất như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và
sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất.
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái đất như
các nguồn năng lượng của gió, mưa, nước chảy, băng, sóng biển.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của
Mặt trời.
Mối quan hệ của hai quá trình: các quá trình nội lực và ngoại lực xảy ra
đồng thời trên bề mặt địa hình, nội lực có xu hướng tăng sự gồ ghề, còn ngoại lực
có xu hướng giảm sự gồ ghề ấy. Mặc dù đối lập nhau nhưng quá trình nội lực và
ngoại lực vẫn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau gọi là mâu thuẫn thống nhất. Nội lực
đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành các yếu tố địa hình lớn. Ngoại lực đóng
vai trò chủ yếu trong việc hình thành các yếu tố địa hình nhỏ.
- Tuổi địa hình chỉ mức độ cổ hay trẻ của địa hình.
2.2. Các dạng địa hình chính
2.2.1. Địa hình kiến tạo
Qúa trình nội sinh đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành địa hình kiến
tạo. Đặc điểm cơ bản của địa hình này là có sự tương ứng rất lớn giữa địa hình với
cấu trúc địa chất và thường có cấu trúc rất lớn: miền núi, miền đồng bằng rộng lớn
tương ứng với miền địa máng, miền nền.
2.2.2. Địa hình lục địa
Dựa vào độ cao trên lục địa có thể chia ra các loại địa hình: đồng bằng, đồi,
cao nguyên, miền núi.
2.2.2.1. Địa hình miền núi
Là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường
trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc. Chỗ tiếp giáp giữa núi
và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi. Sườn núi càng dốc thì đường
chân núi biểu hiện càng rõ.
Dựa vào nguồn gốc và quá trình hình thành người ta chia địa hình núi ra
làm 4 nhóm:
- Núi trẻ:
Là núi có cấu trúc địa chất nham thạch được hình thành trong các thời kỳ
địa chất gần đây, chủ yếu thuộc Đại tân sinh như : núi An-pơ, Hy-ma-ly-a, Andes…
Đặc điểm: có độ cao tuyệt đối lớn, hình dáng núi còn sắc sảo với các đỉnh
cao và nhọn. Các núi trẻ hiện nay vẫn còn được tiếp tục nâng cao (thường chỉ vài
cm trong 100 năm).
- Núi già:
Là núi có cấu trúc địa chất, nham thạch phần lớn được hình thành từ thời cổ
đại như: núi Uran, A-pa-lát…
Đặc điểm: các khối núi này đã bị bào mòn, độ cao tuyệt đối nhỏ và có hình
dáng mềm mại.
- Núi tái sinh:
Là các miền núi được hình thành do việc nâng lên với biên độ lớn ở những
miền núi cổ đã qua sang bằng như: Trường Sơn Bắc (Việt Nam), Thiên Sơn, Pamia (Trung Quốc).
Đặc điểm: núi tái sinh phụ thuộc vào số lượng các đứt gãy và sự di chuyển
tương đối của các tản.
- Núi lửa:
Ở những nơi vỏ Trái đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc-ma)
phun trào ra ngoài mặt đất, tạo thành núi lửa.
Núi lửa có dạng khối hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở đó thường xuyên
hoặc định kỳ phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng
chảy. Đôi khi các chất khí và hơi nước cũng bốc ra từ các khe nứt ở sườn núi tạo
nên các miệng phụ của núi lửa.
Núi lửa hiện nay được phân ra 2 loại: núi lửa hoạt động (còn phun trong
thời gian gần đây) và núi lửa tắt (thôi phun trong thời gian dài).
Trên Trái đất có khoảng 500 núi lửa hoạt động, vùng ven bờ lục địa quanh
Thái Bình Dương có gần 300 núi lửa còn hoạt động, vì vậy người ta gọi vùng này
là "vành đai lửa Thái Bình Dương".
2.2.2.2. Địa hình đồng bằng (bình nguyên)
Đồng bằng là vùng đất rộng có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn
sóng. Độ cao trên mực nước biển nói chung là thấp dưới 200m. Trong miền đồng
bằng cũng có thể có núi nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Về nguyên nhân hình
thành người ta chia ra làm hai dạng đồng bằng chính.
Đồng bằng mặt lớp: do phù sa các sông hay biển bồi tụ thường bằng phẳng,
thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như: đồng bằng A-ma-dôn, đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Trường Giang.
Đồng bằng máng nền: chiếm 30% diện tích các đồng bằng. Đồng bằng
máng nền có bề mặt hơi lượn sóng do xâm thực có lựa chọn vì thế đồng bằng này
còn có tên gọi là bán bìmh nguyên hay gọi khác hơn là đồng bằng bóc mòn. Dựa
vào nhân tố gây ra bóc mòn, các đồng bằng này được chia thành đồng bằng mài
mòn do biển hay đồng bằng nạo mòn do băng hay là đồng bằng thổi mòn do gió
như đồng bằng Bắc Âu, Đông Âu.
2.2.2.3. Cao nguyên
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, có bề mặt
tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc nhiều khi dựng đứng
thành vách so với vùng đất xung quanh. Về nguồn gốc, cao nguyên có thể hình
thành do tác động bào mòn, san bằng lâu dài của các loại địa hình hoặc do bị một
lớp đá phun trào dày như đá ba-zan phủ lên trên mặt. Ở nước ta Mộc Châu là cao
nguyên bóc mòn còn Bảo Lộc là cao nguyên bề mặt có phủ đá ba-zan.
2.2.2.4. Đồi
Giữa vùng miền núi và đồng bằng có một vùng chuyển tiếp gọi là đồi. Đồi
là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải nhưng độ cao tương đối của
nó thường không quá 200m. Đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung
thành vùng.
2.2.3. Địa hình bóc mòn - bồi tụ
Qúa trình ngoại sinh đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành địa hình bóc
mòn - bồi tụ phát triển trên các địa hình kiến tạo và đem lại cho những yếu tố địa
hình kiến tạo những dáng vẻ riêng biệt. Dựa vào các nhân tố hình thành có thể
chia ra các dạng địa hình sau: