Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 7 KÌ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.72 KB, 2 trang )

ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A B C D D B B B C
Câu hỏi 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D A B C C C D A B B
Câu hỏi 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D B B C C A D C B
Câu hỏi 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D B D C C B C C D C
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: 2điểm
+ Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch dân số giữa số người sinh ra và số người chết đi trong cùng một thời
gian ở một nơi. (1điểm)
+ Gia tăng dân số cơ giới, là sự chênh lệch dân số do số người chuyển đến và số người chuyển đi trong cùng một
thời gian ở một nơi. (1điểm)
Câu 2: 2điểm
+ Bùng nổ dân số là số dân tăng rất nhanh và đột ngột khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao mà tỉ lệ tử giảm nhanh. (1điểm)
+ Bùng nổ dân số thế giới xảy ra với tỉ lệ tăng dân số bình quân hằng năm lên đến 2,1%. (1điểm)
Câu 3: 2điểm
+ Dân số tăng nhanh ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần của gia đình và xã hội, làm giảm sự tăng
trưởng kinh tế, chất lượng giáo dục; việc cung cấp thực phẩm, thuốc men trở nên gay go; đời sống gia đình và xã hội
khó khăn… (1điểm)
+ Biện pháp khắc phục: Hạn chế việc tăng dân số bằng cách tốt nhất là thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp
vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con…như chính sách dân số của nhà nước ta đề ra. (1điểm)
Câu 4: 2 điểm
+ Căn cứ vào hình thái bên ngoài cơ thể (như màu da, tóc, mũi, mắt…) các nhà khoa học đã chia dân cư thế giới
thành 3 chủng tộc chính: (0,5điểm)
- Môn-gô-lô-ít (người da vàng): Da màu vàng, mũi thấp, tóc đen, mắt đen… sinh sống chủ yếu ở châu Á.
(0,5điểm)
- Nê-grô-ít (người da đen): Màu da đen, mũi to, tóc xoăn rậm, mắt đen to… chủ yếu sinh sống ở châu Phi.


(0,5điểm)
- Ơ-rô-pê-ô-ít (người da trắng): Màu da trắng, mũi cao hẹp, tóc vàng hay nâu, mắt xanh hay nâu… chủ yếu là
dân cư châu Âu. (0,5điểm)
Câu 5: 2 điểm
+ Quần cư là dân cư sống quay tụ lại ở một nơi, một vùng. (0,5điểm)
+ Có 2 dạng quần cư:
- Quần cư nông thôn là dạng có mật độ dân số thấp, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư
nghiệp trên đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước. Nhà cửa nằm rải rác hay tập trung thành làng xóm,
thôn bản… (0,75điểm)
- Quần cư đô thị có mật độ đân số cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ nhà cửa tập trung
với nhiều nhà cao tầng có tiện nghi sinh hoạt hiện đại. 0,75điểm)
Câu 6: (2điểm)
+ Môi trường là một thể tổng hợp gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo xung quanh nơi con người
sinh sống.
Câu 7: 2 điểm
+Vị trí: Đới nóng nằm ở khoảng giữa 30
0
B và 30
0
N kéo dài liên tục thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
(0,5điểm)
+ Gió thường xuyên là gió Tín phong từ 2 cao áp Chí tuyến Bắc, Nam thổi về Xích đạo. (0,75điểm)
+ Đới nóng có 4 loại môi trường: Môi trường Xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa,
môi trường hoang mạc. (0,75điểm)
1
Câu 8: 2 điểm
+ Vị trí: Từ 5
0
B đến 5
0

N dọc 2 bên đường Xích đạo. (0,5điểm)
+ Đặc điểm khí hậu: Nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình từ 25
0
C đến 28
0
C, nhưng ban ngày nhiệt độ có
thể lên đến 32
0
C và ban đêm chỉ còn 22
0
C. Lượng mưa trung bình năm là 1500mm-2500mm. Độ ẩm rất cao trung
bình trên 80%. (1,5điểm)
Câu 9: 2 điểm
+ Do độ ẩm lớn, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển rậm rạp, xanh tốt quanh năm mọc
thành nhiều tầng cao tới 40-50m. Đây là nơi tập trung đa số các loại thực vật và động vật trên Trái Đất (1,5đ). Ngoài
ra ở các vùng cửa sông ven biển có rừng cây ngập mặn. (0,5đ).
Câu 10: 2 điểm
+ Rừng rậm xanh quanh năm là rừng có nhiều loại cây lớn, nhỏ mọc thành nhiều tầng. Dưới thấp là tầng cây nhỏ
và bụi gai, cỏ. Tiếp theo là tầng cây gỗ cao trung bình khoảng 20m. Tiếp đến là tầng cây gỗ cao 30m, rồi tầng 40m…
(1đ)
+ Rừng ngập mặn là rừng ở những vùng cửa sông ngập nước mặn nhiều bùn lầy ven biển nhiệt đới, gồm những
loại cây chịu mặn. (1đ)
Câu 11: 2 điểm
+ Ở đới nóng dân cư tập trung gần bằng một nửa dân số thế giới, sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi.
Những nơi tập trung đông nhất là Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và đông nam Braxin. (1đ)
+ Ở những khu vực này rừng cây bị chặt phá để lấy đất canh tác và chăn nuôi, lấy cũi đun và lấy gỗ xuất khẩu…
đã tác động xấu đến môi trường, như gây lụt lớn trong mùa mưa, hạn hán trong mùa khô, đất ngày càng bạc màu và
thoái hóa biến thành hoang mạc. (1đ)
Câu 12: 2điểm
+ Nguyên nhân: Vào những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ở đới nóng đã lần lượt

giành được độc lập. Từ đó dân số phát triển rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, đã trở
thành một vấn đề lớn đối với đới nóng. (1đ)
+ Hậu quả: Việc tăng dân số quá mức không kiểm soát được đưa đến hậu quả làm cho kinh tế phát triển chậm,
đời sống con người khó khăn, ô nhiễm môi trương trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên. (1đ)
Câu 13: 2điểm
+ Công việc dân sinh hàng đầu ở đới nóng là giải quyết nạn đói và kế hoạch hóa dân số. (0,75đ)
+ Cách giải quyết: 1,25đ
- Tiến hành cách mạng nông nghiệp ( Cách mạng xanh) (0,25)
- Đẩy mạnh trồng trọt cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. (0,25)
- Thu hút số lao động dư thừa trong nông nghiệp vào các ngành chế biến nông sản. (0,25)
- Ở một số nước có biện pháp kế hoạch hóa gia đình cùng với việc di dân từ đồng bằng đông đúc lên khai
hoang, cải tạo đất, trồng rừng ở vùng đồi núi… (0,5đ)
Câu 14: 2điểm
+ Để mở rộng diện tích đất canh tác ở đới nóng nông dân thường:
- Khai hoang ở những vùng đồi núi, lập trang trại trồng trọt hoặc chăn nuôi. (1đ)
- Đến các vùng đầm phá ven biển để nuôi tôm, trồng thủy sản. Một số khác đến các vùng mỏ trở thành công
nhân… (1đ).
Câu 15: 2điểm
+ Nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng là:
- Thiên tai
- Chiến tranh
- Dân số tăng nhanh
- Diện tích đất canh tác có hạn
- Thiếu công ăn việc làm
- Kinh tế phát triển chậm. (Mỗi ý 0,3điểm + 0,2 điểm trình bày)
2

×