Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.74 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Bộ môn: Công nghệ môi trường

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Môn: Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm không khí
Đề tài 11: Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà
máy giấy

GVHD: Lý Bích Thủy
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Nguyễn Thị Hằng
2. Trần Ngọc Quỳnh
3. Nguyễn Thị Tâm
4. Đỗ Thị Thiện
5. Phạm Thị Yến

MSSV
20131343
20133238
20133428
20133739
20134721

Hà Nội, tháng 04 năm 2016
1


Mục Lục
Trang


Lời mở đầu

2

I.Giới thiệu chung

3

II.Quy trình sản xuất

5

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô

7

2.2 Sản xuất bột

7

2.3 Chuẩn bị phối liệu bột

9

2.4 Xeo giấy

9

III. Xử lý khí thải trong nhà máy giấy


10

3.1 SO2

10

3.2 H2S

11

3.3 Bụi

12

IV. Đề xuất và phương hướng giảm thiểu khí thải trong nhà máy

13

A.Các cơ hội sản xuất sạch hơn

13

B.Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn

14

Kết luận

15


Danh mục tài liệu tham khảo

17

2


Lời mở đầu
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm.
Thành phần chính của giấy là xenluloza, một loại polyme mạch thẳng và dài có trong gỗ,
bông và các loại cây khác. Trong gỗ, xenlulo bị bao quanh bởi một mạng lignin cũng là
polyme. Để tách xenluloza ra khỏi mạng polyme đó người ta phải sử dụng phương pháp
nghiền cơ học hoặc xử lý hóa học.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy của Việt Nam là một ngành quan trọng trong lĩnh
vực sản xuất hàng tiêu dùng. Mặc dù không phải là ngành đóng góp lớn cho thu nhập
quốc dân nhưng lại cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ phát triển giáo dục, văn hoá, xã
hội và nhiều ngành công nghiệp khác. Mặt khác công nghiệp giấy và bột giấy được coi là
một trong những ngành mũi nhọn góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa.
Cùng với sự phát triển ngành công nghiệp giấy đó là chất lượng môi trường bị suy giảm
nặng nề, tình trạng ô nhiễm ngày càng cấp bách và nghiêm trọng. Công nghệ sản xuất
giấy là một trong những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Vấn đề ô
nhiễm môi trường trong ngành giấy gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn là những vấn đề
đang được thu hút sự quan tâm đặc biệt các cơ quan chức năng, bởi những tác động có
hại của nó đến đời sống, sức khỏe con người, môi trường và hệ sinh thái.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, chúng em lựa chọn đề tài : “Đặc điểm và phương pháp
kiểm soát khí thải từ nhà máy giấy” nhằm giúp mọi người có thêm những kiến thức về ô
nhiễm không khí trong ngành giấy, rất mong thầy cô và các bạn đón đọc.

3



I.

Giới thiệu chung

Ở Việt Nam, ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm, khoảng
năm 284. Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp
đi vào hoạt động tại Việt Trì. Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng
giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006. Đặc trưng của ngành giấy
Việt nam là quy mô nhỏ. Việt nam có tới 46% doanh nghiệp có công suất dưới 1.000
tấn/năm, 42% có công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm và chỉ có 4 doanh nghiệp có công
suất trên 50.000 tấn/năm. Số lượng các doanh nghiệp có quy mô lớn trên 50.000 tấn/năm
sẽ ngày càng gia tăng do quá trình đầu tư tăng trong giai đoạn 2006-2007.Cùng với sự
phát triển đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trong đó ô nhiễm
không khí là một vấn đề khá trầm trọng.
Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là mùi.
Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, ngoài ra còn có các hợp chất khác như
methyl mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này đươc
thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột… Các hợp chất này còn thường được gọi là tổng
lượng lưu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tương đối
nhỏ hơn so với TRS và có chứa hydrocarbons.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo
phân tử bị rò rỉ theo lượng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao
nhưng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.
Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lượng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài.
Các ô-xít lưu huỳnh được sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (như than đá, dầu FO,
v.v...) được sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nước. Phát thải bụi cũng được quan sát thấy tại
một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP,
v.v...). Một lượng nhỏ bụi cũng được thoát ra khi cắt mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát

thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời khác từ quá trình sản xuất.

4


Do vậy cần có những biện pháp thích hợp trong sản xuất để xử lí và giảm thiểu phát thải
các chất độc hại ra môi trường, giúp bảo vệ môi trường và sinh vật.

Cơ sở làm giấy Như Ý (Huế ) xả khói đen kịt ra môi trường
Trong đợt thanh tra năm 2015, Đoàn Thanh tra Sở TN&MT tỉnh TT-Huế đã phát hiện
hành vi vi phạm của doanh nghiệp Như Ý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kết quả

5


phân tích mẫu tại cơ sở sản xuất giấy Như Ý cho thấy, nhiều thông số trong nước thải
như hàm lượng BOD5, COD, màu, chất rắn lơ lửng, sắt và một số chỉ tiêu như CO2, H2S
trong mẫu khí thải vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. UBND tỉnh TT-Huế đã ra quyết
định xử phạt công ty với mức 120,4 triệu đồng.. Ngoài ra, công ty Như Ý còn phải chi trả
kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường do vi phạm về xả chất
thải vượt quy chuẩn

II .Quy trình sản xuất giấy
Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam gồm hai
nguồn căn bản là từ rừng (tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để sản
xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa các- tông, v.v...
là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ những nguyên liệu
thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho thành phẩm. Ví dụ: trong
sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn với bột giấy làm từ giấy thải
để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy thành phẩm. Các bộ phận sản xuất

khác nhau và quy trình vận hành của từng bộ phận được liệt kê trong Bảng 1
Bảng 1: Các bộ phận sản xuất và các quy trình vận hành tương ứng
Bộ phận
Chuẩn bị

Danh mục nguyên liệu thô
Có nguồn gốc từ rừng (tre)

nguyên liệu

Các công đoạn sản xuất
Băm nhỏ, làm sạch, tách loại mảnh lớn, cát,
v.v...

Có nguồn gốc từ giấy thải

Loại bỏ kim loại, dây, thủy tinh, gỗ, sợi vải,
giấy sáp, v.v...

6


Sản xuất bột

Có nguồn gốc từ rừng (tre)

Nấu, nghiền, rửa bột, nghiền đĩa, tẩy, làm
sạch và cô đặc.

Có nguồn gốc từ giấy thải


Thường giống như đối với công đoạn xử
lý nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng

Chuẩn bị

Có nguồn gốc từ rừng (tre)

Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột

phối liệu bột

Có nguồn gốc từ giấy thải

Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột

Xeo

Có nguồn gốc từ rừng (tre)

Tách nước, sấy

Có nguồn gốc từ giấy thải
Khu vực phụ

Có nguồn gốc từ rừng (tre)

Hệ thống khí nén, hệ thống nồi hơi và thiết bị

trợ


Có nguồn gốc từ giấy thải

hơi nước, hệ thống cung cấp nước sản xuất.

Thu hồi

Có nguồn gốc từ rừng (tre)

Nồi hơi thu hồi, lò nung vôi, thiết bị bốc hơi

Có nguồn gốc từ giấy thải

Không có

hóa chất

.

Nguyên liệu thô
(tre, nứa, gỗ mềm…)

CHUẨN BỊ
NGUYÊN LIỆU

Chặt, băm, cắt

Nấu

Nước


Dịch đen

Rửa

Thu hồi
hóa chất

Sàng
NGHIỀN BỘT
Làm sạch

Hóa chất

7


Tẩy trẳng

Nước

Hóa chất

Rửa

Nước
thải

Nghiền đĩa
CHUẨN BỊ BỘT


Nước

Làm sạch ly tâm

Nước
thải

Xeo
XEO GIẤY

Hoàn tất

8


Sản xuất giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Các nguồn năng
lượng chính là nhiên liệu (than, các sản phẩm dầu khí) để chạy nồi hơi, điện và dầu
diesel cho máy phát điện.
Suất tiêu hao năng lượng tại các nhà máy ở Việt Nam có sự dao động rất lớn. Sự
khác nhau đó chủ yếu là do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và do tỉ lệ phối
hợp nguyên liệu thô khác nhau (tre, giấy phế liệu, và bột giấy nhập khẩu), ví dụ tiêu thụ
năng lượng cho sản xuất giấy tissue sẽ lớn hơn nhiều so với giấy bao gói hoặc giấy
viết. Suất tiêu hao năng lượng điện và nhiệt (hơi nước) tương ứng là 1000- 2400
kWh/tấn giấy và 3 x 106 Kcal/tấn - 6.5 X 106 Kcal/tấn. Suất tiêu hao nước nằm trong
khoảng từ 100 đến 350 m3/ tấn giấy.
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô
Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc
tái chế, v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống trong
sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh

Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng
máy cắt có đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh
quá to và quá nhỏ sẽ được loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến
khu vực sản xuất bột giấy để nấu.
Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được
hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi
nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm trong
khoảng là 1:3 đến 1:4.
Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để
tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất
này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển
đến công đoạn sản xuất bột giấy.
2.2 Sản xuất bột
Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin.
Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra khỏi
lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá trình
nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước
Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột
thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.


Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước. Dịch
đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá trình thu
hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài
khoảng 5-6 giờ.
Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được
nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất
tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm
giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm
thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới

khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước lọc được tạo ra
trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá trình rửa bột. Loại
bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến
công đoạn chuẩn bị xeo.
Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng
cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại
và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột giấy
đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực
hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin
bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ
dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là clo, dioxit clo,
hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột truyền thống là:
Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra các
hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.
Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm. Bước
3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch
hypochlorite.
Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy xeo).
Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do vậy, không
thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với nước tuần hoàn
từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy.


Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy trắng
thân thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành công tại
một số doanh nghiệp trong nước.
Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và
các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt hay ép tùy theo các điều chỉnh dao.
2.3 Chuẩn bị phối liệu bột
Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột nhập

khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất. Hỗn
hợp bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông thường, các hóa
chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy chọn), chất tăng
trắng quang học và chất kết dính… gồm các bước sau:
• Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục.
• Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sản xuất.
• Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêm pigments,
chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như mong muốn.
2.4 Xeo giấy
Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ gia
thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nước và xeo
giấy thì máy xeo có 3 bước phân biệt:
• Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới)
• Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)
• Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của trọng
lực và chân không. Nước từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm cánh quạt
và liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một số máy xeo,
lưới được rửa liên tục bằng cách phun nước sạch. Nước được thu gom và xơ được
thu hồi từ đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí (DAF). Nước trong từ quá trình tuyển nổi
khí DAF, còn gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều điểm tiêu thụ khác nhau.


Các nhà máy không có DAF thì sẽ hoặc thải bỏ nước rửa lưới ra cống thải hoặc tuần
hoàn một phần sử dụng cho quá trình rửa bột.
Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ rộng như ý. Phần biên cắt đi của tấm
bột giấy rơi xuống một hố dài dưới lưới và được tuần hoàn vào bể trước máy xeo.
Ở cuối của phần lưới máy xeo, độ đồng đều của bột tăng đến khoảng 20%. Người
ta tiếp tục tách nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên khoảng 50%.
Cuối cùng, giấy được làm khô bằng máy sấy hơi gián tiếp đạt khoảng 94% độ cứng

và được cuốn thành từng cuộn thành phẩm.
III. Xử lý khí thải trong nhà máy giấy
3.1. SO2
• Hấp thụ khí SO2 bằng nước ứng dụng trong xử lý khí thải từ các lò công nghiệp.
• Xử lý khí SO2 bằng đá vôi (CaCO3) hoặc vôi nung (CaO) được ứng dụng trong
xử lý khí thải công nghiệp.


Xử lý khí SO2 bằng amoniac.



Xử lý khí SO2 bằng amoniac và vôi.



Xử lý khí SO2 bằng magie oxit (MgO):



Xử lý SO2 bằng kẽm oxit



Xử lý khí SO2 bằng các chất hấp thụ hữu cơ.



Xử lý khí SO2 bằng các chất hấp phụ thể rắn.


Do dòng khí thải chứa thành phần ô nhiễm chính là SO2 nên dung dịch hấp thụ được
chọn là dung dịch Ca(OH)2 vì các ưu điểm sau:
- Chất thải thứ cấp của nó được đưa về dạng thạch cao không gây ô nhiễm thứ cấp cho
nguồn nước và có thể tách ra khỏi nước đem chôn lấp an toàn
- Là loại dung dịch rẻ tiền,dễ kiếm
- Tính ăn mòn thiết bị yếu,ít gây nguy hại cho thiết bị xử lý
- Dung dịch này ngoài nhiệm vụ hấp thụ SO2 còn có tác dụng làm nguội khí thải đáp
ứng tiêu chuẩn về nhiệt độ khí thải đầu ra của ống khói
Tháp hấp thụ được chọn là tháp đệm vì dòng khí có chứa bụi và tạo được bề mặt tiếp
xúc lớn nên tháp sẽ có kích thước nhỏ,kinh tế hơn.Vật liệu đệm là vòng sứ với ưu điểm
là chịu được môi trường ăn mòn tốt và chịu được nhiệt độ cao,ngoài ra còn có tác dụng
kết dính bụi trong khí thải vào dung dịch hấp thụ sau đó được tách ra ở dạng cặn trong
bể lắng.


Khí thải sau khi được thu gom bằng chụp hút sẽ được dẫn qua buồng lắng để thu hồi
bụi có kích thước lớn. Dòng khí sau khi qua buồng lắng sẽ được dẫn qua Cyclon thu hồi
bụi có kích thước nhỏ hơn. Dòng khí sau khi qua cyclon sẽ được dẫn vào tháp hấp thụ.
Khí thải được đưa vào tháp từ dưới lên, dung dịch hấp thụ được đưa lên trên thân trụ và
được đĩa phân phối đều lên lớp vật liệu đệm. Dòng khí đi từ dưới lên, dòng lỏng từ trên
xuống qua lớp đệm cả hai tiếp xúc nhau và xảy ra quá trình hấp thụ. Dung dịch SO2
lắng xuống đáy tháp và được đưa đến bể xử lý. Khí ra ở đỉnh tháp được thải ra ngoài
qua ống khói cao. Dung dịch sau khi qua tháp hấp thụ được sử dụng tuần hoàn. Theo
thời gian, dung dịch giảm dần pH và chứa nhiều cặn. Nước thải này được dẫn đến bể
lắng để tách bụi và các tinh thể thạch anh. Sau đó được dẫn đến bể trộn dung dịch sữa
vôi.Khi bổ sung dung dịch mới, một lượng dung dịch cũ sẽ được thải bỏ. Dung dịch
mới lại được bơm vào tháp.
3.2. H2S
Phương pháp cacbonat
Phương pháp này H2S được hấp thụ bởi dung dịch Na2CO3 hoặc K2CO3. Sau đó dung

dịch được phục hồi bằng đun nóng trong tháp chân không, làm nguội và quay lại hấp
thụ H2S.
Phương pháp photphat
Sử dụng dung dịch chứa 40-50% photphat kali (K3PO4), H2S được giải phóng nhờ đun
sôi ở nhiệt độ 107 – 1150C. Không có sự ăn mòn thiết bị đun sôi. Dung dịch ổn định,
không tạo thành sản phẩm làm giảm chất lượng dung dịch.


Phương pháp soda – sắt
Hấp thụ H2S bằng huyền phù hydroxit sắt hai và ba. Huyền phù được điều chế bằng
cách trộn dung dịch 10% Na2CO3 với dung dịch 18% sunfat sắt. Phương pháp này cho
phép đạt hiệu quả trên 80%.
Hấp thụ bằng etanolamin
H2S và CO2 được hấp thụ bởi dung dịch monoetanolamin và tri-etanolamin. Sử dụng
dung dịch 15-20% monoetanolamin lợi thế hơn do dung dịch này có khả năng hấp thụ
cao, khả năng phản ứng lớn và dễ phục hồi.
3.3. Bụi
Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên các máy
công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác dụng của lực hút ly tâm
bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào Cyclon. Hạt bụi trong dòng không khí chuyển
động chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác
động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và tiến về vỏ ngoài Cyclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ
chịu tác động của sức cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả
là hạt bụi dịch chuyển dần về vỏ ngoài của Cyclon, va chạm với nó, sẽ mất năng và rơi
xuống phễu, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải.
Không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi
vải sẽ giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt
sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày
lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước
rất nhỏ.

Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được tất cả các hạt rất nhỏ nhờ có lớp trợ lọc. Sau
một khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải ngưng
cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi
là hoàn nguyên khả năng lọc. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải được dẫn ra ống thải và
thoát ra ngoài không khí.


IV. Đề xuất và phương hướng giảm thiểu khí thải trong nhà máy
Các cơ hội sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giấy và bột giấy.
1. Cơ hội SXSH trong khu vực chuẩn bị nguyên liệu thô.
- Hệ thống kiểm soát và loại bỏ bụi.
Giảm 90% lượng bụi trong môi trường xung quanh.
Tiêu thụ điện năng tăng.
2. Các cơ hội SXSH trong sản xuất bột giấy
- Sử dụng nồi nấu đa trọng (nấu bã nguyên liệu thô trong nồi cầu quay được gia
nhiệt trực tiếp bằng hơi nước).
Giảm lượng khí thoát ra từ nồi nấu 10-15%
Thời gian cần thêm để nâng tải trọng gấp đôi sẽ dài hơn thời gian phải bù do
giảm số lượng mẻ nấu để đảm bảo tạo ra cùng một lượng bột giấy.
- Tối ưu hóa quá trình nấu (vận hành tại áp suất hơi, nhiệt độ và liều lượng hóa
chất cần thiết).
Giảm lượng ô nhiễm tổng thể.
Sử dụng cho tất cả các nhà máy.
- Khử clo liên tiếp (thay thế clo tại bước tẩy đầu tiên bằng dioxit clo).
Giảm phát thải halogen hữu cơ.
Ứng dụng cho các nhà máy sử dụng nguyên liệu tre, gỗ.
A.


- Tẩy bằng H2O2

Không khí tại xưởng không còn clo, không còn clo trong dòng thải, không AOX.
Giải pháp này vẫn chưa được thử nghiệm với các nhà máy sử dụng nguyên liệu
thô là phế phẩm nông nghiệp. Hóa chất tẩy rất đắt.
- Tẩy có chất trợ oxy
Ít chlorine trong không khí tại xưởng. Tạo ra ít AOX hơn.
Không có tính khả thi kinh tế tại các nhà máy sử dụng nguyên liệu là phế phẩm
nông nghiệp.
- Tẩy ozone
Không có clo trong không khí tại xưởng, không có clo trong dòng thải, không tạo
ra AOX.
Chỉ có tính khả thi tại các nhà máy có quy mô lớn.
a. Các giải pháp cho SXSH cho khu vực chuẩn bị phối liệu bột và xeo.
- Cung cấp thêm chụp tốc độ cao ở máy sấy hơi nước.
Giảm biên ô nhiễm không khí.
Tốn kém đối với các nhà máy nhỏ, có thể hoàn lại vốn trong thời gian dài.
b. Giải pháp sản xuất sạch hơn cho khu vực phụ trợ.
- Sử dụng nước mềm làm nước cất cho nồi hơi.
Giảm ô nhiễm không khí 3-5%.
Chi phí bổ sung cho việc tái chế hóa chất và yêu cầu nhân lực là rất thấp so
với khoản tiết kiệm được. Sử dụng nước mềm có tác dụng tốt đối với tuổi
thọ nồi hơi.
- Lắp đặt bể nước cấp và bể thu hồi nước ngưng.
Giảm ô nhiễm không khí
- Cách nhiệt tốt cho ống dẫn hơi.
Giảm ô nhiễm không khí
- Bảo dưỡng định kỳ cho bộ DG.
Giảm ô nhiễm không khí từ bộ DG
Cần phải chuẩn bị và tuân thủ kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa.
- Thiết lập cơ chế kiểm soát cấp nhiên liệu cho nồi hơi.
Giảm ô nhiễm không khí, giảm phát sinh tro bụi.

- Tối ưu hóa quá trình cháy trong lò hơi.
Giảm ô nhiễm không khí.
Giải pháp yêu cầu phải có cải tiến trong sản xuất.
B. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản xuất giấy
1. Giảm thải tại nguồn.
a. Quản lý tốt nội vi
- Sửa chữa các chỗ rò rỉ
- Khóa các vòi nước khi không sử dụng
- Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn


- Loại bỏ các chỗ tắc trong các vòi phun lưới và nỉ
- Kiểm tra các bẫy hơi thường xuyên
b. Thay đổi quy trình.
- Thay đổi nguyên liệu đầu vào
Sử dụng các chất màu không độc hại trong sản xuất giấy màu.
Sử dụng phương pháp tẩy trắng bằng peoxit hydro
- Kiểm soát quy trình
Tối ưu hóa quá trình nấu
Sản xuất bột ở độ đồng đều cao nhất có thể
Sử dụng các chất hóa học hỗ trợ giúp giữ màu tối ưu hóa việc sử dụng chất màu
- Cải tiến thiết bị
Lắp đặt các vòi phun hiệu quả
Có bể phóng đủ lớn để tránh tràn bột giấy
Thêm thiết bị nghiền giấy đứt
Sử dụng máy rửa ly tâm cao áp tiết kiệm bột
Sử dụng tụ bù để tăng hệ số công suất
Sử dụng bộ truyền động vô cấp để phù hợp với tải luôn thay đổi
- Thay đổi công nghệ
Cải tiến quy trình sản xuất bột giấy

Dùng nồi nấu đứng trong nấu bột
Xem xét quy trình nấu bột giấy khác
Cải tiến quy trình rửa và tách nước thông qua sử dụng ép đai lưới kép
Dùng quy trình tẩy khác, chẳng hạn tẩy bằng ozone
2. Tuần hoàn và tái sử dụng
- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Tuần hoàn nước công nghệ và nước trắng trong khâu rửa bột
Tuần hoàn bột trong hố dài ở máy xeo
Thu hồi và tuần hoàn nước ngưng
Thu hồi và tuần hoàn bột từ nước trắng bằng cách lắp đặt hệ thống SAVE ALL
Thu hồi bằng tuyến nổi khí
Đồng phát điện
- Tạo ra sản phẩm phụ hữu ích
Sử dụng sơ ngắn/ phế phẩm xơ để làm bột giấy bồi
Sử dụng phần còn lại trong khâu làm sạch nguyên liệu thô làm nhiên liệu cho lò hơi
3. Cải tiến sản phẩm
- Sản xuất các loại giấy sản lượng cao
- Sản xuất giấy không tẩy thay vì giấy tẩy trắng
KẾT LUẬN


Ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam nói chung có quy mô sản xuất nhỏ lại áp dụng
công nghệ cổ điển, trình độ tranh thiết bị lạc hậu, cho nên lượng thải và nồng độ chất ô
nhiễn có trong chất thải cao. Theo thống kê, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp sản
xuất giấy, trong đó khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn
lại hầu hết các nhà máy sản xuất đều không có hệ thống xử lý chất thải, hoặc có nhưng
không đạt yêu cầu.Vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất giấy đang là
vấn đề được nhiều người quan tâm.
Việc xử lý khí thải trong sản xuất giấy và bột giấy chưa được chú ý giải quyết thỏa
đáng. Khí thải từ ống khói lò hơi đốt than và đốt dầu, do không được trang bị hệ thống

xử lý bụi nên nồng độ bụi trong khí thải là rất cao.
Do đó đòi hỏi tăng cường điều tra, giám sát cũng như ban hành các điều luật bảo vệ
môi trường, năng cao ý thức bảo vệ môi trường của các nhà máy sản xuất nói chung nhà
máy sản xuất giấy nói riêng. Thúc đẩy công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công
nghệ mới. Đưa các thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Triển khai ứng dụng công nghệ sản
xuất sạch hơn với các nhà máy đang vận hành, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải tiên
tiến, xử lý tập trung với công suất lớn. Xây dựng các nhà máy sản xuất giấy tái chế,
tăng hiệu quả thu gom và giá trị sử dụng giấy loại. Quy hoạch phát triển ngành giấy cho
phù hợp với nhu cầu, năng lực và tiềm năng, kết hợp hài hòa với phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường sinh thái.


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn: sản xuất giấy và bột giấy, Trung tâm sản xuất
sạch Việt Nam.
2. Các phương pháp xử lý khí SO2, H2S; Công ty môi trường Ngọc Lân
/> />3.Đề án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét
đến năm 2025”, Tạp chí công nghiệp, kì 1 tháng 9/2012



×