Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.02 KB, 5 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ DOANH THU CHI PHÍ
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ VÀ
ĐẦU TƯ VIỆT THÁI
1.1. Đặc điểm doanh thu, chi phí của Công ty TNHH Sản xuất, Xuất nhập
khẩu, Dịch vụ và Đầu tư Việt Thái
1.1.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản tại ngân
hàng và có con dấu riêng để hoạt động. Các thành viên sáng lập, Hội đồng quản
trị, ban kiểm soát và Giám đốc Công ty tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty, về các Giấy phép,
Giấy chứng nhận, các giấy tờ khác và con dấu khác của Công ty trong giao dịch,
về việc sử dụng và theo dõi vốn, tài sản của Công ty.
Công ty gồm 5 chi nhánh dưới sự điều hành của tổng Công ty ở các địa
bàn: TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quảng Ninh, Thanh hóa, Lạng Sơn.
Công ty đã tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh khác nhau: kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hàng
tư liệu tiêu dùng, tư vấn đầu tư, dịch vụ du lịch và khách sạn… Hiện nay Công
ty chỉ chủ yếu kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Công ty đã phát triển mở rộng thị
trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Giờ đây, Công ty đã có thêm nhiều
mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Nga, Đài Loan…
1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Công ty
- Bởi lĩnh vực kinh doanh của Công ty rộng nên đặc điểm doanh thu của
Công ty cũng rất đa dạng:
+ Doanh thu bán hàng: Doanh thu thu được từ bán các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ: đồ gốm sứ trang trí (chậu sứ, lục bình, bát đĩa dùng trang trí…), các
hàng bằng mây tre (cốc tre, làn mây, hộp đựng đồ bằng mây…), hàng mộc chạm
trỗ tinh xảo (lục bình gỗ, các tượng gỗ…); thực phẩm chế biến (thủy hải sản
đóng hộp), tạp phẩm: thức ăn nuôi tôm, cá…
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch và


khách sạn, dịch vụ tư vấn đầu tư, gia công xây lắp (lắp bể biogas) …
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động đầu tư dài hạn,
chênh lệnh lãi tỷ giá hối đoái do bán hàng xuất khẩu.
+ Thu nhập khác: Chủ yếu là thu nhập từ việc thanh lý nhượng bán tài sản
cố định đã hết hạn sử dụng và tiền thu được từ phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
Doanh thu của Công ty hiện nay chủ yếu là từ hoạt động bán các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, với một số mặt hàng Công ty nhập hàng về
bán(như: đồ gốm sứ, hàng tre đan…), một số khác mua nguyên liệu thô về gia
công chế biến( như: hàng mây đan, hàng mộc…).
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng được ghi nhận sau khi khách hàng đồng ý thanh
toán. Doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá chưa có thuế GTGT.
+ Doanh thu tài chính được ghi nhận theo số dư tài khoản ngân hàng.
+ Thu nhập khác được ghi nhận khi thu được tiền từ các khoản thu nhập
khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của Công ty.
1.1.3. Đặc điểm chi phí của Công ty
Chi phí của Công ty gồm có:
- Giá vốn hàng bán:
+ Đối với hàng hóa nhập về đem bán thì giá vốn hàng bán giá thực tế hàng
hóa mua về cùng những chi phí liên quan.
+ Đối với hàng hóa Công ty tự sản xuất thì giá vốn hàng bán là giá thành
sản xuất sản phẩm, cùng những chi phí liên quan như: chi phí bao bì, chi phí
vận chuyển…
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ những chi phí liên quan đến hoạt động bán
hàng như: tiền lương nhân viên bán hàng, tiền mua hóa đơn, tiền điện, nước, chi
phí vận chuyển…
- Chi phí quản lí doanh nghiệp: Là những chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý doanh nghiệp như: tiền lương nhân viên văn phòng, tiền mua sắm đồ
dùng văn phòng…
- Chi phí tài chính: Gồm: chi phí lãi vay, chi phí hoạt động đầu tư dài hạn,

lãi tỷ giá hối đoái…
- Chi phí khác: gồm những chi phí liên quan đến việc thanh lý TSCĐ, và
những khoản chi phí bất thường khác.
Công ty hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chung
và chi tiết cho từng khoản mục chi phí. Riêng những chi phí liên quan đến hoạt
động bán hàng thì được tính tổng hợp cho toàn bộ hoạt động bán hàng chứ
không tính riêng cho từng nhóm, từng mặt hàng.
1.2. Tổ chức quản lý doanh thu chi phí của Công ty
Công tác quản lý doanh thu, chi phí của Công ty được tổ chức rất linh hoạt
đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty năng động, hiệu quả.
- Tổng giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có thẩm quyền quyết định cao nhất
Công ty, có nhiệm vụ điều hành, quản lý trực tiếp các phòng ban trong Công ty.
Giám đốc tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, xem xét ký duyệt các các hóa
đơn, chứng từ, sổ sách kế toán liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.
- Phó tổng giám đốc: Là giúp việc cho giám đốc, giám sát các phòng, giải quyết
các công việc khi giám đốc vắng mặt, thay mặt giám đốc ký kết các hợp đồng
kinh tế, xem xét ký duyệt các các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán liên quan
đến hoạt động mua bán hàng hóa cần thiết khi giám đốc vắng mặt. Chịu trách
nhiệm với giám đốc về mọi hoạt động của mình tại Công ty.
- Phòng XNK, NXK: Có nhiệm vụ làm các thủ tục Xuất Nhập Khẩu, kiểm tra số
lượng, chất lượng và tính chất hợp lệ của hàng hóa theo các chứng từ.
- Phòng đầu tư XDCB: Có nhiệm vụ nhận các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, lập
và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế thi
công xây dựng, nghiệm thu(về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo
trì công trình xây dựng.
- Phòng KDTH và PT dự án: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cho Công
ty, giúp giám đốc tìm kiếm giao dịch, đàm phán với khách hàng, tiếp thị sản
phẩm, mở rộng thị trường, ngoài ra phòng còn giúp phòng kế toán trong việc
vận chuyển và thanh toán với khách hàng.
- Phòng kỹ thuật: Thiết kế các mẫu sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm

bảo cho sản xuất không bị gián đoạn.
- Phòng tài chính - kế toán: Gồm 6 người: 1 trưởng ban – kế toán trưởng
và 5 kế toán viên. Phòng tài chính – kế toán có chức năng giúp giám đốc quản
lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính của
Công ty.
+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành và chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của phòng kế toán. Xem xét, ký duyệt các hóa đơn, chứng từ, sổ sách
kế toán liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.
+ Kế toán NVL, hàng hóa, thành phẩm: Ghi chép nhập, xuất, tồn kho NVL,
hàng hóa, thành phẩm phục vụ cho việc tính giá vốn hàng bán.
+ Kế toán tiền lương: Tính toán và ghi chép tiền lương hàng tháng, phục vụ
cho việc tính chi phí lương nhân viên hàng kỳ.
+ Thủ quỹ: Thu, chi tiền và ghi chép nghiệp vụ theo các hóa đơn, chứng từ
làm cơ sở cho kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí
+ Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi nhận và tổng hợp tình hình
tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh.
+ Kế toán tổng hợp: Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ
liệu chi tiết và tổng hợp, kiểm tra các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh, kiểm
tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp, kiểm tra số dư cuối kỳ có
hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết không, đảm bảo việc ghi sổ không
bị sai sót, nhầm lẫn.
Có thể khái quát công tác kế toán doanh thu, chi phí qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ công tác kế toán doanh thu, chi phí
PHÒNG XNK

(1) (4)
(3) (6)
(2) (5)
(7)
(1), (2): Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, giúp Giám đốc tìm kiếm

giao dịch, đàm phán với khách hàng.
(3): Xem xét, thông qua.
(4), (5): Giao nhiệm vụ cho các phòng ban.
(6): Chuyển cho phòng Tài chính - Kế toán ghi chép vào sổ sách.
(7): Chuyển cho phòng kinh doanh vận chuyển hàng.
BAN
KD
TH
VÀ PT
DỰ
ÁN
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TÀI
CHÍNH – KẾ
TOÁN
PHÒNG NXK
PHÒNG ĐẦU
TƯ XDCB
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ
THUẬT

×