Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.22 KB, 27 trang )

12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Mục Lục
Lời Nói đầu...................................................................................................................................................3
ệu Tham Khảo....................................................................................................................................27

1


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước càng ngày càng có
nhiều nhà máy khu công nghiệp được tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động
tạo ra một số lượng sản phẩm công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm
của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh
hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí. Nếu không có biện pháp
thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh nhà
máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy cơ bị xấu đi trầm trọng , ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân. Ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp
vẫn đang và sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Hàm lượng và tính chất khí thải công nghiệp đa dạng và khác nhau tùy theo
ngành sản xuất, nguyên nhiên liệu sử dụng và công nghệ sản xuất. Việc phát tán các
luồng khí ô nhiễm này vào môi trường thì gây ảnh hưởng rất lớn và khó kiểm soát. Vì
vậy chúng ta cần nắm được đặc diểm khí thải của từng ngành công nghiệp để có giải
pháp xử lí hiệu quả nhất.
Chế biến gỗ cũng là một ngành công nghiệp đóng góp cho phát triển của đất
nước. Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trở lại
đây. Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ
nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản
phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia thông qua hơn gần


1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Những thị trường lớn của Việt
Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị
phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. 1
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản
xuất khẩu của nước ta. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm 2000
(219 triệu USD). Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm
sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là:
- 2004: 1.154 triệu USD

- 2006: 2.000 triệu USD

- 2005: 1.562 triệu USD

- 2007: 2.400 triệu USD.

- 2008: 2.650 triệu USD

- 2009: 2.620 triệu USD.

2


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnh vực chế
biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém từ khi chuyển
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường. Những năm gần
đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc,
thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân
công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo

vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn
đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ. Nó phát sinh ra nhiều khí thải khác
nhau ảnh hướng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Sau đây nhóm chúng tô
xin trình bày đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ để
giúp mọi người hiểu rõ hơn phần nào về khí thải về ngành công nghiệp này để từ đó có
biện pháp xử lí hữu hiệu.1

3


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Cảng

Vùng công nghiệp

Hình 1. Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng 1

4


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

1 Đặc điểm khí thải của nhà máy chế biến gỗ
Công nghệ chế biến gỗ
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Gỗ Tròn
đóng
gói


Trong các quá trình sản xuất nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí thải và tiếng
ồn. 2

1.1 Nguồn gây ô nhiễm
1.1.1 Các công đoạn phát sinh bụi
Hầu hết các công đoạn chế biến gỗ đều phát sinh ra bụi. Tuy nhiên có sự khác biệt
đáng kể về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở từng công đoạn khác nhau. Tại
những công đoạn gia công thô như cưa, bào tiện, phay,…phần lớn các chất thải sinh
đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn µm với thải lượng bình quân từ 30300kg/tấn gỗ nguyên liệu. Tại những công đoạn như gia công, chà nhám, đánh bóng
tuy tải lượng không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ nằm trong khoảng 2 – 20µm cho
nên khó thu hồi dễ phát tán trong không khí.2

5


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Khí thải chủ yếu phát sinh từ những nguồn cơ bản sau:
+ Lò hơi: Phát sinh ra hơi – khói – bụi do nhiệt độ cao giải phóng hơi nước, đốt
mùn cưa.
+ Cưa, xẻ phát sinh bụi mùn cưa.
+ Quá trình chà nhám phát sinh các bụi mịn.
+ Phương tiện giao thông: khí thải từ động cơ các phương tiện ra vào nhà máy
như: xe máy công nhân, xe tải chở hàng và bốc hàng,…
1.1.2 Nguồn gây ô nhiễm tại khâu phun sơn
Các Chất gây ô nhiễm tại khâu sơn báng gồm có bụi sơn và hơi dung môi hữu
cơ. Đó là các hạt chất lỏng và hơi dung môi hữu cơ các hạt có kích thước từ 20-50µm.
trong dây chuyền công nghệ tại khu phun sơn này có quạt hút thông gió và ống thải ra
ngoài2
1.1.3 Ô nhiễm do khói thải

Quá trình vận hành lò sấy sử dụng các phế thải từ gỗ. Từ việc đốt nhiên liệu cho
lò sấy là mùn cưa, gỗ vụn, gỗ hư…thải ra môi trường là khói, tro bụi, CO 2, CO, N2 kèm
theo nhiệt độ 120 – 1500C.
Ví dụ với thiết bị lò sấy gỗ hơi nước

Hình : Thiết bị lò sấy gỗ hơi nước.
Nguyên lí hoạt động
Thiết bị dùng nhiệt ( gỗ loại, mùn cưa từ buồng lắng bụi) để đốt nóng nước rồi
dùng nhiệt của hơi nước để sấy gỗ.

6


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 1500 0C, phụ
thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của
củi, chủ yếu là các khí CO 2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp
cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí.
Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy
lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT T 20 =
4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m 3 khí thải.
Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng
tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng
lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tới 0,1μm,
nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500mg/m 3.2
1.1.4 Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
Sau ô nhiễm không khí ô nhiễm do tiếng ồn là loại ô nhiễm đáng chú ý trong chế
biến gỗ. Đặc điểm chung của các máy móc công nghệ của ngành này là có mức ồn
cao. 2








Máy cưa
Máy chà nhám
máy phay
máy phay
máy bào
máy cắt

1.1.5 Ô nhiễm do nhiệt
Nhiệt độ cao trong các khu vực sản xuất là do tập trung nhiều máy móc có nhu
cầu tiêu thụ điện lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực lò sấy gỗ. Ngoài ra tùy vào
cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ
bức xạ mặt trời.
Ô nhiễm do nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất trong cơ thể tăng cũng
như ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, sinh lý của con người và thực vật 2

1.2 Các tác động đến môi trường do ô nhiễm của ngành chế biến gỗ
1.2.1 Tác động đến môi trường không khí xung quanh
Nguồn gây ô nhiễm chủ yế là bụi phát sinh từ các công đoạn sản xuất, hơi dung
môi từ khâu phun sơn, khí thải từ lò sấy và tiếng ồn còn các ô nhiễm khác tuy nhiên
ảnh hưởng không đáng kể. Nếu tất cả chúng không được xử lí thì sẽ gây hậu quả, ảnh
hưởng xấu đến không khí xung quanh. Như khối bụi, NO x sẽ làm chất lượng không khí
xung quanh đi xuống

7



12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
1.2.2 Tác đông đến môi trường không khí trong nhà máy, xí nghiệp
Có thể nói môi trường lao động ở đây bị tác động xấu bởi bụi, khói thải, hơi dung
môi tiếng ồn .v.v.

1.2.3 Tác động đến hệ sinh thái
Bụi là những nhân tố gây ảnh hưởng xấu cho thực vật biệu hiện dễ thấy nhất
cây trồng bị phủ một lớp bụi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình quang hợp, hô hấp của
thực vật, ngăn cản quá trình phát triển dẫn đến cây xấu còn cọc. Hoạt động của nhà
máy ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng. Tuy nhiên do tải lượng của các
khí thải (COx, NOx...) là khá nhỏ ảnh hưởng không đánh kể nên chưa được đánh giá.
1.2.4 Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Các chất gây ô nhiễm đáng kể nhất trong chế biến gỗ là bụi, nhiệt và tiếng ồn.
Các tác nhân này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, người dân trong
khu vực ảnh hưởng của nhà máy đặc biệt là công nhân trực tiếp lao động làm việc
trong nhà máy. Tùy thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc và mức độ độc hại của các
chất gây ô nhiễm khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cộng đồng khác
nhau.
Ô nhiễm không khí nói chung sẽ tác động trước đến cơ thể con người và động
vật qua hệ hô hấp và trực tiếp qua da cơ thể và lên mặt. Chúng thường gây các bệnh
như ngạt thở, viêm phù phổi, ho, lao, hen xuyễn....

8


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

1.2.4.1 Tác hại của bụi gỗ


Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá.








Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng,
viêm phế quản,...
Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô
hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà
những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi
có kích thước (2-5)[micromet] dễ dàng vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi
được các lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng
ở phổi gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose,
siderose, ...)).
Bệnh ngoài da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông
và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn,
lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm
tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi gây chấn thương mắt.

9


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Thực sự việc tiếp xúc với bụi gỗ gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng. Được sử
dụng trong mọi ngành xây dựng, gỗ không phải là một vật liệu vô hại. Tại Pháp, mức độ
tiếp xúc được cho phép là 1mg bụi cho mỗi m3 không khí. Nhưng hơn phân nửa số
công
nhân
đã
tiếp
xúc
với
nồng
độ
cao
hơn.
Các công nhân tiếp xúc nhiều nhất với bụi gỗ là những người thợ mài và cưa gỗ
suốt cả ngày trong những gian phòng bít kín. Nếu không mang khẩu trang sẽ để lại hậu
quả đối với sức khỏe, từ chảy máu mũi đến ung thư mũi, xoang và phổi. Các công nhân
này cũng dễ mắc bệnh chàm (eczema), viêm da, viêm mũi dị ứng, thậm chí hen suyễn.
Hít thở bụi gỗ hiện này đã trở thành nguyên nhân thứ hai gây bệnh ung thư do
nghề nghiệp sau chất amiant. 3
1.2.4.2 Tác hại của dung môi hữu cơ và khí độc

a. Dung môi được sử dụng trong hầu hết các loại sơn và véc ni không phải là ngoại lệ
sử dụng trong chế biến gỗ.

Trước tiên phải khẳng định:
Không có dung môi “an toàn”. Tất cả các
dung môi tự nhiên hay tổng hợp đều
độc, dù tồn tại dưới thể lỏng hay thể khí.

10



12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
- Đối với hệ thần kinh:
Tất cả mọi dung môi đều có thể ảnh hưởng đến não hay hệ thần kinh trung
ương có thể là: chóng mặt, đau đầu, dễ cáu, mệt mỏi, buồn nôn. Nhưng nếu tiếp xúc
liều cao dần có thể có các triệu chứng từ “giống say rượu” đến bất tỉnh, chết. Nhiều
năm tiếp xúc mạn tính với dung môi có thể bị tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh trung
ương, dẫn đến giảm trí nhớ, lãnh đạm, trầm cảm, mất ngủ và nhiều vấn đề tâm thần
khác mà khó phân biệt với các vấn đề do các nguyên nhân trong cuộc sống hàng ngày.
Dung môi cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (là hệ thần kinh chỉ
đạo từ cột sống ra các chi). Các triệu chứng do tổn thương hệ thần kinh ngoại vi có thể
gồm: run, ngứa tứ chi, yếu, mệt, liệt. Một số dung môi như n-hexane (thấy trong luyện
cao su và một số sản phẩm khí dung) có thể gây cả tác hại hệ thần kinh trung ương
đến ngoại vi đưa đến triệu chứng tương tự “bệnh đa xơ cứng” (“multiple sclerosis”- một
loại bệnh liệt dần dần).
Ngoài tác hại tới hệ thần kinh. Dung môi còn nhiều tác hại và nguy hiểm khác
Tác hại tới da:
Tất cả mọi dung môi đều có thể hòa tan lớp mỡ bảo vệ da, làm khô da, nẻ da,
gây nên một loại viêm da. Một số dung môi có thể gây kích thích da gây bỏng da
nghiêm trọng. Các dung môi tự nhiên như limonene, dầu thông gây dị ứng da. Các
dung môi khác có thể không gây triệu chứng ở da nhưng có thể xuyên qua da, xâm
nhập vào máu, tới gây tổn thương các cơ quan khác.
- Tác hại tới mắt và đường hô hấp:
Tất cả mọi dung môi đều có thể kích thích và gây tổn thương niêm mạc nhạy
cảm của mắt, mũi, họng. Khi hít vào sâu, hơi dung môi có thể gây tổn thương phổi.
Nồng độ gây kích thích của các dung môi khác nhau. Thường thì người lao động không
nhận biết được dung môi ở nồng độ thấp. Các triệu chứng về hô hấp thường thấy khi
tiếp xúc với dung môi là các triệu chứng cảm lạnh, nhiễn khuẩn hô hấp. Việc tiếp xúc
trong thời gian dài nhiều năm, có thể dẫn tới các bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế

quản mạn tính.
Tiếp xúc nồng độ cao, các triệu chứng sẽ nặng hơn, có thể bị chảy nước mũi,
chảy máu mũi, đau họng. Hít phải nồng độ rất cao hoặc hít phải dung môi dạng lỏng có
thể bị các rối loạn nghiêm trọng như viêm phổi do hóa chất, tử vong. Dung môi dạng
lỏng bắn vào mắt có thể gây tổn thương mắt.
- Tác hại đối với các cơ quan nội tạng:

11


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Loại và mức độ tác hại đối với các cơ quan nội tạng do dung môi có thể gây ra
rất khác nhau. Nhiều dung môi có thể gây tổn thương gan và thận vì đây là các cơ
quan có nhiệm vụ khử độc và thải loại chất độc ra khỏi cơ thể. Một dung môi là carbon
tetrachloride có tác hại phá hủy gan, đặc biệt là khi uống rượu, có thể dẫn đến chết.
Nhiều dung môi có thể làm biến đổi nhịp tim, thậm chí có thể gây cơn đau tim hay
ngừng tim đột ngột ở nồng độ tiếp xúc cao.
Một số dung môi gây ung thư trên người hay động vật. Bezene gây ung thư
máu, Carbon tetrachloride gây ung thư gan. Nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng tất cả các
dung môi clo hóa (trong tên có “Chloro” hay “chloride”) có thể là tác nhân gây ung thư.
- Các tác hại sinh sản và khuyết tật sơ sinh:
Các tác hại cho sinh sản và khuyết tật sơ sinh chưa được nghiên cứu đầy đủ
nhưng các nghiên cứu hiện tại đã cho thấy có các lý do cần quan tâm. Thí dụ có những
nghiên cứu cho thấy những người tiếp xúc với dung môi dù liều rất thấp cũng có tỷ lệ
sảy thai và con khuyết tật cao hơn những người khác. Có hai loại dung môi đã thấy gây
teo tinh hoàn ở động vật và gây khuyết tật sơ sinh là Glycol ether hay cellosolves (tìm
thấy trong nhiều hóa chất nhiếp ảnh, các sản phẩm tẩy rửa tan trong nước, một số mực
và sơn hòa tan trong nước, khí dung) và glycidyl erthers (tìm thấy trong sản phẩm nhựa
như epoxy).
Nghiên cứu một số dung môi ít độc nhất – rượu ngũ cốc – cho thấy trẻ sơ sinh

của các bà mẹ uống rượu thì có thể nhẹ cân và có các mức độ khác nhau về chậm
phát triển trí não…
Khi làm việc người lao động có thể phải tiếp xúc với nhiều loại dung môi khác
nhau, đặc biệt khi làm việc với sơn và keo dán. Việc tiếp xúc với nhiều loại dung môi
cùng lúc có thể làm tăng thêm tác hại của dung môi.
- Tác hại cháy nổ:
Nói chung dung môi là chất dễ cháy nổ. Có hai thuộc tính liên quan đến khả
năng cháy nổ của dung môi là tốc độ bay hơi và điểm chớp cháy. Tốc độ bay hơi càng
cao và điểm chớp cháy càng thấp thì càng dễ nổ.4
b. Quá trình hoạt động của nhà máy Chế biến gỗ sẽ phát sinh khí thải (SO 2,
COx, …) từ hoạt động của phương tiện giao thông ra vào nhà máy (xe của công nhân,
xe vận chuyển hàng hóa, thành phẩm). Bụi, khí thải (CO, NOx, SO2….) phát sinh từ quá
trình hoạt động của lò hơi. Các tác động của khí thải: phát sinh từ các quá trình sản
xuất và vận chuyển, nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp sẽ gây ra các
bệnh về đường hô hấp như lao, viêm phổi…. Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất
định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và đường hô hấp… cụ thể như sau:

12


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
+

NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu

+
NO2 với nồng độ 15 – 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan của
người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong.
+
Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO 3 làm ăn mòn các

thiết bị bằng kim loại
+

NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính.

+
Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến
con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32 ppm.
+
Khí SOx: Là chất gây ô nhiễm thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất
gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp khí SO 2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí
quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên, cao hơn nữa
làm sưng niêm mạc. Khí SO 2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm
trong máu…4
1.2.5 Ô nhiễm nhiệt thừa
Nhiệt độ cao trong các khu vực sản xuất là do tập trung nhiều máy móc có nhu
cầu tiêu thụ điện lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực lò sấy gỗ. Ngoài ra tùy vào
cấu tạo mái nhà xưởng mà lượng nhiệt tăng lên trong nhà xưởng còn do thu nhiệt từ
bức xạ mặt trời.
Ô nhiễm do nhiệt làm cho quá trình phản ứng các chất trong cơ thể tăng cũng như ảnh
hưởng đến quá trình tiêu hóa, sinh lý của con người và thực
1.2.6 Ô nhiễm tiếng ồn
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn gây nên những tổn thương của cơ quan thính giác
tiếp xúc với tiếng ôn lâu có thể làm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút gây nên bệnh
điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn có thể gây nên rôi loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các
bệnh về rối loạn hệ tiêu hóa

1.3 Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát thải
1.3.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa

các chất trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa học trong khí
quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ. Nhiệt độ
còn ảnh hưởng đến sự bay hơi của các dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi là các
nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân trong quá trình lao động.

13


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Do đố quá trình dự báo ô nhiễm không khí và thiết lập các hệ thống sự lí cần phải chú ý
đến nhiệt độ
1.3.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phát tán và
chuyển hóa không khí trong môi trường và cũng ảnh hưởng đén sức khỏe người láo
động
1.3.3 Bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt đọ
trong vùng qua đó ảnh hưởng đến thời gain lưu và quá trình phát tán-biến đổi của chất
ô nhiễm . Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể tùy thuộc vào
khả năng phản xạ và hấp thụ của nó như bề mặt lớp phù, màu sơn,tính chất bề mặt
của nó...
1.3.4 Sự bốc hơi
Sự bốc hơi làm tăng độ ẩm không khí mang theo dung môi hữu cơ và các chất
có mùi hôi vào không khí
1.3.5 Gió và hướng gió
Gió là nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền chất không khí
vào khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễm càng
xa, khả năng pha loãng vs không khí sạch càng lớn. Hướng gió chủ đạo từ tháng 7-10
là hướng tây-tây nam. Hướng gió chủ đạo từ tháng 11-2 là bắc-đông bắc 5


2 Giải Pháp Giảm thiểu ô nhiễm khí từ nhà máy..
2.1 Đối với bụi
- Bụi phát sinh tại xưởng chế biến gỗ: Trong quá trình chế biến bụi gỗ phát sinh từ
công đoạn cưa, mài, bào, đánh nhám,…Dựa vào đặc điểm bụi phát sinh tại nhà máy
Có thể sử dụng các phương án sau
2.1.1 Phương án sử dựng buồng lắng bụi.

14


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Hình 1: Cấu tạo buồng lắng bụi.
Cấu tạo
Cấu tạo dạng hình hộp, không khí vào một đầu và ra một đầu, bên trong cấu tạo
rỗng hoàn toàn.
Nguyên lí
Khi không khí có chứa bụi sẽ bị quạt hút vào buồng lắng bụi, nó bị giảm tốc độ
đột ngột khi đi vào buồng lắng, các hạt bụi có trọng lượng nặng hơn sẽ lắng trước và
nhẹ hơn sẽ lắng sau cùng. Không khí sạch sẽ đi ra ngoài. 6
2.1.2 Thiết bị lọc bụi ly tâm
Nguyên lý: Khi dòng khí chuyển động đổi hướng hoặc chuyển động theo đường
cong, ngoài trọng lực tác dụng lên hạt còn có lực quán tính, lực này lớn hơn nhiều so
với trọng lực. Dưới ảnh hưởng của lực quán tính, hạt có xu hướng chuyển động thẳng,
nghĩa là hạt có khả năng tách ra khỏi dòng khí.
Áp dụng: Dùng để tách các hạt bụi có kích thước lớn hơn 10mm. 6

15



12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Ví dụ: cyclone, bộ lọc bụi kiểu quán tính.

16


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Hình 2: Cấu tạo Cyclone kiểu thông thường
a) Hình chiếu đứng. b) Ống dẫn vào theo phương tiếp tuyến. c) Ống dẫn vào theo
đường ống xoắn. d) Van xả bụi.
2.1.3 Thiết bị lọc bụi túi vải, màng vải
Nguyên lý: Khí chứa bụi dẫn qua màng vải, bụi được giữ lại trên đó. Khi tốc độ
khí không lớn có thể đạt độ sạch cao.
Áp dụng: Nồng độ bụi ban đầu nhỏ hơn 20 g/m 3, cần đạt hiệu quả lọc cao hoặc
rất cao, cần thu hồi bụi có giá trị ở trạng thái thô, lưu lượng khí thải cần lọc không quá
lớn, nhiệt độ khí thảitương đối thấp nhưng phải cao hơn nhiệt độ điểm sương. 6

17


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ

Hình 3: Thiết bị lọc bụi ống tay áo nhiều đơn nguyên
1) Phiễu chứa bụi. 2) Cơ cấu rung để giũ. 3) Ống góp. 4) Ống dẫn khí chứa bụi đi vào
bộ lọc.
5) Đơn nguyên thực hiện quá trình giũ. 6) Van. 7) Khung treo các chùm ống tay áo.
8) Van thổi khí ngược để giũ bụi. 9) Ống dẫn khí sạch thoát ra.


18


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
2.1.4 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt
Nguyên lý: Khi các hạt bụi tiếp xúc với bề mặt dịch thể (giọt dịch thể), chúng sẽ
bám trên bề mặt đó, dựa trên nguyên tắc đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí.
Sự tiếp xúc giữa các hạt bụi với bề mặt dịch thể có thể xảy ra nếu lực tác dụng lên hạt
bụi theo hướng đến bề mặt dịch thể. Các lực đó gồm: lực va đập phân tử, trọng lực, lực
ly tâm (lực quán tính).
Áp dụng: Các hạt bụi có kích thước lớn hơn 3¸5 mm, kết hợp lọc bụi và khử khí
độc trong phạm vi có thể, cần làm nguội khí thải.6
Ví dụ: tháp rửa khí rỗng, tháp rửa có ô đệm.

Hình 4: Buồng phun hoặc thùng rửa khí rỗng
1) Vỏ thiết bị. 2) Vòi phun nước. 3) Tấm chắn nước. 4) Bộ phận hướng dòng và phân
phối khí.
2.1.5

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện

Nguyên lý: Khí chứa bụi được dẫn qua điện trường có điện thế cao. Dưới tác
dụng của điện trường khí bị ion hóa. Các ion tạo thành bám trên hạt bụi và tích điện

19


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
cho chúng. Các hạt sau khi tích điện được qua một điện trường chúng sẽ bị hút về các
cực khác dấu.

Áp dụng: Cần lọc bụi tinh, lưu lượng khí thải cần lọc lớn, cần thu hồi bụi có giá
trị.6

Hình 5: Sơ đồ cấu tạo thiết bị lọc bụi bằng điện kiểu ống

2.1.6 Kết hợp nhiều phương pháp
Hiện nay công nghệ xử lý bụi chế biến gỗ truyền thống sử dụng thiết bị lọc túi
vải được áp dụng hầu hết tại các nhà máy chế biến gỗ. Công nghệ này tương đối lạc
hậu và không đáp ứng được các quy chuẩn môi trường do nhà nước mới ban hành
nữa. Nhược điểm của nó là vận hành phức tạp, đòi hỏi thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị
rủ lọc, nồng độ khí thải sau xử lý khó đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B. Cần Phải có
phương pháp ưu việt hơn. Các nhà sản xuất đã tích hợp lại các phương trên điển hình
là phương pháp tích hợp xiclon và túi vải

20


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
a. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI CHẾ BIẾN GỖ
Bụi được thu gom ngay tại vị trí
phát sinh thông qua các chụp hút bố trí
trên các máy công cụ. Các chụp hút
được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác
dụng của lực hút ly tâm bụi theo hệ
thống đường ống dẫn vào Xiclon. Hạt bụi
trong dòng không khí chuyển động chảy
xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí vào
chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác
động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm quay và
tiến về vỏ ngoài xiclon. Đồng thời, hạt bụi

sẽ chịu tác động của sức cản không khí
theo chiều ngược với hướng chuyển
động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển dần
về vỏ ngoài của Xiclon, va chạm với nó,
sẽ mất năng và rơi xuống phễu, lượng
bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết
bị lọc túi vải. Không khí lẫn bụi đi qua
tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn
khe giữa các sợi vải sẽ giữ lại trên bề
mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ
hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do
va chạm, lực hấp dẫn và lực hút
tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu
được dày lên tạo thành lớp màng
trợ lọc, lớp màng này giữ được tất
cả các hạt bụi có kích thước rất
nhỏ. Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và
lọc được tất cả các hạt rất nhỏ
nhờ có lớp trợ lọc. Sau một
khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày
làm sức cản của màng quá lớn, ta
phải ngưng cho khí thải đi qua và
tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên
mặt vải. Thao tác này được gọi là
hoàn nguyên khả năng lọc. Khí
sau khi qua thiết bị lọc túi vải được
dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài
không khí. 7

21



12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
b. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI CHẾ BIẾN GỖ


Ưu điểm:

- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải;
- Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.
- Hiêu suất lọc bụi tương đối cao.
- Không gian lắp đặt nhỏ
- Cấu tạo đơn giản.


Nhược điểm:

- Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ chuyên môn
7

cao.

2.1.7 Bụi bên ngoài nhà xưởng:
+ Các xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm phải có bạt che đậy kín, vệ sinh các
phương tiện bằng phun rửa sạch sẽ trước khi lưu thông.
+ Đối với bụi trong khuôn viên nhà máy sẽ phun nước vào mùa khô nhằm hạn
chế bụi.

2.2 Đối với khí thải lò hơi.
٧٧

Ống khói

22


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Hình 7: Hình thiết bị sấy nồi hơi.
Giải thích:
Toàn bộ khí thải từ thiết bị sấy này sẽ được hút vào ống khói . Ống khói với chiều
cao thích hợp và nơi đặt dự án xa khu dân cư nên khói bụi không ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh. Để đảm bảo về mặt sức khỏe và môi trường Công ty thực hiện
các biện pháp sau:
- Vị trí đặt lò sấy phù hợp đảm bảo độ thông thoáng khí thải.
- Xây dựng ống khói cao đúng theo quy định .
- Lắp đặt hệ thống thông gió cho xưởng sản xuất.
- Không sử dụng các phương tiện giao thông quá cũ, quá niên hạn sản xuất 1

2.3 Xử lí khí thải từ buồng phun sơn
Trong buồng phun sơn chủ yếu là khí thải hơi dung môi hữu cơ ta cáo thể xử lí
như sau:

Thuyết trình công nghệ:

23


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
Khí thải và bụi phát sinh từ quá trình phun, sơn sản phẩm được hệ thống quạt hút
thu gom lại và theo đường ống dẫn khí vào Cyclon. Tại đây không khí sẽ chuyển động
xoáy ốc bên trong thân hình trụ của Cyclon và khi chạm vào ống đáy hình phễu, dòng

không khí bị dội ngược trở lên nhưng vẫn giữ được chuyển động xoáy ốc rồi thoát ra
ngoài. Trong dòng chuyển động xoáy, các hạt bụi chịu tác dụng bởi lực ly tâm làm cho
chúng có xu hướng tiến dần về phía thành ống của thân hình trụ rồi chạm vào đó, mất
động năng và rơi xuống đáy phễu. Bụi sẽ được xả bỏ định kỳ. 7
Sau khi qua Cyclon dòng khí chứa bụi tiếp tục được quạt hút chuyển thiết bị rửa
khí Venturi. Bên trong thiết bị Venturi dòng khí thải chứa bụi chuyển động với tốc độ cao
70-150m/s Nước được phun vào gặp dòng khí có vận tốc lớn sẽ bị dòng khí xé thành
các giọt cực nhỏ, bụi trong dòng khí sẽ va đập với các giọt nước và bị bắt dính bởi các
giọt nước, khi đó khí thoát ra ngoài và các giọt nước sẽ lắng xuống đáy thiết bị tạo
bùn. 7
Dòng khí tiếp tục được đưa qua tháp hấp thụ. Tại đây, dòng khí được hấp thụ
bằng dung dịch NaOH, các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình phun sơn sẽ được hấp
thụ lại. Dung dịch NaOH được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp mâm tiếp xúc,
khí thải được dẫn từ dưới lên quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha nước giúp quá
trình hấp thụ được diễn ra dễ dàng. Sau khi hấp thụ, dung dịch NaOH sẽ được tuần
hoàn và tái sử dụng lại.
Sau khi ra khỏi thiết bị xử lý khí, dòng khí đưa vào ống khói thải cao để tiếp tục
phân tán vào khí quyển và đạt quy chuẩn cho phép QCVN 19:2009/BTNMT.7

2.4 Giảm thiểu iếng ồn





Giảm tối đa tiếng ồn tại nguồn thiết bị bộ phận giảm âm trang thiết bị cho
công nhân
Cách ly hợi lý các nguồn gây ồn.
Các giải pháp đển hạn chế lan truyền tiếng ồn như: cách âm
Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc để vận hành tốt


2.5 Quy hoạc hợp lí
Sau năm 2015, việc xây dựng mới các cơ sở chế biến gỗ phải gắn với quy
hoạch chi tiết đến cấp xã, phường, quận, huyện, trong đó quy định bắt buộc phải đánh
giá tác động môi trường và có đề xuất giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Xây dựng và thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích các cơ sở chế biến
gỗ đang hoạt động di dời, đầu tư vào Khu, Cụm công nghiệp theo quy hoạch. Ban hành
các quy định chặt chẽ về quản lý môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà máy vi phạm các quy định về xử lý chất thải, bảo
24


12. Đặc điểm và phương pháp kiểm soát khí thải từ nhà máy chế biến gỗ
vệ môi trường theo pháp luật hiện hành, tạo nên sự cạnh tranh công bằng trong sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ
doanh nghiệp trong việc đầu tư, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. 1

25


×