Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ Y TẾ. LIÊN HỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.63 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ


BÁO CÁO
ĐỀ TÀI:
DỰA VÀO MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ Y TẾ.
LIÊN HỆ ĐẾN VIỆT NAM

GVHD :

Huỳnh Viết Thiên Ân

Sinh viên: Huỳnh Vũ Hòa Nam
Võ Thị Hợp
Nguyễn Lê Khải
Ngô Thị Kiều Trang
Trần Thị Ly Na

1

41K20
41K20
41K20
41K05
41K05


MỤC LỤC

2




LỜI MỞ ĐẦU
Dân số luôn là vấn đề không chỉ các nhà khoa học, các chuyên gia, mà ngay cả các
chính phủ, các tổ chức xây dựng đếu rất quan tâm. Không chỉ ngày nay mà ngay cả
trước kia, không chỉ nước ta mà ngay cả các nước trên thế giới đếu quan tâm. Sự quan
tâm đó không chỉ vì sức ép của sự bùng nổ dân số, mà cả vì sức mạnh của quốc gia,
không chỉ quan quan tâm hạn chế mà còn khuyến khích phát triển dân số. Tại sao mọi
nơi, mọi lúc, mọi người lại quan tâm đến vấn đề dân số như vậy. Bởi vì dân số luôn
luôn với hai tư cách vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy quy
mô, cơ cấu, tốc độ tăng và chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội.
Sự tác động của các quá trình dân số tới sự phát triển kinh tế xã hội là sâu sắc, toàn
diện và tất yếu. Lĩnh vực y tế cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Sự tác động ngày
càng rõ và toàn diện trên mọi khía cạnh. Đổi lại thì vấn đề y tế cũng tác động trở lại
mạnh mẽ đối với các quá trình dân số. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mối quan hệ đó qua
bài thảo luận này.
Đây là vấn đề tuy không còn mới tuy nhiên trong quá trình thảo luận nhóm không
tránh khỏi những thiếu sót và chắc chắn còn có những vấn đề cần nghiên cứu thảo luận
thêm. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lại
bài thảo luận nhóm của mình.

3


NGUỒN THAM KHẢO
Giáo trình dân số và phát triển, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, Trường Đại học Công
Đoàn
Báo cáo Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai
đoạn 2015– 2020 của Bộ Y Tế năm (2015)

Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 của Bộ Y Tế

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
BPTT : Biện pháp tránh thai
SKSS : Sức khỏe sinh sản
SKTD: Sức khỏe tình dục

4


CHỦ ĐỀ 5:
DỰA VÀO MÔ HÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VÀ Y TẾ. LIÊN HỆ ĐẾN
VIỆT NAM.

I. Một số khái niệm về dân số, y tế
1. Dân số là gì?
Dân số theo nghĩa rộng là tập hợp những người cư trú thường xuyên trên một
lãnh thổ nhất định. Lãnh thỗ đó có quy mô rất khác nhau như thế giới, châu lục
(thí dụ: châu Á, châu Âu), khu vực (Đông Nam Á, Bắc Mỹ), quốc gia, vùng
lãnh thổ, tỉnh, huyện.
Dân số theo nghĩa hẹp (thường được dùng trong dân số học) là một tập hợp
người hạn định trong phạm vi lãnh thổ nào đó và có một số tính chất gắn liền
với quá trình tái sản xuất dân cư.
 Đặc điểm dân số Việt Nam
• Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh.
• Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới

tính.
• Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động.

• Tỷ lệ dân đô thị hiện còn thấp nhưng sẽ tăng mạnh trong tương lai.
• Mức sinh, mức chết đều giảm mạnh nhưng còn khác nhau giữa các vùng.
• Chất lượng dân số có cải thiện nhưng vẫn chưa cao.
 Một vài số liệu
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày
1/7/2016, dân số nước ta ước đạt 91,7 triệu người.
• Dân số Việt Nam đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế
giới, đứng thứ 8 châu Á.
• Dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới.
• Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2.
• Dân cư đô thị chiếm 33,6% tổng dân số (32,247,358 người).
• Tốc độ tăng dân số ở nước ta đến năm 2015 là 1%, đạt mục tiêu đề ra.
• Tổng tỷ suất sinh từ 6,39 năm 1960 xuống còn 2,05 năm 2012.

5




Tuy nhiên, với số dân gần 92 triệu, Việt Nam có mật độ dân số cao gấp
5,2 lần mật độ dân số thế giới, gấp 2 lần châu Á - Thái Bình Dương, gấp

2 lần Đông Nam Á và đứng thứ 3 trên thế giới.
• Tỷ lệ giới tính khi sinh trên cả nước hiện chênh lệch rất lớn với hơn 112
nam/100 nữ. Lựa chọn giới tính thai nhi do xem nhẹ giá trị của phụ nữ
và trẻ em gái là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng mất cân bằng
giới tính khi sinh.
2. Sức khỏe
• Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có

bệnh tật hay thương tật.
• Sức khỏe của con người phụ thuộc vào các quy định dặc thù sinh học (giới
tính, tuổi tác, sự di truyền và thể trạng bẩm sinh), phụ thuộc vào các điều kiện
môi trường bên ngoài con người, đặc biệt là môi trường xã hội.
Sức khỏe là biểu hiện tổng hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia, trước hết là các điều kiện y tế. Do đó, các quốc gia đều cho rằng sức khỏe
là yếu tố quan trọng của chất lượng cuộc sống của mỗi xã hội.



3. Y tế
a. Y tế là gì?
• Y học là ngành khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu dự phòng, chữa khỏi hoặc
giảm bớt tác động của các biểu hiện rối loạn, bệnh tật ảnh hưởng đến sức
khỏe.
• Y tế là một hệ thống tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể, đặc biệt là các
biện pháp kỹ thuật để dự phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con người.
Vì vậy ảnh hưởng đến mức sinh và mức chết, tức là đến quá trình tái sản xuất
dân số.
• Y học và y tế là hai mặt hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Y
học đi sâu vào vấn đề nghiên cứu lí thuyết, y tế đi sâu vào các biện pháp tổ
chức, chỉ đạo, thực hiện cụ thể phòng chữa bệnh trong cuộc sống. Mối quan
hệ giữa dân số và y tế có tính chất tương hổ. Một mặt ngày nay y tế tác động
tới toàn bộ quá trình tái sản xuất dân số, mặt khác sự bùng nổ dân số cũng
đang tạo sức ép mạnh mẽ đối với ngành y tế.

Qua các khái niệm trên ta có thể định nghĩa “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay
nói gọn là dịch vụ y tế’’ là các dạng hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe cho mọi người, kể từ khi còn là bào thai cho đến khi già.
6



Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Trình độ phát triển kinh tế - xã hội (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại,
khoa học – kỹ thuật,..)
• Điều kiện tự nhiên môi trường (môi trường sinh thái)
• Tình hình phát triển dân số (quy mô, tốc độ gia tăng, cơ cấu, phân bố dân
số)
• Chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe
nhân dân (chính sách đầu tư, đào tạo cán bộ, động viên các nguồn lực,..)
b. Vai trò của y tế và chăm sóc sức khỏe
• Sức khỏe là nhu cầu cơ bản của con người, là mục đích và điều kện của sự
phát triển. Mọi người có thể được lợi nhờ só sức khỏe tốt trong hiện tại và
việc cải thiện sức khỏe của tầng lớp trẻ sẽ dấn tới một thế hệ khỏe mạnh hơn
trong tương lai.
• Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực trong hiện tại lẫn
tương lai.
• Việc chăm sóc sức khỏe tốt làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng trong
tương lai bằng việc kéo dài khả năng lao động, đồng thời làm tăng tuổi thọ.
• Y tế và chăm sóc sức khỏe góp phần tạo nên một cộng đồng dân cư với thể
lực, trí lực sung mãn, đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

c. Các chỉ tiêu đánh giá
Các chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe của một
quốc gia:
Số cán bộ y tế (ngành y)/1 vạn dân (số bác sĩ/1 vạn dân; số y tá, y sĩ/1
vạn dân)
• Số giường bệnh/1 vạn dân
• Chi tiêu cho y tế (%GDP)
• Tuổi thọ trung bình

Ngoài ra còn chú ý đến tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.


II. Mối quan hệ giữa dân sô và y tế
Dân số và y tế liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau cùng nhau phát
triển.
1. Ảnh hưởng của dân số đến Y Tế
a. Quy mô dân số ảnh hưởng đến quy mô và mức đầu tư kinh phí cho ngành
y tế
 Quy mô dân số là tổng số người hay tổng số dân sinh sống trên một đơn vị
lãnh thổ tại một thời điểm nhất định.
7


 Quy mô ngành y tế được hiểu là:
• Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục vụ hồi chức năng.
• Cán bộ công nhân viên ngành y tế.
• Phương tiện phục vụ cho khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục

hồi chức năng.
• Đầu tư cho y tế: Hiện nay ở nước ta đầu tư cho y tế bao gồm các thành
phần như: nhà nước, tư nhân và các tổ chức xã hội khác.
 Nhiệm vụ của ngành y tế là phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng

cho người dân.
Do vậy khi quy mô dân số tăng lên thì nhu cầu về chăm sóc y tế cũng tăng
theo, khi đó quy mô ngành y tế cũng tăng theo.
Để hiểu rõ hơn, ta gọi P là quy mô dân số, H là số lần khám và chữa bệnh
trong năm đó. Ta có
D = P.H

Rõ ràng, nếu H không đổi thì tổng cầu D tỷ lệ thuận với số dân (P) và gia
tăng theo tỷ lệ gia tăng của quy mô dân số.
Mặt khác, dân số tăng quá nhanh trong khi điều kiện kinh tế - xã hội chưa
đáp ứng kịp ở các nước đang và kém phát triển sẽ gây ra nhiều vấn đề về
sức khỏe:
• Dân số tăng nhanh trong khi điều kiện về kinh tế và xã hội đang còn
kém phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, giao thông đi lại khó
khăn, phương tiện phục vụ cho khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục
hồi chức năng còn thiếu thốn, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn
giỏi, dịch bệnh xảy ra triền miên do môi trường bị ô nhiễm, các cơ sở
chăm sóc y tế sẽ quá tải, làm cho nhu cầu chăm sóc y tế của mỗi cá
nhân sẽ tăng lên.
• Dân số tăng nhanh tập trung ở các nước nghèo, khả năng dinh dưỡng,
hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên, trước hết là bệnh suy dinh dưỡng .
Dân số đông và tăng quá nhanh dẫn đến nhà ở chật chội, vệ sinh
không đảm bảo nhất là nguồn nước sinh hoạt, dinh dưỡng kém và môi
trường bị ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
• Ở các nước đang phát triển, nhiều người không có việc làm, quản lý
xã hội khó khăn nên tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tăng lên, những
nguyên nhân này cũng góp phần làm tăng bệnh tật và thương tật.
• Dân số tăng nhanh dẫn đến việc đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình do
đó cũng nâng cao số cầu đối với y tế.
Do đó, số lần khám và chữa bệnh của một người (H) tăng lên và do đó làm
cho tổng cầu (D) tăng lên  Quy mô ngành y tế tăng
Nhưng quy mô dân số tăng quá nhanh sẽ gây áp lực lớn cho ngành y tế đặc
biệt là ở các nước đang và kém phát triển.
Quy mô dân số quá lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô của hệ thống
y tế (số bệnh viện, số cơ sở, vật chất, số giường bệnh, số bác sĩ,…) cũng
8



phải tác động với một mức độ thích hợp để đảm bảo các hoạt động khám và
chữa bệnh cho người dân.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở các nước đang và kém phát triển quy mô
ngành y tế không bắt kịp so với mức độ tăng dân số. Nguyên nhân chủ yếu
là do kinh tế chưa phát triển nên mức đầu tư vào y tế còn thấp.
Liên hệ Việt Nam:


Dân số trung bình năm 2015 là 91,7 triệu người. Với tốc độ tăng như hiện nay,
dân số nước ta có thể đạt hơn 95 triệu vào năm 2019. Quy mô dân số lớn, mật
độ dân số cao, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu vực đồng bằng, đặt ra
nhiều áp lực cho hệ thống y tế trong việc bảo đảm các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người dân nói chung và cho bà mẹ và trẻ em nói riêng.



Tuy nhiên, với số lượng vị thành niên và thanh niên chiếm đến một phần ba
dân số, việc xây dựng lối sống lành mạnh và chăm sóc SKSS cũng đặt ra nhiều
thách thức đáng kể cho ngành y tế cũng như toàn xã hội. Bên cạnh đó, phụ nữ
và trẻ em chiếm tới 33,8% dân số, trong đó 1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi, 5,9
triệu trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, 24,1 triệu phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng là những đối
tượng có nhu cầu CSSK cao. Mặt khác, tỷ lệ người góa, ly hôn, ly thân cũng
tăng lên theo xu hướng của xã hội hiện đại, từ 7,9% năm 2009 lên 8,5% năm
2014 với sự khác biệt rõ rệt giữa hai giới (3,3% ở nam so với 13,4% ở nữ).



Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ già hoá dân số nhanh nhất thế giới.
Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh liên tục từ 7,1% năm 1989 lên 8,7% năm 2009

và 10,2% năm 2014. Chỉ số già hoá dân số tăng nhanh, từ 18,2% năm 1989 lên
44,6% năm 2014 và sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn sắp tới.

Tỷ lệ dân số cao tuổi càng lớn, gánh nặng bệnh tật và tử vong, nhất là với các
BKLN càng lớn. Điều này đặt ra những gánh nặng đối với gia đình, xã hội và
hệ thống y tế trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc kéo dài, tốn kém cho
người cao tuổi
• Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đã ở trong mức báo động và vẫn đang
trong giai đoạn tiếp tục tăng. Năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh đã là 113,8 trẻ
trai/100 trẻ gái, cao hơn so với mục tiêu vào năm 2015 của Kế hoạch 5 năm
2011 – 2015. Kết quả điều tra dân số giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 cho thấy tỷ số
giới tính khi sinh là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái và số liệu ước tính cho năm 2015
là 112,8 trẻ trai/100 trẻ gái, tăng đáng kể so với năm 2009 (110,5 trẻ trai/100
trẻ gái). Đặc biệt, tỷ số giới tính khi sinh ở nông thôn (113,1 trẻ trai/100 trẻ
gái) đã cao hơn đáng kể so với ở thành thị (110,1 trẻ trai/100 trẻ gái). Mong
muốn cũng như áp lực buộc phải sinh con trai cùng với khả năng tiếp cận các
dịch vụ chọn lọc giới tính hiện đại của phụ nữ nông thôn trong những năm gần
đây tăng lên là lý do chính dẫn đến tình trạng chênh lệch này.


Mất cân bằng giới tính khi sinh có thể chưa gây nên những tác động lớn trước mắt về y
tế nhưng có thể gây ra những hệ lụy lâu dài về mặt xã hội. Với những giải pháp kiểm
9


soát tích cực, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam sẽ đạt mức đỉnh 115 trẻ trai/100 trẻ
gái vào năm 2020 và sau đó sẽ trở về mức chuẩn sinh học vào năm 2030 .
Việt Nam là một nước đang phát triển, với dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu
chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng sẽ gây ra áp lực lớn lên hệ thống y tế. Quy
mô ngành y tế ở nước ta còn nhiều hạn chế, tuy nhiên trong những năm gần đây

nhờ sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ, quy mô ngành y tế đã có những bước
cải tiến.
Sau đây là một vài số liệu về quy mô ngành y tế ở Việt Nam qua các năm và
mục tiêu trong tương lai

Trích báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2015 của Bộ Y Tế
Hệ thống y tế ngày càng được cải thiện. Ví dụ như số bác sĩ, dược sĩ/vạn dân
liên tục tăng qua các năm

10


Số liệu được trích từ báo cáo: Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống
khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015– 2020 của Bộ Y Tế năm (2015)
 Quy mô dân số tăng dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng => Quy mô

ngành y tế cũng tăng để đáp ứng nhu cầu đó.
11


Để quy mô ngành y tăng chính phủ cần tăng cường đầu tư vào ngành y tế.
Do đó, quy mô dân số tăng dẫn đến mức đầu tư kinh phí cho ngành y tế
cũng tăng.
Nhưng trên thực tế, ở các nước đang và kém phát triển mức kinh phí đầu tư
cho ngành y tế còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là thu nhập của nền kinh tế
còn thấp, dẫn đến chất lượng của dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân.
Kinh phí đầu tư cho ngành y tế ở Việt Nam tăng qua các năm

Nguồn: Hội khoa học kinh tế y tế Việt Nam ( />Như vậy: Muốn cải thiện việc cung cấp các dịch vụ y tế cả về số lượng và chất lượng

thì tốc độ phát triển nguồn nhân lực y tế cũng như các phương tiện, điều kiện phục vụ
cho chăm sóc sức khỏe phải cao hơn tốc độ phát triển dân số.
b. Cơ cấu dân số theo giới, phong tục tập quán, tôn giáo..ảnh hưởng đến
chất lượng và cơ cấu ngành y tế
• Mỗi quốc gia đều có một văn hóa, tập quán riêng. Lối sống, phong tục, suy nghĩ
đều khác nhau.
Theo tổ chức UNDP, ta thấy được sự phân biệt rõ rệt giữa các châu lục qua chỉ
số bất bình đẳng giới:
Quốc gia

2011

Xếp hạng

2012

Xếp hạng

Trung Phi CHDC
Công gô
Ni-giê

0,71

142

0,651

144


0,704

144

0,707

146

Tây Á Y-ê-men

0,769

146

0,747

148

12


Châu Âu Thụy Điển

0,049

1

0,055

2


Đan Mạch

0,006

3

0,057

3

Hà Lan

0,052

2

0,045

1



Cơ cấu dân số không hợp lý ảnh hưởng trực tiếp tới hình thái hôn nhân trong
tương lai, gây ra các tệ nạn xã hội như buôn bán phụ nữ, trẻ em, mại dâm, bạo
lực gia đình,giới, làm cho ngành y tế phải giải quyết các hậu quả của các hành
vi trên.




Phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phân biệt giới tính



Các dịch vụ dân số và tôn giáo, cũng như trình độ học vấn của dân cư ảnh
hưởng đến thói quen tiêu dùng các dịch vụ y tế. Ví dụ như đồng bào dân tộc
thích dùng thuốc dân gian để chữa bệnh hơn là thuốc tây.



Trình độ học vấn ảnh hưởng tới việc làm có thu nhập cao hay thấp sẽ ảnh
hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế.
c. Tác động của phân bố dân cư đến hệ thống y tế.
 Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nông
thôn có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội nên có cơ cấu
bệnh tật khác nhau.
Chênh lệch giữa các vùng miền về một số chỉ số sức khỏe chung năm 2014
Theo vùng sinh thái
Đồng bằng Sông Hồng
Trung du và Miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long

Tuổi
thọ*74
,3
70
72

,5
69
75
,7
74
,4

Suy dd, nhẹ cân
10,2
19,8
17,0
22,6
8,4
15,0

Ghi chú: *Số liệu phân vùng là của năm 2013.
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015). Báo cáo tóm tắt Kết quả điều tra dân số
giữa kỳ 1/4/2014,Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2015)
Ví dụ:
Ở đồng bằng, vùng ven biển miền bắc Việt Nam thì các bệnh đường tiêu
hóa, bệnh hô hấp là phổ biến, nhưng miền núi cao thì bệnh sốt rét, bệnh biếu
cổ là bệnh cần quan tâm phòng chống. Các bệnh xã hội nguy hiểm và hay
lây lan như giang mai, hoa liễu, AIDS… thường tập trung ở các thành phố
lớn có mật độ dân số cao.
13


 Vùng miền núi,vùng sâu vùng xa dễ gây khó khăn,cản trở trong việc cung

cấp các dịch vụ y tế tốt nhất.

Ở Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới. Dân số tập trung khá cao
ở các thành phố lớn
Hà Nội: 7,1 triêu người, mật độ: 2013 người/km2
Vùng dân cư thưa thớt Lai Châu : 43 người/km2
Tốc độ gia tăng dân số: nông thôn: 0,02%, thành thị: 3,3%
d. Mức độ sinh, chết ảnh hưởng tới chăm sóc y tế
 Mức sinh, chết là một chỉ báo tốt nhất phản ánh chất lượng y tế, chăm sóc
dân cư và sự quan tâm của chính phủ với người dân.
Thống kê năm 2012
Quốc gia
Tỷ
lệ
sinh(%)
Tây Phi Xê-nê-gan 39
CHDC Công gô
45
Châu Á Sing-ga-po 10
Nhật Bản
9
I-xra-en
21
Châu Âu Thụy
12
ĐiểnAi-xlen
14
Việt Nam
17

Tỷ
lệ

chết (%)
16
17
4
10
5
10
6
7

Tăng dân
số tự nhiên
2,5
2,8
0,5
-0,2
1,6
0,2
0,8
1

Tuổi thọ Nam

Nữ

47
48
82
83
82

82
82
73

48
50
84
86
83
84
84
76

47
47
79
80
80
80
80
70

e. Tác động của kế hoạch hóa gia đình đến hệ thống y tế
 Mức sinh cao, dân số phát triển mạnh đã dẫn tới việc xuất hiện nhu cầu kế
hoạch hóa gia đình và hình thành bộ phận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
trong ngành y tế
Tỷ lệ gia tăng dân số thế giới là 1,17. Trong 1s có 4 đứa bé chào đời
Ở Việt Nam, tỷ lệ sinh năm 2011: 1,99 con/1 phụ nữ
Tỷ lệ sinh năm 2012: 2,05 con/1 phụ nữ
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai năm 2012 của Việt Nam là 76,2%, phương

pháp tránh thai hiện đại là 66,6%
f. Hôn nhân ảnh hưởng tới y tế
 Độ tuổi kết hôn, hình thái hôn nhân, tuổi kết hôn trung bình lần đầu ảnh
hưởng tơi sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Các dịch vụ chăm sóc
SKSS và SKTD là cần thiết, để đảm bảo làm mẹ an toàn và nâng cao cuộc
sống.
Thống kê năm 2009, tuổi kết hôn trung bình của người Việt Nam: 22,8 tuổi
với nữ và 26,2 tuổi đới với nam.

14


2. Tác động của y tế đến các quá trình dân số
a. Y tế tác động tới mức sinh
Những thành tựu của ngành y tế có thể làm đảo lộn quá trình sinh sản truyền
thống của loài người
Làm tăng mức sinh
Việc chữa bệnh vô sinh cho ra đời những đứa trẻ từ ống nghiệm và dịch vụ đẻ
thuê, cho thấy khả năng chủ động của loài người trong lĩnh vực này.
Làm giảm mức sinh
Ngành y tế đã đóng góp trực tiếp trong việc tạo ra phương tiện, phương pháp
hạn chế sinh đẻ và tổ chức dịch vụ tránh thai, tránh đẻ.
Y tế đóng vai trò trực tiếp và quyết định cuối cùng trong việc hạn chế mức sinh
thông qua thực hiện các biện pháp KHHGD, bằng cách sử dụng các BPTT hiện
đại hoặc truyền thống.
Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình càng đẩy mạnh, tỉ lệ sử dụng các
biện pháp tránh thai ngày càng tăng sẽ làm giảm mức sinh. Ở Việt Nam, năm
1994 gần 65% phụ nữ có chồng ở độ tuổi 15 đến 49 áp dụng các biện pháp
tránh thai, tổng tỉ suất sinh là 3,1 con; năm 2010 con số tương ứng là 78% và
2,0 con.

Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và tổng tỉ suất sinh năm 2010
Nhóm nước
Tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
Tổng tỷ suất sinh
(% phụ nữ 15 – 49 tuổi)
(con/phụ nữ)
Thế giới
62
2,4
Kém phát triển 33
4,4
Đang
phát 59
2,6
triển
Phát triển
72
1,6
Việt Nam
78
2,0
Nguồn: World Population Data Sheet 2010
Chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức
chết ở trẻ sơ sinh cũng đã gián tiếp góp phần làm giảm mức sinh.
Ngoài ra, việc tăng cường các điều kiện xã hội chăm sóc tuổi già, trong đó có
sự đóng góp của y tế góp phần làm giảm nhu cầu dựa vào con, cũng sẽ làm
giảm sinh.
Như vậy muốn giảm mức sinh phải phát triển hệ thống y tế nói chung và hệ
thống chuyên ngành dịch vụ KHHGD nói riêng
b. Y tế tác động tới mức chết và tuổi thọ của người dân

Nếu sự tác động của ngành y tế tới mức sinh chỉ giới hạn đối với những
người trong độ tuổi sinh đẻ thì việc tác động làm giảm mức chết liên quan
đến mọi người, mọi lứa tuổi.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và y tế nói riêng, mức chết đã
giảm nhiều.
15


Hiện nay trên thế giới, nhờ những thành công của chương trình tiêm
chủng mở rộng, trẻ em được tiêm phòng các bệnh như sởi, lao, bạch hầu,
ho gà, uốn ván… do vậy mức chết đã giảm nhiều, đặc biệt với trẻ em
dưới 5 tuổi.
• Đối với người lớn, y tế đã chữa được nhiều bệnh gây tử vong cao trong
quá khứ như lao, sốt rét, tim mạch…
• Thêm vào đó công tác chăm sóc sức khỏe cho người già cũng được đẩy
mạnh làm giảm mức chết của nhóm tuổi này đồng thời làm tăng tuổi thọ
trung bình của dân số.


Năm
1960
Tuổi thọ trung bình của 59,0
người dân
7

1970
59,7
4

1980

67,43

1990
70,5
1

2000 2010 2016
73,63 75,31 75,6

Trong kết quả bảng tuổi thọ các nước của Diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) thực hiện, người Việt Nam đứng thứ 56 trong tổng số 138 nước,
vượt trung bình thế giới.
• Tác động của y tế đến mức chết đặc biệt thấy rõ ở các nước đang phát
triển nhờ sử dụng rộng rãi y tế dự phòng, không đắt tiền nhưng hiệu quả
đạt rất cao.
• Y tế giúp giảm số người chết thông qua hiến tặng, ghép nhân tạo.
VD: Về sự tốt bụng của một số người trước khi qua đời muốn hiến tặng
các bộ phận của mình cho các bệnh nhân xấu số khác.
Tuy nhiên điều này cũng gia tăng các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật
như chợ đen, các vụ cướp nội tạng người đang nhức nhối trên các thông
tin đại chúng hiện nay.
Chất lượng chăm sóc y tế là biến quan trọng tác động đến các biến của dân
số. Chất lượng chăm sóc y tế tốt hạn chế được các dịch bệnh, tăng cường
công tác phòng bệnh hạn chế được các nguyên nhân chết sẽ làm giảm mức
chết của dân cư, giảm các bệnh di truyền do đột biến gen, thực hiện sàng lọc
trước và sau sinh, hạn chế số ca sinh bị quái thai và thiếu cân, suy dinh
dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau này => Nâng cao chất
lượng dân số
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra mức sống của dân cư 1997-1998(ĐTMS
1998) trong số trẻ em từ 0-5 tuổi, có 41,5% có chiều cao thấp so với tuổi,

40,1% có cân nặng theo tuổi thấp hơn chuẩn.
Tỷ lệ này đã giảm xuống còn 29,2% và 17,5% vào năm 2010 (Thống kê y
tế, 2010)
Theo thống kê, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt 163,7
cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiều
cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm
của WHO => Ngành y tế cần có chiến lược để nâng chiều cao của người
dân.
16


c. Tác động của y tế đối với di dân
Ngoài việc tác động rõ ràng tới mức sinh và mức chết, y tế còn tác động không
nhỏ đến quá trình di, biến động dân số. Trong nền kinh tế thị trường, làm tăng
sự chênh lệch về kinh tế-xã hội giữa các vùng miền; giữa thành thị và nông
thôn ngày càng lớn, trong đó có sự đầu tư và trình độ y tế. Điều đó góp phần
làm tăng di dân tự do từ nông thôn đến thành thị để hi vọng có cuộc sống tốt
đẹp hơn với điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đề bảo vệ biên cương của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương để
người dân định cư lâu dài ở vùng biên giới hải đảo,..Muốn để người dân an tâm
định cư lâu dài cần phải đảm bảo chăm sóc y tế cho đồng bào và quyền lợi được
học tập cho con em.
Như vậy, sự đầy đủ hay thiếu hụt cũng như chất lượng cao hay thấp của hệ
thống dịch vụ y tế là nhân tố tạo nên lực hút hoặc lực đẩy đối với quá trình di
dân.

III. Biện pháp
a. Lồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển y tế.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng với nhóm dân số trẻ tăng
nhanh và đông đảo, đồng thời cũng bước vào thời kỳ già hóa dân số một

cách nhanh chóng. Những yếu tố này tác động vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam cũng như việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Với đặc điểm dân số như vậy Chính phủ cần lồng ghép dân số vào kế hoạch
phát triển dân số và cả kế hoạch phát triển kinh tế.
b. Nâng cao chất lượng dịch vụ Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ở nước ta khá lớn.
Như vây, về số lượng cung cấp BPTT đã đủ đạt mức sinh thay thế.
Do đó, hiện nay cần tập trung năng cao chất lượng dịch vụ này, thông qua
• Đảm bảo lựa chọn rộng rãi các BPTT
• Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cho khách hàng một cách
khách quan, khoa học
• Đảm bảo kỹ thuật và cung cấp phương tiện tránh thai thuận tiện, an
toàn và hiệu quả
• Đảm bảo sự tin cậy của khách hàng đối với người cung cấp dịch vụ
• Cơ chế theo dõi động viên khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng
BPTT
• Đáp ứng kịp thời và thuận tiện nhu cầu của khách hàng thông qua hệ
thống dịch vụ hỗ trợ thích ứng
17


Áp dụng kế hoạch hóa gia đình giúp:
• Giảm tỷ lệ sinh thô hàng năm 0.03%o;
• Tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên dưới 5%;
• Hàng năm phấn đấu tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh;
đến năm 2020 đạt từ 80 - 85%;
• Tỷ lệ giới tính khi sinh kiềm giữ ở mức 107 bé trai/100 bé gái.
• Tỷ lệ cặp vợ chồng mới áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt
trên 75%.
c. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công cộng

• .Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dược và trang thiết bị y tế.Đặc biệt là y
tế ở tuyến cơ sở.
• Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế.
• Cải cách thủ tục để khám và bữa bệnh ở các cơ sở y tế
• Cung cấp rộng rãi các chương trình tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em.
• Khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ y tế công cộng.
• Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế quốc gia.
VD: Ở Việt Nam tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế năm 2016 là 78,8% dân số.
Mục tiêu đến năm 2020 đạt trên 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
d. Đẩy mạnh tư vấn hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sau sinh nhằm
nâng cao chất lượng dân số
Đây là nội dung Chiến lược Dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2020.

IV. Kết luận chung và đánh giá
Rõ ràng các đặc điểm về dân số có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống y
tế. Và ngược lại, y tế cũng có những tác động nhất định đến các đặc điểm của dân số.
Như đã trình bày ở trên, y tế có vai trò quan trọng trong quá trình sinh đẻ của một con
người, đặc biệt trong việc hạn chế mức sinh. Bên cạnh đó những tiến bộ của y học
cũng đã đẩy lùi nhiều bệnh dịch hiểm nghèo, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, từ đó đã
làm cho tỷ suất sinh thô giảm, giúp nâng cao tuổi thọ bình quân đầu người. Ngoài ra,
sự đầy đủ hay thiếu hụt cũng như chất lượng cao hay thấp của hệ thống dịch vụ y tế
cũng là nhân tố tạo nên lực hút hoặc lực đẩy đối với quá trình di dân.
Tóm lại, giữa dân số và y tế có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại. Y tế chỉ thực sự
phát triển khi tốc độ tăng dân số chậm hơn và phù hợp với tốc độ phát triển của ngành
y tế; hệ thống y tế phát triển sẽ góp phần làm tăng chất lượng dân số và ngược lại.

18




×