Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiệu quả chi phí của nghề trồng chè tại huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA NGHỀ TRỒNG CHÈ
TẠI HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VÕ THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA NGHỀ TRỒNG CHÈ
TẠI HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



678 QĐ-ĐHNT, ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

30/05/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Xuân Thuỷ
ThS. Lê Văn Tháp
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Phạm Thành Thái
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của nghề
trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới
thời điểm này
Nghệ An, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Võ Thị Thu Hương


iii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luận văn này cũng được hoàn thành
dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí
chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường đại học, và các tổ chức nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Xuân Thuỷ và Th.S
Lê Văn Tháp - Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang là nhưng người
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong
quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế, Khoa Sau đại học của
trường Đại học Nha Trang, cùng toàn thể Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất là hội nông dân huyện
Thanh Chương, hội nông dân các xã Thanh Mai, Thanh An, Thanh Thuỷ, Thanh
Hương, Thanh Mỹ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc điều tra và thu thập số liệu.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn tất cả các tác giả của các công trình mà tôi đã tham khảo.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Tôi kính mong quý thầy, cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn./.
Nghệ An, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Võ Thị Thu Hương


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ..........................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..........................................................................................xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................4
1.5. Ý nghĩa tài nghiên cứu.............................................................................................5
1.6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
Tóm tắt chương 1: ..........................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................6
2.1. Các khái niệm liên quan ..........................................................................................6
2.1.1. Các khái niệm về nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình, hộ gia đình trồng chè và
kinh tế hộ gia đình ..........................................................................................................6
2.1.2. Khái niệm sản xuất ...............................................................................................6
2.1.3. Các khái niệm về hiệu quả....................................................................................7
2.1.4. Phương pháp DEA................................................................................................8
2.2. Đo lường hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ theo cách tiếp cận DEA.................11
2.3. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến sản xuất chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An........................................................................................................................12


v


2.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan .....................................................13
2.4.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới: ..........................................................13
2.4.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nước .............................................................14
2.5. Khung phân tích ....................................................................................................15
Tóm tắt chương 2: ........................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................18
3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................18
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ ................................................................................18
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứ chính thức..........................................................................19
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu.......................................................................................20
3.2.1. Phương pháp định tính .......................................................................................20
3.2.2. Phương pháp định lượng ....................................................................................20
3.2.3. Các biến sử dụng trong phân tích DEA..............................................................20
3.2.4. Các mô hình DEA sử dụng để phân tích hiệu quả nghề trồng chè tại huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ......................................................................................23
3.2.5. Hàm hồi quy Tobit..............................................................................................28
3.4. Loại dữ liệu cần thu thập .......................................................................................32
3.5. Công cụ phân tích dữ liệu......................................................................................33
Tóm tắt chương 3: ........................................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34
4.1.Tổng quan về nghề trồng chè ở tỉnh Nghệ An .......................................................34
4.1.1. Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu ..................................................................34
4.1.2. Thực trạng chế biến chè......................................................................................37
4.2. Giới thiệu về địa bàn điều tra ................................................................................38
4.2.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................38
4.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................40


vi


4.2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................40
4.2.2.2. Kết quả phát triển KT - XH của huyện từ 2013-2015.....................................41
4.2.2.3. Dân số và lao động ..........................................................................................42
4.3. Đặc điểm sinh học của chè ....................................................................................48
4.4. Thực trạng nghề trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An....................51
4.5. Thống kê mô tả số liệu điều tra .............................................................................53
4.5.1. Về độ tuổi chủ hộ ...............................................................................................53
4.5.2. Về giới tính của chủ hộ.......................................................................................53
4.5.3. Số lao động trong hộ gia đình tham gia hoạt động trồng chè.............................54
4.5.4. Về trình độ học vấn ............................................................................................54
4.5.5. Về kinh nghiệm trồng chè ..................................................................................55
4.5.6. Tích luỹ kinh nghiệm trồng chè của chủ hộ .......................................................56
4.5.7. Phương thức thu hoạch .......................................................................................56
4.5.8. Thống kê mô tả kết quả của nghề trồng chè đạt được trong mẫu điều tra .........57
4.6. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của nghề trồng
chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An................................................................59
4.6.1. Mô tả các biến sử dụng trong DEA ....................................................................59
4.6.2. Hiệu quả kỹ thuật theo mô hình CCR-DEA.......................................................60
4.6.3. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô theo mô hình BCC – DEA .......................61
4.6.4. Hiệu quả chi phí theo mô hình BCC mở rộng....................................................62
4.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nghề trồng chè tại
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ...........................................................................64
4.8. Những khó khăn mà hộ nông dân chè gặp phải ....................................................66
4.9. Nguyện vọng về chính sách nhà nước để phát triển nghề trồng chè.....................68
4.10. Xu hướng phát triển của các hộ trồng chè...........................................................69
4.11. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................69


vii


4.11.1. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................69
4.11.2. Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nghề trồng chè
tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ......................................................................71
Tóm tắt chương 4..........................................................................................................71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................72
5.1 Kết luận...................................................................................................................72
5.1.1. Các mục tiêu đề tài nghiên cứu đã đạt được, cụ thể:..........................................72
5.1.2. Về phương pháp nghiên cứu...............................................................................72
5.1.3. Về kết quả nghiên cứu ........................................................................................72
5.1.4. Hạn chế của đề tài...............................................................................................73
5.1.5. Hướng mở của đề tài ..........................................................................................74
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................74
5.2.1. Chủ hộ gạt bỏ tư tưởng bảo thủ, cần chủ động tiếp cận khoa học - kỹ thuật,
phân bổ lại các yếu tố nguồn lực và hợp tác đoàn kết giữa các vườn chè. ..................74
5.2.2. Hỗ trợ và chính sách vốn thông thoáng để hộ gia đình trồng chè dễ dàng tiếp cận
với các nguồn vốn cho vay ...........................................................................................75
5.2.3. Xem xét mở rộng quy mô sản xuất.....................................................................75
5.2.4. Ổn định giá cả cho hộ nông dân .........................................................................75
5.2.5. Tăng cường tập huấn kỹ thuật, khuyến khích hộ nông dân tham gia các lớp đào
tạo, nâng cao trình độ ...................................................................................................76
5.2.6. Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý .............................................................76
Tóm tắt chương 5: ........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................78
PHỤ LỤC

viii



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DEA:

Data Envelopment Analysis (Phân tích đường bao dữ liệu)

SFA:

Stochastic Frontier Analysis (Phân tích biên giới ngẫu nhiên)

DMU:

Decision Making Unit (Đơn vị ra quyết định)

TE:

Technical Efficiency (Hiệu quả kỹ thuật)

AE:

Allocative Efficiency (Hiệu quả phân bổ)

EE:

Economic Efficiency (Hiệu quả kinh tế)

CE:

Cost Efficiency (Hiệu quả chi phí)


CCR:

Charnes, Cooper, và Rhodes

DRS:

Decreasing Returns to Scale (Năng suất giảm dần theo quy mô)

IRS:

Increasing Returns to Scale (Năng suất tăng dần theo quy mô)

VRS:

Variable Returns to Scale (Năng suất thay đổi theo quy mô)

CRS:

Constant Return to Scale (Năng suất không đổi theo quy mô)

BCC:

Banker, Charnes và Cooper

DEAP:

Date Envelopment Analysic Program ( Chương trình phân tích đường

bao dữ liệu)

PTNT:

Phát triển nông thôn

UBND:

Uỷ ban nhân dân

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tóm lược các biến lựa chọn của các nghiên cứu trước ................................21
Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong phân tích CCR- DEA và BCC ................................23
Bảng 3.3: Các biến sử dụng trong phân tích BCC mở rộng..........................................23
Bảng 3.4: Tổng hợp các biến sử dụng trong hồi quy Tobit của các nghiên cứu trước ......29
Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong phân tích hồi quy Tobit...........................................30
Bảng 3.6: Cơ cấu phiếu khảo sát theo địa bàn ..............................................................32
Bảng 4.1: Diện tích chè tỉnh Nghệ An năm 2014, 2015 ...............................................34
Bảng 4.2 : Diện tích và cơ cấu diện tích chè búp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2015 ......35
Bảng 4.3: Năng suất và sản lượng chè Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015......................35
Bảng 4.4: Diện tích các loại chè ở Nghệ An phân theo huyện năm 2014.....................36
Bảng 4.5: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai từ năm 2013-2015 của huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An ..................................................................................................40
Bảng 4.6: Số lượng và cơ cấu diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2013 -2015 của
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ............................................................................41
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 của huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An ..................................................................................................41
Bảng 4.8: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2013 -2015 của huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An .......................................................................................42

Bảng 4.9: Dân số và lao động huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2015.... 48
Bảng 4.10: Chi phí đầu tư 1ha trồng chè 3 năm kiến thiết cơ bản tại huyện Thanh Chương.......49
Bảng 4.11: Chi phí đầu tư, chăm sóc hàng năm đối với 1ha chè kinh doanh tại huyện
Thanh Chương ...............................................................................................................50
Bảng 4.12: Diện tích chè và diện tích chè trồng mới tại huyện Thanh Chương giai
đoạn 2011-2015 .............................................................................................................51
Bảng 4.13: Diện tích, năng suất, sản lượng chè kinh doanh tại huyện Thanh Chương, giai
đoạn 2011-2015..............................................................................................................52
Bảng 4.14: Giá trị sản phẩm chè tại huyện Thanh Chương, giai đoạn 2011 - 2015 .....52
Bảng 4.15: Thống kê tuổi của chủ hộ trồng chè trong mẫu nghiên cứu .......................53
Bảng 4.16: Cơ cấu giới tính của chủ hộ trồng chè trong mẫu nghiên cứu ....................53

x


Bảng 4.17: Thống kê số người trong gia đình tham gia hoạt động trồng chè ...............54
Bảng 4.18: Cơ cấu lao động tham gia trồng chè trong mẫu nghiên cứu .......................54
Bảng 4.19: Trình độ học vấn của chủ hộ trồng chè trong mẫu điều tra ........................55
Bảng 4.20: Kinh nghiệm của chủ hộ trồng chè trong mẫu điều tra...............................55
Bảng 4.21: Các kênh tham khảo thông tin kỹ thuật trồng chè của chủ hộ trong mẫu .....56
Bảng 4.22: Phương thức thu hoạch của chủ hộ trồng chè trong mẫu điều tra ..............56
Bảng 4.23: Diện tích, sản lượng, năng suất của các hộ trồng chè huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An ........................................................................................................................57
Bảng 4.24: Thống kê mô tả các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận của các hộ trồng
chè trong mẫu điều tra ...................................................................................................57
Bảng 4.25: Tỷ trọng các khoản mục chi phí đầu tư trung bình một hộ gia đình trồng
chè trong mẫu điều tra ...................................................................................................58
Bảng 4.26: Tổng hợp số lượng các yếu tố đầu ra, số lượng và giá cả đầu vào sử dụng
trong DEA......................................................................................................................59
Bảng 4.27: Hiệu quả kỹ thuật tổng hợp theo mô hình CCR-DEA của hộ trồng chè tại

huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An ............................................................................60
Bảng 4.28: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô theo mô hình BCC – DEA................61
Bảng 4.29: Hiệu quả quy mô theo mô hình BCC..........................................................61
Bảng 4.30: Hiệu quả chi phí theo mô hình BCC mở rộng ............................................62
Bảng 4.31: Bảng thống kê hiệu quả chi phí của các hộ trồng chè.................................63
Bảng 4.32: Mức độ tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (Y).......64
Bảng 4.33: Những khó khăn chủ yếu của các hộ trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An .........................................................................................................................66
Bảng 4.34: Nguyện vọng về chính sách Nhà nước để phát triển nghề trồng chè

tại

huyện Thanh Chương ....................................................................................................68
Bảng 4.35: Định hướng phát triển của các hộ trồng chè ở huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.........................................................................................................................69

xi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Hàm sản xuất ...................................................................................................9
Hình 2.2: Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS ....11
Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí .................................11
Hình 2.4: Sơ đồ khung phân tích ...................................................................................16
Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu ....................................................................................18
Hình 4.1: Vườn chè trong giai đoạn cho sản xuất – kinh doanh tại huyện Thanh Chương.......49

xii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu của đề tài “Đánh giá hiệu quả chi phí của nghề trồng chè tại huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” Đo lường hiệu quả sản xuất và xác định được các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất từ đó gợi ý một số giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả nghề trồng chè ở huyện Thanh Chương – Nghệ An
Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là cứu định
tính kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập trên cơ
sở bảng câu hỏi điều tra của 102 hộ trồng chè ở huyện Thanh Chương – Nghệ An.
Trong đó, phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đo lường hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí; Phương pháp hồi quy Tobit phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ gia đình trồng chè tại huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thông qua việc phân tích các thông tin thu được và xử
lý số liệu bằng Excel, phần mềm DEAP và Eview.
Điều tra 102 hộ gia đình thì diện tích trung bình của 1 hộ gia đình trồng chè tại
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là 0,933 ha, hộ nhỏ nhất là 0,2ha, hộ lớn nhất là
3ha. Năng suất bình quân đạt 110,96 tạ/ha. Doanh thu trung bình mỗi hộ là 36,71 triệu/
năm, nhỏ nhất là 5,4 triệu/năm, lớn nhất là 115,6 triệu/năm. Lợi nhuận trung bình đạt
9,58 triệu đồng/năm/hộ gia đình và giải quyết việc làm cho hơn 221 lao động trực tiếp
trong năm.
Hiệu quả kỹ thuật sản xuất đạt được tương đối cao, trung bình là 0,824, chứng
tỏ các hộ gia đình sử dụng các yếu tố đầu vào tương đối hợp lý. Trong đó, hiệu quả kỹ
thuật thuần tuý trung bình đạt 0,897 và hiệu quả quy mô trung bình đạt 0,919. Như vậy
ngoài việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào, thì các hộ trồng chè trên địa bàn nghiên
cứu có quy mô diện tích khá phù hợp. Phần lớn các hộ gia đình trồng chè trong trang
thái DRS (63,72%); có 17,65% hộ đang trong trạng thái quy mô đạt tối ưu, còn lại 19
hộ trong trạng thái IRS. Hiệu quả phân bổ trung bình đạt 0,845; dao động từ 0,629- 1;
chứng tỏ các hộ gia đình phân bổ các yếu tố nguồn lực hiệu quả tương đối tốt nhưng
không đồng đều. Hiệu quả kỹ thuật cao trong khi hiệu quả phân bổ thấp hơn chính là
một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chi phí trung bình đạt được tương đối


xiii


thấp hơn nhiều so với hiệu quả kỹ thuật (0,757), với dao động từ 0,572 tới 1, như vậy
chi phí đầu vào sử dụng chưa hiệu quả.
Với mức ý nghĩa α = 10%, thì trong 5 nhân tố đưa vào mô hình hồi quy Tobit,
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật thuần tuý thì chỉ có 3 nhân tố
có ý nghĩa thống kê đó là: quy mô diện tích, học vấn của chủ hộ, tham gia tập huấn (có
giá P-value < 0,1). Còn 2 nhân tố: kinh nghiệm, vay vốn không có ý nghĩa thống kê
(có P-value > 0,1). Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cần có kế hoạch mở rộng
diện tích ở những hộ trong trạng thái IRS, nâng cao năng lực cho chủ hộ bằng cách
khuyến khích hộ tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ và xây dựng các chương
trình tập huấn có chất lượng. Ngoài ra tuyên truyền đổi mới tư duy bảo thủ cho hộ
trồng chè, có chính sách vốn ưu đãi thông thoáng cho hộ nông dân trồng chè dễ dàng
tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất.
Từ khoá: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, Hiệu quả chi phí, hộ gia đình
trồng chè, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

xiv


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh
tế cao. Ở Việt Nam, chè chủ yếu được trồng ở vùng núi phía bắc và tây nguyên. Theo
Nguyễn Văn Tạo, 1995 chè có đời sống kinh tế kéo dài trong khoảng 10-12 năm. . Chè
đóng một vai trò quan trọng trong cải thiện thu nhập và tạo công ăn việc làm cho các
vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc (Hà giang, Yên Bái,
Thái Nguyên và Phú Thọ), vùng Đông Bắc Nam bộ (tỉnh Lâm Đồng), và vùng Duyên

hải Bắc trung bộ (tỉnh Nghệ An).
Trong khi đó Nghệ An đất đai rộng lớn là tỉnh có điều kiện khó khăn, địa hình
chủ yếu là đồi núi, đất đai có độ màu mỡ kém, khí hậu lại khắc nghiệt nên việc lựa
chọn các cây nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn, nhất là các
huyện miền núi phía Tây. Thường ở đây cần những cây trồng có khả năng chống chịu
cao như cao su, chè, café, cam,… Nghề trồng Chè xuất hiện tại Nghệ An từ những
năm 90 của thế kỷ trước. Bước đầu được định hướng cây kinh tế cho các nông trường
(vùng kinh tế mới của tỉnh Nghệ An). Sản xuất chè thời kỳ đầu chủ yếu sử dụng giống
chè trung du, ươm bằng hạt, năng suất thấp. Sản phẩm chè lúc này vừa lấy búp tươi
vừa lấy cành. Trải qua bao nhiêu năm, tỉnh đã có sự thay đổi cơ bản, các giống chè có
năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo được thay thế bằng các giống chè có năng
suất cao, chất lượng tốt và trồng bằng phương pháp dâm cành. Nghệ An đã hình thành
vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Nghề
trồng chè đã ngày càng được quan tâm, năm 2000 toàn tỉnh có 3.678 ha Chè, tập trung
chủ yếu ở 6 huyện miền núi: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp
và Quế Phong. Nhận thấy sự phù hợp và lợi ích kinh tế cây Chè đem lai, tỉnh Nghệ
An xác định cây chè là một trong 12 cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, có lợi thế trong
nền kinh tế thị trường. Năm 2006 cây chè được đề xuất là cây kinh tế chủ lực trong
“Đề án phát triển kinh tế 10 huyện miền núi phía Tây, tỉnh Nghệ An”. Huyện Thanh
Chương chính là một trong những huyện được chú ý phát triển cây Chè trong giai
đoạn này. Chính vì vây, trong những năm vừa qua, cây chè đã được chú trọng phát
triển và khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh, tạo công
ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn vùng các huyện trung du, miền núi; Sản

1


phẩm chè khô Nghệ An là mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt khoảng 10 triệu
USD/năm. Nghệ An vươn lên là một trong những 10 tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả
nước. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành chè.

Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An.
Nằm trong toạ độ từ 18o34' đến 18o55' vĩ độ bắc, và từ 104o55' đến 105o30' kinh độ
đông. Phía tây nam giáp tỉnh Bolikhamxai của Lào; Phía đông giáp huyện Đô Lương và
Nam Đàn; phía tây bắc giáp huyện Anh Sơn; phía đông bắc giáp huyện Đô Lương; phía
nam giáp huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Huyện lỵ cách thành phố Vinh 50 km. Đây
là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc “Khu dự trữ sinh quyển
miền tây Nghệ An”. (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Chương )
Huyện Thanh Chương, là một huyện vùng núi phía tây của tỉnh Nghệ An. Tổng
diện tích tự nhiên của Huyện là 112.886,78 ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm phần
lớn (khoảng 83%). Huyện chủ yếu phát triển về nông nghiệp, trong đó cây chè phát
triển mạnh nhất. Trong thời gian qua để tận dụng, khai thác tốt tiềm năng vốn có của
địa phương huyện Thanh Chương đã rất tích cực mở rộng diện tích chè mới. Với quy
mô khá lớn so với quy mô một huyện, cây chè đã trở thành thương hiệu của huyện
Thanh chương nói riêng và Nghệ An nói chung. Năm 2015, toàn huyện có 4.400,5 ha
chè búp tươi, tăng 29,4% so với năm 2010 và là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh
Nghệ An(chiếm 59,31%). Trong đó, diện tích chè đi vào sản xuất kinh doanh là 3.221
ha. Năng suất chè búp tươi cũng tăng dần theo thời gian, năm 2010 năng suất đạt 95
tạ/ha, đến năm 2015 năng suất tăng lên 110 tạ/ha. Như vậy, tổng sản lượng chè búp
tươi năm 2015 đạt 35.321 tấn. (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Chương, Cục
thống kê tỉnh Nghệ An)
Bên cạnh đó văn hóa đặc trưng của người Nghệ Tĩnh xưa nay, sản phẩm nước
từ cây chè gần như không thể thiếu với mỗi gia đình, với nhu cầu sử dụng lớn đó thì có
thể nói thị trường nội khu vực huyện Thanh Chương thì cây chè là sản phẩm nhu cầu
lớn nhất, là sản phẩm của truyền thống văn hóa vùng nên nhu câu đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng, đây là loại cây chiếm tỷ trọng thu nhập lớn nhất của toàn huyện, là
một lợi thế cạnh tranh lớn và rõ nét nhất.
Nhưng một phần vì ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, một phần việc đầu tư
phát triển sản xuất chè chưa phù hợp nên thu nhập hộ gia đình trồng chè ở đây còn khá
bấp bênh, không đủ bù chi phí. Sản phẩm chè phụ thuộc rất nhiều vào tư thương. Đời


2


sống người nông dân trồng chè gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có các giải pháp
nâng cao hiệu quả nghề trồng chè và phát triển nghề trồng chè bền vững cho huyện
Thanh, tỉnh Nghệ An là cần thiết.
Trong nhiều năm qua, đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả
chi phí trong sản xuất đã nhận được sự chú ý đặc biệt với mục đích thúc đẩy phát triển
kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Hai phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong đo lường hiệu quả là: (i)
phân tích đường bao dữ liệu (DEA), là một phương pháp phân tích phi tham số; và (ii)
phân tích biên giới ngẫu nhiên (SFA), là phương pháp tham số sử dụng mô hình kinh
tế lượng. Ưu điểm của phương pháp SFA là sai số ngẫu nhiên tách được khỏi đường
biên giới hạn khả năng sản xuất, và dễ dàng kiểm định được mô hình; Tuy nhiên,
phương pháp SFA phải áp đặt một dạng hàm và vì vậy có thể gặp sai lầm trong lựa
chọn; và chỉ cho phép một đầu ra duy nhất, điều đó sẽ gặp khó khăn trong phân tích
nếu quá trình sản xuất có nhiều đầu ra. Trong khi phương pháp DEA không yêu cầu
phải xác định một dạng hàm cụ thể khi xây dựng đường biên sản xuất, hơn nữa
phương pháp này có thể sử dụng trong truờng hợp nhiều sản phẩm đầu ra và nhiều yếu
tố đầu vào và như vậy có thể sử dụng dể uớc luợng riêng biệt các loại hiệu quả sản
xuất như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và
hiệu quả theo quy mô sản xuất.
Việc sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu
quả kinh tế đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng sâu rộng trên nhiều lĩnh
vực; Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương pháp này mới bắt đầu tiếp cận từ những năm
2000 trở lại đây, một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt như: Quan
Minh Nhựt, “ Đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ của
các hộ trồng hành tím ở tỉnh Sóc Trăng”; Thái Thanh Hà (2009). “Áp dụng phương
pháp đường bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên
nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”;… Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh

giá, đo lường hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng chè ở huyện Thanh Chương, tỉnh
Nghệ An.
Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả chi phí của
nghề trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” dựa trên những căn cứ

3


khoa học nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề trồng chè ở huyện
Thanh Chương – Nghệ An.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát: Đo lường hiệu quả sản xuất và xác định được các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất từ đó gợi ý một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả nghề trồng chè ở huyện Thanh Chương – Nghệ An
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí của các hộ
gia đình trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và xem xét tác động của chúng đến hiệu quả
sản xuất của các hộ gia đình trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
+ Gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ gia đình
trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc trồng chè của các hộ gia đình tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đạt
hiệu quả cao hay thấp?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng và tác động của chúng như thế nào đến hiệu
quả nghề trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An?
- Có các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả mô hình chuyên canh chè tại
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực trạng hiệu quả chi phí của hộ gia

đình trồng chè ở huyện Thanh Chương – Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Đánh giá thực trạng và hiệu quả nghề trồng chè tại huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An
+ Không gian: Các hộ gia đình trồng chè trên địa bàn huyện Thanh Chương –
Nghệ An.
+ Thời gian: Dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian 12/2016-02/2017

4


1.5. Ý nghĩa tài nghiên cứu
- Lý thuyết: Kết quả đề tài là hệ thống hoá về mặt lý luận về đo lường hiệu quả
chi phí, giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về bản chất của hiệu quả cũng
như phương pháp đo lường hiệu quả bằng DEA; đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để
các nghiên cứu sâu hơn về phân tích hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
- Thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng, tình hình sản xuất chè tại huyện
Thanh Chương. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các hộ nông dân trồng chè có cái nhìn
tổng quát hơn, từ đó có thể điều chỉnh hành vi trong sản xuất chè để đạt hiệu quả cao
hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích giúp các nhà quản lý quy
hoạch vùng trồng chè và cung cấp thêm căn cư khoa học cho các giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển bền vững nghề trồng chè tại huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1, tác giả giới thiệu về: (i) tính cấp thiết của đề tài “Đánh giá
hiệu quả chi phí của nghề trồng chè tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, (ii) mục
tiêu nghiên cứu, (iii) câu hỏi nghiên cứu, (iv) đối tượng và phạm vi nghiên nghiên cứu,
(v) ý nghĩa của nghiên cứu và (vi) giới thiệu kết cấu của luận văn của mình.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Các khái niệm về nông nghiệp, nông thôn, hộ gia đình, hộ gia đình trồng
chè và kinh tế hộ gia đình
- Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi
gia súc gia cầm (Đinh Phi Hổ,2008). Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng
trong nền kinh tế mỗi nước. Hoạt động nông nghiệp không chỉ gắn liền với yếu tố kinh
tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên.
- Nông thôn là một hình thức cư trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã hội
của con người, nơi sinh sống của những người chủ yếu làm nghề nông và những
nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
(Phan Văn Thạng, 2008).
- Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ hình thức tồn tại của một kiểu nhóm
xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có
tính chất hành chính và địa lý. Trong đó, gia đình là một nhóm người mà các thành
viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (kể cả nhận con
nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội (Phan
Văn Thạng, 2008).
- Hộ gia đình trồng chè là những hộ gia đình sống bằng nghề trồng chè là chủ yếu

- Kinh tế hộ nông dân: Theo Ellis (1995), kinh tế hộ nông dân có thể tóm tắt
như sau: "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống
trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường
nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt
động của thị trường"
2.1.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình, thông qua nó các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất
được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử
dụng được. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp là đất, lao động, phân bón,

6


thuốc nông dược. Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà
quá trình sản xuất tạo ra.
2.1.3. Các khái niệm về hiệu quả
2.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả là việc lựa chọn và xem xét các thứ tự nguồn sử dụng trong sản xuất,
sao cho ít mất thời gian, công sức, nguồn lực nhưng đạt được hiệu quả cao. Hiệu quả
bao gồm 2 loại: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, hai hiệu quả này có quan hệ thống
nhất không thể tách rời. Hiệu quả bao gồm cách tiếp cận đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động
kinh tế. Vì vậy nó liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và sử dụng nó tạo ra các
yếu đầu ra trong quá trình sản xuất.
2.1.3.2. Hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả chi phí)
Hiệu quả là một thuật ngữ thông dụng sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như kinh tế, chính trị, xã hội… Trong lĩnh vực kinh tế, theo định nghĩa trong tác phẩm
“Từ điển kinh tế học” của tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2012) “Hiệu quả là mối quan hệ
giữa đầu vào nhân tố khan hiếm và sản lượng hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu

quả còn được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá xem thị trường phân bổ nguồn lực tốt
đến mức nào”.Vì các nhân tố đầu vào hay các nguồn lực là khan hiếm nên việc phân
bổ nguồn lực như thế nào là một vấn đề sống còn của bất kỳ một quốc gia, tổ chức. Vì
vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các tổ chức đạt được trong việc
phân bổ các yếu tố đầu vào có thể sử dụng để sản xuất ra các đầu ra nhằm đạt được
một mục tiêu nào đó. Nguồn lực đầu vào của một đơn vị ra quyết định (DMU) là các
yếu tố đầu vào sản xuất như vốn, lao động, kỹ thuật.... Đầu ra là kết quả kinh tế như
sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận…
Như vậy, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục
tiêu xác định. Nói cách khác, đó là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành các đầu ra
trong hoạt động kinh doanh của các DMU. Nó cho biết những lợi ích đạt được từ các
hoạt động kinh doanh của DMU trên cơ sở so sánh kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó.

7


Khái niệm về hiệu quả sản xuất đã phát triển qua thời gian. Theo Koopmans
(1951), một quá trình sản xuất được coi là hiệu quả kĩ thuật khi và chỉ khi chỉ có thể
tăng mức độ đầu ra nhất định hoặc giảm mức độ đầu vào bằng cách giảm mức độ đầu
ra khác hoặc tăng mức đầu vào khác. Lí thuyết kinh tế cổ điển, đã chính thức hóa các
khái niệm của Koopmans, khi đề cập đến các khái niệm về tối ưu Pareto: một kĩ thuật
sản xuất chưa phải là tối ưu Pareto nếu vẫn còn khả năng tăng mức đầu ra hoặc giảm
mức đầu vào.
Cách tiếp cận đo lường hiệu quả hiện đại bắt đầu với Farrell (1957), mở rộng
nghiên cứu của Koopmans và Debreu bằng cách đưa vào một khía cạnh khác của hiệu
quả gắn với thành phần tối ưu của đầu vào và giảm thiểu chi phí có tính đến giá tương
đối của đầu ra và đầu vào. Farell đã đề xuất rằng hiệu quả của một DMU bao gồm hai
thành phần: hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency-TE), nó phản ánh các khả năng
của một doanh nghiệp đạt được đầu ra lớn nhất với các đầu vào cho trước, và hiệu quả

phân bổ (Allocative Efficiency-AE), nó phản ánh khả năng của một doanh nghiệp sử
dụng các đầu vào với mức tỉ trọng tối ưu, với giá của các đầu vào cho trước. Hai thước
đo hiệu quả này được kết hợp cho chúng ta một thước đo về hiệu quả kinh tế tổng hợp
(Economic Efficiency-EE).
Theo Coelli và cộng sự (2005), hiệu quả sản xuất hình thành từ hiệu quả kỹ
thuật (TE), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi
phí (CE). Hiệu quả kỹ thuật là việc sử dụng lượng đầu vào cho trước để tạo ra một sản
lượng cao nhất hay sử dụng một lượng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một lượng đầu
ra nhất định. Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu
mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào
đó. Hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả phân phối
và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.
2.1.4. Phương pháp DEA
2.1.4.1. Sự ra đời và phát triển của phương pháp DEA
DEA là một phương pháp cơ bản trong ước lượng hàm sản xuất và hiệu quả kỹ
thuật. DEA sử dụng mô hình toán tuyến tính và hàm khoảng cách. Phương pháp này
được nhiều nhóm ý tưởng bắt đầu từ Farell khi ông đưa ra ý tưởng áp dụng về đường
giới hạn khả năng sản xuất (PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các

8


công ty trong một ngành. Tuy nhiên phương pháp này không nhận được sự ủng hộ
rộng rãi thời gian sau đó. Cho đến khi Charnes, Cooper, và Rhodes (1978) đưa ra khái
niệm và phương pháp “phân tích bao dữ liệu” thì nó thực sự ngày càng được mở rộng
và ngày nay nó trở thành một ứng dụng lớn trong phân tích kinh tế.
2.1.4.2. Năng suất theo quy mô
Trong kinh tế, khái niệm hàm sản xuất mô tả các đầu ra của sản xuất là sự kết
hợp của tất cả các đầu vào. Một hàm sản xuất có thể được mô tả trên đồ thị hai chiều
như hình 2.1. Để dễ dàng mô tả hàm sản xuất trên một đồ thị hai chiều, chúng ta giả sử

tất cả các đầu vào sẽ gộp lại thành một đầu vào tổng hợp. Tương tự, các đầu ra cũng
được gộp lại thành một đầu ra tổng hợp.
Giả sử rằng 1 doanh nghiệp sử dụng

số lượng đầu vào, và sản xuất ra

số

lượng đầu ra. Ví dụ, chúng ta xem xét một nhà sản xuất bộ giảm xóc. Nếu chỉ cần sản
xuất vài bộ giảm sóc, có lẽ sẽ thích hợp hơn với việc sản xuất bằng tay (đầu tư ít).
Nhưng nếu cần sản xuất một số lượng lớn bộ giảm xóc, sản xuất với quá trình tự động
hóa có thể sẽ tốt hơn. Nguyên nhân là vì, mức độ gia tăng đầu ra có thể sẽ lớn hơn
mức độ gia tăng đầu vào.
Khái niệm này được gọi là tính kinh tế của quy mô sản xuất. Thực sự, nếu
người sản xuất đang hoạt động ở trạng thái năng suất tăng dần theo quy mô, thì thành
quả (lợi nhuận) hoạt động của họ sẽ tăng nếu họ gia tăng quy mô sản xuất.

Hình 2.1: Hàm sản xuất
Chúng ta có thể định nghĩa năng suất tăng dần theo quy mô (Increasing Returns
to Scale - IRS) như một thuộc tính của hàm sản xuất, mà ở đó, nếu gia tăng tất cả các
đầu vào cùng một tỷ lệ thì các đầu ra sẽ cùng gia tăng với một tỷ lệ lớn hơn.

9


Dù vậy, khi chúng ta gia tăng đầu vào vượt qua một giới hạn nhất định, tính
chất IRS không còn đúng nữa. Nếu nhà sản xuất cần sản xuất hàng tỷ bộ giảm xóc, họ
sẽ gặp những khó khan, ví dụ như giới hạn dự trữ và cung ứng nguyên liệu đầu vào.
Khi đó, họ sẽ hoạt động ở trạng thái năng suất giảm dần theo quy mô (Decreasing Returns to
Scale - DRS)

Kết hợp 2 trạng thái hoạt động sản xuất IRS và DRS sẽ mang lại vùng hoạt
động sản xuất có tính chất năng suất thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale,
VRS). Tức là, trong quá trình sản xuất, các hoạt động sẽ có thể ở trong vùng IRS hoặc
DRS (hoặc CRS – năng suất không đổi theo quy mô).
2.1.4.3. DEA CRS và DEA VRS
Theo Charnes, Cooper, và Rhodes (1978), có hai phương pháp tiếp cận ước
lượng giới hạn khả năng sản xuất là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô
không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS) và phân tích
màng dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable
Return to Scale - VRS). Cả hai mô hình DEACRS và DEAVRS đều được xây dựng với
giả thiết tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đầu ra và tối đa hóa
đầu ra dựa trên đầu vào có sẵn.
Để so sánh phương pháp DEACRS và DEAVRS, ta xét điểm không đạt hiệu quả
kỹ thuật P (hình 2.2). Sự không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu
tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
(CRS) của điểm P là một khoảng cách PPc. Trong khi đó, sự không hiệu quả kỹ thuật
theo mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) chỉ là PPv. Sự khác biệt của hai mô hình đo
lường này là do sự không hiệu quả về mặt qui mô. Các khái niệm này có thể chỉ rõ
trong đo lường hiệu quả tỉ lệ như sau:
TECRS = APc/ AP
TEVRS = APv/ AP

10


Hình 2.2 Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và
DEAVRS (Nguồn: Coelli, 2005)
Do vậy, hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS trong mô hình phân tích màng dữ liệu
luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

2.2. Đo lường hiệu quả chi phí, hiệu quả phân bổ theo cách tiếp cận DEA
Theo Coelli hiệu quả chi phí có thể đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân
DEA định hướng đầu vào. Như vậy, nếu chúng ta có thông tin về giá và xem xét đến
hành vi kinh tế của nhà sản xuất, như là tối thiểu hóa chi phí hoặc tối đa hóa doanh
thu, chúng ta thể đo lường cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Đối với trường
hợp VRS với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, chúng ta sẽ chạy mô hình DEA theo định
hướng đầu vào để tính toán hiệu quả kỹ thuật. Sau đó chúng ta sẽ chạy mô hình DEA
tối thiểu hóa chi phí.
Lý thuyết này được mô tả bằng đồ thị như sau:

x2/y

P
S

A

Q
R

Q’
S’

0
A’

x1/y

Hình 2.3: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả chi phí
(Nguồn: Coelli, 2005)


11


×