BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ ANH HƯỜNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2017
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN THỊ ANH HƯỜNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Kinh tế Phát triển
Mã số:
60310105
Quyết định giao đề tài:
678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016
Quyết định thành lập hội đồng:
460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017
Ngày bảo vệ:
30/5/2017
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:
PGT.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:
KHÁNH HÒA - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Khánh Hòa, ngày 3 tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Anh Hường
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển với đề tài “ Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nghệ An” là kết
quả của quá trình cố gắng, học tập của bản thân và được sự giúp đỡ, hướng dẫn,
động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Qua
trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã
giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này.
Trước tiên, tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS
Phạm Thành Thái đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu
thông tin khoa học cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Bản thân tôi cũng
đã học hỏi được rất nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn từ lý thuyết đến áp
dụng thực tiễn; về tác phong, phương pháp làm việc hiệu quả và nhiều điều bổ
ích khác.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Nha Trang,
khoa sau đại học và quý Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới bố mẹ, anh chị em và gia
đình tôi; lời cảm ơn sâu sắc tới những bạn bè, đồng nghiệp và đơn vị tôi đang
công tác đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Khánh Hòa, ngày 3 tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Anh Hường
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 4
1.6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............. 6
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về kinh tế nông nghiệp ............................................................. 6
2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ............................................................... 7
2.2. Các cơ sở lý thuyết về vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế ...8
2.2.1. Mô hình David Ricardo (1772-1823) ......................................................... 8
2.2.2. Mô hình hai khu vực của Athur Lewis ...................................................... 9
v
2.2.3. Mô hình Harry T. Oshima ........................................................................ 11
2.2.4. Mô hình Todaro........................................................................................ 13
2.2.5. Mô hình Sung Sang Park .......................................................................... 14
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ...................... 16
2.3.1. Ruộng đất ................................................................................................. 16
2.3.2. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 16
2.3.3. Sử dụng nguồn lực vốn trong nông nghiệp .............................................. 18
2.3.4. Áp dụng khoa học công nghệ trong phát triển Nông nghiệp ................... 19
2.4. Tóm lược các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ........................... 21
2.5. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 23
2.5.1. Lao động nông nghiệp .............................................................................. 24
2.5.2. Vốn đầu tư nông nghiệp ........................................................................... 24
2.5.3. Yếu tố các nhân tố tổng hợp (TFP) .......................................................... 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 26
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 26
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................ 26
3.3. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 27
3.4. Mô tả số liệu ................................................................................................ 27
3.5. Các phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................ 29
3.6. Mô hình phân tích định lượng ..................................................................... 29
3.6.1. Chọn mô hình lý thuyết ............................................................................ 29
3.6.2. Quy trình phân tích ................................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 32
vi
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1. Mô tả hiện trạng .......................................................................................... 33
4.1.1. Khái quát về tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản tỉnh
Nghệ An ............................................................................................................. 33
4.1.2. Thực trạng nền nông nghiệp tỉnh Nghệ An .............................................. 37
4.2. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ....42
4.2.1. Thống kê mô tả cho các biến trong mô hình ngiên cứu ........................... 42
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 43
4.2.3. Xác định đóng góp của từng yếu tố đối với tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ......49
4.2.4. Thảo luận tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng kinh tế
nông nghiệp ........................................................................................................ 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................... 56
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 56
5.2. Một số hàm ý chính sách chủ yếu cần tập trung ......................................... 57
5.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An .....57
5.3. Một số hàm ý chính sách cần tập trung để phát triển ngành nông nghiệp
trong thời gian tới ............................................................................................... 58
5.3.1. Tập trung ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp, nông thôn. ............................................................................. 58
5.3.2. Tập trung phát triển nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp ........... 59
5.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
tỉnh Nghệ An ...................................................................................................... 61
5.4. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 67
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp qua các kết
quả nghiên cứu ................................................................................................... 23
Bảng 3.1. Thống kê một số thông số chính về ngành nông nghiệp từ năm 1995-2015 ...28
Bảng 3.2. Định nghĩa các biến ........................................................................... 32
Bảng 4.1. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho các biến .................... 42
Bảng 4.2. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................. 44
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy chuẩn hóa ................................................................ 44
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng Breusch-Godfrey
Serial Correlation LM Test ................................................................................ 45
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định BreuschPagan-Godfrey ................................................................................................... 45
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng Variance Inflation Factors .. 46
Bảng 4.7. Vị trí quan trọng của các yếu tố ......................................................... 49
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng Y, K, L ............................................................... 50
Bảng 4.9: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ..50
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ............. 56
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Đường tổng sản phẩm nông nghiệp ..................................................... 9
Hình 2.2: Quá trình dịch chuyển lao động ......................................................... 10
Hình 2.3: Ảnh hưởng của lao động và yếu tố tự nhiên ...................................... 14
Hình 2.4: Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp ........................... 15
Hình 2.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp ........................... 15
Hình 2.6: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp ......23
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý
chính sách hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp. Số liệu được thu thập từ Niên
giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 1995 đến năm 2015 và các báo cáo chuyên
ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu ứng dụng hàm
Cobb-Douglas và phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Kết quả phân tích hồi quy và
xác định tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp cho thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho ngành
nông nghiệp, lao động nông nghiệp và ứng dụng các khoa học công nghệ đề có
tác động đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp hàng năm. Trong đó những
năm gần đây yếu tố khoa học công nghệ tác động chính đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp; lực lượng lao động có tác động đến tăng trưởng nông
nghiệp, tuy nhiên không phải là yếu tố chính, do vậy sẽ có hiện tượng dư thừa
lao động trong ngành nông nghiệp trong thời gian qua.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đã đề xuất được một
số hàm ý chính sách chủ yếu để nâng cao tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh
Nghệ An, cụ thể: Tập trung ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn; tập trung phát triển nguồn nhân lực
trong sản xuất nông nghiệp; các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, tăng trưởng, kinh tế nông nghiệp, tỉnh Nghệ An.
x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2015, diện tích tự nhiên của lãnh
thổ nước Việt Nam là 33.128 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
26.791,58 nghìn ha, chiếm 80,87 % diện tích đất tự nhiên; dân số trung bình
năm 2015 cả nước 91,70 triệu người, trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn
là 60,25 triệu người, chiếm 65,70% so với tổng dân số; lao động từ 15 tuổi trở
lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, trong đó
lực lượng lao động đang làm việc khu vực nông thôn chiếm 68,8%, lực lượng
lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm và thủy sản chiếm 44,3%. Như
vậy, Việt Nam vẫn được coi là nước nông nghiệp. Có thể nói nông nghiệp,
nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho
nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân.
Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nhờ
vậy mà trong những năm qua ngành kinh tế nông nghiệp đã gặt hái được nhiều
thành tựu hết sức to lớn. Nông nghiệp Việt Nam không những đảm bảo tự cung
tự cấp mà còn trở thành một cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua của nước ta chủ
yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm
dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và đất đai.
Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như:
mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước,
đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng... đe dọa tính bền vững của tăng trưởng
ngành nông nghiệp (Nguyễn Duy Vĩnh, 2013)
Từ nhiều năm qua, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp đã được đưa ra
thảo luận và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế
nông nghiệp từ các kía cạnh và phạm vi khác nhau như Phát triển bền vững
1
kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Cử Long trong điều kiện chung với lũ
(Nguyễn Tấn Khuyên, 2004); Một số giải pháp nhằm tác động chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp phù hợp với thế mạnh của Đồng Nai (Phạm Văn Sáng, 2010);
Năng suất lao động nông nghiệp chìa khóa của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu
kinh tế và thu nhập nông dân (Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng, 2011); Một
số giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Tiền Giang (Nguyễn Ngọc Trọng,
2011)...Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An để làm cơ sở cho
việc đề ra những chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
tỉnh Nghệ An.
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước 1.648.997,1 ha,
trong đó diện tích nông nghiệp 1.249.176,1 ha, chiếm 75,75%, khu vực nông
thôn 2.578.797 người, chiếm 84,9% dân số toàn tỉnh. Vì vậy nông nghiệp, nông
thôn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an sinh xã hội, phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của Tỉnh. Đến nay, ngành nông nghiệp
tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất đạt mức bình quân từ 4,5 – 5%/năm, tổng sản lượng lương thực cây có hạt
đạt trên 1,2 triệu tấn/năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên 210 nghìn
tấn/năm, đàn bò sữa trên 45 nghìn con với sản lượng sữa tươi trên 160 nghìn
tấn/năm, toàn tỉnh mỗi năm trồng trên 15 nghìn ha rừng tập trung, sản lượng gỗ
khai thác trên 500 nghìn m3/năm, độ che phủ của rừng đạt 55%, đội tàu đánh
bắt xa bờ phát triển nhanh, tổng sản lượng thủy sản mỗi năm trên 145 nghìn
tấn; sản lượng muối đạt trên 91 nghìn tấn/năm... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và
xuất khẩu (Hồ Đức Phớc, 2015)
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tuy Tỉnh, ngành đã tập trung
nhiều nguồn lực như đầu tư về vốn, phát triển lực lượng lao động, nhưng ngành
nông nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Nông nghiệp tuy tăng trưởng khá,
nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn chuyển dịch chậm. Tuy tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015 đạt
bình quân ở mức 4,5%/năm, nhưng dễ bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh và
2
biến động của thị trường. Trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành
nông nghiệp (chiếm tỷ trọng trên 50%). Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp; bảo quản, chế biến sau thu hoạch
còn kém, nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Tình trạng "được mùa, mất
giá" trở thành bài toán nan giải cho nông sản. Do đó, việc nghiên cứu chi tiết về các
yếu tố tác động đến việc tăng trưởng ngành nông nghiệp là rất cần thiết đối với tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, việc chọn đề tài: "Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An"
để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích, nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay trên địa tỉnh Nghệ An.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố chính
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó
đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
của tỉnh Nghệ An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp tại tỉnh Nghệ An.
(2) Xem xét tác động của các yếu tố đó đến tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp tỉnh Nghệ An.
(3) Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
(1) Những yếu tố nào tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh
Nghệ An?
3
(2) Những yếu tố đó tác động như thế nào đến tăng trưởng ngành nông
nghiệp tỉnh Nghệ An?
(3) Những hàm ý chính sách nào có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An ( các yếu tố như đất sản xuất nông nghiệp, lao
động , vốn, ứng dụng khoa học công nghệ); mối tương quan của các yếu tố đó
đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Nghệ An. Đề tài tập
trung phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.
Thời gian thu thập số liệu liên quan: từ năm 1995 đến 2015.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về khoa học: Hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp. Xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.
- Thực tiễn: Đề tài đánh giá được thực trạng, tình hình phát triển ngành
kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà lãnh
đạo đưa ra chính sách phù hợp có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo để
các nghiên cứu tiếp theo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế phát triển.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu, chương này giới thiệu tính
cấp thiết của nghiên cứu, mục tiêu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Trong chương này sẽ đưa ra các cơ sở lý thuyết về vai trò của ngành nông
nghiệp trong phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp, cũng
như tổng quan các công trình nghiên cứu trước liên quan nhằm đúc kết thành
khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ
yếu trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các
công cụ dùng để phân tích số liệu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung chương này tập trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách, kiến nghị
Chương này trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các
hàm ý chính sách nhằm nâng cao tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm về kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ
thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng
sinh học – cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định
con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong
của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải
pháp tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho
người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá
trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng ( Vũ Đình
Thắng và cộng sự, 2005)
- Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn
nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng
nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở
những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay
cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản
phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm.
- Theo nhà khoa học Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng (2004) cho rằng
sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm chính sau:
+ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
+ Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được.
6
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nông
nghiệp nước ta còn có những đặc điểm riêng cần chú ý đó là:
+ Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa.
+ Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính
chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp:
Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển
2.1.2. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở
quu mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn
tốc độ tăng trưởng sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các
chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu
người. Như vậy bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của
nền kinh tế (Ngô Thắng Lợi, 2013).
Tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng, vấn đề môi
trường phải được đánh giá xem xét đúng mức cùng với tăng trưởng, đó mới là
mục tiêu tăng trưởng bền vững. Chất lượng tăng trưởng bao gồm tăng trưởng
kinh tế , phát triển và phát triển bền vững, liên quan đến ba thành tố: kinh tế, xã
hội và môi trường. Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt khi có tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao,
môi trường được bảo vệ bền vững (Thomas và cộng sự, 2004).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cần phải kết hợp tốt các yếu tố
đầu vào tổng cung như: Nguồn vốn, Lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ
7
khoa học – công nghệ, cơ cấu kinh tế, trình độ quản lý,... Bên cạnh đó là các
nhân tố tổng cầu như: chi tiêu hộ gia đình và chính phủ về hàng hóa dịch vụ, chi
tiêu cho đầu tư của nền kinh tế và chi dùng phục vị hoạt động xuất – nhập khẩu.
2.2. Các cơ sở lý thuyết về vai trò của ngành nông nghiệp trong phát triển
kinh tế
2.2.1. Mô hình David Ricardo (1772-1823)
Luận điểm cơ bản của Mô hình David Ricardo cho rằng đất đai dùng để
sản xuất là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế, nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do
đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi
nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương
thực, thực phẩm cao. Do đó lợi nhuận/lượng đầu vào của ngành nông nghiệp có
xu hướng giảm dần và giá lương thực thực phẩm có xu hướng tăng.
Giá lương thực, thực phẩm tăng cao làm ảnh hưởng đến đời sống của
công nhân trong ngành công nghiệp, tức là tiền lương danh nghĩa của lao động
trong ngành công nghiệp phải tăng để đảm bảo đời sống cho họ do đó làm lợi
nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm, mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở
rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến
xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh việc đất nông nghiệp giới hạn, dân số có xu hướng tăng nhanh
tạo ra tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp, tức là nền kinh tế xuất
hiện tình trạnh thất nghiệp (bao gồm cả bán thất nghiệp, thất nghiệp trá hình
trong khu vực nông thôn). Do nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao làm cho năng
suất lao động chung giảm, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Từ những quan điểm cơ bản của Mô hình David Ricardo có thể thấy rằng
những nước đang phát triển như Việt Nam phải giải quyết các vấn đề quan trọng
trong quá trình phát triển như: nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong
ngành nông nghiệp, đảm bảo lợi nhuận của người sản xuất, sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất, giải quyết tình trạng thất nghiệp (Bao gồm cả bán thất nghiệp, thất
nghiệp trá hình trong khu vực nông thôn), giảm tỷ lệ tăng dân số.
8
2.2.2. Mô hình hai khu vực của Athur Lewis
Mô hình hai khu vực cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng
hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động
(L-labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu
vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và
Harry T. Oshima. Luận điểm cơ bản của Mô hình hai khu vực là khả năng thu hút
lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp của khu vực công nghiệp, làm tăng năng
suất lao động xă hội và tạo ra tăng trưởng.
Mô hình hai khu vực của Athur Lewis được đưa ra vào năm 1955 dựa trên
giả định nền kinh tế gồm hai khu vực nông nghiệp truyền thống và công nghiệp.
- Khu vực nông nghiệp truyền thống: do nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất
đai nhưng đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi dân số ngày càng tăng làm
cho lực lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng tăng.
YA
TPA
Y2
Y1
L1
L2
L3
LA
Hình 2.1: Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
Trên đồ thị có thể thấy khi lao động trong ngành nông nghiệp tăng đến
một mức nào đó (tăng từ L2 đến L3) thì năng suất biên của lao động bằng
không, như vậy nếu giảm lượng lao động từ L3 xuống L2 sẽ không làm giảm
sản lượng trong ngành nông nghiệp.
9
- Khu vực công nghiệp: Lewis cho rằng mức tiền lương trong khu vực
công nghiệp phải cao hơn khoảng 30% so với mức lương tối thiểu trong khu
vực nông nghiệp thì khu vực công nghiệp có thể thu hút lao động dư thừa trong
nông nghiệp.
Hình 2.2: Quá trình dịch chuyển lao động
Theo Lewis đường cung lao động trong khu vực nông nghiệp được chia
làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ điểm W1, đây chính là mức
lương có thể thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp, đường cung lao động tại giai đọan một có xu hướng nằm ngang, thể
hiện mức lương bằng nhau của tất cả các lao động di chuyển từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn này khu vực công nghiệp thu
hút một lượng lao động L1 từ khu vực nông nghiệp, tạo ra giá trị sản lượng là Y
với lượng vốn là K11. V́ tiền lương không đổi trong khi tổng sản lượng tăng nên
lợi nhuận của các nhà tư bản công nghiệp tăng. Lợi nhuận được tái đầu tư mở rộng
sản xuất nên vốn mới sẽ là K (K22>K1), hàm sản xuất mới sẽ là TP(K2). Lúc này
khu vực công nghiệp lại tiếp tục thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp.
10
Giai đoạn hai bắt đầu khi lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp đă
bị thu hút hết, khi khu vực nông nghiệp muốn thu hút thêm lao động từ khu vực
nông nghiệp thì phải trả mức lương W2 lớn hơn W1 nên lợi nhuận công nghiệp
sẽ giảm. Để mở rộng tổng sản phẩm và t́m kiếm lợi nhuận nhà tư bản công
nghiệp phải sử dụng các yếu tố khác thay thế cho lao động như vốn, công nghệ.
Quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục.
Mô hình lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện trên
cơ sở tăng trưởng của ngành công nghiệp thông qua tích lủy vốn từ lao động dự
thừa của ngành nông nghiệp. Khi một lượng lao động trong nông nghiệp được
chuyển đi sẽ không làm giảm tổng sản lượng nông nghiệp, giá nông sản không
giảm nên không tạo áp lực tăng lương trong khu vực công nghiệp. Nếu cả hai
khu vực đều tập trung áp dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo ra tích lũy lợi nhuận
trên cả hai khu vực, tạo động lực tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế.
2.2.3. Mô hình Harry T. Oshima
Quan điểm của Oshima, lao động trong khu vực nông nghiệp có dư thừa
nhưng chỉ vào thời điểm nhất định, khi vụ mùa đang vào giai đọan cao điểm có
khả năng sẽ thiếu lao động, đặc biệt là các nước Châu Á gió mùa là các nước có
nữa năm mưa nhiều, nữa năm mưa ít làm cho ngành nông nghiệp càng có tính
mùa vụ rơ nét. Do đó, ông cho rằng quan điểm chuyển một lượng lao động từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng
ngành nông nghiệp là không phù hợp (quan điểm của Lewis).
Cũng giống như quan điểm của các nhà kinh tế học Tân Cổ Điển, Oshima
cho rằng cần thiết phải phải đầu tư theo chiều sâu cho cả khu vực nông nghiệp và
công nghiệp để đẩy nhanh quá trình phát triển. Tuy nhiên, đối với những nước có
nguồn vốn và trình độ nhân lực có hạn, kỹ năng quản lý kém theo việc đầu tư cho
hai khu vực cùng lúc là rất khó khả thi nếu không nói là phi thực tế. Oshima đề
nghị phát triển kinh tế theo 3 giai đoạn với những mục tiêu khác nhau.
Giai đọan 1: Mục tiêu của giai đoạn này là tập trung đầu tư cho nông
nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản
phẩm nông nghiệp, giải quyết vấn đề thất nghiệp theo mùa vụ trong khu vực
11
này. Mục tiêu này phù hợp với các nước đang phát triển do không cần đầu tư vốn
lớn so với đầu tư vào ngành công nghiệp, đồng thời không đ̣i hỏi kỹ thuật nông
nghiệp cao. Khi ngành nông nghiệp phát triển và tạo ra sản lượng nông sản lớn sẽ
làm giảm giá trị nhập khẩu nông sản và có khả năng suất khẩu, trong cả hai trường
hợp ngành nông nghiệp đều có vai trò tích lũy ngọai tệ, tạo điều kiện nhập khẩu
máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Dấu hiệu kết thúc giai đoạn 1 là chủng loại hàng hóa nông sản được sản
xuất ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, nhu cầu các yếu tố đầu vào cho
ngành nông nghiệp lớn. Hàng hóa nông sản nhiều làm xuất hiện nhu cầu chế
biến nông sản với quy mô lớn, tức là phát sinh điều kiện nhu cầu phát triển
ngành công nghiệp và dịch vụ với quy mô lớn.
Giai đoạn 2: Sau khi kết thúc giai đọan 1, nền kinh tế đă có đủ nguồn lực
để đồng thời đầu tư theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Ngành nông nghiệp tiếp tục đa dạng hóa sản xuất, ứng dụng khoa học
kỹ thuật, công nghệ sinh học, xây dựng các mô hình sản xuất lớn nhằm mở rộng
qui mô sản lượng. Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa tạo
điều kiện thích hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến, các ngành
công nghiệp cung cấp đầu vào cho ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp
thâm dụng lao động và nhu cầu các ngành dịch vụ.
Dấu hiệu kết thúc giai đoạn 2 là tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc độ
tăng trưởng lao động, thị trường lao động bị thu hẹp, lương thực tế tăng.
Giai đọan 3: quá trình phát triển kinh tế ở giai đoạn 2 phải trải qua một
thời gian khá dài làm cho nội lực của nền kinh tế khá mạnh và đủ khả năng phát
triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động. Giai đoạn
này xuất hiện khả năng thiếu hụt lao động do sự phát triển các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở giai đoạn 2. Do đó nền ngành nông nghiệp
cần đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm thay thế sức lao động, ứng dụng công nghệ sinh
học nhằm tăng năng suất lao động. Lao động trong khu vực nông nghiệp có thể
chuyển một phần sang ngành công nghiệp nhưng không làm giảm sản lượng
nông nghiệp.
12
Ngành công nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thay thế
nhập khẩu và chuyển sang xuất khẩu với sự chuyển dịch dần trong cơ cấu sản
xuất. Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sẽ dần bị thu hẹp do khả năng
cạnh tranh thấp, thay vào đó là các ngành công nhiệp thâm dụng vốn và công
nghệ có sức cạnh tranh cao và ít sử dụng lao động.
Hết giai đoạn này, nền kinh tế đã đạt được trình độ phát triển cao. Nhìn
chung mô hình Oshima là mô hình rất tiến bộ, và cũng tương đối phù hợp với
điều kiện Việt Nam, ý nghĩa chính của mô hình là thể hiện cơ cấu đầu tư được
xác định cụ thể trong từng giai đoạn, sự thay đổi của cơ cấu đầu tư sẽ quyết định
cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn.
2.2.4 Mô hình Todaro
Quan điểm của Todaro cho rằng nền nông nghiệp phát triển theo 3 giai
đoạn tuần tự như sau: Giai đoạn tự cung tự cấp: đặc điểm nổi bật của giai đoạn
này là các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất để phục vụ nội ngành, các sản
phẩm không đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống. Công cụ sản xuất
trong ngành nông nghiệp còn thô sơ, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nên phụ thuộc lớn vào thiên nhiên, đầu vào chủ yếu là đất và lao
động do đó việc tăng sản lượng của ngành nông nghiệp chủ yếu thông qua việc
mở rộng diện tích sản xuất.
Giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa: đặc
điểm của giai đoạn này là nền nông nghiệp có khả năng đa dạng hóa sản xuất,
giảm dần tình trạng độc canh trong sản xuất, tình trạng mùa vụ trong nông nghiệp
được hạn chế. Năng suất trong nông nghiệp được nâng cao do ứng dụng một số
tiến bộ khoa học như sử dụng giống mới, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
và xây dựng hệ thống thủy lợi hiệu quả. Nền nông nghiệp sản xuất các sản phẩm
đáp ứng tốt các nhu cầu thị trường, thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp.
Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại: đây là giai đọan phát triển cao
nhất của nông nghiệp, mô hình sản xuất trang trại được chuyên môn hóa, sản
phẩm được cung ứng hoàn toàn cho thị trường nhằm mục tiêu lợi nhuận thương
13
mại. Khác với các giai đoạn khác, vốn và công nghệ là hai yếu tố đầu vào quan
trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Giai đoạn này ngành nông
nghiệp đã đạt được lợi thế theo qui mô.
2.2.5 Mô hình Sung Sang Park
Cũng tương tự như mô hình Todaro, Saung Sang Park cũng cho rằng quá
trình phát triển ngành nông nghiệp gồm ba giai đọan bao gồm: sơ khai, đang
phát triển và phát triển. Trong mỗi giai đoạn phát triển, sản lượng sẽ phụ thuộc
vào các yếu tố đầu vào khác nhau. Cụ thể như sau:
Giai đoạn sơ khai: Sản lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào các
yếu tố đầu vào giản đơn như điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động. Trong giai
đoạn này qui luật năng suất biên giảm dần thể hiện trong hàm sản xuất. Do đó
hàm sản xuất của ngành nông nghiệp có dạng như sau:
Y=F(N,L)
(1.1)
Trong đó: Y là sản lượng nông nghiệp, N là yếu tố tự nghiên, L là lao động.
Y
F1
Y3
Y2
Y1
Yo
Lo
L1
L2
L3
L
Hình 2.3: Ảnh hưởng của lao động và yếu tố tự nhiên
Giai đoạn đang phát triển: giai đoạn này sản lượng nông nghiệp còn phụ
thuộc vào yếu tố tự nhiên, lao động, ngoài ra ngành nông nghiệp còn sử dụng
yếu tố đầu vào được sản xuất từ ngành công nghiệp như phân bón, thuốc hóa
học. Do đó hàm sản xuất của ngành nông nghiệp được khái quát như sau:
Y=F(N,L) + F(Ci)
14
(1.2)
Trong đó Ci là đầu vào do ngành công nghiệp cung cấp trên 1ha đất nông
nghiệp, F(Ci) là sản lượng nông nghiệp tăng lên do sử dụng đầu vào do ngành
công nghiệp cung cấp.
Hình 2.4: Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp
Giai đoạn phát triển: sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ
thâm dụng vốn sử dụng trong nông nghiệp, sản lượng trên một lao động tăng
thêm tương ứng với lượng vốn sử dụng tăng lên, đến giai đoạn này không còn
tình trạng thất nghiệp bán thời gian trong nông nghiệp. Hàm sản xuất của ngành
nông nghiệp được khái quát như sau:
Y=F(N,L) + F(Ci) + F(K)
(1.3)
Trong đó K là vốn sản xuất.
F3
Y
F2
F1
Y3
Y2
Y1
Yo
Lo
L1
L2
L3
L
Hình 2.5: Ảnh hưởng của việc sử dụng đầu vào công nghiệp
15