Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.04 KB, 7 trang )

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN KIỂM SOÁT TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM NĂM 2013
( Trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014)

Kính thưa; - Các quý vị Đại biểu
- Các quý vị Cổ đông
Thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra giám sát quy định tại Luật Doanh
nghiệp; Điều lệ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Quy chế tổ chức và hoạt
động của Ban kiểm soát, Ban kiểm soát xin báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông
kết quả kiểm tra giám sát Tập đoàn và tình hình hoạt động của Ban kiểm soát
trong năm 2013 như sau:
PHẦN I:
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT
Ban kiểm soát đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ giám sát hoạt động
quản lý điều hành Tập đoàn đảm bảo nguyên tắc khách quan, trung thực căn cứ
vào điều lệ của Tập đoàn, nghị quyết của Đại hội cổ đông, của Hội đồng quản trị,
các quy định pháp lý hiện hành, đặc thù hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.
Trong năm 2013, Ban kiểm soát đã triển khai một số công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch công tác (văn bản số 157/PLX-BKS ngày 04/02/2013)
trong đó xác định rõ nội dung trọng tâm cần giám sát, phương thức giám sát, đối
tượng và thời gian dự kiến tổ chức giám sát trực tiếp. Các nội dung giám sát trọng
tâm là: Giải quyết các tồn tại tài chính sau cổ phần hóa; Bổ sung, hoàn thiện và
triển khai các quy chế quản lý, quy định, định mức kinh tế kỹ thuật; Triển khai các
giải pháp giảm chi phí SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoàn
thành các chỉ tiêu SXKD năm 2013; Giám sát việc thực hiện của Ban quản lý điều
hành Tập đoàn đối với các kiến nghị của Ban kiểm soát.
- Trong năm 2013, ngoài những buổi trao đổi nghiệp vụ, Ban kiểm soát tổ
chức họp chính thức 06 phiên với sự tham gia đầy đủ của các thành viên, từng
phiên họp đều đảm bảo tính dân chủ và đúng Luật.


- Tổ chức giám sát trực tiếp và giải quyết đơn thư: Trong năm 2013, Ban
kiểm soát Tập đoàn đã trực tiếp tổ chức thực hiện được 10 cuộc kiểm tra, giám
1


sát gồm: Kiểm tra, giám sát chuyên đề đầu tư CHXD tại 03 CTy xăng dầu; Kiểm
tra để giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tại 01 CTy cổ phần; Giám sát công tác
quản trị doanh nghiệp tại 01 CTy cổ phần; Giám sát giải quyết vụ việc tại 04
TCTy/CTy cổ phần & 01 CTy xăng dầu và tham gia cùng với Ban kiểm toán nội
bộ thực hiện kiểm tra, giám sát tại 05 CTy xăng dầu.
- Thẩm định báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính và hiệu quả
kinh doanh hàng quý, kiến nghị kịp thời với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
các vấn đề tồn tại, hạn chế.
- Tham gia, góp ý quy trình, nội dung trong quá trình xây dựng các quy
định quy chế do Tập đoàn ban hành.
- Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị Tập đoàn và tham gia đóng
góp ý kiến trong cuộc họp.
PHẦN II
KẾT QUẢ KIỂM TRA GIÁM SÁT
I/ Thẩm định báo cáo tài chính 2013
Báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam năm 2013 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Delloite Việt
Nam đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài
chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ của
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và
các quy định hiện hành có liên quan, ngoài một số vấn đề kiểm toán lưu ý về
quyết toán CPH với Nhà nước đang phản ánh trên khoản mục chênh lệch đánh
giá lại tài sản -896,5 tỷ đồng và khoản phải thu về CPH 3.118 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong báo cáo tài chính công ty mẹ và hợp
nhất 2013:


STT
I
1
2
3
II
1
2
3
III

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Lợi thế thương mại
Tổng nguồn vốn
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Lợi ích cổ đông thiểu số
Khả năng thanh toán

Tr đồng
Tr đồng
Tr đồng
Tr đồng

Tr đồng
Tr đồng

2

31/12/2013
Cty Mẹ
Hợp nhất
37.687.494 57.474.469
27.901.211 36.828.773
9.786.283 20.627.270
18.426
37.687.494 57.474.469
26.836.836 41.839.430
10.850.658 12.931.796
2.703.243


1
2
IV
1
2
V
1
2
VI

Hệ số thanh toán ngắn hạn
Lần

Hệ số thanh toán nhanh
Lần
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
Khả năng sinh lợi
Lợi nhuận sau thuế
Tr đồng
ROE (Tỷ suất LNST/Vốn chủ sở hữu)
%
ROA (Tỷ suất LNST/Tổng tài sản)
%
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
đồng

1,06
0,58

1,00
0,59

71
29

73
23

710.162

6,54
1,88

1.578.922
10,66
2,75
1.288

II/ Kết quả triển khai nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Nghị
quyết của Hội đồng quản trị và một số nhiệm vụ trọng tâm:
1. Kết quả báo cáo hợp nhất năm 2013:
- Sản lượng xăng dầu tiêu thụ: Tổng số 9.319 nghìn m³tấn, bằng 93% thực
hiện năm 2012; Trong đó tiêu thụ trong nước đạt 7.377 nghìn m³tấn, đạt 102%
KH, bằng 98% thực hiện năm 2012.
- Doanh thu: đạt 195.927.707 triệu đồng
- Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn TĐ: đạt 2.021.114 triệu đồng bằng
102% KH, bằng 2,06 lần năm 2012.
- Lợi nhuận sau thuế hợp nhất: đạt 1.578.922 triệu đồng, trong đó LNST
thuộc về Tập đoàn 1.377.888 triệu đồng (Lãi cơ bản trên 1 CP 1.288 đồng),
LNST thuộc về cổ đông thiểu số 201.033 triệu đồng.
- Tỷ suất LNST trên vốn điều lệ: đạt 14,75%.
- Cổ tức dự kiến chi trả từ 8 % đến 10%.
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD:
Chỉ tiêu sản lượng xăng dầu tiêu thụ đạt 9.319 nghìn m 3,tấn bằng 93%
năm 2012, trong đó sản lượng bán buôn, bán tổng, đại lý giảm 8% , bán tái xuất
giảm 29%, riêng sản lượng bán lẻ tăng trưởng 4% so với thực hiện năm 2012.
Chỉ tiêu lợi nhuận đạt 102% KH, với cơ cấu như sau:
LN khối xăng dầu: 1.323.013 triệu đồng, đạt 107% KH.
LN kinh doanh của khối Cty con: 642.568 triệu đồng, đạt 81%KH.
LN kinh doanh của Cty liên kết: 339.697 triệu đồng, đạt 82% KH.

LN nội bộ Tập đoàn phải loại trừ: -284.164 triệu đồng, trong đó có 483.178
triệu đồng cổ tức lợi nhuận được chia từ Cty con và Cty liên kết của Tập đoàn.
2. Một số khó khăn đang chi phối hoạt động kinh doanh của Tập đoàn:
- Mô hình tổ chức của Khối kinh doanh xăng dầu với 42 Cty TNHH 1
thành viên là pháp nhân độc lập chưa phù hợp với cơ chế quản trị kinh doanh và
3


tài chính theo nguyên tắc tập trung, hệ thống kinh doanh chưa gọn nhẹ, linh hoạt
để thích ứng với môi trường cạnh tranh.
- Một số bộ phận cấu thành của hệ thống cơ sở vật chất (Kho, cảng,
phương tiện vận tải, CHXD…), đất đai được quy hoạch, đầu tư trong giai đoạn
trước không còn phát huy hiệu quả, cần tiếp tục xử lý để tiết giảm chi phí, tăng
khả năng cạnh tranh.
- Công tác huy động vốn khá thuận lợi và hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu
kinh doanh, nhưng số vốn bị chiếm dụng khá lớn do những tồn tại sau CPH chưa
được giải quyết, chính sách quản lý thuế thay đổi từ 01/7/2013 có nhiều điểm bất
lợi cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.
- Chi phí kinh doanh xăng dầu (đồng/lít) có tiếp tục gia tăng do sản lượng
tiêu thụ giảm, một số khoản phí vẫn tăng tuyệt đối.
- Các Cty con CP kinh doanh các dịch vụ phụ trợ tính hướng nội còn cao,
giá cả và chất lượng dịch vụ chưa canh tranh, quy mô kinh doanh và lợi nhuận có
xu hướng chững lại và suy giảm do sản lượng tiêu thụ xăng dầu giảm.
III/ Hoạt động của Hội đồng quản trị:
1. Tình hình hoạt động của Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị có 07 thành viên, hoạt động trên cơ sở Điều lệ Tập đoàn,
quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị, các thành viên thực hiện nhiệm vụ
dựa trên quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ. Giúp việc cho Hội đồng quản trị
hiện có 04 Ban: Tổng hợp, Chiến lược đầu tư, Kiểm toán nội bộ, Nhân Sự - Lương,
Thưởng, trong đó Ban Nhân sự - Lương Thưởng được kiện toàn tháng 4/2013.

Năm 2013, Hội đồng quản trị đã triệu tập 06 phiên họp với sự tham dự của
đầy đủ các ủy viên HĐQT, lấy ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản 87 lần,
trên cơ sở đó đã ban hành 87 văn bản và 04 quy chế, quy định, Nghị quyết về các
vấn đề thuộc thẩm quyền HĐQT xem xét, quyết định.
2. Kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và thực
hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Trình quyết toán cổ phần hóa, đề xuất các giải pháp xử lý tồn tại sau cổ
phần hóa nhưng chưa được phê duyệt, do đó Tập đoàn chưa chia cổ tức năm
2012 cho cổ đông.
- Kiến nghị Bộ Tài Chính điều chỉnh yếu tố chi phí bán hàng cấu thành trong
giá cơ sở phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh năm 2013.
- Triển khai giải pháp thực hiện KHSXKD đạt kết quả sau:
+ Đã giảm cước vận tải viễn dương 5% (tổng số giảm năm 2012, 2013 là
15%), cước vận tải sông giảm 5%, cước vận tải bộ 4%, giảm phí bảo hiểm 5%
(tổng số giảm năm 2012, 2013 là 10%), phê duyệt phương án khai thác tàu định
hạn năm 2013.
+ Tổ chức lại hoạt động tạo nguồn nhập khẩu, bán lẻ của Tập đoàn và một
số Cty đã góp phần tiết giảm chi phí.

4


+ Xây dựng và triển khai cơ chế giao lãi gộp ổn định đối với phương thức
bán lẻ đối với các Cty xăng dầu từ năm 2014, tạo động lực gia tăng sản lượng và
hiệu quả của phương thức này.
- Phê duyệt các phương án cán bộ cho Tập đoàn và các Cty con, một số
phương án về tổ chức, trong đó có quyết định thành lập TCTy Vận tải thủy
Petrolimex hoạt động từ 01/4/2013.
- Ban hành 04 quy chế, quy định (Điều lệ sửa đổi của Tập đoàn, Điều lệ
TCTy Vận tải thủy Petrolimex, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm soát viên).

- Thực hiện đề án tái cấu trúc Tập đoàn theo QĐ 828/QĐ-TTg thành lập
các Tổng công ty chuyên ngành, đã cấu trúc và chuyển đổi 04 TCTy gồm : TCTy
Vận tải thủy Petrolimex, TCTy Gas, TCTy Bảo hiểm Petrolimex, TCTy Hóa dầu.
Đang triển khai phương án cấu trúc lại và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Tập đoàn tại
Pgbank theo quy định của Chính phủ.
- Phê duyệt quyết toán tiền lương năm 2012.
- Phê duyệt một số phương án đầu tư XDCB, thanh lý tài sản, kho tàng.
- Tổ chức thực hiện việc công bố thông tin kịp thời, đầy đủ theo quy định
của Ủy ban chứng khoán.
PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Ban kiểm soát đánh giá cao những nỗ lực của Hội đồng quản trị, Ban Tổng
giám đốc, các doanh nghiệp thành viên đã góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu
KHSXKD năm 2013 Đại hội cổ đông đã phê duyệt trong điều kiện khó khăn do
kinh tế suy thoái, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, đảm bảo lợi ích của
người lao động, của doanh nghiệp và của cổ đông.
Năm 2014, kinh tế vĩ mô có nhiều tín hiệu tích cực nhưng nhu cầu sản xuất
và nhu cầu xã hội còn yếu, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, thị trường
xăng dầu ngày càng cạnh tranh hơn, các yếu tố tác động chi phí kinh doanh có xu
hướng tăng. Để hoàn thành KHSXKD năm 2014, duy trì quy mô và hiệu quả kinh
doanh, Ban kiểm soát đề xuất, kiến nghị với HĐQT Tập đoàn như sau:
1- Triển khai các giải pháp để thực hiện kế hoạch tăng sản lượng xăng dầu
tiêu thụ, ngăn chặn đà suy giảm sản lượng bằng các biện pháp: tiết giảm phí,
phân bổ chi phí phù hợp theo từng loại hình kinh doanh, cấu thành giá bán buôn
hợp lý (tạm loại trừ các chi phí liên quan đến các tài sản không cần dùng có yếu
tố lịch sử) để có thể cạnh tranh với các đầu mối khác.
2- Tiếp tục thực hiện chương trình Tiết kiệm chống lãng phí thông qua các
biện pháp căn cơ hơn như: thay đổi phương thức tạo nguồn, điều độ hàng hóa;
tiết giảm các chi phí chiếm tỷ trọng lớn (hao hụt, tài chính, chi phí quản lý…).
3- Tiếp tục làm tốt công tác huy động vốn; quản lý dòng tiền, khai thác tối

đa các nguồn vay chi phí thấp; điều hành quản lý các khoản thuế nhập khẩu, tái
xuất, GTGT phù hợp với quy định quản lý thuế mới ban hành, sớm hoàn lại tiền
thuế bị chiếm dụng; kiến nghị Nhà nước xử lý sớm tồn tại tài chính trước CPH,
5


trả cổ tức cho cổ đông năm 2012 và 2013; chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên
rà soát lại quy trình quản lý, phòng ngừa rủi ro công nợ tiền hàng tại các CHXD,
công nợ khách hàng bán buôn, bán tổng đại lý, đại lý; chú trọng kiểm soát biến
động tỷ giá, việc sử dụng vốn đầu tư, ưu tiên nguồn vốn để phát triển CHXD.
4- Xây dựng quy hoạch, chiến lược đầu tư phát triển; Phương án khai thác
sử dụng và thanh lý tài sản trong toàn hệ thống Petrolimex, thực hiện tổ chức
kinh doanh cho thuê kho theo hướng chuyên nghiệp.
5- Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình sử dụng đất, có phương án
sử dụng đất trung và dài hạn, chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên phương án xử
lý phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của việc tăng chi phí sử dụng đất khi Nhà nước
dừng chính sách miễn giảm.
6- Bộ Công Thương đã có văn bản số 11490/BCT-TCCB ngày 27/11/2012,
phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, trong đó có yêu cầu
Tập đoàn xây dựng đề án và lộ trình cụ thể giai đoạn 2012-2015 để sắp xếp lại
42 công ty xăng dầu cho phù hợp với việc tổ chức hoạt động kinh doanh xăng
dầu trong toàn Tập đoàn, báo cáo Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Tiếp tục
kiện toàn, sắp sếp các phòng, ban của Tập đoàn, đảm bảo phù hợp với mô hình
tổ chức mới (CTy cổ phần mẹ - con), nhằm tiết giảm lao động và tăng cường
công tác quản trị an toàn, hiệu quả. Thực hiện việc tái cơ cấu lại khối “Cơ khí Xây lắp” và khối “Dịch vụ xăng dầu” phù hợp với tình hình thực tế.
7- Trên cơ sở áp dụng các Nghị định của Chính phủ về quản lý lao động,
tiền lương, tiếp tục làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách
tiền lương đối với công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các công ty xăng
dầu TNHH một thành viên nhằm đảm bảo ổn định tiền lương - thu nhập cho
người lao động.

8- Bổ sung và sửa đổi hệ thống các quy định quản lý tài chính, tiền lương
và các quy định khác của Tập đoàn và chỉ đạo các Cty con xây dựng các quy
định quản lý phù hợp với thực tế quản lý điều hành của doanh nghiệp và quy
định quản lý của Nhà nước.
Thay mặt Ban kiểm soát xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn,
các đơn vị thành viên, các quý vị cổ đông trong năm qua đã phối hợp, tạo điều kiện
giúp đỡ Ban kiểm soát hoàn thành tốt nhiệm vụ Đại hội đồng cổ đông giao./.

Nơi nhận:

TM. BAN KIỂM SOÁT
TRƯỞNG BAN

- Bộ Công Thương.
- HĐQT, Ban TGĐ TĐ.
- Các Cổ đông.
- Lưu VT, BKS.

6


7



×