Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân phối chương trình tin 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 4 trang )

Ngày 17 tháng 10 năm 2006, Vụ Giáo dục Trung học đã kí công văn số
11644/BGDĐT-GDTrH Điều chỉnh PPCT môn Tin học tự chọn lớp 6 THCS
gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 THCS
MÔN TIN HỌC
Áp dụng từ năm học 2006-2007
(Kèm theo công văn số 11644/BGDĐT-GDTrH ngày 17/10/2006 của Bộ
GD&ĐT)
Cả năm : 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết
Học kì I : 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
Học kì II : 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết

I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

HỌC KÌ I
Chương 1. Làm quen với tin học và máy tính điện tử
Tiết - 1, 2 Bài 1. Thông tin và tin học
Tiết - 3, 4, 5 Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin
Bài 3. Em có thể làm được gì nhờ máy tính
Tiết - 6, 7 Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính
Tiết - 8 Bài thực hành 1. Làm quen với một số thiết bị MT

Chương 2. Phần mềm học tập
Tiết - 9, 10 Bài 5. Luyện tập chuột
Tiết - 11, 12 Bài 6. Học gõ mười ngón
Tiết - 13, 14 Bài 7. Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
Tiết - 15, 16 Bài 8. Quan sát trái đất và các vì sao trong Hệ Mặt trời
Tiết – 17 Bài tập
Tiết – 18 Kiểm tra (1 tiết)



Chương 3. Hệ điều hành
Tiết - 19, 20 Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành?
Tiết - 21, 22 Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì?
Tiết - 23, 24, 25 Bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính
Bài 12. Hệ điều hành Windows
Tiết - 26, 27 Bài thực hành 2. Làm quen với Windows
Tiết – 28 Bài tập
Tiết - 29, 30 Bài thực hành 3. Các thao tác với thư mục
Tiết - 31, 32 Bài thực hành 4. Các thao tác với tệp tin
Tiết – 33 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết - 34 Ôn tập
Tiết - 35, 36 Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II
Chương 4. Soạn thảo văn bản Tiết –
37,38,39 Bài 13.Làm quen với soạn thảo văn bản
Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản
Tiết - 40, 41 Bài thực hành 5. Văn bản đầu tiên của em
Tiết - 42, 43 Bài 15. Chỉnh sửa văn bản
Tiết - 44, 45 Bài thực hành 6. Em tập chỉnh sửa văn bản
Tiết - 46, 47, 48 Bài 16. Định dạng văn bản
Bài 17. Định dạng đoạn văn
Tiết - 49, 50 Bài thực hành 7. Em tập trình bày văn bản
Tiết – 51 Bài tập
Tiết - 52 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết - 53, 54 Bài 18. Trình bày trang văn bản và in
Tiết - 55, 56, 57 Bài 19. Tìm kiếm và thay thế
Bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa
Tiết - 58, 59 Bài thực hành 8. Em "viết" báo tường

Tiết - 60, 61 Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng
Tiết - 62 Bài tập
Tiết - 63, 64 Bài thực hành 9. Danh bạ riêng của em
Tiết - 65, 66 Bài thực hành tổng hợp. Du lịch ba miền
Tiết – 67 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết – 68 Ôn tập
Tiết - 69, 70 Kiểm tra học kì II

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tổ chức dạy học
- Đối với những Bài hoặc Bài thực hành được phân ph i thời lượng trên 1 tiết,
giáo viên căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp học để phân chia cho hợp lí giữa
thời lượng và nội dung.
- Trong thời lượng phân ph i cho các Bài giáo viên cần dành thời gian để hướng
dẫn HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK.
- Trong Phân phối chương trình ti t Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ
thể, giáo viên căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều
kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập truyền
đạt đủ kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải
đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK. Nếu còn thời gian nên lựa chọn,
xây dựng nội dung cho tiết Bài tập và Ôn tập để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học hay thực hành trên phòng
máy...
- Tuỳ tình hình thực tế của lớp học, giáo viên có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời
lượng dạy học đã được phân ph i cho một nội dung nào đó, tuy nhiên việc kéo
dài hoặc rút ngắn không được làm xê dịch lịch giảng dạy quá 2 tiết so với phân
ph i chương trình và phải đảm bảo dạy đủ các nội dung.
- Đối với học sinh đã học Tin học ở cấp học dưới, biết sử dụng máy vi tính, giáo
viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm Bài tập và Bài
thực hành, để củng cố, hệ thống, chuẩn xác hoá kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu.

Đồng thời, khi thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để
học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học.
- Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của Chương II bắt buộc
phải dạy học trên phòng máy và có thể coi là các tiết thực hành. Để học các nội
dung của chương II học sinh phải thực hành trên máy vi tính. Phần mềm dạy học
ch ơng II có thể được tải về từ địa chỉ .
- Ở một số nội dung, để học lý thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần
mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Đặc biệt, phần lớn các nội dung lý thuyết của
chương 2, chương 3 và chương 4 nếu dạy trên máy sẽ hiệu quả hơn.
- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo
nhóm, bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. Nếu do thiếu máy tính không thể
tiến hành dạy tiết thực hành cho cả lớp học trong 1 tiết như phân ph i chương
trình thì phải chia ca để thực hành, khi đó số tiết thực hành thực dạy của
giáo viên được tính bằng số tiết thực hành nhân với số ca. Phải đảm bảo thời
gian thực hành của học sinh mỗi ca như trong phân ph i chương trình.

2. Kiểm tra, đánh giá
- Giáo viên tự bố trí kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 45
phút) để đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định.
- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lý thuyết và thực hành và phải
theo mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học.
- Sau mỗi Bài thực hành phải có đánh giá và cho điểm (hệ số 1).
- Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lý thuyết và thực
hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì
có thể cân đối: lý thuyết 40-50% và thực hành 60-50%. Giáo viên tự lựa chọn
một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Giáo viên tự phân
chia hợp lí thời lượng đã được phân ph i (2 tiết) để kiểm tra học kì cho phần lí
thuyết và phần thực hành.
- Do đặc điểm môn học thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp trắc nghiệm
khách quan nên giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để tăng cường sử dụng

phương pháp này trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×