Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HSG văn 9 tiền hải 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.47 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017–
2018
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (8,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.
Câu 2: (12,0 điểm)
Viết về Chuyện người con gái Nam Xương, có ý kiến cho rằng: Tác phẩm là
áng văn xuôi cổ, chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Bằng hiểu biết về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, em hãy
làm tỏ sáng nhận xét trên.
–––––––––––––––Hết––––––––––––––––

Họ và tên thí sinh: .................................................................................
Số báo danh: .................................................Phòng số:.........................

/>

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI

KỲ KHẢO SÁT SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Đáp án và biểu điểm chấm gồm 03 trang)

Câu 1: (8 điểm)


A. Yêu cầu chung:
HS biết làm một bài NLXH với các kĩ năng, bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn
đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi dùng từ đặt câu.
Nhận thức được vấn đề cần bàn luận: Ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống của mỗi con người.
B. Yêu cầu cụ thể: (8 điểm)
I. Nội dung trình bày: (6 điểm)
Sau đây là một số định hướng làm bài:
1. Xác định đúng vấn đề cần NL: Ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống. (0.5điểm)
2. Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề NL, cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng: (5.0 điểm)
a. Giải thích: (0.5đ)
- Lời khen là gì? Là những lời động viên khích lệ, ngợi ca về sự tiến bộ, tài năng, thành tích, đức độ
… của người khác.
b. Bàn luận vấn đề: ( 3.0đ)
Khẳng định vấn đề: Lời khen có một giá trị rất lớn ở trong cuộc sống.
- Về phía người được nhận lời khen: Vui, hài lòng, phấn chấn, có động lực để phát huy hết mọi khả
năng trí tuệ để học tập lao động sáng tạo và cống hiến.
- Về phía người khen: Biết trao tặng lời khen cho người khác, điều đó chứng tỏ ta nhìn thấy khả
năng, đánh giá được năng lực của họ. Ta sẽ được họ tin cậy quý trọng.
- Lời khen phải thật lòng, phải chân thành đúng lúc đúng chỗ, đó chính là phần thưởng vô giá để
mang lại những thành công thắng lợi tiếp theo, giúp ích cho đời.
(DC: Erico Caruso, là ca sĩ hát nhạc kịch vĩ đại và nổi tiếng của thời đại. Lúc 10 tuổi ngay ngày
đầu tiên đi học, thầy giáo bảo: “Cậu không bao giờ có thể hát được đâu. Cậu chẳng có tố
chất để trở thành ca sĩ. Giọng của cậu nghe như là tiếng ếch ộp hay ễnh ương kêu”.Trong
cơn tuyệt vọng, cậu tìm thấy được tia sáng từ người thân duy nhất của mình – mẹ em. Người
mẹ tuy chỉ là người phụ nữ nhà quê nghèo khó nhưng luôn là một khán giả nhiệt thành nhất
của cậu, luôn âu yếm bảo cậu có thể hát được và hát hay. Và sự khích lệ của người mẹ đã
làm thay đổi cuộc đời cậu bé)

( HS lựa chọn dẫn chứng trong học tập, lao động, trong gia đình, ngoài XH về lời khen để minh
họa )

c. Bàn bạc mở rộng vấn đề: (1.5 điểm)
- Cần tỉnh táo phân biệt những lời khen giả dối tâng bốc xu nịnh. Tuân Tử từng nói: Người khen ta
mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy. (0.5đ)
- Phê phán những người chưa biết động viên người khác ….. (0.5đ)
- Cần phải làm gì để biết khen, động viên nhau trong cuộc sống? (0.5đ)
Biết quan sát, quan tâm đến người khác, lắng nghe, chân thành …
3. KĐ lại vấn đề, liên hệ và đưa ra bài học nhận thức (0.5điểm)
...
II. Hình thức trình bày: (1điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài NLXH (0.5đ)
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... (0.5đ)
III. Sáng tạo:(1điểm)
- Có những cách diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc…(0.5đ)

/>

- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng sâu sắc không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật…(0.5đ)
Câu 2: (12 điểm)
A. Yêu cầu chung:
- Biết làm một bài NLVH: Qua phân tích truyện để làm nổi bật: Truyện là áng văn
xuôi cổ; thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
- Bố cục mạch lạc, thể hiện được kiến thức sâu về VH và khả năng khát quát ý nghĩa của TP đã học.
- Dùng từ viết câu trong sáng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
B. Yêu cầu cụ thể:
I. Nội dung: (9 điểm)
HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát về TG, TP và vấn đề cần NL (trích nhận định).(0.5điểm)
2. Phân tích chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: ( 8,0 điểm)

- Trước khi PT, cần giải thích sơ qua về nhận định trong đề bài (tinh thần nhân đạo). (0.5đ)
Nhân đạo là yêu thương con người, là trân trọng, quan tâm đến số phận, đồng tình thông
cảm với khát vọng của con người, và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.
a. Trước hết truyện là một áng văn xuôi cổ.(1.0điểm)
- Là thiên truyện thứ 16 của “Truyền kì mạn lục” – “áng thiên cổ kì bút” (bút lạ ngàn năm): Ra đời
ở thế kỉ 16.
- Được viết bằng chữ Hán.
- Dựa trên cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”
- Có nhiều yếu tố hoang đường …
b. Chứa chan tinh thần nhân đạo (đây là ý chính của bài) (6.0điểm)
– Dựa vào những điều cơ bản giải thích ở trên, người viết soi chiếu và “Chuyện người con
gái Nam Xương” để phân tích những biểu hiện cụ thể về tinh thần trong tác phẩm. Từ đó đánh giá
những đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
b.1. Truyện ngợi ca vẻ đẹp của người PNVN thông qua nhân vật Vũ Nương: (1.5đ)
– Vũ Nương có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na.
+ Đối với chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung;
+ Đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụng dưỡng;
+ Đối với con rất mực yêu thương.
+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách, nàng chỉ mong chồng
bình yên trở về.
(Lựa chọn d/c tiêu biểu để phân tích và chứng minh)
+ Vũ Nương là người phụ nữ trong sáng, có tấm lòng bao dung độ lượng: Khi bị vu oan,
nàng đã dùng cái chết để tự minh oan cho mình và chứng minh tấm lòng trong sạch của nàng, khi
trở về trên kiệu hoa nàng không một lời oán trách Trương Sinh mà còn rất ân tình " Đa tạ tình
chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" .
Tóm lại : Dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn Dữ
mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ
nữ Việt Nam.
b.2. Nhà văn đau đớn trước bi kịch cuộc đời của Vũ Nương (1.5đ)

– Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tụy vun
đắp cho hạnh phúc nhưng lại chẳng được hưởng hạnh phúc.
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu
vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên do để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi
oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình
rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn không
động lòng. Thất vọng và đau đớn nàng đã phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình.

/>

+ Vũ Nương được sống nơi làng mây cung nước, cuộc sống sung sướng nhưng thực tế là đã
chết, không thể sống lại: “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”. Hạnh phúc vẫn chỉ là ước
mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được).
- Ngòi bút của tác giả đã lột tả hết sự đau đớn tột cùng của Vũ Nương khi tìm đến cái chết.
b.3. Đồng cảm với những khát vọng cao đẹp của Vũ Nương (người phụ nữ). (1.0đ)
- Vũ Nương được sống sung sướng nơi làng mây cung nước, theo quan niệm của dân ta"ở
hiền gặp lành" (Linh Phi cứu Vũ Nương)
- Khát khao về một thế giới thanh bình (Cuộc sống dưới thủy cung).
- Mong muốn được thấu hiểu, được minh oan, được trả lại danh dự (Vũ Nương trở về trần
gian)
b.4. Vì xót thương, mà lên tiếng bênh vực người phụ nữ, tố cáo những thế lực tàn ác
chà đạp lên khát vọng chính đáng của con người.(1.5đ)
- Tố cáo XHPK trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,… chế độ bất công cướp đi quyền sống, quyền
hạnh phúc của người phụ nữ. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông
mù quáng, vũ phu.
- Thế lực đồng tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới Vũ
Nương), đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
- Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ sống cuộc đời chinh phụ. Phải chết trong uất ức
đầy bi kịch.

* Đánh giá khái quát: (1.0đ)
- Khẳng định đánh giá vấn đề NL. Liên hệ ... Có thể rút ra bài học.
- Khẳng định nghệ thuật: Thể truyền kì; Lối văn biền ngẫu; Nghệ thuật khắc họa nhân vật ...,
sáng tạo nhiều so với cổ tích; yếu tố hoang đường kì ảo; Chi tiết nghệ thuật (cái bóng)...
=> Đánh giá tấm lòng của nhà văn: Bênh vực con người, yêu thương trân trọng con người,
đặc biệt là người phụ nữ.
3. Tóm lại (Kết bài): (0,5điểm )
– “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân đạo. Truyện tiêu biểu
cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phụ nữ trong chế độ phong
kiến.
– Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
II. Hình thức: (2 điểm)
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ chặt chẽ…
(1đ)
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…(1đ)
III. Sáng tạo: (1 điểm)
- Có cách diễn đạt hay, sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm xúc.(0.5đ)
- Có những phát hiện mới mẻ. (0.5đ)
Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình
thức thể hiện.
------Hết------

/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×