Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HSG sử 9 tiền hải 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.7 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017–2018

TIỀN HẢI

MÔN: LỊCH SỬ 9
(Thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1. (3,0 điểm)
Hãy nêu những biến đổi to lớn về các mặt chính trị, kinh tế của khu vực Đông
Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Theo em, trong các biến đổi đó,
biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trình bày khái quát phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ La-tinh từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 1991? Nêu nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải
phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh với châu Á, châu Phi? Vì sao có sự khác biệt đó?
Câu 3. (5,0 điểm)
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi
hành các chính sách kinh tế như thế nào? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của
các chính sách đó đến nền kinh tế Việt Nam?
Câu 4. (5,0 điểm)
a. Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

b. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác biệt về thái độ đối với độc lập dân tộc của các


giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam? Bộ phận nào trở thành lực lượng đi đầu trong
cuộc vận động cứu nước ở nước ta đầu thế kỉ XX? Vì sao?
Câu 5. (4,0 điểm)
a. Em có hiểu biết gì về vụ ám sát Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn?
b. Tại sao Việt Nam Quang Phục Hội lại chọn Thái Bình là nơi thực hiện chủ
trương bạo động?
–––––––––––––––Hết––––––––––––––––

Họ và tên thí sinh: .................................................................................
Số báo danh: .................................................Phòng số:.........................

/>
1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TIỀN HẢI

Câu

Câu 1
(3đ)

KỲ KHẢO SÁT SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Đáp án và biểu điểm chấm gồm 06 trang)
Nội dung

Điểm


Những biến đổi to lớn về các mặt chính trị, kinh tế của khu vực
Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

1,5

Biến đổi thứ nhất: Từ thân phận các nước thuộc địa, sau chiến tranh thế
giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia độc lập.

0,5

Biến đổi thứ hai: Sau khi giành độc lập, các nước Đông nam Á ra sức
phát triển kinh tế - xã hội và nhiều nước đã đạt được những thành tựu to
lớn như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Đặc biệt Xin-ga-po là nước có
nền kinh tế phát triển, được xếp vào nhóm các nước phát triển trên thế
giới, được coi là một trong bốn con rồng ở Châu Á.
Biến đổi thứ ba: Tuy có chế độ chính trị khác nhau, trong chiến tranh
lạnh có sự xung đột, đối đầu. Tuy nhiên đến đầu những năm 90 của thế kỉ
XX, cả 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất đó
là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là tổ chức liên
minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm cùng nhau xây
dựng một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế.
Biến đổi quan trọng nhất, giải thích.
Biến đổi quan trọng nhất là: Từ thân phận các nước thuộc địa, sau chiến
tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia
độc lập.
Vì từ khi giành được độc lập, các nước đã bước sang kỉ nguyên mới – kỉ
nguyên độc lập, tự do. Từ đó các nước mới có cơ hội để hội nhập, xây
dựng và phát triển đất nước.


Câu 2
(3đ)

Khái quát phong trào giải phóng dân tộc của Mĩ La-tinh từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991.

Khác với các nước châu Á và châu Phi, nhiều nước Mĩ La - tinh đã giành
được độc lập ngay từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như Braxin,
Ác-hen-ti-na…Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha,
các nước lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế
quốc Mĩ.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều
biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu Ba năm
1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao
/>
0,5

0,5

1,5
0,75

0,75

1,75

0,25
0,25
2



trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục
địa bùng cháy” của phong trào cách mạng.
Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê- nê- xu-ê-la,
Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa…
Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các
chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và tiến hành nhiều cải cách tiến
bộ.
Trong thời kì này, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra tại Chi-lê và Nica-ra-goa.
Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 năm 1970 ở Chi-lê, chính phủ của
Liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực
hiện những cải cách tiến bộ, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong
những năm 1970-1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của mặt trận
Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất
nước phát triển theo con đường dân chủ.

0,25
0,25
0,25

0,25

Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ,
phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa lần lượt bị thất bại vào
những năm 1973 và 1991.

0,25

Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
Mĩ La-tinh với châu Á , châu Phi.


0,75

Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh với
châu Á, châu Phi là về mục tiêu (nhiệm vụ) đấu tranh .

0,25

Châu Á, châu Phi: Đấu tranh chống đế quốc thực dân và tay sai để giải
phóng dân tộc, giành lại độc lập chủ quyền.

0,25

ơ

Khu vực Mĩ La-tinh: Đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập
các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành lại độc lập chủ quyền thực
sự.
Nguyên nhân của sự khác biệt .
Hầu hết các nước châu Á, châu Phi là thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ
nghĩa đế quốc thực dân, mất độc lập chủ quyền.Vì vậy mục tiêu đấu
tranh là chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân và tay sai để giành lại độc
lập chủ quyền đã mất.
Khu vực Mĩ La-tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu thế kỉ
XIX nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và thực tế trở thành
thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh là chống lại các
thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ, qua đó giành
lại độc lập, chủ quyền thực sự.
/>
0,25

0,5

0,25
0,25

3


Những chính sách kinh tế thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Nông nghiệp:
Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền (ở Bắc Kì ,năm 1902 ,
Pháp chiếm 182000 ha ruộng đất. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm ¼
diện tích cày cấy ở Nam Kì).
Tiếp tục duy trì phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô

Câu 3
(5đ)

2,0

0,25
0,25

Công nghiệp:
Khai thác mỏ để xuất khẩu (đặc biệt là than và kim loại).

0,25

Đầu tư cho công nghiệp nhẹ: Xay xát gạo, chế biến gỗ, đường, rượu…


0,25

Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường
bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân…

0,25

Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam….

0,25

Tài chính: Tăng thêm các loại thuế nặng nhất là thuế muối, thuế rượu,
thuế thuốc phiện.
Bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt…
Mục đích của các chính sách đó.

0,25
0,25
1,0
0,5

Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta.
Biến Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa của
tư bản Pháp.
Để bóc lột và kiếm lời được nhiều nhất.

0,25

Tác động của các chính sách đó đến nền kinh tế Việt Nam.


2,0

Tác động tích cực:
Làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân…
Hệ thống giao thông vận tải phát triển hơn trước…
Thành thị theo hướng hiện đại ra đời…
Bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp
của nền kinh tế cũ bị phá vỡ…
Tác động tiêu cực:
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt…
Nông nghiệp giậm chân tại chỗ…
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc
hậu, phụ thuộc. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

/>
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

4



Câu 4
(5đ)

a). Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp và tầng lớp trong xã
hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX theo nội dung sau:
( Mỗi giai cấp, tầng lớp trình bày đúng được 0,5 điểm)
Giai cấp,tầng
Thái độ đối với độc lập
Nghề nghiệp
lớp
dân tộc
1. Địa chủ phong Chủ đồn điền ( kinh Đầu hàng làm tay sai cho
kiến
doanh ruộng đất, thực dân Pháp. Một số địa
bóc lột địa tô).
chủ vừa và nhỏ có tinh thần
yêu nước.
2. Nông dân

Làm ruộng.

3. Tư sản

Là các nhà thầu
khoán, đại lí, chủ xí
nghiệp, chủ xưởng
thủ công, chủ hãng
buôn bán (kinh
doanh công, thương

nghiệp).
Chủ xưởng thủ công
nhỏ, cơ sở buôn
bán, viên chức cấp
thấp như thông
ngôn, nhà giáo, thư
kí, kế toán, học sinh
(làm công ăn lương,
buôn bán).
Làm việc trong các
đồn điền, nhà máy,
hầm mỏ…( bán sức
lao động, làm thuê).

4. Tiếu tư sản
thành thị

5. Công nhân

Sẵn sàng hưởng ứng, tham
gia các cuộc đấu tranh do
bất kì cá nhân, tổ chức, tầng
lớp hoặc giai cấp nào đề
xướng để có thể giúp họ
giành được tự do, no ấm.
Chưa giám tỏ thái độ phản
ứng hay tham gia các cuộc
vận động cách mạng giải
phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX.

Có ý thức dân tộc đặc biệt là
các nhà giáo, thanh niên,
học sinh nên tích cực tham
gia các cuộc vận động cứu
nước đầu thế kỉ XX.

Sớm có tinh thần đấu tranh
mạnh mẽ chống bọn chủ,
đòi cải thiện điều kiện làm
việc và sinh hoạt.

b) Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về thái độ đối với độc lập dân
tộc của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp khiến xã hội
Việt Nam có nhiều biến đổi, bên cạnh các giai cấp cũ trong xã hội không
ngừng phân hóa còn xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp mới.
/>
2,5

2,5
0,5

5


Câu 5
(4đ)

Mỗi giai cấp, tầng lớp lại có quyền lợi và địa vị kinh tế, chính trị khác
nhau nên cũng có thái độ khác nhau đối với độc lập dân tộc.

Bộ phận trở thành lực lượng đi đầu trong cuộc vận động cứu nước ở
nước ta đầu thế kỉ XX là những trí thức nho học tiến bộ theo con đường
dân chủ tư sản.
Vì họ có lòng yêu nước nồng nàn và có sự hiểu biết sâu rộng, có điều
kiện tiếp thu những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài thổi vào nước
ta…
a) Tóm tắt về vụ ám sát Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn.
Nguyễn Duy Hàn -Tuần phủ Thái Bình, kẻ đã được thực dân Pháp khen
ngợi là người có công đàn áp các phong trào Đông Du làm “ tê liệt”
phong trào đấu tranh trong tỉnh… Nguyễn Duy Hàn được xếp trong danh
sách đối tượng phải trừ khử của Việt Nam Quang Phục hội. Kế hoạch đã
được phê duyệt, bản án được thi hành ngay. Thanh niên Phạm Văn Tráng
là người thực thi bản án này.
Trưa ngày 13/4/1913, Nguyễn Duy Hàn vừa từ Tòa Sứ về đến cổng dinh
Tuần Phủ thì bị một trái tạc đạn quăng tới nổ vang. Nguyễn Duy Hàn
chết tại chỗ. Nhưng Phạm Văn Tráng cũng bị bắt.
Ngày 05/9/1913, Phạm Văn Tráng Phạm Văn Tráng bị Hội đồng đề hình
tuyên án tử hình.
Ngày 21/9/1913, Phạm Văn Tráng cùng 5 chiến sĩ yêu nước khác bị xử
bắn ngay tại cửa nhà lao Hỏa Lò-Hà Nội. Khi ra pháp trường, các anh
vẫn “bình thản, vui vẻ đón nhận cái chết”(Theo tờ “Tương lai xứ Bắc Kỳ
ra ngày 25/9/1913 đã nhận xét và ca ngợi họ”).

0,5
0,75
0,75
2,0

0,5


0,5
0,5

0,5

b) Việt Nam Quang Phục Hội chọn Thái Bình là nơi thực hiện chủ
trương bạo động.

2,0

Thái Bình là tỉnh thuần nông , mật độ dân số đông. Ruộng đất bị đế quốc
và phong kiến chiếm đoạt, các nghề thủ công truyền thống không có cơ
hội phát triển nên đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn giữa
nhân dân với thực dân, phong kiến gay gắt nên các phong trào đấu tranh
diễn ra sôi nổi, quyết liệt.

0,5

Thái Bình là quê hương giàu truyền thống đấu tranh chống áp bức ngoại
xâm, quê hương của nhiều nhà yêu nước. Từ khi Pháp xâm lược nước ta,
Thái Bình luôn là địa phương có nhiều nhân vật và phong trào kiên
quyết kháng chiến tiêu biểu nhất vùng.
Nhân dân Thái Bình có nhiều kinh nghiệm đấu tranh đặc biệt là đấu
tranh bạo động, vũ trang (trong phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ
XIX-Phong trào Cần Vương, Thái Bình là một trong những trung tâm
của phong trào).
/>
0,5

0,5


6


Trong cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX, nhân dân Thái Bình sôi
nổi hưởng ứng. Đặc biệt, trong phong trào Việt Nam Quang Phục hội
nhiều thanh niên ưu tú Thái Bình đã vượt mọi khó khăn, nguy hiểm tham
gia và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội như Ngô
Quang Đoan, Nguyễn Thị Hồng Đính…
Vì những yếu tố đó mà Thái Bình đã được Việt Nam Quang Phục hội
chọn là nơi thực hiện chủ trương bạo động.

0,5

…………………….HẾT………………...

/>
7



×