Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam và việc áp dụng hình phạt này ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.71 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN LỆ TRINH

HÌNH PHẠT TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM
VÀ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT NÀY Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2009

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN LỆ TRINH

HÌNH PHẠT TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM
VÀ VIỆC ÁP DỤNG HÌNH PHẠT NÀY Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số

: 60 38 40


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Quang Vinh

2


Hµ néi - 2009

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một bộ phận cấu thành cơ bản trong hệ thống hình phạt, hình
phạt tiền có một lịch sử lâu dài cũng như vị trí rất quan trọng trong pháp
luật hình sự Việt Nam.
Các quy định về hình phạt tiền đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu
trong lịch sử. Từ khi các bộ luật đầu tiên của các triều đại phong kiến
Việt Nam, hình phạt tiền đã được hình thành và được pháp luật hình sự
thừa nhận như một loại hình phạt góp phần quan trọng vào việc bảo vệ
Nhà nước, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân dưới
chế độ cũ. Trong một thời gian khá dài, nước ta dưới chế độ thực dân
nửa phong kiến, mặc dù pháp luật thời kỳ này tồn tại rất nhiều hạn chế
nhưng chúng ta thấy được sự ghi nhận của pháp luật hình sự các quy
định về hình phạt tiền, các quy định này ít nhiều cũng chứa đựng những
nhân tố tích cực, góp phần không nhỏ đến quá trình lập pháp về hình
phạt tiền của pháp luật hình sự Việt Nam ở các thời kỳ tiếp sau. Cho đến
khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, khi mà đất
nước chưa có một bộ luật hình sự áp dụng chung, thì các quy định về
hình phạt tiền đã được quy định rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp
luật đơn hành, từ các Sắc lệnh thời kỳ đầu thành lập như Sắc lệnh số 21

ngày 14/02/1946, Sắc lệnh số 223 ngày 17/11/1946 đến các Sắc luật: Sắc
luật số 125/SL ngày 11/7/1950; Sắc luật số 163/SL ngày 17/11/1950; Sắc

3


luật số 202/SL ngày 14/12/1956; Sắc luật số 001/SL ngày 19/4/1957; Sắc
luật số 003/SL ngày 18/6/1957...
Và từ khi các quy định của luật hình sự được bắt đầu luật hóa
cho đến ngày nay chế định về hình phạt tiền vẫn đang được chúng ta tiếp
tục phát triển và hoàn thiện.
Cùng với các loại hình phạt khác trong hệ thống pháp luật hình
sự, hình phạt tiền tham gia không chỉ vào việc trừng trị người phạm tội
mà còn có ý nghĩa to lớn trong vấn đề cải tạo người phạm tội trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới và
đồng thời giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh
phòng và chống tội phạm. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế - xã hội
nước ta có nhiều chuyển biến mới mẻ như hiện nay thì vai trò của hình
phạt tiền ngày càng được phát huy. Bởi vậy mà Bộ luật Hình sự của thời
kỳ mới (Bộ luật Hình sự năm 1999) đã có những quy định rất tiến bộ về
hình phạt tiền và các quy định này đã, đang và sẽ phát huy ngày càng có
hiệu quả hơn trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, từ khi các quy định về hình phạt tiền
trong Bộ luật Hình sự năm 1999 được áp dụng cho đến nay thì hình phạt
này vẫn chưa phát huy được hết những vai trò và hiệu quả của nó. Bên
cạnh sự hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật thì thực
tiễn áp dụng các quy định về hình phạt tiền trong thực tế có những điểm
còn chưa đúng, chưa đủ, chưa hợp lý, đòi hỏi các nhà làm luật và thi
hành pháp luật phải nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện.

Cùng với chế định tội phạm, chế định về hình phạt là một chế
định rất cơ bản và hết sức quan trọng của luật hình sự và bởi vai trò xã
hội và hiệu quả của luật hình sự phụ thuộc rất nhiều vào hình phạt nên
việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học

4


những vấn đề về hình phạt tiền và việc áp dụng các quy định về hình
phạt tiền trong thực tế đời sống xã hội, đồng thời đưa ra những giải pháp
hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả của các quy định đã nêu
không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn
là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do luận chứng cho việc
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt
Nam và việc áp dụng hình phạt này ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Mục đích của đề tài
Hình phạt tiền là một loại hình phạt có vị trí và vai trò quan
trọng trong hệ thống hình phạt của nước ta. Khi nghiên cứu hình phạt
tiền, luận văn nhằm đạt được các mục đích như sau:
- Đưa ra một nhận thức toàn diện và có hệ thống về hình phạt
tiền;
- Đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt tiền qua đó đưa ra những
kiến nghị cho việc hoàn thiện hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam
nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt này trong công cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
3. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết
Để hoàn thành các mục đích đã đề ra, luận văn tập trung trình
bày các nội dung sau:
- Phân tích về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của hình phạt, hệ

thống hình phạt và hình phạt tiền trong pháp luật Việt Nam;
- Khái quát về lịch sử lập pháp của hình phạt tiền; phân tích các
quy định của hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành, từ đó rút

5


ra các quy định tiến bộ của hình phạt tiền trong pháp luật hiện hành so
với các quy định trước đó;
- Phân tích nội dung, điều kiện áp dụng hình phạt tiền theo các
quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng các quy
định về hình phạt tiền. Từ đó phân tích một số tồn tại xung quanh việc
quy định và áp dụng quy định về hình phạt tiền;
- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hình phạt tiền
trên cơ sở các nguyên tắc của luật hình sự và chính sách hình sự của Nhà
nước nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa
học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Các luận chứng của đề tài được đưa ra trên cơ sở của Hiến pháp,
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách
hình sự, dựa vào các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự và có tham khảo
Bên cạnh đó, các nghiên cứu mang tính cá nhân thể hiện trong đề
tài được trình bày trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các tài liệu pháp lý,
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và
ngoài nước.
- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống
như: phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phân tích, thống kê,

so sánh, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6


Qua việc nghiên cứu về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự
Việt Nam và việc áp dụng hình phạt này ở nước ta hiện nay, luận văn đã
góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và nội dung pháp
lý của hình phạt tiền, đưa ra bức tranh khái quát về tình hình áp dụng
hình phạt tiền trong thực tiễn ở nước ta hiện nay; đồng thời luận văn đưa
ra những điểm chưa hợp lý về hình phạt tiền trong các quy định của Bộ
luật Hình sự năm 1999, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình áp
dụng quy định về hình phạt tiền để đề xuất các phương hướng, kiến nghị
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, ý nghĩa về mặt khoa học của luận
văn biểu hiện ở chỗ, đây là một công trình nghiên cứu
chuyên khảo tương đối đầy đủ và toàn diện ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến hình phạt tiền
trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vì vậy luận văn
còn có thể làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán
bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu
sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên
ngành Tư pháp hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về hình phạt và hình phạt tiền.
Chương 2: Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự năm 1999.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này ở nước ta hiện
nay.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HÌNH PHẠT VÀ HÌNH PHẠT TIỀN

1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT VÀ HÌNH PHẠT TIỀN

1.1.1. Khái niệm, mục đích và hệ thống hình phạt
1.1.1.1. Khái niệm hình phạt
Tội phạm và hình phạt là hai chế định cơ bản trong pháp luật
hình sự của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu như tội phạm là một
hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà
nước và pháp luật thì hình phạt ra đời bắt nguồn từ nhiệm vụ đấu tranh
với tình hình tội phạm và để bảo vệ quyền lợi, duy trì điều kiện tồn tại
của giai cấp thống trị, của nhà nước trong bất kỳ một chế độ xã hội nào.
Dù là trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản hay chế độ
xã hội chủ nghĩa thì các nhà nước luôn coi hình phạt là một công cụ hữu
hiệu để bảo vệ lợi ích của xã hội và nhà nước bởi "hình phạt không phải
là một cái gì khác ngoài phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống
lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó" (C.Mác). Do đó, trong tất cả
các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm thì hình phạt là biện
pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời
nhất.
Tuy nhiên, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong các quốc gia

khác nhau không phải lúc nào cũng có những quan điểm thống nhất về
bản chất, nội dung và mục đích của hình phạt. Thông thường quan niệm
về hình phạt phụ thuộc và tương ứng với quan niệm về tội phạm trong
mỗi một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Và cũng chính những quan điểm
không giống nhau về khái niệm tội phạm mà ở mỗi thời kỳ, ở mỗi nhà
nước, hình phạt lại có những tác động khác nhau đến người phạm tội,


đến các thành viên khác trong xã hội cũng như đến tình hình tội phạm
nói chung.
Về cơ bản có hai quan niệm về hình phạt cần được xem xét:
Quan niệm thứ nhất coi hình phạt là công cụ trả thù người phạm
tội, tức là hình phạt được áp dụng để trừng phạt, trả thù người đã thực
hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự. Theo đó, tính chất
trừng trị của các hình phạt theo quan niệm này rất dã man, hà khắc. Nhà
nước cho phép áp dụng phổ biến và rộng rãi các hình phạt có tính chất
nhục hình, đầy đọa thể xác và chà đạp lên phẩm giá của con người. Điều
này được biểu hiện ở nhiều nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong
kiến.
Quan niệm thứ hai mang tính chất tiến bộ và nhân đạo hơn khi
coi hình phạt là công cụ đấu tranh để phòng ngừa tội phạm. Theo đó,
hình phạt được đặt ra không chỉ nhằm trừng trị người thực hiện hành vi
phạm tội mà còn nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và
ngăn ngừa tội phạm. Mục đích cuối cùng được đặt ra đối với việc áp
dụng hình phạt trong trường hợp này là hạn chế và đi đến triệt tiêu các
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, tiến tới loại bỏ tội
phạm ra khỏi đời sống xã hội. Quan điểm này về tội phạm và hình phạt
được biểu hiện rất sâu sắc trong các nhà nước dân chủ tiến bộ.
Có thể nói, việc quan niệm thế nào về hình phạt phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách hình sự nói

riêng của mỗi một quốc gia. Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay cho
thấy chúng ta đã kết hợp hài hòa trong việc kế thừa truyền thống văn
hóa nhân đạo chủ nghĩa với việc tiếp thu những tinh hoa văn minh của
luật hình sự thế giới, đồng thời có xét đến thực trạng và yêu cầu của cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thực tế để xây dựng những vấn
đề có liên quan đến hình phạt, mà trước tiên là khái niệm hình phạt. Về
cơ bản, các nhà khoa học hình sự đã luôn coi hình phạt là biện pháp


cưỡng chế của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người thực hiện tội
phạm, nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngăn ngừa tội
phạm. Điều đó biểu hiện trong các quan niệm cụ thể như sau:
TS. Uông Chu Lưu, TS. Nguyễn Đức Tuấn đưa ra khái niệm:
"Hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối
với người thực hiện tội phạm theo quy định của luật hình sự, tước bỏ hoặc
hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án nhằm mục
đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm" [13].
TSKH. PGS. Lê Văn Cảm cũng cho rằng: "Hình phạt là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong
bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế
quyền, tự do của người bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự"
[8].
GS.TS. Đỗ Ngọc Quang coi hình phạt là: "biện pháp cưỡng chế rất
nghiêm khắc của Nhà nước được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp
dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và mục
đích nhất định với mục đích cải tạo giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội
phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân" [Dẫn theo 6].
PGS. TS. Võ Khánh Vinh định nghĩa: "Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế do Tòa án quyết định trong bản án đối với người có lỗi trong

việc thực hiện tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các
quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án" [38].
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì hình phạt
"là biện pháp cưỡng chế nhà nước được luật hình sự quy định và do Tòa
án áp dụng có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người
phạm tội nhằm rse41cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp
luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm" [10].


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam - Phần chung, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/06 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2002, Hà Nội.
5. Lê Cảm (2000), "Hình phạt và biện pháp tư pháp trong Luật hình sự
Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (8).

6. Lê Cảm (2001), "Một số vấn đề cơ bản về hình phạt",
Công an nhân dân, (5).
7. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

8. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ
bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), "Mục đích của hình phạt", Luật học, (1).

10. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển
pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


11. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(2000), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày
04/8 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong
Phần chung Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội.
12. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), "Hình phạt - một số vấn đề lý luận",
Nhà nước và pháp luật, (10).
13. Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn (1995), Hình phạt trong Luật Hình
sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự 1999 (Phần chung), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
15. Quốc hội (1950), Sắc luật số 125/SL ngày 11/7.
16. Quốc hội (1950), Sắc luật số 163/SL ngày
17/110.
17. Quốc hội (1956), Sắc luật số 202/SL ngày 14/12.
18. Quốc hội (1957), Sắc luật số 001/SL ngày 19/4.
19. Quốc hội (1957), Sắc luật số 003/SL ngày 18/6.
20. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
21. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
22. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

23. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
24. Lê Thị Sơn, Nguyễn Ngọc Hòa, Phan Thị Liên Châu (2001), Trách
nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 1999, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2000, Hà Nội.
27. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2001, Hà Nội.


28. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2002, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2003, Hà Nội.
30. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2004, Hà Nội.
31. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2005, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2006, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2007, Hà Nội.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết
công tác ngành Tòa án năm 2008, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình
Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
36. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển

giải thích thuật ngữ luật học (Luật Hình sự),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
37. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, (2007), Từ
điển pháp luật hình sự, Nxb Từ điển bách khoa
- Tư pháp, Hà Nội.
38. Võ Khánh Vinh (1994), Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt
(Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Trương Quang Vinh (2002), "Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự
năm 1999", Luật học, (4).



×