Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thông báo trả lại đơn khởi kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.17 KB, 12 trang )

Mục lục

Bảng viết tắt
Tòa án nhân dân
Tòa án
Bộ luật Tố tụng dân sự
Bộ luật Dân sự

I.

TAND
TA
BLTTDS
BLDS

Thông báo số 252/TB-TA ngày 24/03/2017 của Tòa án nhân dân huyện
Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
-

Nguyên đơn: Lê Thanh Tuyên.

-

Bị đơn: Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Thanh.

-

Quan hệ tranh châp: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

-



Tóm tắt nội dung tranh chấp:

Ông Nguyễn Văn Hùng và ông Nguyễn Văn Thanh có hành vi gây thương tích cho
ông Lê Thanh Tuyên. Sau lần giải quyết vụ việc lần 3 ngày 07/7/2012 của Công an xã
Tiến Hóa thì ông Hùng nhất trí bồi thường cho ông Tuyên số tiền 12 triệu. Nhưng từ
khi giải quyết đến nay ông Hùng chưa trả tiền.
-

Yêu cầu của nguyên đơn: yêu cầu anh Nguyễn Văn Hùng bồi thường số tiền 12
triệu đồng.
1


-

Lý do trả lại đơn khởi kiện: Hết thời hiệu khởi kiện theo Điều 588 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

2. Nhận xét quyết định của Tòa án.

Sau khi nghiên cứu, nhóm nhận thấy thông báo có nhiều điểm sai phạm sau:
Thứ nhất, việc Tòa án áp dụng Điều 588 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để làm
căn cứ trả lại đơn khởi kiện là sai bởi vì BLTTDS chỉ có 517 Điều. Quan điểm của
Tòa chính xác là thời hiệu đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 chứ không phải là Bộ luật tố tụng dân sự
2015.
Mặt khác, tranh chấp của ông Tuyên với ông Hùng và ông Thanh xảy ra năm 2012,
nên dù tới năm 2017 ông mới khởi kiện thì Tòa án vẫn phải áp dụng Bộ luật dân sự
2005.

Căn cứ pháp lý để giải quyết đơn khởi kiện trên: BLTTDS 2015 và BLDS 2005.
Việc dùng Bộ luật dân sự 2015 của Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa là sai căn cứ
pháp lý.
Thứ hai, hết thời hiệu không phải là một trong các trường hợp trả lại đơn khởi
kiện theo quy định của khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015. Theo đó, Tòa án nhân dân
huyện Tuyên Hóa không có căn cứ pháp lý để trả lại đơn khởi kiện của ông Tuyên.
Theo quy định tại K2 Đ 184 BLTTDS năm 2015: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về
thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu
cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải
quyết vụ việc.”
Như vậy, mặc dù hết thời hiệu khởi kiện nhưng tòa án vẫn phải thụ lý đơn khởi kiện
của ông Tuyên theo thủ tục chung, chỉ khi nào tại Tòa án bị đơn viện dẫn thời hiệu
2


khởi kiện đã hết (trước khi TA cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án) thì
Tòa án mới đình chỉ giải quyết vụ án.
Thứ ba, quan điểm của Tòa án: Đơn khởi kiện đã vượt quá thời hạn quy định
của pháp luật nên không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Quan điểm này là không đúng
quy định của pháp luật.
Tại điểm đ khoản 1 điều 192 quy định nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
“ Không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” ở đây có nghĩa là vụ án không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32, 34, 35,
36, 37, 38, 39, 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Theo quy đinh tại điều 609 BLDS 2005 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là trách
nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Tiếp tục căn cứ vào khoản 6 điều 26 BLTTDS
2015 thì tranh chấp trên là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Do đó, không thể lấy lí do tranh chấp trên không thuộc thẩm quyền giải quyết để trả
lại đơn khởi kiện.

Thứ tư, về thủ tục tố tụng, ở đây có 2 cái sai:
Cái sai đầu tiên: khi nhận được văn bản thông báo trả lại đơn khởi kiện thì
người khởi kiện có thời hạn 10 ngày để khiếu nại theo quy định khoản 1 Điều 194
BLTTDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả
lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến
nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện”.
Nhưng trong thông báo trả lại đơn khởi kiện Tòa án chỉ cho ông Tuyên 3 ngày làm
việc để khiếu nại .Vậy quyết định này là không phù hợp với pháp luật hiện hành và
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khởi kiện.

3


Cái sai thứ hai, khi gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, Thẩm
phán phải đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp một bản. Ở đây Tòa án chỉ gửi
cho người khởi kiện và lưu ở Văn phòng (chú ý ở phần Nơi nhận). Việc này là không
đúng với quy định tại khoản 2 Điều 192 của BLTTDS 2015
3. Hướng giải quyết

Sau khi nhận đơn khởi kiện từ ông Lê Thanh Tuyên, Tòa án nhân dân huyện Tuyên
Hóa phải thụ lý theo thủ tục chung được quy định tài điều 195 Bộ luật dân sự 2015 .
Nếu tại Tòa án bị đơn việc dẫn thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án sẽ đình chỉ vụ án
như theo quy định điểm e khoản 1 điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Đương sự
có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải
quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết”.
Trong trường hợp trên, ông Lê Thanh Tuyên có thể viết một đơn khiếu nại đến
cơ quan Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện (khoản 1 điều 194 BLTTDS 2015) trình bày rõ
những bằng chứng cũng như dẫn chứng cụ thể về những điểm sai trong việc trả lại
đơn khởi kiện, đặc biệt là lí do hết thời hiệu khởi kiện. Nếu như Tòa án huyện Tuyên
Hóa vẫn bảo lưu ý kiến của mình, ông có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Chánh án

Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp - Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình
(khoản 5 điều 194 BLTTDS 2015) để khiếu nại rồi chờ kết quả. Nếu Tòa án vẫn giữ
nguyên việc trả lại đơn khởi kiện thì ông vẫn có thể tiếp tục khiếu nại lên Tòa án
nhân dân cấp cao (khoản 7 điều 194 BLTTDS 2015 ) lần cuối.
Tuy nhiên, vụ án của ông đã hết thời hiệu khởi kiện. Do đó vụ án của ông có được giải
quyết, ông có được bồi thường hay không tùy thuộc vào bị đơn. Vì vậy việc đi khiếu
nại từ cơ quan này đến cơ quan khác vẫn có thể không mang lại kết quả có lợi gì cho
ông nếu như bị đơn không chấp nhận bồi thường. Mặt khác việc khiếu nại như vậy
còn rất tốn kém về thời gian, chi phí và sức lực.

4


Ông Tuyên nên thỏa thuận lại với ông Hùng để đòi tiền bồi thường, nếu ông Hùng
không đồng ý bồi thường thì ông Tuyên không nên tiếp tục khởi kiện hay khiếu nại
nếu như Tòa án nhân dân huyên Tuyên Hóa vẫn giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện.

II.

Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 68/TB-TA ngày 13 tháng 02 năm 2017
của TAND Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
-

Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Long; địa chỉ: thôn Đông Thuận, xã Mai Hóa,

-

huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Bị đơn: anh Trần Văn Tình
Quan hệ tranh chấp: bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Nội dung tranh chấp: Anh Trần Văn Tình đã đánh ông Long gây thương tích,
khiến ông Long phải vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và Hội đồng
giám định pháp y tỉnh Quảng Bình đã giám định tỉ lệ thương tật của ông Long

-

là 6%.
Yêu cầu của nguyên đơn: Buộc anh Trần Văn Tình bồi thường thiệt hại mà anh

đã gây ra cho ông Long.
2. Lý do trả lại đơn khởi kiện từ phía tòa án.
- Không có căn cứ để thụ lý vì chưa kèm theo các loại giấy tờ sau :
+ Hồ sơ giải quyết ban đầu của cơ quan công an.
+ Hồ sơ bệnh án điều trị tại các bệnh viện.
+ Các loại hóa đơn chứng từ điều trị tại các bệnh viện và một số giấy tờ
-

khác liên quan đến việc yêu cầu ông Tình bồi thường.
Đơn của ông Long thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện mà Tòa án
căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015

3. Nhận xét quyết định của Tòa.

Việc tòa án viện dẫn lý do trên và căn cứ điểm b K1 Đ 192 để trả lại đơn khởi kiện
của ông Nguyễn Văn Long là không phù hợp, bởi lẽ:
5



Thứ nhất, theo quy định tại điểm i khoản 4: “Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm
theo đơn khởi kiện” và khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015: “Kèm theo đơn khởi kiện
phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị
xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ
tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để
chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi
kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án
trong quá trình giải quyết vụ án”.
Đây là quy định để đảm bảo nội dung của đơn khởi kiện, theo đó kèm theo đơn
khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là
có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp tòa án cho rằng đơn khởi kiện của Ông Long chưa
đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu ông bổ sung đơn khởi kiện theo khoản 1 điều 193
BLTTDS 2015. Nếu ông không thực hiện việc bổ sung này thì Tòa án sẽ trả lại đơn
khởi kiện và tài liệu kèm theo cho ông theo điểm e khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015.
Thêm vào đó tại Khoản 4 Điều 91 BLTTDS 2015 cũng quy định “Đương sự có nghĩa
vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa
ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập
được có trong hồ sơ vụ việc.”
Như vậy, TAND huyện Tuyên Hóa đã hiểu sai quy định tại điểm b khoản 1 Điều
192 BLTTDS 2015 và cho rằng thiếu tài liệu, chứng cứ kèm theo là trường hợp chưa
có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp tài liệu, chứng
cứ kèm theo được hiểu vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, việc không nộp hoặc nộp không
đủ thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện tuy
nhiên nó không đồng nghĩa với việc chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định
pháp luật.
Thứ hai, theo điểm b K1 Đ 192 BLTTDS năm 2015 chưa có đủ điều kiện khởi
kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện
6



khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các
điều kiện đó. Và người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện có quyền khởi kiện
lại.
Ví dụ: Đương sự khởi kiện vụ án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, thì đối với
tranh chấp về người có quyền sử dụng đất mà chưa tiến hành hòa giải tại UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai
năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng
đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa
kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ
tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều
kiện khởi kiện vụ án.
Tuy nhiên trường hợp của ông Long là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ
cần có các căn cứ phát sinh (thiệt hại thực tế, có hành vi trái pháp luật, mối quan hệ
nhân quả, có lỗi và một số điều kiện khác liên quan) thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi
thường và ông Long có quyền được yêu cầu pháp luạt bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Việc thiếu các giấy tờ, tài liệu (Hồ sơ giải quyết ban đầu của cơ quan
công an; Hồ sơ bệnh án điều trị tại các bệnh viện; Các loại hóa đơn chứng từ điều trị
tại các bệnh viện và một số giấy tờ khác liên quan đến việc yêu cầu ông Tĩnh bồi
thường) không phải là trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện vì vậy việc tòa viện
dẫn lý do trên là không có cơ sở.
4. Hướng giải quyết:

Cụ thể trong trường hợp đơn khởi kiện của ông Long, khi thiếu những tài liệu,
chứng cứ kèm theo để chứng minh cho tính xác thực đối với yêu cầu của ông, tức là
đơn khởi kiện của ông còn thiếu các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS
2015, thì tòa án không trả lại đơn khởi kiện mà phải gửi thông báo yêu cầu ông Long
bổ sung tài liệu, chứng cứ. Theo đó căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 193
7



BLTTDS 2015, Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi,
bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn
định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn
nhưng không quá 15 ngày. Tòa án chỉ được trả lại đơn khởi kiện khi ông Long không
sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Như vậy, trong trường trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo trả lại đơn khởi kiện này, ông
Long phải khiếu nại với Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, nêu rõ lý do rằng tòa án
căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 “chưa có đủ điều kiện khởi kiện
theo quy định của pháp luật” để trả lại đơn khởi kiện của ông là sai, thay vì trả lại đơn
khởi kiện cho ông, tòa án phải gửi thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ cho
ông để ông biết và bổ sung theo đúng quy định.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Tuyên Hóa cũng nên phát hiện ra sai sót này
trong quá trình hoạt động của tòa án để kiến nghị kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho người khởi kiện cũng như thực hiện đúng chức năng của mình.

III.

Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 27 /TB-TA ngày 16 tháng 11 năm 2016
của TAND Tỉnh Khánh Hòa.

1. Tóm tắt nội dung vụ việc.
-

Nguyên đơn: Ông Mitsu Shigeta
Bị đơn: bà Trần Thị Tuyết Minh, là vợ của ông Mitsu Shigeta.
Quan hệ tranh chấp: Quan hệ hôn nhân gia đình.
Yêu cầu của nguyên đơn: Yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc ly hôn giữa ông


-

và bà Trần Thị Tuyết Minh.
Lý do TAND tỉnh Khánh Hòa trả lại đơn khởi kiện:Tòa án xét thấy đơn khởi
kiện của ông Mitsu Shigeta thuộc trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi
kiện theo quy định pháp luật vì lý do chị Minh đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi.
8


2. Nhận xét quyết định của Tòa án.

Thông báo trả lại đơn khởi kiện của TAND tỉnh Khánh Hòa là đúng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong
trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Tuy
nhiên, khi ông Mitsu Shigeta nộp đơn khởi kiện ly hôn thì chị Minh đang nuôi con
dưới 12 tháng nên trong trường hợp này ông Mitsu Shigeta không có quyền yêu cầu ly
hôn.
Như vậy, trường hợp của ông Mitsu Shigeta là chưa có đủ điều kiện khởi kiện
theo quy định của pháp luật (cụ thể tại K3 Đ51 Luật Hôn nhân gia đình), do đó TA
căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định những trường hợp trả
lại đơn khởi kiện:“Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa
có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi
kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều
kiện đó;” để ra thông báo trả lại đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo
và thông báo cho ông Mitsu Shigeta được biết.
3. Hướng giải quyết.

Ông Mitsu Shigeta phải chờ đến khi có đủ điều kiện thì có quyền đi khởi kiện lại theo

điểm c Khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015 “Đủ điều kiện khởi kiện”. Hoặc nếu vợ
chồng ông thực sự muốn ly hôn với nhau thì chị Trần Thị Tuyết Minh phải là người
khởi kiện yêu cầu ly hôn. Vì theo K3 Đ 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 chỉ
hạn chế quyền khởi kiện của người chồng chứ không hạn chế quyền khởi kiện của
người vợ nên trường hợp này chị Minh vẫn có quyền khởi kiện ly hôn bình thường.

9


IV. Một số lưu ý khi trả lại đơn khởi kiện.
1. Về phía người khởi kiện:

Khi đi khởi kiện cần xem xét các quy định pháp luật có liên quan để biết được
mình có được quyền khởi kiện hay không hay các điều kiện khởi kiện mà pháp luật
quy định không? Và chỉ khởi kiện khi có đủ các điều kiện theo luật định, tránh việc
khởi kiện tràn lan làm mất thời gian, công sức.
Cần nắm rõ các quy định về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện theo quy
định tại Điều 189 BLTTDS 2015 để có thể cung cấp đầy đủ những nội dung theo yêu
cầu để tránh sai sót, mất thời gian, công sức, đẩy nhanh quá trình tố tụng. Trong
trường hợp nếu cảm thấy bản thân mình không đủ am hiểu cũng như không đủ khả
năng để có thể tự mình làm một đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung và phù hợp với quy
định của pháp luật thì nên nhờ Luật sư hoặc những người có hiểu biết về pháp luật
làm giúp để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình.
Việc hết thời hiệu khởi kiện làm mất đi quyền của đương sự là một điều đáng tiếc.
Do đó khi tranh chấp xảy ra, người khởi kiện nên nhanh chóng tìm hiểu, hoặc tìm đến
luật sư để tư vấn về thời hiệu cũng như yếu tố khác để tránh bị trả lại đơn khởi kiện,
cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chính mình.
Đồng thời cũng phải trang bị cho mình kiến thức pháp luật để có thể phát hiện sai
sót của cơ quan chức năng, chủ động bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân.
2. Về phía tòa án.


Thứ nhất, cần xác định đúng văn bản để áp dụng, đây là vấn đề cơ bản và ảnh
hưởng trực tiếp và toàn bộ quyết định của Tòa án. Cho nên Tòa án cần kiểm tra rõ và
áp dụng chính xác nếu không áp dụng đúng thì sẽ đưa ra quyết định sai ảnh hưởng
quyền lợi của đương sự.

10


Thứ hai, Tòa án phải xác định đúng tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình để không trả đơn tùy tiện. Ngoài ra việc hết hiệu lực mà trả lại đơn khởi
kiện là còn nhiều khúc mắc tuy nhiên không thể vì thế mà trả đơn ngay, cần nghiên
cứu nhiều văn bản của pháp luật để đưa ra quyết định đúng nhất.
Thứ ba, Tòa án cần đảm bảo đầy đủ thủ tục tố tụng, nếu không đảm bảo làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người khởi kiện. Ví dụ việc không gửi thông
báo cho người khởi kiện đến VKS cùng cấp làm mất đi một kênh để người dân có thể
đòi lại công bằng cho minh, cũng như sai xót về thời hạn khiếu nại cũng khiến người
khởi kiện có thể bỏ quên quyền của mình.
Thứ tư, chỉ trả lại đơn khởi kiện khi có đủ căn cứ dựa trên Khoản 1 Điều 192
BLTTDS năm 2015 quy định những trường hợp trả lại đơn khởi kiện. Ngoài những
trường hợp này thì tòa án không có lý do gì để có thể trả lại đơn khởi kiện của đương
sự.
Thứ năm, cần có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi đứng
trước một vụ án cần xem xét cẩn trọng và chính xác, tận dụng triệt để thời gian luật
quy định. Không nên chủ quan với bất cứ vụ việc nào mà mình nhận được. Tránh các
trường hợp như các thông báo trên, luật cho tối đa 8 ngày để ra quyết định ra lại đơn
khởi kiện, tuy nhiên các vị thẩm phán trên chỉ dùng có 3 ngày để ra quyết định.
3. Về phía Viện kiểm sát.

Đội ngũ kiểm sát viên phải chóng phát hiện sai sót trong việc Tòa án trả lại đơn khởi

kiện cho đương sự và kiến nghị ngay khi có sai phạm từ đó thực hiện tốt chức năng
của mình, bảo vệ quyền lợi ích của người dân.

11


Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2005.

12



×