Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.19 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
B. NỘI DUNG............................................................................................................3
1. Nhận thức chung....................................................................................................3
1.1 Thụ lý vụ án dân sự...................................................................................3
1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự....................................................................3
1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự.....................................................................3
1.1.3 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự...............................................................3
1.1.4 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự.................................................................4
1.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự............................................................4
2. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn
khởi kiện.....................................................................................................................5
2.1 Quy định về thụ lý vụ án dân sự................................................................5
2.2 Quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự.........................................6
3. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc
thụ lý và trả lại đơn khởi kiện..................................................................................8
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự..................................................9
4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự..............................9
4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự......10
C. KẾT LUẬN............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................12
A. LỜI MỞ ĐẦU
Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng VADS cũng như bảo đảm cho đương sự bảo
vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án, pháp luật đã quy định rất chi tiết
các thủ tục giải quyết VADS tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm. Trong đó, thủ tục giải quyết VADS tại tòa án cấp sơ thẩm được trải qua 5 bước
như sau: khởi kiện, thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, hòa giải, chuẩn bị xét xử, phiên tòa
sơ thẩm. Trong phạm vi bài này, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu các quy định về thụ lý
VADS và việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, cũng như nhận định về những vướng
mắc còn tồn đọng trong thời gian qua để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật tố tụng dân sự.


Do trình độ còn hạn chế, lượng tài liệu tham khảo được tiếp cận không nhiều, lại
phải tiếp cận với một vấn đề mang tính thực tiễn và lý luận khá phức tạp, nên bài làm
của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy cô để em có thể hoàn thiện được kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
1. NHẬN THỨC CHUNG
Để hiểu rõ những quy định của pháp luật về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện ta cần
hiểu thế nào là thụ lý VADS? thế nào là trả lại đơn khởi kiện? cũng như bản chất, ý
nghĩa của hoạt động này.
1.1 Thụ lý vụ án dân sự
1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự
Xét về mặt thuật ngữ, theo Từ điển tiếng Việt “Thụ lý là tiếp nhận giải quyết vụ
kiện”. Còn dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp
nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết”. Theo Điều 167, 168 BTTDS, thụ lý vụ án
là việc tòa án dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét, giải quyết một
vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan và
xem xét”. Nhìn chung, các khái niệm trên đều khẳng định được bản chất của việc thụ
lý VADS là việc Tòa án đã xác định trách nhiệm giải quyết VADS.
Như vây, thụ lý VADS là việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết đơn khởi
kiện của đương sự và vào sổ thụ lý VADS để giải quyết.
Hoạt động thụ lý bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và
vào sổ thụ lý. Nhưng trong đó lại có rất nhiều công việc cụ thể khác nhau như: tiếp
nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp
luật hay chưa, kiểm tra các điều kiện thụ lý khác như điều kiện về chủ thể, điều kiện
về thời hiện khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sổ thụ lý.
1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra đặc điểm của việc thụ lý VADS như sau:
- Thụ lý VADS là một hoạt động của Tòa án có thẩm quyền thực hiện
- Thụ lý VADS chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thể có

quyền khởi kiện.
- Thụ lý VADS không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là cả một
quy trình gồm nhiều bước khác nhau để đi đến kết quả là Tòa án vào sổ thụ lý VADS.
1.1.2 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự
Thụ lý VADS thực chất là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện để xem xét giải quyết
nội dung đơn khởi kiện đó. Việc Tòa án chấp nhận tiến hành thụ lý vụ án đồng nghĩa
với việc Tòa án đã xác nhận trách nhiệm giải quyết vụ án thuộc về mình mà không
phải thuộc về một cơ quan nhà nước nào khác. Từ đây, các mối quan hệ pháp luật tố
tụng sẽ được phát sinh, trong mối quan hệ này, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền lực
nhà nước thông qua việc thụ lý giải quyết tranh chấp và quyết định thụ lý của Tòa án
có tính bắt buộc đối với các bên. Thụ lý VADS là một trong những thẩm quyền của
TAND nhằm thực hiện chức năng xét xử các vụ án, trong đó có các vụ án dân sự, hôn
nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tòa án là nơi biểu hiện tập trung
đầy đủ nhất các quyền tư pháp, nơi thể hiện sức mạnh cuẩ hệ thống cơ quan tư pháp.
Qua hoạt động giải quyết các vụ án của Tòa án trong các lĩnh vực giải quyết `tranh
chấp dân sự, hôn nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án sẽ xác lập
trật tự về quyền và lợi ích mà các ngành luật nội dung đã quy đinh, từ đó góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của công dân, giữ gìn
trật tự, kỷ cương xã hội. Và thực hiện được tốt chức năng giải quyết VADS thì trước
tiên VADS phải được Tòa án thụ lý.
Như vây, thụ lý VADS là một hoạt động tố tụng dân sự do Tòa án tiến hành. Hoạt
động này thể hiện thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu về quyền
và lợi ích dân sự. Hoạt động này mang những đặc trung cơ bản để phân biệt với những
hoạt động tố tụng tiếp theo.
1.1.3 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự
Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho
tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán
phải triệu tập các đương sự đến tòa để xác minh và hòa giải, đối với những việc pháp
luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án
ra xét xử tại phiên tòa.

Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo việc bảo vệ kịp
thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế,
lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội
bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó tòa án là
cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.
Ngoài ra, việc tòa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời
hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 BLTTDS.
1.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn
khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi
kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Vậy điều
kiện khởi kiện là gì?
Thứ nhất, về chủ thể khởi kiện
- Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự
đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm.
- Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình hoặc của người khác.
Thứ hai, vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Vụ án mà họ khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của tòa án quy
định tại điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS.
- Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết quy
quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS.
- Vụ việc được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định
tại Điều 35 BLTTDS.
- Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết
trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi cơ quan hữu quan đã giải
quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Theo quy định của
pháp luật hiện hành những việc này bao gồm:
+ Các tranh chấp về quyền sử dụng đất;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến

hành tố tụng gây ra;
+ Tranh chấp lao động, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ
THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
2.1 Các quy định về thụ lý vụ án dân sự
- Nhận đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS, tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự
nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và ghi vào sổ nhận đơn. Ttrong thời hạn
5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và có một
trong các quyết định sau đây:
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện,
nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác.

×