Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giới Thiệu về hệ thống các làng nghề ẩm thực thuộc vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.73 KB, 12 trang )

Nhóm 9

Đề tài: Giới Thiệu về hệ thống các làng nghề ẩm thực thuộc vùng Tây
Nam Bộ và Đông Nam Bộ

Phụ Lục

Hệ thống các làng nghề ẩm thực tiêu biểu thuộc vùng
Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ
I. Giới thiệu
II. Hệ thống
1.Làng nghề bánh tráng Tràng Bảng, đặc sản Tây Ninh;
2.Làng nghề nấu rượu Gò Đen – Long An;
3.Nem Thủ Đức-TP HCM
4.Làng nghề Nem ở Lai Vung – Đồng Tháp
5.Làng nghề Bánh Tét Trà Cuôn – Trà Vinh
6.Làng nghề Bánh Tráng Cù Lao Mây – Vĩnh Long
1


Nhóm 9

7.Bánh tráng Mỹ Lồng Bến Tre
8.Làng nghề Bánh Phồng Phú Mỹ - An Giang
9.Làng nghề Bánh Tráng Thuận Hưng –Cần Thơ
10.Làng Nghề Bánh Pía-Sóc Trăng
III. Kết luận

**********
I. Giới thiệu
Vùng Nam Bộ gồm 13 tỉnh và thành phố (..) chia ra thành hai miền Đông Nam Bộ


và Tây Nam Bộ
Trải bao thăng trầm của lịch sử, với sức người cần lao gìn giữ, xây dựng,
những lớp cha ông đi trước mở đường, khai hoang lập nghiệp đã để lại cho con
cháu Nam Bộ hôm nay với những ruộng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, di tích
văn hoá - lịch sử... và cả những làng nghề ẩm truyền thống với nhiều nét đặc trưng
của vùng đồng bằng châu thổ Nam Bộ. Đến với vùng đất được thiên nhiên ưu ái
này chúng ta sẽ được thưởng thức đủ các thức đặc sản ẩm thực, nơi đây tựa như
thiên đường cho những ai yêu thích ăn uống vậy. Dưới đây sẽ là 1 số những làng
nghề ẩm thực nổi tiếng của xứ này:
II. Hệ thống
1.Làng nghề bánh tráng Tràng Bảng, đặc sản Tây Ninh
Bánh tráng Trảng Bàng vốn là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh. Khu
phố Lộc Du- thị trấn Trảng Bàng, chuyên sản xuất các loại bánh tráng như bánh
2


Nhóm 9

tráng nem, bánh tráng nướng, bánh tráng ngọt, bánh tráng mặn, nổi tiếng nhất là
bánh tráng phơi sương...Bánh tráng Trảng Bàng vốn là đặc sản nổi tiếng của tỉnh
Tây Ninh. Khu phố Lộc Du- thị trấn Trảng Bàng, chuyên sản xuất các loại bánh
tráng như bánh tráng nem, bánh tráng nướng, bánh tráng ngọt, bánh tráng mặn, nổi
tiếng nhất là bánh tráng phơi sương.Bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc và ăn
kèm với hàng chục loại rau lá như: đọt xoài, đinh lăng, đọt cóc, tía tô, rau răm, hẹ,
xà lách, húng lủi, húng quế, dưa leo, giá đậu...Điều đặc biệt là các loại rau trồng ở
đây không có loại nào quá cay, quá đắng mà bùi, hơi chát, hơi ngọt, hơi chua.
Nước chấm bánh tráng cuốn thịt luộc cũng được pha chua- ngọt...
Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng đã có từ lâu đời, truyền từ thời cha
ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh từ thế kỷ
18. Ban đầu là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này người ta đã sáng tạo

ra bánh tráng phơi sương.Đất Trảng Bàng được trời cho ngày nhiều nắng đêm lắm
sương. Đêm về sáng, sương giăng mờ đất Trảng Bàng. Để làm bánh tráng phơi
sương, người dân nơi đây cũng phải một nắng hai sương thức khuya dậy sớm.Ở
Trảng Bàng có nhiều giai thoại về nguồn gốc của bánh phơi sương. Nào là chuyện
anh chồng để quên một ràng bánh đã nướng ở ngoài trời chiều hôm trước, bánh để
qua đêm bị ướt sương, tiếc của ăn lại thấy ngon nên từ đó mới có nghề đem bánh
tráng nướng phơi sương. Rồi chuyện người vợ đi bán bánh tráng nướng, bán không
hết, để thúng bánh bên ngoài nhà và đêm xuống bánh bị sương đêm làm mềm đi,
rồi cũng vì tiếc của mà ăn thấy lạ nên làm thành thứ bánh phơi sương. Thế nhưng
do bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ rách nên người ta đã nghĩ ra cách
tráng thêm hai lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm chút muối để bánh dẻo và
đậm đà, phơi nắng vừa khô rồi nướng bằng than đậu phộng cho có độ phồng mềm
rồi đem phơi sương. Hơi sương sẽ ngấm từ từ vào bánh, giúp bánh mềm, không đổi
màu, không cần nhúng nước trước khi ăn.
3


Nhóm 9

Dù có giải thích về nguồn gốc bánh tráng phơi sương theo cách nào thì
vùng Trảng Bàng với ngày nắng, đêm sương cùng với tay nghề kỹ thuật tráng bánh
hai lớp, nướng, phơi sương, được truyền từ đời này qua đời khác đã hình thành một
làng nghề truyền thống độc đáo và sản phẩm nức tiếng một vùng.
2.Làng nghề nấu rượu Gò Đen – Long An
Làng rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức nổi
tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ có cách chọn
nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa,
nếp than đen tuyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương
rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp,
loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

Gò Đen là một địa danh nổi tiếng ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu
đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Ngày ấy, thực dân không cho dân ta nấu rượu
hòng độc quyền sản xuất thứ rượu công xi (régie). Rượu công xi nhạt không hợp
với khẩu vị nên người dân vẫn lén nấu rượu lậu. Mỗi vùng người dân nghĩ ra một
cách phó. Dân Gò Đen nấu rượu lậu trong đám đế (một loại cỏ thân cao) hoặc nấu
xong cho vào bong bóng lợn, bong bóng trâu, giấu đi chờ bán. Rượu đế Gò Đen ra
đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ.
Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ
chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại
rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì
nếp phải ”rặt” tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa
thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều. Thường là
nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau
khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men
4


Nhóm 9

mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương,
trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương…Sau ba đêm tiếp tục
chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất
gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày).
Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp
thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen, nấu trong không khí Gò
Đen mới có mùi vị đặc sắc.
Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến
ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất
lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm
xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết.

Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu
ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.“Mỹ tửu” Gò
Đen “chinh phục” người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào
ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.
3.Nem Thủ Đức-TP HCM.
Người dân có câu: “ đi đâu mà chẳng biết ta- ta ở Thủ Đức vốn nhà làm
nem”.Xứ Thủ Đức có hành trăm lò nem , điểm tập chung đông nhất là ven chợ Thủ
Đức.Mỗi lò nem có bí quyết riêng nhưng có những nguyên tắc chung để cùng nhau
giữ gìn thanh danh làng nghề.Nguyên tắc chung đó là sự tỉ mỉ trong các khâu chọn
thịt, chế biến.Thường là phải chọn thịt ở mông con heo, khi ướp không bỏ hàn the
và quá nhiều gia vị,khi gói thì gói bằng lá vuông chứ không phải lá ổi hay lá chum
ruột để có thể bảo quản được lâu hơn.Nem được làm thủ công, các gia vị để ướp
thường được chọn kĩ

lưỡng như: muối Phan Thiết, rượu ngon, đường tinh

luyện.Nhờ những quy tắc đó cùng với 1 số bí quyết gia truyền của từng nhà đã cho
5


Nhóm 9

ra các chiếc nem có màu hồng tươi, chắc mà không cứng, thơm mà không nặng
mùi, vị giai, giòn, chua, cay ,mặn ,ngọt.
4.Làng nghề Nem ở Lai Vung – Đồng Tháp
Nằm ở phía Bắc sông Hậu, làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình
thành hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghể lâu đời nhất ở địa phương,
nằm trong số gần 30 làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận.
Nghề làm nem cũng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất
nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưavào cối đá quết nhuyễn, da heo được

lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong
nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ
khoảng 27-300C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt
lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè:
“Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn
viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”
Mùi vị đậm đà của chiếc nem Lai Vung chắc chắn sẽ làm khách thập
phương lưu luyến mãi khi nhớ về một Đồng Tháp hiền hòa.
5.Làng nghề Bánh Tét Trà Cuôn – Trà Vinh
Làng nghề bánh tét Trà Cuôn (chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu
Ngang) nằm trên tuyến Quốc lộ 53, cách trung tâm Thành phố Trà Vinh khoảng
12km.
Để làm được đòn bánh tét ngon, người làm phải trải qua nhiều công đoạn.
Từ khâu đầu đem nếp đi vo (khoảng 6-7 nước), để cho ráo nước, sau đó trộn đều
với nước lá rau ngót (loại rau ngót dùng nấu canh) để tạo màu tươi và có mùi
thơm. Thịt nạc, mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối và đậu xanh là những nguyên liệu
6


Nhóm 9

chính làm nhưn bánh tét. Nếp dẻo, thơm, ngon, gia vị độc đáo, người gói khéo tay
và có “bí quyết” đã làm nên nét đặc trưng của bánh tét Trà Cuôn.
6.Làng nghề Bánh Tráng Cù Lao Mây – Vĩnh Long
Làng nghề bánh tráng Cù Lao Mây thuộc ấp Tân Thạnh,

xã Lục Sĩ

Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long là làng nghề truyền thống có gần 100 năm qua.
Dù đã trải qua một gần một thế kỷ nhưng làng nghề vẫn giữ được hương vị truyền

thống. Làng nghề hoạt động quanh năm và vào dịp cận Tết, cả làng lại xôm tụ nhất,
với 70 hộ theo nghề, làm bánh phục vụ người dân.Bánh tráng cù lao Mây từ lâu đã
nổi tiếng là ngon hơn nhiều sản phẩm cùng loại khác, lý do để làm được điều này
là bánh ở đây hoàn toàn không có phụ gia và chỉ làm thủ công nên giữ được hương
vị truyền thống.
Làng nghề bánh tráng cù lao Mây vẫn làm bánh theo cách thủ công, vẫn
xy gạo thành bột, sử dụng dừa khô, mè và phơi bằng ánh nắng mặt trời… chỉ có
công đoạn cắt, hút chân không là có máy hỗ trợ để đỡ tốn công và bánh đẹp, bảo
quản tốt hơn.
Làng nghề bánh tráng Cù Lao Mây có từ lâu đời nổi tiếng với nhiều loại
bánh tráng, được UBND tỉnh Vĩnh Long công nhận làng nghề truyền thống vào
năm 2009. Sau hơn 2 năm được công nhận làng nghề, các hộ dân đã thành lập Hợp
tác xã Bánh tráng Cù Lao Mây, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân tham gia có thu
nhập ổn định, chất lượng và mẫu mã bánh càng được chú trọng, nhất là vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm. Sau khi thương hiệu bánh tráng Cù Lao Mây đã được công
nhận thị trường tiêu thụ được mở rộng ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông
Cửu.Hợp tác xã có 14 hội viên tham gia sản xuất , mỗi năm cung cấp cho thị
trường hàng trăm tấn sản phẩm bánh các loại khác nhau như : bánh tráng nem ,
bánh tráng nhúng , bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng …. Bánh được làm bằng tay
7


Nhóm 9

với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất , bánh có hương vị đặc trưng khi ăn
mềm dẻo , vị mặn vừa , gói với tôm , thịt , rau , bún , chấm nước mắm me hay
tương xay ăn rất hấp dẫn . Do đó bánh tráng Cù Lao Mây được nhiều du khách ưa
chuộng và thích hợp làm quà biếu cho người thân khi đến vùng đất Cù Lao .
7.Bánh Tráng Mỹ Lồng Bến Tre
Hiện nay mối lái các tỉnh hằng ngày vẫn về Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh,

huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhận bánh rồi tỏa đi khắp nơi. Bánh Mỹ Lồng
nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa
hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đó, dân Mỹ Lồng chia làm ba loại, bánh đặc
biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa...
Chẳng ai biết nghề bánh tráng có từ bao giờ. Anh Thanh Phong vốn là cán
bộ phụ trách văn hóa thông tin xã, kể chuyện: "Hồi xưa ông sơ tui mê đánh bài, đất
đai cò bay thẳng cánh mà cũng "teo" hết. Bà sơ nhỏ mới xoay qua nghề bánh tráng,
riết rồi cũng chuộc được số đất đai mà ông sơ cầm cố. Chứng tỏ nghề tráng bánh
hồi đó cũng hưng thạnh lắm...". Lan man bên câu chuyện có vẻ như... "thần thoại"
đó, ông Tư Măng dẫn tôi về nhà bà Trần Thị Chống để thấy một nhân chứng lâu
năm của nghề tráng bánh: Cái ghế làm bằng gỗ gõ mà bà chống chân lên cho đỡ
mỏi khi ngồi tráng bánh đã lõm xuống nguyên hình bàn chân.Xã Mỹ Thạnh có hơn
150 lò bánh, nổi danh có lò Tư Măng, Hữu Tâm, Thanh Tâm, Ngọc Xuân... Các lò
bánh tráng Mỹ Lồng tập trung nhiều nhất ở ấp Nghĩa Huấn. Kỳ lạ, cũng ở trong ấp
Nghĩa Huấn nhưng bánh thuộc các lò ở khu II, khu IV vẫn được đánh giá là ngon
hơn. Người quanh vùng cho rằng tại dừa khu II, khu IV ngọt hơn, ngon hơn nên
bánh tráng Mỹ Lồng của các lò ở đây cũng được trời cho như vậy. Người ở Mỹ
Lồng đi xa xứ làm ăn cũng mang theo nghề tráng bánh, nhưng bánh không ngon
bằng bánh Mỹ Lồng trong khi người ở nơi khác đến học nghề rồi hành nghề tại địa
8


Nhóm 9

phương thì... bánh cũng ngon như vậy. Bí quyết ở đâu? Ông Tư Măng cười: "Nghề
truyền thống, ông bà để sao con cháu làm vậy, cũng khó nói lắm. Nhưng có lẽ đây
là vùng nguyên liệu phong phú, chất lượng nên bánh ngon hơn chăng? Cái khác rõ
rệt nhất của bánh tráng Mỹ Lồng với bánh các vùng khác là bánh được làm từ gạo
dẻo và nước cốt dừa đậm đặc...".
Công việc của nghề làm bánh tráng bắt đầu từ lúc ba giờ chiều. Ngâm bột,

nạo dừa. Khuya đến xay bột, ép nước cốt, gần sáng tráng bánh đi phơi. Nói thì đơn
giản, nhưng để có một cái bánh tráng vừa tròn, vừa mỏng đều phải nhờ bàn tay
khéo léo và biết bao giọt mồ hôi... Lúc trước, bánh tráng Mỹ Lồng được làm từ gạo
địa phương, pha thêm nếp cho có độ dẻo vừa phải. Cách đây hơn chục năm, lúc
Bến Tre mất mùa lúa vì dịch rầy nâu, dân Mỹ Lồng phải lặn lội đi tìm gạo nơi
khác. Ðến Cầu Ngang, Trà Vinh, tìm được thứ gạo sỏi trắng, thứ gạo này không thể
nấu cơm vì cơm chưa sôi gạo đã nát, nhưng lại là nguyên liệu rất tuyệt của bánh
tráng... Về sau, bánh Mỹ Lồng còn có thêm loại bánh nem (bánh tráng cuốn) vừa
mỏng, vừa dai, vừa tay cuốn. Loại bánh nem này hiện có mặt ở rất nhiều các nhà
hàng sang trọng chốn thị thành...
8.Làng nghề Bánh Phồng Phú Mỹ - An Giang
Từ lâu, An Giang rất nổi tiếng với các đặc sản như mắm Châu Đốc, đường
Thốt Nốt, lụa Tân Châu... nhưng tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân còn có một
đặc sản nổi tiếng là bánh phồng.
Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái
quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe "phao" miệng bởi vị béo của nếp,
vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng... tạo nên hương vị
đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.
Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề
9


Nhóm 9

phát triển mạnh và sản xuất quanh năm, nhộn nhịp nhất là tháng giáp Tết. Hiện
bánh phồng Phú Mỹ có giá từ 3.000 — 4.000 đồng/chục, tùy loại bánh.
Những kỳ hội chợ hay triển lãm tại An Giang, Cần Thơ hoặc TP Hồ Chí
Minh, bánh phồng Phú Mỹ đều có mặt trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản
của An Giang.
Làng bánh phồng Phú Mỹ đã được UBND tỉnh An Giang công nhận làng

nghề truyền thống vào cuối năm 2006. Nếu có dịp đến An Giang, bánh phồng Phú
Mỹ là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân.
9.Làng nghề Bánh Tráng Thuận Hưng –Cần Thơ.
Làng nghề Bánh Tráng Thuận Hưng có hơn 3000 lò làm bánh tráng đỏ
lửa xuốt ngày đêm. Bánh Tráng Thuận Hưng nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL và ở
Cam-Pu-Chia.
Có thâm niên hơn 50 năm . Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán tết, sau
đó vì bánh ngon nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng nên các lò bánh ngày
càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây.Lò bánh
tập chung nhiều ở các ấp Tân Lợi 3, Tân Phú và Tân Thành.
Bánh Tráng Thuận Hưng được chia làm 4 loại : bánh dịu ( bánh mặn)
,bánh xốp ( bánh lạt), bánh nem và bánh dừa.Tùy theo đơn đặt hàng , mỗi loại có
thể có nhiều kích cỡ khác nhau:3,2 tấc ,3,5 tấc, 3,8 tấc và bánh đại trên 3,8 tấc.
Muốn cho bánh thơm ngon, không quá dai,để được lâu phải chọn gạo ở
vùng Thốt Nốt , gạo không được chọn loại mới thu hoạch hoặc để quá lâu ngày.
Sau đó lấy gạo đó đem ngâm và xay thành bột mì , sau đó lọc đi nước chua và pha
thêm 1 chút muối để vị bánh đậm đà hơn.Lò bánh tráng rất công phu ,gồm 3 phần
liên thông , 1 phần để đưa củi vào ,1 phần nhóm lửa, còn 1 phần là 1 chiếc nồi lớn
có căng lớp vải mỏng , bên trên để bánh tráng và ống khói.
10


Nhóm 9

Lửa cho là làm bánh tráng cũng phải chú ý , chỉ liu riu không được
lớn.Tay tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng đều, khi lấy bánh
không bị nát.Nghề làm bánh còn phải trông trời, canh cây cỏ, nhìn giọt sương để
biết ngày mai nắng lớn hay âm u để tráng bánh.Phơi bánh ,gỡ bánh cũng là 1 nghệ
thuật,.Để có chiếc bánh còn nguyên vẹn, tròn đầy,không cong vênh, người phơi
phải canh nắng để gỡ bánh cho đúng lúc – sau đó xếp bánh thành từng trục rồi đằn

cho bằng mặt trước khi giao hàng.Hiện nay làng nghề càng ngày càng phát triển .
10.Bánh Pía Sóc Trăng
Điểm đặc biệt nhất của bánh pía Sóc Trăng là hoàn toàn không sử dụng
hương liệu. Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon
được tuyển chọn từ khắp các tỉnh ĐBSCL.
Nguyên liệu để làm bánh pía rất đơn giản, bột mì làm vỏ, đậu xanh hoặc
khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng, mỡ lợn xắt nhỏ, lòng đỏ trứng vịt muối
để làm nhân. Để bánh pía có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, phải qua rất nhiều
công đoạn như: trộn, cán mỏng, cuốn tròn... những khối bột dẻo dai, mịn màng để
tạo ra những lớp vỏ tang ôm lấy nhân bánh thơm lựng phía trong. Việc pha trộn
làm nhân bánh mới là công đoạn cầu kỳ và làm nên hương vị riêng của từng
thương hiệu. Người ta dùng đậu xanh hoặc khoai môn gọt vỏ, đem ngâm rồi hấp
chín, chà cho nhuyễn và xào với đường và trộn với sầu riêng tươi trước khi đưa
vào máy chia nhân. Sau khi được bọc vỏ, bánh sẽ được thoa thêm một lớp lòng đỏ
trứng, sắp ngay ngắn lên phên rồi đưa vào lò nướng. Bánh chín, màu ươm vàng,
quyện mùi sầu riêng thơm ngọt rất tuyệt vời. Nguyên liệu ở đâu cũng thế nhưng
bánh pía Sóc Trăng lại rất đặc trưng bởi lớp vỏ bánh mềm dẻo, mịn màng chứ
không khô cứng. Nhân bánh có đủ vị bùi của đậu xanh, vị ngọt của sầu riêng, vị
ngậy của lòng đỏ trứng muối và mùi thơm rất đặc trưng của những trái sầu riêng
11


Nhóm 9

tươi ngon đã tạo nên những tấm bánh có hương vị rất khó quên, ăn vừa mềm, vừa
ngọt đậm, đặc biệt mùi sầu riêng quyện với đậu xanh, mỡ béo ngậy... dễ kích thích
vị giác của người thưởng thức, ai đã ăn một lần thì nhớ mãi.
III. Kết luận
Qua hệ thống các làng nghề đặc trưng của Đông và Tây Nam Bộ chúng ta có thể
thấy rằng tới đâu trên mảnh đất miền Nam này cũng đều có những thức ngon quà

lạ níu giữ lòng người và đây cũng chính là một trong những thế mạnh của Đồng
Bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

12



×