Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.69 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CÁC CÔNG VIỆC NGHI LỄ
CHUẨN BỊ TRƯỚC TANG LỄ..............................................................................
1
I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ TANG MA..............................................................
1
1. Quan niệm chung.................................................................................................
1
2. Quan niệm về tang ma của người Mường ở Hòa Bình.......................................
2
3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu........................................................................
3
4. Vài nét về dân tộc Mường....................................................................................
5
II. Khái quát về phong tục tang lễ của người Mường..............................................
12
1. Về tên gọi công việc tang lễ...............................................................................
12
2. Người gốc và mục đích, điều kiện để làm tang lễ của người Mường.................
13
2.1. Nguồn gốc và mục đích tiến hành các nghi lễ..................................................
13
2.2 Mục địch cơ bản của tang lễ người Mường.......................................................
18
2.3 Các yếu tố cơ bản để tiến hành một đám ma bình thường...............................
19
3. Chuẩn bị trước tang lễ.........................................................................................
20
3.1 Đối tượng không được củ hành tang lễ.............................................................
21
3.2 Chuẩn bị trước tang lễ trong trường hợp bình thường......................................


24
1


PHẦN 2:TIẾN TRÌNH CÁC CÔNG VIỆC, CÁC NGHI LỄ TRONG TANG LỄ
CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI MƯỜNG...................................................................
25
I. NHỮNG NGHI LỄ VÀ CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ BƯỚC ĐẦU.............
25
1. Thầy Mo, thầy Kèn, Chí chuốc, đến nhà đám ma...............................................
25
2. Nghi lễ Đạp ma....................................................................................................
27
3. Nghi lễ bao bo ảo – nghi lễ Nhập quan...............................................................
27
4. Nghi lễ Mo bao bo ảo – thức zayl tha – Mo nhập săng thức gọi hồn ra..............
27
5. Nghi lễ kẹ............................................................................................................
28
6. Công việc của họ tộc và làng xóm đến phụ giúp đám ma...................................
28
7. Việc trình bày đồ lễ và đồ vật trên quan tài và ban thờ người chết.....................
28
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LỄ TANG................................................................
28
1. Báo tang...............................................................................................................
28
2. Nghi thức cho xác vào quan tài...........................................................................
29
3. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang...................................................................

31
4. Phát tang .............................................................................................................
32
5. Đưa tang..............................................................................................................
34
6. Hạ huyệt...............................................................................................................
36

2


7. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau có liên quan đến
người chết................................................................................................................
37
7.1 Mâm cơm dành cho người chết.........................................................................
37
7.2. Mâm cơm dành cho con cái, dâu rể, khách và họ thông gia............................
38
7.3. Mâm cơm dành cho thầy Mo và phường bát âm..............................................
39
PHẦN 3: MỘT SỐ NÉT THAY ĐỔI TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY
CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH................
39
Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình......................................................................................
39
Kết luận...................................................................................................................
41

3



PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CÁC CÔNG VIỆC NGHI LỄ
CHUẨN BỊ TRƯỚC TANG LỄ
III.

QUAN NIỆM CHUNG VỀ TANG MA

1. Quan niệm chung
Từ xa xưa người Việt Nam sống với tâm thức: con người ta sinh ra, lớn lên,
dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp… cuối cùng
cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử. Do xem và chấp nhận cái chết là quy luật
nên người Việt Nam đón nhận cái chết trong tinh thần chủ động thư thản như
sắm trước quan tài (gọi là Thọ), xây dựng sinh phần (gọi là Kim tỉnh) cho chính
bản thân khi còn sống. Nhân sinh quan người Việt xưa nay cũng cho là "sống ở,
thác về", xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, và chết không phải là
hết, mà về cõi vĩnh cửu. Do vậy, "người chết cần được mồ yên mả đẹp", việc
"động mồ động mả" rất kiêng cử ví có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của con
cháu nhiều đời. Người Việt còn sống theo đạo lý: "nghĩa tử là nghĩa tận", tức là
bao nhiêu hờn oán đều xóa bỏ khi đối tượng đã chết, vì chết là dứt nợ trần gian.
Không ai truy cứu người chết bao giờ. Trong dân gian tới nay ngay vẫn còn một
bộ phận lớn người tin vào linh hồn, cho rằng người chết rồi thì linh hồn sẽ sống
ở cõi âm, nơi đó linh hồn cũng sinh hoạt như ở dương thế.
Sống làm vợ khắp người ta
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Dầu quan niệm cái chết thế nào thì tang lễ là một hình thức bày tỏ lòng
nhớ ơn và thương xót của người sống đối với người chết. Người Việt quan niệm
lễ tang là một phần của đạo hiếu mà con cháu dành cho ông bà cha mẹ khi quá

cố. Đám tang là một nghi lễ lớn, nghi lễ cuối cùng trong đời một con người.
Nghi lễ đám tang Việt được thiết kế theo nghi thức tang lễ có gốc từ sách “Văn
công gia lễ” của Chu Hy đời nhà Tống bên Tàu, giản lược theo “Thọ mai gia lễ”
của Hồ Sĩ Dương đời Lê. Nghi lễ đám tang ấy thể hiện rất rõ quan điểm con
4


người là do khí âm, khí dương hòa hợp lại, con người có hồn có vía nên dù đã
nhắm mắt xuôi tay vẫn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người sống.
Đám tang là một nghi lễ với những thủ tục quy định nghiêm ngặt, nào “Thiên
chính tẩm” (dời ra giữa nhà), nào lắng nghe “Di ngôn” (lời trăng trối), nào “Gia
tân y” (thay quần áo), nào “Hạ tịch” (đặt xuống chiếu trải dưới đất), nào “Trị
quan” (chuẩn bị quan tài), nào “Nhập quan” (đặt vào quan tài)….
Tóm lại, đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong
những phong tục của Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang
sống thực hiện đối với người vừa chết.
2. Quan niệm về tang ma của người Mường ở Hòa Bình
Đối với người Mường ở Hòa Bình, “tang ma là một trong những nghi lễ
tôn giáo “đậm đặc” là hình thái khá tập trung của nhiều tập tục cổ truyền. Như
mọi nghi lễ lớn của bất cứ dân tộc nào, tang lễ Mường thể hiện trên lễ tiết,
những quan niệm về vũ trụ và về nhân sinh quan của dân tộc. Các quan niệm ấy
đã bắt rễ từ lâu đời, ăn sâu vào tâm khảm người dân, là chất liệu góp phần xây
dựng nên cái mà nhiều nhà dân tộc học gọi là “mối cộng cảm” của một dân tộc.
Bên cạnh những quan niệm lỗi thời những tập tục lạc hậu, tang lễ Mường còn
bao gồm nhiều giá trị của di sản văn hóa dân tộc” .
Theo quan niệm thông thường, chết là kết thúc một đời người, là sự vĩnh
viễn ra đi không bao giờ gặp lại, là đem lại sự mất thăng bằng tới một nhóm gia
đình do sự mất đi của một thành viên. Khi còn sống với nhau, đạo lý người
Mường đã chỉ ra rằng nên đối xử tốt đẹp với nhau thì khi có người chết đi đạo lý
ấy cũng khuyên người sống phải chăm lo tận tình “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đó là

trách nhiệm, là bổn phận, đồng thời cũng thể hiện các mối quan hệ giữa con
người với con người thông qua nghi lễ tang ma. Tuy nhiên các nghi thức trong
đám tang cũng thấy có sự khác biệt giữa các địa phương.
Người Mường ở Hòa Bình, nghi lễ tang ma của họ có đặc điểm chung là
những đêm mo. Một lễ tang có thể kéo dài từ một đêm, hai đêm, hoặc mười hai

5


đêm hoặc lâu hơn nữa. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng,
bản của người chết.
Các nghi thức tang ma được quy định rất nghiêm ngặt: từ trang phục của
người chết, con cháu, anh em, họ hàng… cho đến việc ngày, giờ nhập quan,
cách bày trí các đồ cúng lễ, áo quan; các nghi lễ, nghi thức: đưa ma, quạt ma, lễ
nhạc đặc biệt là những đêm mo.
Trước năm 1954, người xứ Mường Hòa Bình có tục làm ma khô, tục làm
ma khô gắn liền với mối quan hệ xã hội: với người giàu, việc lưu trữ xác chết
trong nhà là cơ hội để bày tỏ sự giàu có, bởi phong tục đòi hỏi những nghi lễ tốn
kém trong suốt thời gian lưu quan tài ở trong nhà. Ngược lại với người nghèo đó
là dấu hiệu tủi nhục, vì việc chôn cất người chết chỉ được thực hiện sau khi đã
làm đủ các nghi lễ rất tốn kém theo hủ tục cổ truyền. “Giờ đã đến lúc đưa người
thân vừa mất về thế giới bên kia, một thế giới phù hợp với thân phận người ấy:
một tinh linh đã hoàn toàn tách khỏi thân xác người sống. Giữa thế giới đó và 9
thế giới chúng ta là cả một khoảng cách chỉ có thể vượt qua bằng uy lực của bố
Mo” (Từ Tri - “Vũ trụ luận Mường”).
Theo người Mường ở Hòa Bình nghi lễ tang ma liên quan trực tiếp tới tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nghi lễ tang ma không chỉ cầu xin sự che chở, bảo vệ
của người chết cho người sống mà còn thể hiện mối quan tâm, trách nhiệm sâu
sắc của người sống đối với người chết. Không phải ngẫu nhiên người Mường
gọi đám ma là đám hiếu và việc hoàn thành những nghi thức tang ma cho cha

mẹ lúc về già là bổn phận lớn lao nhất của một đời người. Dưới góc độ tín
ngưỡng tổ tiên, các nghi lễ tang ma chính là sự định vị cho linh hồn người chết
một vị trí mới trong các thứ bậc của tổ tiên có mặt trên bàn thờ gia đình.
5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Lương Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 375 km 2 (chiếm 8% diện
tích toàn tỉnh), dân số trung bình là 80.300 người (chiếm 10,1% dân số toàn
tỉnh), mật độ dân số trung bình là 214 người/km 2 (gấp 1,3 lần so với mật độ
dân số toàn tỉnh Hoà Bình).
6


Huyện Lương Sơn là vùng có tính chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông
Hồng với miền núi Hoà Bình và khu vực Tây Bắc, phía đông giáp các huyện
Quốc Oai và Chương Mỹ (tỉnh Hà Tây), phía tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía nam
giáp huyện Kim Bôi, phía bắc và tây bắc giáp các huyện Ba Vì và Thạch Thất
(tỉnh Hà Tây).
Lương Sơn là một huyện vùng thấp của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ
biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực
nước biển là 251m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuống đông
nam. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài
xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động.
Căn cứ vào địa hình, có thể chia huyện Lương Sơn thành ba vùng:
- Vùng trung tâm gồm 8 xã: Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch,
Hợp Hoà, Cư Yên, Cao Răm, Trường Sơn và thị trấn Lương Sơn. Vùng này có
dạng địa hình núi thấp xen kẽ các dải đồng bằng thấp với những cánh đồng
rộng, bằng phẳng ở phía đông của huyện Lương Sơn, có đường quốc lộ 6A
chạy qua và hệ thống đường giao thông phát triển theo kiểu xương cá, thuận lợi
cho việc thông thương buôn bán.
- Vùng phía nam gồm 4 xã: Liên Sơn, Thành Lập, Trung Sơn và Tiến
Sơn. Địa hình ở đây chủ yếu là núi cao trung bình và núi đá vôi xen kẽ các

cánh đồng vừa và nhỏ.
- Vùng mới 7 xã mới chuyển về Lương Sơn: Cao Dương,Cao Thắng, Hợp
Châu, Hợp Thanh, Long Sơn, Tân Thành, Thanh Lương.
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm là 23 oC, lượng mưa trung bình năm là 1.769 mm với
153 ngày có mưa, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè.
Khí hậu nóng ẩm như vậy tương đối phù hợp với sản xuất nông - lâm
nghiệp nói chung. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên có thể phát
7


triển cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng theo hướng tập đoàn ở Lương
Sơn. Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu theo mùa nơi đây cũng gây ra không ít
khó khăn cho phát triển sản xuất. Lượng mưa phân bố không đều trong năm đã
tạo ra nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân như lũ quét,
hạn hán, sâu bệnh...
6. Vài nét về dân tộc Mường
4.1 Nguồn gốc dân tộc Mường
Người Mường và người Kinh đều là những nhóm cư dân bản địa thuộc
các tộc Lạc Việt. Theo tục truyền thì người Việt Nam là nòi giống Tiên Rồng,
vua đầu tiên họ Hồng Bàng nước Xích Quỷ là Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương,
một hôm đi ngoạn cảnh ở hồ Động Đình gặp một người thiếu nữ nhan sắc tuyệt
vời tự xưng là Long Nữ, con gái của Động Đình Quân. Lộc Tục kết duyên cùng
nàng ấy sinh ra được một người con trai đặt tên Sùng Lám, nối ngôi cha làm vua
tự xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là con gái Đế Lai, vua một nước láng giềng đẻ
ra một lần trăm cái trứng, sau nở thành trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long
Quân nói với Âu Cơ rằng: “Tôi là dòng dõi Long Quân mà mình là dòng dõi
thần tiên, ăn ở lâu với nhau không thể được. Nay trăm đứa con thì mình đem 50

đứa lên núi, còn 50 đứa để tôi đem xuống Nam Hải”. Sau Lạc Long Quân cho
người con đầu làm vua. Ở nước Văn Lang, người ấy là Thủy Tổ của nòi giống
Việt Nam ta.
Chuyện ấy tuy là hoang đường, song tất vẫn có ý nghĩa. Theo Đào Duy
Anh Trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, ông cho rằng: “…Có lẽ nó chỉ có
sự phân biệt của nước Xích Quỷ thành những nước gọi là Bách Việt, nhưng đó
chỉ là một điều phỏng đoán. Nay ta hãy căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà sử
học, nhất là các vị giáo sư ở trường Viễn Đông bác cổ, mà xem gốc tích của dân
tộc ta thế nào. Có người cho rằng tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu
vực của sông Nhị mà di cư xuống miền trung châu Bắc Việt. Nhưng theo ông
Aurousseau dẫn chứng cổ điển rất kỹ càng thì tổ tiên ta lại là người nước Việt ở
8


miền họ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở (thời xuân thu) đánh đuổi phải chạy
xuống miền nam ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi lần lượt đến Bắc Việt và
phía bắc Trung Việt. Theo nhiều nhà nhân chủng học hiện thời thì ở đời thượng
cổ, giống người Anhđônêgiêng bị giống Ariăng đuổi ở Ấn Độ mà tràn sang bán
đảo Ấn Độ China, làm tiêu diệt giống người thổ trước đầu tiên ở đấy là giống
Mê - La nêdiêng, rồi một phần trong đám người di dân ấy đi thẳng mãi sang
Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ China, ở phía nam thành
người Chiêm Thành vào Cao man. Sau đồng hóa theo văn hóa Ấn độ, ở phía bắc
thì hỗn hợp với giống Mông Cổ ở Trung Hoa xuống mà thành người Việt Nam.
Giống người Việt Nam buổi đầu ở địa vực xứ Bắc Việt ngày nay, sau vì
địa thế và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau mà chia ra hai nhánh: nhánh ở miền
trung châu trù phú, dễ hấp thụ ảnh hưởng của người loài, thì dần dần hóa theo
văn hóa Trung Quốc mà tiến thẳng vào phương nam, tức là người Việt Nam
ngày nay; còn nhánh ở miền đồi núi thì còn duy trì được tính chất văn hóa xưa
và vẫn còn tổ chức theo chế độ phong kiến, tuy có chịu ảnh hưởng ít nhiều của
người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện ở miền thượng du Nghệ

An, Thanh Hóa, Hòa Bình”. “Các tác giả Bùi Văn Kín, Mai Văn Trí, Nguyễn
Phụng trong cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình đã trình bày: … Trên cơ sở
các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, về dân tộc học, về lịch sử, về khảo
cổ học, chúng ta có thể nhận định rằng: dân tộc Việt và dân tộc Mường trước
đây mấy ngàn năm có chung một tổ tiên là người Lạc Việt, chủ 12 nhân của nền
văn hóa Đông Sơn rực rỡ của Việt Nam. Nguyên nhân làm cho người Lạc Việt
phân hóa thành hai dân tộc là do chế độ áp bức của thời Bắc thuộc. Người Việt ở
vùng đồng bằng trong khi bắt buộc phải sống chung với bọn phong kiến ngoại
tộc đã có điều kiện tiếp xúc với văn hóa các nước ngoài (như văn hóa Trung
Quốc, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Chiêm Thành), hoàn cảnh đó làm cho người Việt
ở vùng đồng bằng và người Việt ở vùng núi dần dần phát sinh những yếu tố khác
nhau về đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Tình hình này đã kéo dài hơn
một ngàn năm và cuối cùng làm cho người Việt phân hóa thành hai dân tộc: dân
tộc Việt (Kinh) chịu ảnh hưởng một phần của văn hóa nước ngoài; dân tộc
9


Mường do cư trú lâu đời ở miền rừng núi vẫn bảo lưu được nét đặc biệt của văn
hóa Lạc Việt”.
Như vậy, người Mường có cùng nguồn gốc với người Việt, tổ tiên của
người Việt - Mường là người Lạc Việt, một cộng đồng nguyên thủy có mặt ở
vùng chân núi phía Tây Bắc Việt Nam từ rất sớm.
- Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, mual); các nhóm địa phương: Ao tá
(Âu tá), Mọi Bi.
- Ngôn ngữ: tiếng Mường thộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ
Nam Á), rất gần với tiếng Việt.
- Trang phục :

( Trang phục nam, nữ của người Mường)


Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi
dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Quần
lá tọa 13 ống dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn quần. Xưa có tục để tóc
dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng đầu quấn dưới búi tóc. Cũng
có khi họ dùng khăn ngắn hơn, quấn vòng từ sau gáy sang phía trước giao nhau
ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như hình đôi sừng trông khá ngộ
nghĩnh. Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài
khoác đôi áo chùng đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải.
Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét
độc đáo. Khăn đội đầu (mụ) là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu
10


thùa. Váy (Wẳl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy,
cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công. Trang sức thường ngày
gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 dây bạc có treo hộp quả đào và
móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là Áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh
ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người kinh, ống tay dài, áo màu
nâu hoặc trắng (về sau có thêm các màu không phải loại vải cổ truyền). Bên
trong là loại Áo báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu
thường đội khăn trắng, xanh với các phong cách không cầu kỳ như một số tộc
người khác. Váy là loại váy kín màu đen, toàn bộ phận được trang trí là đầu váy
và cạp váy, khi mặc mảng hoa văn nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một
cách trang trí và thể hiện ít gặp ở các tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu vực
láng giềng. Trong các dịp lễ, tết họ mang chiếc áo dài xẻ ngực thường không cài
khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừ mang tính trang trọng vừa phô được
hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ ngực thường
mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống yếm của phụ nữ dân tộc Kinh
nhưng ngắn hơn.

- Nơi ở: người Mường sống tập trung thành làng, xóm ở chân núi, ở bên
sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối… ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ…
Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi
bật lên những hàng cau, cây mít.

11


(Một góc bản làng người dân tộc Mường)

- Nhà ở truyền thống: người Mường sống trong những ngôi nhà sàn
truyền thống. Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng
nhà sàn của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm
cư trú. Điều đó được thể hiện ở bản mo nổi tiếng là “Tẻ tất tẻ đác” (Đẻ đất đẻ
nước). Trong bản mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn Mường:
“thời con người chưa có nhà ở, họ còn phải cư trú trong các hang núi, hốc cây,
họ phải đối phó với bao tai ương, hiểm họa: thú dữ ăn thịt, mưa, bão… Khi đó
lang Đá Cần được người Mường tôn lên làm vua đã tìm cách dựng nhà ở. Một
hôm ông gặp được con rùa vàng, bắt đem về, sắp bị làm thịt, bỗng nhiên nó xin
tha tội chết và đền mạng bằng cách hiến kiểu xây nhà. Lời cầu xin được chấp
thuận, rùa liền vươn mình trên bốn cái chân tựa như bốn cái cột, mai rùa trở
thành mái nhà, vẩy rùa thành ngói lợp, rùa nói:
…”Bốn chân tôi là bốn cái cột
Hai vỉa sườn là hai mái nhà
Xương sống nên đòn nóc bắc cái kèo
Lỗ đầu làm lối lên cửa chạn…
Lang Đá Cần cho người làm lấy nhà ở”. Từ đó, người Mường sống ở nhà
sàn.
- Ăn uống: người Mường thích ăn các món như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá
đồ hay “củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”, “cơm đồ, nhà gác, nước vác,

lợn thui…”
Rượu cần người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà
của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Phụ nữ
cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt phụ nữ
còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.
- Cưới xin: trai gái tự do yêu đương tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia
đình chuẩn bị lễ cưới. Để dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo
12


thiểng), lễ bỏ trầu (ti nòm péng), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti
cháu), lễ đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai
khoảng ba, bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái
tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm
đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc
chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo
dài màu đen thắt hai vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2
chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà
trai biếu cô dì, chú bác.
- Quan hệ xã hội: quan hệ làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng
giềng. Gia đình hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha. Quyền
con trai trưởng được coi trọng và con trai trong gia đình được thừa kế tài sản.
- Lịch: lịch cổ truyền người Mường gọi là sách Đoi làm bằng 12 thẻ tre
tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc kí hiệu khác nhau để biết tính
toán, xem ngày, giờ tốt xấu cho khởi sự công việc.
- Lễ hội: Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: sắc bùa, hội xuống
đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ cơm mới…
- Văn nghệ dân gian: Kho tàng văn nghệ dân gian người Mường khá
phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ.
Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ con chơi.

Hát Xéc bùa (có nơi gọi là Xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người ưa
thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao
16 động và các nét đẹp phong tục dân tộc. Đặc biệt, ở người Mường phải kể đến
lễ ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn có nhị,
sáo, trống, khèn lù…
- Tổ chức cộng đồng: xưa kia, hình thái tổ chức đặc thù của người
Mường là chế độ Lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau ra cai quản các
13


vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm
hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
- Tôn giáo tín ngưỡng
Tục thờ cúng tổ tiên: tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ tiềm thức tâm linh
cho rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối nhưng
ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu.
Người Mường quan niệm con người có hai phần: phần hồn và phần xác;
cái chết là sự tách lìa hồn ra khỏi xác. Hồn người sau khi chết sẽ được nhập vào
thế giới bên kia - nơi có cộng đồng tổ tiên sinh sống và trở thành tổ tiên của gia
đình. Do vậy, họ quan niệm cái chết là sự tiếp tục cuộc sống của linh hồn, linh
hồn đó có thể phù hộ, bảo vệ mang lại điều tốt đẹp cho người sống. Chính vì
lòng tin đó người ta hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Trong ngôn ngữ người mường tại Lương Sơn khái niệm “Tổ tiên” gọi là
“Thốl thăm”. Có thể khẳng định, thờ cúng tổ tiên là một trong những hình thái
tín ngưỡng xa xưa nhất của người Mường được giữ lại cho đến ngày nay. Theo
quan niệm của người Mường khái niệm tổ tiên không chỉ bao gồm thành viên
thân thuộc dòng họ cha mà gồm cả những thành viên của dòng họ mẹ. Đây là
nét khác biệt với phong tục một số tộc người khác chỉ thờ cúng tổ tiên là thành
viên thuộc dòng họ cha.

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, người Mường coi tổ tiên là ma
lành, thường xuyên che chở, phù hộ cho gia đình nếu được thờ phụng, cúng lễ
chu đáo. Ngược lại sẽ gây ra những điều xui xẻo, ốm đau, bệnh tật… nếu không
tôn kính, thờ cúng. Tổ tiên là người bảo hộ gia đình, chống lại những ma ác, tổ
tiên còn tham dự vào tất cả các sự kiện trọng đại trong gia đình và trong nhiều
lĩnh vực của đời sống.
Có thể nói tục thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong đời sống tín
ngưỡng của người Mường. Nó phản ánh ý thức sâu sắc về cội nguồn, về tình
cảm ruột già máu mủ và trở thành đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
14


Tục thờ thần bản mệnh, thổ công: cũng như một số cư dân phương Đông
khác, người Mường cũng suy tôn những cá nhân, những người lập những chiến
công và có đức độ thành thần để thờ. Họ thờ nhân vật khổng lồ trong truyền
thuyết dân gian là ông Tùng (hay ông Đùng) - người anh hùng thời tiền sử có
công diệt chim ác cứu dân Mường, bên cạnh đó người Mường còn thờ đức thánh
Tản Viên tôn kính gọi là vua ở núi Ba Vì (Bua Thơ, Bua Pavì), Quốc mẫu vua bà
gọi là mẹ của núi rừng. Ngoài ra ở mỗi vùng mường còn thờ các vị thần có công
với làng mường. Ở mỗi gia đình Mường còn có tục lệ thờ thổ công.
Tục thờ động vật cây cỏ: ngoài các con vật ở rừng và vật nuôi thường
được người Mường chọn làm vật cúng tế như trâu, gà, lợn… còn một số động
vật đặc biệt được trọng vọng trong tâm thức của người Mường: con cóc còn gọi
là chàng Hạc đã được thờ từ rất xa xưa. Con cóc là tín hiệu báo mưa, là biểu
tượng tín ngưỡng phồn thực. Ngoài cóc là cá và hươu, cá là biểu tượng cho các
con vật ở dưới nước, hươu là con vật biểu tượng cho các con vật ở trên cạn.
Ngoài những con vật được thờ cúng, người Mường ở Tân Lạc còn có tục
thờ cây: cây mía, cây lúa nương, cây pi, thờ hòn đá. Tụvạn vật hữu linh. Đó là
những loài động, thực vật quen thộc gắn liền với cuộc sống thường ngày của
người Mường.

- Hoạt động kinh tế truyền thống: nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí
hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Ngoài ruộng nước người Mường còn
làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ
công nghiệp (dệt vải, đan lát…).
- Như vậy, dân tộc Mường cùng với các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân
tộc anh em trên dải đất hình chữ S này đã có những đóng góp to lớn về sự phát
triển kinh tế của đất nước cũng như sự đa dạng văn hóa dân tộc. Những khái
quát chung về dân tộc Mường cho thấy, nền văn hóa dân tộc Mường đã có từ lâu
đời và mang bản sắc dân tộc đạm đà.
IV. Khái quát về phong tục tang lễ của người Mường
1.

Về tên gọi công việc tang lễ
15


Người Mường cũng như các dân tộc khác trên thế giới, khi trong gia đình có
một người chết, bình thường người ta không đem thi hài đi chôn cất cay họ còn
để trong nhà một thời gian nhất định để tổ chức các nghi lễ phúng, viếng sau đó
mới mang thi hài đi chôn cất. Các công việc, các nghi lễ diễn ra trong quãng thời
từ khi người chết cho đến kh chôn cất được gọi chung là đám ma – Đám ma hay
con gọi là tang lễ.
Về tên gọi viêc tổ chức đám ma – tang lễ của người Mường có rất nhiều cách
gọi khác nhau:
- Wiệc chu khà, nhà zạc…dịch sát từ ngữ là: Vệc trâu già (chỉ việc tang lễ,
đám ma) nhà rách (chỉ việc nhà bị hỏa hoạn)
- Wiệc câyl khà lá bayl. Dịch nghĩa là : việc cây già lá bay, đây chỉ việc tang
lễ dành chô người chết cao tuổi.
- Wiệc khoó. Dịch nghĩa là: Việc khó, đây cũng chỉ việc tang lễ dành cho
người chết trẻ.

2. Người gốc và mục đích, điều kiện để làm tang lễ của người Mường
2.1. Nguồn gốc và mục đích tiến hành các nghi lễ
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa, cách gọi, cách nói về cái chết, dù nói gì
đi nữa chết là sự cố kinh khủng, đáng sợ vào loại bậc nhất của con người.
Tại sao khi có người chết phải làm ma, phải tổ chức tang lễ, đã có biết bao
trang sách nói này, nói nọ, nói đến cả những điều cao siêu, huyền hoặc. Vói
người Mường việc này được nói rất rõ ràng trong Mo – Cúng dâng cơm:
Nơi bổ nhà người
Clăm khổ, đô fần
Clăm năm thuối hết

……………….

16


Con đứa, con cái nhà người
Ó cho nơi bổ nà người
Ó cho chết luổng, thuổng ró
Còn zắc là chay
Còn bày là ma…..
(Woái Bưa – Bùi Huy Vọng sưu tậm)
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông:
Nơi bố nhà người
Trắm số, đủ phần
Trăm năm tuổi hết
…………
Con trai, con gái nhà người
Khôn để cho người
Không cho người chết suông, đi không

Còn nhắc làm chay
Còn bày làm ma….
( Mo dâng cúng dâng cơm- Bùi Huy Vọng sưu tầm và dịch)
Câu “chết luổng, thuổng ró” xin được dịch sát âm, từ vựng là “chết suông,
đi không”, từ luống trong tiếng Mường có nghĩa là suông, là đói. Nếu không tổ
chức tang lễ khác gì cho người chết chết suông, chết đói đi về Mường Ma.
Như vậy là rất rõ, người ta không để cho cha mẹ mình “chết suông, đi
không” chính vì thế sinh ra nghi lễ tang ma. Đây cũng là cơ sở, là suy nghĩ đơn
giản, rất có tính người và rất thực tế, là ứng xử của người sống đối với người
chết và cũng là “tuyên ngôn” ban đầu của người Mường về việc tổ chức đám ma
khi có người chết. sau này khi xã hội phát triển, của cải trong xã hội và đời sống
cư dân Mường được nâng cao, nhất là với gia cấp quý tộc Lang- Đạo, đám ma
17


của tầng lớp này được tổ chức linh đình, dài ngày, tốn kém với sự đóng góp vật
chất và sự phục dịch nặng nề của người Mường, các yếu tố huyền hoặc, cao
siêu, nghi lễ rườm rà, hủ tục lạc hậu, nặng nề, nhiễu nhương mới phát sinh.
Với người chết, chết là hết, những với những người thân, con cháu trong gia
đình và trong quan niệm dân gian Mường, chết chưa phải là đã hết. Chết là sự tắt
thở, tim ngừng đập của thẻ xác, là hình hài không còn hiện diện ở thế giới của
người sống, thi hài sau tang lễ rồi sẽ được đem chôn cất, nhưng phần hồn của
người đó lại tiếp tục hành trình sang bên Mường Ma, ở bên đó hồn cũng phải:
Là mừa, là màng
Là clang, là ráng…
Hay:
Là mùa đớ ỏng
Là rọng đớ ăn….
(Khẩn bao má ngày là nhà …Bùi Huy Vọng sưu tầm và dịch)
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông:

Làm mùa, làm màng
Làm trang, làm trại…
Hay:
Làm mùa, làm màng
Có cái để ăn uống, sinh sống….
(Lời khấn nhập hồn người chết vào Mường Ma.
Bùi Huy Vọng sưu tầm và dịch)
Sinh sống như khi còn sống. Không chỉ có vậy bên đó hồn nguwoif chết còn
phải có trách nhiệm làm nên ăn, giàu có để bênh vực, phù hộ cho con cháu bên
dương thế:
Giầu bên ma
18


Mệ khà bên mọin….
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông:
Giàu có bên ma
Mời khá bên đàng con người ….
(Lời cúng – Mo Nhập Quan, Mo Bữa tận..)
Việc mổ lợn, gà, trâu, bò…dâng cũng người chết, không chỉ là đơn thuần
cúng cho hồn người chết ăn, nó được nói rất rõ trong lời Mo khấn như sau:
Là bàn cla biểu
Biểu bổ, biểu mệ wời của cu nhà rừng bên ma
Bằng lạch cúi nại
Bằng cải củi cá
Hôm nay
Cảy cốc con cúi thì ăn
Còn woải còn củi
Wờil cứa cu, nhà rừng bên ma
Khao khổng, cốc nọil

Khinh khé đẻ tha
Giàu bên ma mệ khà bên mọil…
(Woái Bưa – Bùi Huy VỌNg sưu tầm)
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông như sau:
Là bàn tra biểu
Biểu bó, biếu mệ mang về của cũ nhà rừng bên ma
Bằng con lợn nại
Bằng cơn lợn cá
19


Hôm nay
Gốc con lợn thì ăn
Còn hồn con lợn
Đem về của cũ, nhà rừng bên ma
Về làm gốc, làm giống
Sinh sôi đẻ ra
Giàu bên ma mới khá bên đằng cháu con….
( Mo dâng cũng dâng cơm…Bùi Huy Vọng sưu tầm và dịch)
Vật dâng cúng chính là đồ đạc, con giống, là tài sản để hồn người chết sẽ
mang theo về bên Mường Ma, và hồn của chúng tiếp tục cuộc sống với hồn
người bên thế giới Mường Ma. Thế giới Mường ma trong tâm thức người
Mường đâu khác gì cuộc sống bên mường con người đang sống. Cũng vì thế nên
người Mường tổ chức tang để báo hiếu với cha mẹ, trả ân với người chết và
chuẩn bị hành trang, đồ lễ cho hồn người chết sang thế giới Mường Ma.
Ngạn ngữ dân tộc Mường có câu:
Khổng người mộch nết
Chết người mộch nghiệp.
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông:
Sống mỗi người mỗi nết

Chết mỗi người mỗi nghiệp.
Trong cuộc sống mỗi người một tính nết, cái chết cũng vậy, nó cũng muôn
nẻo, đa dạng, mỗi người chết theo một con đường khác nhau, có người bất đắc
kỳ tử, có người chết vì đau ốm, vì sét đánh, chết đuối, và nhiều người còn tự tìm
đến cái chết, …vv.. Thật không kể sao cho hết mọi nguyên nhân dẫn đến cái
chết, những tựu chung mang lại dân gian Mường phân loại chết thành 2 loại cơ
bản, đó là chết bình thường và chết không bình thường.
20


Chết bình thường là những người cao tuổi, dù con đường dẫn đến cái chết
như: đau ốm, bệnh tật,…vv.. nhưng tắt thở nagy tại nhà mình, được coi là cái
chết bình thường, đúng quy luật:
Cây khà lá bay.
(thiềng đời hơ đớ lại)
Dịch nghĩa sang tiếng phổ thông:
Cây già lá bay.
(Tục ngữ dân tộc Mường)
Những người chết đuối, chết vì sét đánh, chết vì đâm chết,…vv..tắt thở
ngoài đường, ngoài chợ, hốc cây…nhìn chung là tắt thở ở ben ngoài nhà sàn
được cho là chết không bình thường. Những người chết trẻ cũng được cơi là
chết không bình thường dù họ có tắt thở ngay trong ngôi nhà của mình.
Ngay cái chết bình thường cũng đã là biến cố lớn lao gây nên sự bất an, lo
lắng xáo trộn trong đời sống con cháu, những cái chết không bình thường càng
làm cho người đang sống hoang mang, lo lắng hơn. Lòng bất an ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống hàng ngày của con cháu. Chính vì thế người mường tổ chức
tang lễ như liệu pháp về tinh thần để giải tỏa lo lắng, trấn an người sống, động
viên họ chấp nhận tai ương, vững lòng tin vào ngày mai để an tâm lao động, sản
xuất, tiếp tục sống. làm ăn bình thường.
Chết là sự cố kinh khủng, đáng sợ vào loại bậc nhất của con người. Từ

quan niệm cho rằng chết chưa phải là hết và không dể cho người chết “chết
suông, đi không”, người Mường tổ chức tang lễ để báo hiếu với cha mẹ, trả ân
với người chết và chuẩn bị hành trang, đồ lễ ho hồn người chết sang thế giới
Mường Ma. Về mặt nhân sinh đó là bài thuốc tinh thần để giải tỏa lo lắng, vững
lòng tin vào ngày mai để làm ăn, tiếp tục sống, làm ăn bình thường.
2.3 Mục địch cơ bản của tang lễ người Mường.
Tóm lại mục địch làm tang lễ của người Mường dù được tổ chức ngắn
ngày hay dài ngày cơ bản nhằm:
21


- Xử lý thi hài, khâm liệm, nhập quan, đảm bảo vệ sinh trong suốt những
ngày tổ chức tang lễ
- Tiến hành tổ chức các nghi lễ, đây là phần quan trọng tâm, chiếm nhiều
thời gian trong tang lễ. Do quan niêm chết chưa phải đã hết mà chỉ là chuyển
trạng thái sống từ người thành ma, nên tang lễ được coi là sự chuẩn bị mọi mặt
cho người chết trước khi nhập thế giới Mường Ma.
- Tạo thời gia cho con cháu, nhất là những người ở xã kịp về đông đủ để
tang và tham gia vào các công việc, nghi lễ trong đám ma, thể hiện trách nhiệm,
sự gắn kết huyết thông, họ hàng và làng xó trước biến động lớn lao của một
thành viên trong gia đình, họ tộc và cộng đồng. Các nghi lễ có mục đích trừ tà,
trấn an tinh thần người đang sống.
- Cho con cháu để tang người chết và là dịp cuối cùng cho con cháu báo
hiếu với cha mẹ, ông bà
- Mai táng, làm nhà mồ
2.3 Các yếu tố cơ bản để tiến hành một đám ma bình thường
Dù là công việc gì, làm gì cũng rất cần có những yếu tố đảm bảo để việc
đó được tiến hành bình thường thấp nhất là ở mức tối thiểu. Đám ma là công
việc trọng đại, lớn lao, quan trọng và thiêng liêng bâc nhất trong các phong tục
của người Mường. Để tiến hành một đám ma tối thiểu về nhân sự, vật chất và

tinh hình xã hội khách quan đương thời.
Một đám ma bình thường người Mường cần có những yếu tố cơ bản sau:
- Có người chết trong độ tuổi được làm đám ma theo phong tục cổ truyền
- Gia đình tang chủ phải đảm bảo có đủ vật chất tổi thiểu (Gạo, trâu, bò,
lợn…, rượu.vv) đủ nuôi toàn bộ những người tham dự tang lễ trong thời gian ấn
định tiến hành tang lễ theo quy phạm trách nhiệm trong lệ tục quy định.
- Có họ hàng đến phục vụ và điều hành tang lễ
- Có thầy Mo đến chủ tế các nghi lễ.
22


- Được chính quyền hay người cai trị đương thời chấp nhận. Trong xã hội
cũ nhiều đám ma không tiến hành được do gia chủ không thỏa mãn đươc các
yêu cầu của kẻ cai trị là nhà Lang. Sang chế độ mới, nhiều nghi lễ tốt đẹp như
Mo sử thi, Mo Cúng dâng cơm bị đánh đồng với mê tín dị đoan, các ông Mo
được coi là đối tượng gie rắc mê tín dị đoan nên bị cấm hành nghề.
Nếu thiếu một trong những điều kiện trên thì không tổ chức được một
đám ma bình thường.
3. Chuẩn bị trước tang lễ
Chuẩn bị trước tang lễ hay nói đúng hơn là chuẩn bị hậu sự cam giác ban đầu
ai nghe cũng có vẻ như là sự bất đắc dĩ. Không hoàn toàn như vậy việc chuẩn bị
vật chất và “hành trang” trước tang lễ cho người đang sống, người ốm nặng,
người già là việc làm có thực được người Mường quan tâm chu đáo.
Người Mường chuẩn bị hậu sự trước hêt cho những người cao tuổi trong gia
đình, cho những người còn trẻ không may mắc bệnh hiểm nghèo ốm đau liên
miên, người tàn tạ kiệt sức đến mức khó bề qua khỏi.
Việc chia thời điểm từ khi chuẩn bị tang lễ cho đến khi vào tang lễ tiến hành
các nghi lễ cho tới khi đủ đem – đoạn tang chỉ là ước lệ để phân bố cục trình tự
trong cuốn sách này hoàn toàn mang tính tương đối, bởi ngay khi người ta đã
chết, nếu chưa được giờ lành để nhập hi hài vào quan tài thì lễ tang cũng chưa

diễn ra. Trong xã hội cổ truyền trước năm 1945 nhiều gia đình có người chết
nhập quan tài, song do chưa có, chưa chuẩn bị đủ vật chất, đủ các “dụng cụ”
phục vụ cho tang lễ như : trâu, bò, lợn, gà…..nên chua tổ chức đám tang. Lâu
hơn vào thế kỷ XVI – XVII nhiều gia đình người Mường, nhất là các gia đình
quý tộc có tục quàn thi hài tại nhà 2 -3 năm trong nhà ới tổ chức tang lễ đem đi
mai táng, như trường hợp của ông Đinh Văn Kỳ một Quan Lang vùng Mường
Động (nay thuộc xã Vĩnh Đồng, Kim Bôi – Hòa Bình). Ngay cả khi gia đình đã
mời thầy Mo về làm nhập thi hài vào quan tài, đã tổ chức nghi lễ Mo Bao bo ảo
– Mo nhập quan tài; nghi lễ Kẹ, Mo Đâm Câyl – Mo đi chặt quan tài; kể chuyện
con cháu đi chuẩn bị quan tài, sau đó gia đình cứ để quan tài trong nhà thờ như
23


vậy một thời gian sau mới tổ chức tang lễ. Các nghi lễ kể trên nếu là trong thời
gian chuẩn bị tang lễ hay cho rằng tang lễ đã diễn ra đều đúng.
3.1 Đối tượng không được củ hành tang lễ
Người Mường chỉ tổ chức tang lễ cho người chết từ khoang 12 – 13 tuổi
trở lên, còn những đứa bé dưới độ tuổi này được coi là tuổi Lân, người Kinh gọi
là Lộn, khi chết đi được gọi là ma Chenh. Chẳng thế có người độc mồm, độc
miệng thường chửi lũ trẻ là bọn “Đi ba wờil hail”, dịch là “Đi ba về hai”, nghĩa
ngầm nếu đứa trẻ nào chết đi có khi chỉ cần 2 người tay cầm xẻng, vai khênh
xác chết “đi ba” đi vào rừng chôn xong khi quay về chỉ có hai người.
Khi nói về tục chôn cất những đứa trẻ xẫu số thật khó cầm lòng, rất sót xa
về quan niệm sống chết khá bình thường này của người Mường.
Khi nhà ai đó có hai đứa trẻ không may qua đời, họ hàng và hành xóm
đến trước hết an ủi cha mẹ, người thân đứa bé, sau đó mọi người đóng vội một
chiếc hòm nhỏ hay đan phên nứa hoặc gia đình quá nghèo người ta cho cho cuốn
chiếu mang thi hài đi chôn cất. Hầu như họ không tổ chức lập bàn thờ hay
hương khói. Toàn bộ quần áo và chăn, màn của đứa trẻ hay đã dùng cho nó được
chôn cất theo nó, những bộ quần áo có mặc chung với anh em của nó để lại sau

này khi mời thầy Clượng đến làm vía Maích nhà – mát nhà, sẽ Khaích – Gạt,
chia. Khi đi chôn người ta luộc một quả trứng gà hay trứng vịt, một gói cơm
nếp, trứng đặt trên đỉnh nắm cơm, sau đó lấy lá dong hay lá chuối gói kín lại,
nhiều nơi không gói lá mà cho vào bát, đặt quả trứng lên đỉnh bát cơm, người
Mường gọi đó là là cơm đi đàng, đi khả - Gói cơm đi dường cho hồn đứa bé đi
sang Mường Ma.
Cha mẹ của đứa bé tiễn đưa con chỉ được xuống đến chân cầu thang, đứng
bên trong giọt gianh mái nhà, họ không bước ra ngoài vì đây là tục lệ quy định
vậy.
Biểu số 1: Các đồ vật dùng trong việc chôn cất ma Chenh

24


TT

Tên đồ vật, công Địa điểm đặt

Mục đích sử dụng

việc
1

2

Ghi
chú

Đóng hòm gỗ, đan


- Làm quan tài bao bọc

phên nứa, cuốn chiếu

thi hà để chôn cất

Toàn bộ quần áo khi Mặc

cho

thi - Khâm liệm

sống đứa thường mặc hài, đạt trong - Không để cho cha mẹ
và chăn màn riêng quan tài
thấy đồ đạc của con
của nó vẫn dung
mình càng dễ gây ra
thương

cảm

kéodài,

không hay
3

Gói cơm góicùng quả - Mắc lên cành - Là gói cơm lộ đàng, lộ
trứng, hoặc bát cơm cây trên mộ

khả - Gói cơm đi đường


quả trứng đặt trên - Đặt lên mộ cho hồn đứa bé sang thế
đỉnh
giới mường ma
đứa bé
4

Làm vía Kháich

Kháich để cắt - Kháich để cắt đứt mới
đứt mới liên hệ liên hệ giữa đứa trẻ xấu
giữa

đứa

trẻ số và gia đình, anh em

xấu số và gia của nó
đình, anh em - Xua đuổi, trấn trị ma
của nó
quỷ, tẩy tẩy uế, điềm
gở..
- Trấn an, an ủi người
sống

Những đứa trẻ này không được chôn cất trong mồ mả của gia đình, họ
tộc, cha mẹ hay anh em ruột không đi chôn cất, chủ yếu la người họ tộc hay
hàng xóm đến làm phúc, khênh mang thi hài đi chôn cất, họ tìm đến những khu
25



×