Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

MỨC LƯƠNG TỐI THIẾU VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 19912016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.55 KB, 30 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM THOA

MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU VÀ VẤN ĐỀ VIỆC
LÀM CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1991 - 2016

CHUYÊN ĐỀ ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế
Mã số ngành: 52310101

Tháng 05 - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM THOA
MSSV: B1401784

MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU VÀ VẤN ĐỀ VIỆC
LÀM CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1991 - 2016

CHUYÊN ĐỀ ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ
Mã số ngành: 52310101

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


NGUYỄN TUẤN KIỆT

Tháng 05 - 2017


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 2
CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 4
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát chung về tiền lƣơng .................................................................. 4
2.1.1.1 Khái niệm tiền lƣơng ............................................................................. 4
2.1.1.2 Chức năng của tiền lƣơng ...................................................................... 4
2.1.1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng ........................................................ 4
2.1.2 Khái quát chung về tiền lƣơng tối thiểu ................................................... 5
2.1.2.1 Khái niệm tiền lƣơng tối thiểu ............................................................... 5
2.1.2.2 Vai trò của tiền lƣơng tối thiểu .............................................................. 5
2.1.2.3 Đặc trƣng cơ bản của tiền lƣơng tối thiểu ............................................. 6
2.1.2.4 Phân loại tiền lƣơng tối thiểu ................................................................. 6

2.1.2.5 Phƣơng pháp xác định tiền lƣơng tối thiểu ............................................ 7
2.1.3 Phân biệt mức lƣơng tối thiểu và mức lƣơng cơ bản ................................ 7
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 7
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................... 7
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .................................................................. 8
CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 9
MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1991 - 2016 .................................................................................. 9
i


3.1 THỰC TRẠNG TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU TRÊN THỊ TRƢỜNG LAO
ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015 ................................................. 9
3.1.1 Mức lƣơng tối thiểu chung ....................................................................... 9
3.1.2 Mức lƣơng tối thiểu vùng ....................................................................... 10
3.2 HIỆN THỰC TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CHI PHÍ ĐỜI SỐNG
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM......................................................... 11
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ VIỆC
LÀM CỦA VIỆT NAM ................................................................................... 12
3.3.1 Cơ cấu lao động của nƣớc ta từ 2009-2016 ........................................... 12
3.3.2 Tiền lƣơng tối thiểu với giá cả (CPI) và tăng trƣởng kinh tế (GDP) ...... 15
3.3.3 Tiền lƣơng tối thiểu, năng suất lao động và thất nghiệp ........................ 16
3.4 TÍNH HAI MẶT CỦA MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU ................................ 18
3.4.1 Tích cực .................................................................................................. 18
3.4.2 Tiêu cực .................................................................................................. 18
CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 20
GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN .......................................................................... 20
4.1 GIẢI PHÁP ................................................................................................ 20
4.1.1 Đối với nhà nƣớc .................................................................................... 20
4.1.2 Đối với doanh nghiệp ............................................................................. 20

4.1.3 Đối với ngƣời lao động ........................................................................... 21
4.2 KẾT LUẬN................................................................................................ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 22
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 23

ii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân biệt mức lƣơng cơ bản và mức lƣơng tối thiểu ......................... 7
Bảng 3.1 Mức lƣơng tối thiểu chung qua các năm ............................................ 9
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định tính dừng ............................................................ 16
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định Granger .............................................................. 16
Bảng số liệu phân tích mối quan hệ tiền lƣơng tối thiểu, năng suất lao động và
thất nghiệp ........................................................................................................ 23

iii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mức lƣơng tối thiểu vùng 2009 - 2017 .................. 11
Hình 3.2 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo TPKT (2009-2016) ........ 12
Hình 3.3 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo KVKT (2009-2016) ....... 13
Hình 3.4 Tiền lƣơng cứng nhắc và hạn chế việc làm ...................................... 14
Hình 3.5 Mức lƣơng tối thiểu trong TTLĐ...................................................... 14
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện mức lƣơng tối thiểu, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế
2000-2016 ........................................................................................................ 15
Hình 3.7 Mức tăng NSLĐ so với mức lƣơng tối thiểu (2006-2018) ............... 17

Hình thể hiện kết quả kiểm định Granger ........................................................ 23

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH

:

Công nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

VN

:

Việt Nam

SDLĐ

:

Sử dụng lao động


HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

HCSN

:

Hành chính sự nghiệp

NSLĐ

:

Năng suất lao động

NSSN

:

Ngân sách nhà nƣớc

DN

:

Doanh nghiệp


VĐT

:

Vốn đầu tƣ

TPKT

:

Thành phần kinh tế

KVKT

:

Khu vực kinh tế

TTLĐ

:

Thị trƣờng lao động

TLTT

:

Tiền lƣơng tối thiểu


KV

:

Khu vực

v


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất nƣớc đã có sự chuyển biến tích
cực theo hƣớng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nƣớc. Việt
Nam đã tận dụng việc tham gia vào thị trƣờng quốc tế để hỗ trợ cho tăng
trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời bền vững và giảm nghèo nhanh chóng.
Nhƣ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang lại những lợi ích về mặt
kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt an sinh xã hội. Theo ông ông
Uông Chu Lƣu - Phó chủ tịch quốc hội cho biết về những cơ hội của Việt Nam
khi hội nhập quốc tế: “Chúng ta có thêm vốn để đầu tƣ, chúng ta có thêm công
nghệ mới, chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm quản trị tiên tiến và có thể nói
hội nhập đã giúp chúng ta trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong vấn
đề tăng trƣởng, trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, trong vấn đề an sinh xã hội
và vấn đề môi trƣờng”. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội thì
mức lƣơng tối thiểu của ngƣời lao động vẫn còn thấp so với nhu cầu sống. Bên
cạnh đó, tỉ lệ lạm phát vẫn đang ở mức cao, chính sách tiền lƣơng cũng đang
thể hiện nhiều bất cập, đời sống của ngƣời lao động ngày càng khó khăn. Đó
là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt cuộc đình công trong khu vực doanh
nghiệp và hiện tƣợng chảy máu chất xám trong khu vực các cơ quan hành
chính, sự nghiệp nhà nƣớc. Thêm vào đó, các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào

Việt Nam ngày càng nhiều và để thu hút lao động có trình độ, họ không ngại
đƣa ra các chính sách tiền lƣơng hấp dẫn, gây ra những khó khăn không nhỏ
cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhƣ vậy, việc điều chỉnh chính sách tiền
lƣơng sao cho hợp lý và hiệu quả là điều hết sức cần thiết.
Nhƣ mọi ngƣời đã biết, tiền lƣơng tối thiểu là một bộ phận cấu thành của
tiền lƣơng, có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống lƣơng và có tác động
không nhỏ đến chính sách tiền lƣơng của một quốc gia. Tiền lƣơng tối thiểu
không những có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ ngƣời lao động
mà nó còn có ý nghĩa vô cùng lớn trong sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội và
ổn định các mối quan hệ lao động trên thị trƣờng lao động. Do đó, nó trở
thành một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, đòi hỏi sự quan tâm đặc
biệt của các ngành, các cấp và đoàn thể. Tuy nhiên, trƣớc những biến động bất
thƣờng của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc thì mức lƣơng tối thiếu quy định
vẫn còn quá thấp. Mặc dù nhà nƣớc đã nhiều lần điều chỉnh và cải cách, nhƣng
nó vẫn chƣa thật sự phù hợp với tình hình thực tế của ngƣời lao động. Vì
những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài “Mức lƣơng tối thiểu và
1


vấn đề việc làm của Việt Nam giai đoạn 1991-2016” để nghiên cứu và phân
tích.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng mức lƣơng tối thiểu trên thị trƣờng lao động Việt
Nam và tác động của mức lƣơng tối thiểu đối với vấn đề việc làm của Việt
Nam hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện đƣợc mục tiêu chung trên, đề tài đƣa ra các mục tiêu cụ thể
sau:
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng mức lƣơng tối thiểu trên thị trƣờng

lao động Việt Nam.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiện thực mức lƣơng tối thiểu đối với chi phí đời
sống của ngƣời lao động Việt Nam.
- Mục tiêu 3: Xem xét tác động của mức lƣơng tối thiếu đối với vấn đề
việc làm của Việt Nam hiện nay. Đồng thời thấy đƣợc tính hai mặt của mức
lƣơng tối thiểu đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp phù hợp về mức lƣơng tối thiểu
nhằm cải thiện nhu cầu đời sống cho ngƣời lao động.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu trên thị trƣờng lao động và việc làm của Việt Nam.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 06/2016.
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong chuyên đề đƣợc thu thập từ các trang
web, sách báo, tài liệu có liên quan trong khoảng thời gian từ 1991 đến 2016.
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng của nghiên cứu là những chủ thể trên thị trƣờng lao động VN
đang chịu tác động của mức lƣơng tối thiểu.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Vũ Thị Là (2009) đã có bài “Chế độ tiền lƣơng tối thiểu Việt Nam”
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nhận thức một
cách hệ thống, đầy đủ hơn về pháp luật, các bất cập của pháp luật cũng nhƣ
2


giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về tiền lƣơng tối thiểu. Bài
viết nghiên cứu, đánh giá các quy định về chế độ tiền lƣơng tối thiểu qua từng
thời kỳ của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới. Nêu lên những quan điểm,
lý luận khách quan trên nhiều phƣơng diện để cho chúng ta có cái nhìn tổng
quát hơn về thực tiễn thực hiện của chế độ tiền lƣơng VN, kết quả đạt đƣợc

nhƣ thế nào và vấn đề nào đƣợc đặt ra cần phải giải quyết? Từ đó rút ra đƣợc
những nhận xét xác đáng với thực tiễn và đề xuất nên những kiến nghị phù
hợp nhằm hoàn thiện chích sách lƣơng trong nƣớc.
Nguyễn Đức Thành, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thanh Tùng (2017)
với bài thảo luận chính sách CS-13 “Tiền lƣơng tối thiểu ở Việt Nam: Một số
quan sát và nhận xét ban đầu” cùng sự hỗ trợ của chính phủ Australia. Báo cáo
đã tóm tắt sơ lƣợc lịch sử tiền lƣơng tối thiểu ở VN, tổng quan về thực trạng
của mức lƣơng tối thiểu và điều cốt lõi là báo cáo có những đánh giá rất khách
quan về chính sách và hệ thống lƣơng tối thiểu tại VN hiên nay. Nói cụ thể
hơn là nhóm tác giả đã nghiên cứu và thấy đƣợc rằng: tốc độ tăng lƣơng tối
thiểu thực tế cao hơn so với tốc độ tăng của NSLĐ và mức lƣơng này vẫn
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sống tối thiểu cho ngƣời lao động. Mặt khác,
lƣơng tối thiểu là công cụ để sữa chữa những khuyết tật của thị trƣờng, là công
cụ đảm bảo tính pháp lý của nhà nƣớc, là lƣới an toàn bảo vệ cho quyền lợi
của ngƣời lao động. Tuy nhiên khi mức lƣơng tối thiểu đƣợc xác định không
chính xác thì hệ lụy mà nó gây ra là không hề nhỏ đòi hỏi nhà nƣớc cần phải
có những chính sách điều chỉnh thật sự phù hợp.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Khái quát chung về tiền lƣơng
2.1.1.1 Khái niệm tiền lương
Theo Điều 1 Công ƣớc 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lƣơng của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO), “Tiền lƣơng là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận
tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và đƣợc ấn định
bằng thoả thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, hoặc bằng

pháp luật, pháp quy quốc gia, do ngƣời sử dụng lao động phải trả cho một
công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm
hay sẽ phải làm”.
Theo Điều 55 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006, “Tiền lương của
người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả
theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của
người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy
định.” Ngoài ra “Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế
độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động thoả
ước tập thể hay quy định trong quy chế của doanh nghiệp”.
Tóm lại, bản chất của tiền lƣơng là giá cả sức lao động, đƣợc hình thành
trên cơ sở giá trị sức lao động, thông qua sự thỏa thuận giữa ngƣời có sức lao
động và ngƣời thuê mƣớn. Tuy nhiên thực tế ở nƣớc ta hiện nay, sự thỏa thuận
giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng sức lao động về tiền lƣơng chỉ là tƣơng
đối.
2.1.1.2 Chức năng của tiền lương
 Chức năng là thƣớc đo giá trị sức lao động
 Chức năng tái sản xuất sức lao động
 Chức năng tích lũy
 Chức năng kích thích ngƣời lao động làm việc hiệu quả, tăng năng
xuất lao động
2.1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương
 Môi trƣờng doanh nghiệp: Chính sách, văn hóa ứng xử, cơ cấu tổ chức
và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4


 Môi trƣờng xã hội: cung cầu lao động, chi phí sinh hoạt, tình hình nền
kinh tế và luật pháp.

 Bản thân ngƣời lao động: trình độ, thâm niên công tác và mức độ hoàn
thành công việc.
 Bản thân công việc: mức độ phức tạp và hấp dẫn của công việc.
2.1.2 Khái quát chung về tiền lƣơng tối thiểu
2.1.2.1 Khái niệm tiền lương tối thiểu
Theo Điều 56 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung 2006, “Mức lương tối
thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công
việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động
giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được
dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.”. Chính
phủ quyết định và công bố mức lƣơng tối thiểu chung, mức lƣơng tối thiểu
vùng, mức lƣơng tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và đại diện của ngƣời sử dụng lao động. Khi chỉ số
giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lƣơng thực tế của ngƣời lao động bị giảm
sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu để bảo đảm tiền lƣơng thực
tế.
Tiền lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lƣơng trả cho
các loại lao động khác. Nó còn là công cụ để nhà nƣớc quản lý và kiểm tra
việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lƣơng tối thiểu còn nhằm điều tiết
thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Nhƣ vậy, lƣơng tối thiểu là mức lƣơng
thấp nhất trả cho ngƣời lao động làm các công việc giản đơn nhất trong điều
kiện bình thƣờng, đảm bảo nhu cầu đủ sống cho ngƣời lao động. Lƣơng tối
thiểu đƣợc dùng làm cơ sở để tính các mức lƣơng trong hệ thống thang lƣơng,
bảng lƣơng, mức phụ cấp và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của
pháp luật. Dựa vào trình độ học vấn và tay nghề mà ngƣời lao động đƣợc
hƣởng những mức lƣơng khác nhau.
2.1.2.2 Vai trò của tiền lương tối thiểu


Đối với người lao động


Đảm bảo tính pháp lý. Mục tiêu của chính sách tiền lƣơng tối thiểu là
nhằm bảo vệ ngƣời lao động, bảo đảm cho ngƣời lao động tái sản xuất sức lao
động. Chính sách tiền lƣơng tối thiểu còn có ý nghĩa trong việc loại trừ khả
năng bóc lột có thể xảy ra đối với ngƣời lao động trƣớc sức ép của thị trƣờng.


Đối với nền kinh tế
5


Lƣơng tối thiểu là công cụ điều tiết của nhà nƣớc trên phạm vi toàn xã
hội và trong từng cơ sở kinh tế nhằm: bảo vệ sức mua, loại bỏ sự cạnh tranh,
phòng ngừa xung đột trong các ngành, thiết lập mối quan hệ ràng buộc trong
việc sử dụng lao động


Đối với nhà nước

Đảm bảo tính pháp lý của nhà nƣớc, là cơ sở để xây dựng hệ thống
thang, bảng lƣơng, là căn cứ để bên thỏa thuận tiền lƣơng phù hợp với điều
kiện, khả năng, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
2.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của tiền lương tối thiểu
Tiền lƣơng tối thiểu đƣợc pháp luật bảo vệ. Tiền lƣơng tối thiểu có
những đặc trƣng cơ bản sau đây:
 Đƣợc xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.
 Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
 Tƣơng ứng với cƣờng độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao
động bình thƣờng.
 Tƣơng ứng với giá tƣ liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung

bình.
2.1.2.4 Phân loại tiền lương tối thiểu
Việc phân loại tiền lƣơng tối thiểu có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Thứ
nhất, giúp chúng ta phân biệt đƣợc loại tiền lƣơng tối thiểu này với loại tiền
lƣơng tối thiểu khác, từ đó đƣa ra đƣợc các cơ chế điều chỉnh hợp lý tuỳ thuộc
vào đặc trƣng của mỗi loại. Thứ hai, đảm bảo đƣợc sự công bằng trong việc
trả lƣơng cho ngƣời lao động khi điều kiện lao động có những yếu tố khác
nhau nhất định. Hiện nay, có nhiều cách phân loại tiền lƣơng tối thiểu khác
nhau với những tiêu chí khác nhau cho thấy sự phong phú, đa dạng của tiền
lƣơng tối thiểu.
Căn cứ vào tính chất và phạm vi áp dụng của tiền lương tối thiểu
 Tiền lƣơng tối thiểu chung
 Tiền lƣơng tối thiểu vùng
 Tiền lƣơng tối thiểu ngành
 Tiền lƣơng tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Căn cứ vào thẩm quyền quyết định và công bố mức lương tối thiểu
 Tiền lƣơng tối thiểu do chính phủ quyết định và công bố
6


 Tiền lƣơng tối thiểu do doanh nghiệp tự xác định và áp dụng trong
phạm vi doanh nghiệp
2.1.2.5 Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu
 Xác định trên cơ sở hệ thống các nhu cầu tối thiểu của ngƣời lao
động và gia đình họ
 Xác định trên cơ sở mức tiền lƣơng chung của cả nƣớc
 Xác định trên cơ sở mối tƣơng quan về điều kiện sống của các tầng
lớp dân cƣ trong xã hội
 Xác đinh trên cơ sở các nhân tố kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh
tế và mức năng suất lao động

 Xác định trên cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp
 Xác định trên cơ sở chi phí và sự biến động của giá cả sinh hoạt
 Xác định trên cơ sở sự đạt đƣợc và giữ vững về mức độ có việc làm
trên phạm vi vùng và quốc gia
2.1.3 Phân biệt mức lƣơng tối thiểu và mức lƣơng cơ bản
Bảng 2.1 Phân biệt mức lƣơng cơ bản và mức lƣơng tối thiểu
Lƣơng tối thiểu
Lƣơng cơ bản
- Là tiền lƣơng do nhà nƣớc quy - Là lƣơng do ngƣời SDLĐ thỏa thuận
định. Ngƣời SDLĐ không đƣợc phép với ngƣời lao động đƣợc ghi cụ thể trên
trả lƣơng cho ngƣời lao động thấp hơn HĐLĐ.
mức lƣơng tối thiểu quy định.
- Có thể thay đổi theo ý của ngƣời
- Chỉ có nhà nƣớc mới có quyền thay SDLĐ.
đổi.
- Là cơ sở để tính tiền công, tiền lƣơng
- Là căn cứ pháp lý để đánh giá việc thực lĩnh của ngƣời lao động trong 1 đơn
thực hiện đúng pháp luật của các đơn vị, doanh nghiệp.
vị, doanh nghiệp.
- Có phạm vi áp dụng trong 1 đơn vị,
- Có phạm vi áp dụng trên toàn quốc. doanh nghiệp đó.
Lƣơng tối thiểu chung = lƣơng cơ bản trong cơ quan HCSN (tức là áp dụng cho
khu vực hƣởng lƣơng từ ngân sách Nhà nƣớc).
Lƣơng tối thiểu chung < Lƣơng tối thiểu =< Lƣơng cơ bản trong đơn vị hoạt động
(theo Luật Doanh nghiệp)

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp của đề tài đƣợc thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả
tổng kết của các Ban, Ngành, Bộ có liên quan. Ngoài ra, đề tài có tham khảo

thêm các sách báo, truyền hình, tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu có
liên quan nhằm phục vụ cho quá trình phân tích..
7


2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để
phân tích thực trạng mức lƣơng tối thiểu trên thị trƣờng lao động Việt Nam,
đánh giá hiện thực thực mức lƣơng tối thiểu đối với chi phí đời sống của ngƣời
lao động.
- Đề tài sử dụng kiểm định Granger để xem xét tác động của mức lƣơng
tối thiểu đối với vấn đề việc làm của VN. Từ đó khái quát nên tính hai mặt của
mức lƣơng tối thiểu đối với ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
- Kết hợp kết quả đã phân tích, làm tiền đề cho việc đề xuất một số giải
pháp phù hợp về mức lƣơng tối thiểu nhằm cải thiện nhu cầu đời sống cho
ngƣời lao động.

8


CHƢƠNG 3
MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2016
3.1 THỰC TRẠNG TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU TRÊN THỊ TRƢỜNG
LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2015
3.1.1 Mức lƣơng tối thiểu chung
Theo Nghị định 47/2016/ NĐ-CP ta có thể hiểu: “Mức lương tối thiểu
chung hay lương cơ sở là lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các
bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ, tính mức hoạt động phí,
sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích và các chế độ

được hưởng theo mức lương cơ sở”.
Mức lƣơng cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời
hƣởng lƣơng, phụ cấp và ngƣời lao động (sau đây gọi chung là ngƣời hƣởng
lƣơng, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của
Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội,...Trong nhiều năm qua, nhà nƣớc
luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lƣơng nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu
của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngoài
những thành công đã đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế và bất cập.
Bảng 3.1 Mức lƣơng tối thiểu chung qua các năm
Nghị định
05/CP ngày 26/01/1994
06/CP ngày 21/01/1997
175/1999/NĐ-CP ngày 15/12/1999
77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000
03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003
118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005
94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006
166/2007/NĐ-CP ngày 10/12/2007
33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009
28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010
22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011
31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012
66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2012
Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015
Nghị quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016

Thời điểm áp
dụng
01/01/1995
01/01/1997

01/01/2000
01/01/2001
01/01/2003
01/10/2005
01/10/2006
01/01/2008
01/05/2009
01/05/2010
01/05/2011
01/05/2012
01/07/2013
01/05/2016
01/07/2017

Mức lƣơng tối thiểu
chung (vnđ)
120.000
144.000
180.000
210.000
290.000
350.000
450.000
540.000
650.000
730.000
830.000
1.050.000
1.150.000
1.210.000

1.300.000

Nguồn: Các nghị định được quốc hội thông qua

Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, từ năm 2006 đến nay, mức lƣơng tối thiểu
chung cho ngƣời lao động trong khu vực hành chính - sự nghiệp đã điều chỉnh
8 lần từ 450.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 3
9


lần. Từ ngày 1/7/2017, mức lƣơng tối thiểu đã đƣợc quyết định tăng lên mức
1.300.000 nghìn đồng/tháng. Việc điều chỉnh này đƣợc thực hiện trên cơ sở
điều chỉnh theo mức tăng trƣởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của
NSNN.
Theo kết quả điều tra của Công đoàn Viên chức Việt Nam, tiền lƣơng
cứng của cán bộ viên chức khá thấp, phần lớn là hƣởng lƣơng ở mức cán sự và
chuyên viên, chiếm khoảng 73% (cán sự chiếm 32% và chuyên viên 41%),
còn ở mức chuyên viên chính là 24% và chuyên viên cao cấp là 3%.Với chi
phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách
tăng lƣơng của Nhà nƣớc chỉ nhƣ muối bỏ bể, nếu chỉ căn cứ vào mức lƣơng
hiện nay thì không đủ chi phí cho từng cá nhân chứ chƣa nói đến chuyện lo
lắng cho gia đình, con cái. Thực tế cán bộ công chức nhà nƣớc đa phần đều có
thu nhập ngoài lƣơng, và mức thu nhập này cũng không kiểm soát đƣợc.
3.1.2 Mức lƣơng tối thiểu vùng
Căn cứ vào Nghị định 122/2015/ NĐ-CP, ta có thể hiểu: “Lương tối thiểu
vùng là lương áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp thành
lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ
chức nước ngoài và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
theo hợp đồng lao động”.
Mức lƣơng tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và ngƣời

lao động thỏa thuận và trả lƣơng, trong đó mức lƣơng trả cho ngƣời lao động
làm việc trong điều kiện lao động bình thƣờng, bảo đảm đủ thời giờ làm việc
bình thƣờng trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã
thỏa thuận phải bảo đảm:
 Không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao động
chƣa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.
 Cao hơn ít nhất 7% so với mức lƣơng tối thiểu vùng đối với ngƣời lao
động đã qua học nghề.
Qua hình 3.1, ta thấy đƣợc mức lƣơng tối thiểu vùng tăng dần qua các
năm đối với cả bốn vùng, tuy nhiên tốc độ tăng khá ổn định và sự chênh lệch
giữa các năm là không lớn. Điều này cũng giúp ta hiểu đƣợc rằng nhà nƣớc
cũng đã cố gắng điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động qua các
năm. Tuy nhiên, mức điều chỉnh cũng có giới hạn do nguồn lực NSNN có
phần hạn chế và việc thống nhất tăng lƣơng mỗi năm còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác. Mặt khác, các mức lƣơng của các vùng đƣợc phân theo tình hình
kinh tế của từng vùng.
10


Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mức lƣơng tối thiểu vùng 2009 - 2017
Chính vì vậy, chính sách tiền lƣơng tối thiểu theo vùng là một công cụ
điều tiết kinh tế vĩ mô. Việc quy định mức lƣơng tối thiểu cao hơn đối với
những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút
đƣợc những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao
động. Đối với những địa phƣơng kém phát triển hơn, mức lƣơng tối thiểu sẽ
đƣợc quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phƣơng có cơ hội thu hút vốn đầu
tƣ, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ
nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, tại mỗi địa phƣơng, chi
phí đảm bảo nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau về giá cả
hàng hoá và thói quen tiêu dùng của ngƣời lao động. Trong khi đó, giá cả hàng

hoá ở mỗi vùng lại rất khác nhau, nhất là giữa vùng nông thôn và các thành
phố lớn. Vì vậy, một trong những mục tiêu của việc quy định tiền lƣơng tối
thiểu theo vùng là để đảm bảo sức mua của tiền lƣơng tối thiểu trong điều kiện
các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hóa.
3.2 HIỆN THỰC TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CHI PHÍ ĐỜI
SỐNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chính phủ vẫn luôn kỳ vọng mức lƣơng tối thiểu sẽ đảm bảo mức sống tối
thiểu của ngƣời lao động và gia đình của họ. Nhƣng qua thực tiễn và các kết
quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù mức lƣơng tối thiểu có tăng, song nó vẫn
chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động. Trong giai đoạn
2010-2011, khi chỉ số giá tăng cao, mức lƣơng tối thiểu vùng chỉ đáp ứng
khoảng 47% nhu cầu tối thiểu của ngƣời lao động. Đến năm 2015, nhờ vào tốc
độ tăng nhanh của tiền lƣơng tối thiểu, mức đáp ứng này đã tăng và đạt 80%
(Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2015). Điều này cũng đƣợc thể hiện
11


trong kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn
(2014) – đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo nghiên
cứu này, mức lƣơng tối thiểu vùng áp dụng cho khu vực doanh nghiệp thấp
hơn rất nhiều so với nhu cầu sống tối thiểu của một ngƣời lao động.
Theo lý giải của các doanh nghiệp FDI, chi phí lao động của nhà máy ở
VN chiếm 10% giá thành, con số này tại Thái Lan và Indonexia chỉ là 7%.
Trong đó NSLĐ thấp hơn các chi nhánh khác của tập đoàn. Mặt khác, chi phí
đời sống ngày càng đắt đỏ và nhu cầu xã hội cũng tăng, điều này đã dẫn đến
việc mức lƣơng tối thiểu chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 50% nhu cầu sống tối thiểu
cho ngƣời lao động trong khu vực hành chính và hơn 60% đối với khu vực
doanh nghiệp. Đây là kết quả đƣợc công bố từ hội thảo “Mức sống tối thiểu và
những vấn đề đặt ra đối với việc xác định lƣơng tối thiểu và lƣơng đủ sống
cho ngƣời lao động” do ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức. Vì thế,

ngƣời lao động không còn cách nào khác là phải làm thêm giờ để có thêm thu
nhập đáp ứng cho nhu cầu của bản thân và ngƣời phụ thuộc. Đồng thời, đây
cũng là một trong những lý do khiến cho không ít công chức viên chức quyết
định giã từ nơi nhiều năm gắn bó để gia nhập khu vực ngoài nhà nƣớc.
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƢƠNG TỐI THIỂU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM
3.3.1 Cơ cấu lao động của nƣớc ta từ 2009-2016

Hình 3.2 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo TPKT (2009-2016)
Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu lao động của nƣớc ta hiện nay đang có sự chuyển dịch phù hợp
với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Cụ thể ở hình 3.2 nguồn lao động vẫn tập trung nhiều nhất và tăng dần ở thành
12


phần kinh tế ngoài nhà nƣớc và giảm dần theo các năm ở thành phần kinh tế
nhà nƣớc. Đồng thời, cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (hình 3.3)
cũng đang chuyển dần theo hƣớng CNH - HĐH. Cụ thể, tỷ trọng giảm dần ở
các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và tăng dần ở các ngành thuộc khu vực
Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Hình 3.3 Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo KVKT (2009-2016)
Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ các số liệu phân tích thì cơ cấu lao động của nƣớc ta đang đi đúng
hƣớng, song tình trạng thất nghiệp vẫn đang gia tăng. Có nhiều lý do khiến
cho thất nghiệp tăng lên nhƣng lí do mà tôi muốn nhắc đến trong trƣờng hợp
này chính là sự cứng nhắc của tiền lƣơng.

 Nguyên nhân sự cứng nhắc của tiền lương làm tăng thất nghiệp
Trong mô hình cân bằng thị trƣờng lao động, tiền lƣơng thực sẽ điều
chỉnh để làm cân bằng cung cầu lao động. Tuy nhiên, trong thực tế không phải
luôn nhƣ vậy. Đôi khi tiền lƣơng thực tế cứng nhắc ở trên mức tiền lƣơng cân
bằng của thị trƣờng. Đồ thị dƣới đây giải thích tại sao tiền lƣơng cứng nhắc lại
dẫn đến thất nghiệp. Khi tiền lƣơng thực tế cao hơn tiền lƣơng cân bằng thì số
cung lao động sẽ vƣợt quá số cầu đối với nó. Khi đó, doanh nghiệp phải hạn
chế số lao động sử dụng. Sự cứng nhắc của tiền lƣơng làm giảm tỷ lệ tìm đƣợc
việc và vì vậy làm tăng thất nghiệp. Thất nghiệp xuất phát từ sự cứng nhắc của
tiền lƣơng và hạn chế việc làm đƣợc gọi là thất nghiệp chờ đợi.

13


Hình 3.4 Tiền lƣơng cứng nhắc và hạn chế việc làm
Vậy nguyên nhân gì đã dẫn đến sự cứng nhắc của tiền lương?

Hình 3.5 Mức lƣơng tối thiểu trong TTLĐ
Một trong những lý do cốt lõi gây ra sự cứng nhắc này là do luật tiền
lƣơng tối thiểu. Chính phủ có thể tạo ra sự cứng nhắc tiền lƣơng khi ngăn
không cho tiền lƣơng thực tế di chuyển về mức cân bằng. Luật tiền lƣơng tối
thiểu quy định mức tiền lƣơng tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho ngƣời
lao động. Đối với hầu hết lao động, tiền lƣơng tối thiểu không đáng quan tâm
vì họ thƣờng nhận đƣợc tiền lƣơng cao hơn mức quy định. Tuy nhiên, đối với
một số lao động, đặc biệt là lao động không đƣợc đào tạo và ít kinh nghiệm,
tiền lƣơng tối thiểu làm tiền lƣơng của họ cao hơn tiền lƣơng cân bằng trên thị
trƣờng, vì vậy làm giảm nhu cầu của doanh nghiệp đối với loại lao động này.
Trên thực tế, tác động của tăng tiền lƣơng tối thiểu có thể là tiêu cực
hoặc tích cực đến việc làm và thất nghiệp. Việc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu
14



cần đảm bảo tăng thu nhập và nâng cao mức sống của ngƣời lao động, tăng
cầu lao động, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, với
hệ quả làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, tăng mức lƣơng tối thiểu
rất có thể dẫn đến thất nghiệp, mất việc làm.
3.3.2 Tiền lƣơng tối thiểu với giá cả (CPI) và tăng trƣởng kinh tế
(GDP)

Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện mức lƣơng tối thiểu, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế
2000-2016
Nguồn: World Bank

Việc tăng tiền lƣơng tối thiểu sẽ làm cho tổng tiền lƣơng thực tế tăng lên
và do đó sẽ làm tăng tổng cầu trong xã hội, làm cho giá cả tăng lên, dẫn đến
lạm phát. Mặt khác, tiền lƣơng tối thiểu cũng có thể làm tăng chi phí sản xuất
sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho giá thành tăng, đẩy giá cả lên và dẫn
đến lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
đến việc điều chỉnh tăng tiền lƣơng tối thiểu. Thực tế cho thấy, lƣơng và giá có
sự đối nghịch nhau về thời gian tăng lẫn tỉ lệ tăng. Thời gian tăng lƣơng lâu
hơn so với giá và tỉ lệ tiền lƣơng ở mức thấp còn giá thì luôn ở mức cao.
Trong khi tiền lƣơng tăng với nhịp độ chậm rãi thì chỉ số giá lại tăng một cách
chóng mặt.
Một chính sách tiền lƣơng tối thiểu đúng đắn sẽ tạo động lực thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện, tiền đề để tăng tiền
lƣơng tối thiểu phù hợp với nền kinh tế. Tăng tiền lƣơng tối thiểu sẽ tác động
kích thích tăng chi tiêu của dân cƣ, do vậy sẽ kích thích tăng tổng cầu về hàng
15



hóa, dịch vụ, do đó sẽ có tác dụng khuyến khích phát triển sản xuất, tăng việc
làm và tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai. Tuy nhiên, nếu tăng tiền lƣơng tối
thiểu mà làm giảm tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm tính kích thích của
tiền lƣơng do việc thu hẹp khoảng cách tiền lƣơng; hoặc là các ảnh hƣởng về
phân phối thu nhập sẽ có tác động xấu đến tích lũy và đầu tƣ trong tƣơng lai
và do đó sẽ hạn chế tăng trƣởng trong tƣơng lai. Tóm lại trong những năm
qua, tăng trƣởng kinh tế đạt ở mức cao là dựa trên sự tăng nhanh về giá, về
lƣơng và mức cung tiền. Việt Nam hiện vẫn đang phát triển theo hƣớng tiêu
hao nguồn tài nguyên mà hiệu quả thấp, đồng tiền trong nƣớc cứ liên tục mất
giá. Điều này đã góp phần tạo ra một sự “tăng trƣởng ảo” thiếu tính bền vững
và rất đáng lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam trên đà hội nhập.
3.3.3 Tiền lƣơng tối thiểu, năng suất lao động và thất nghiệp
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định tính dừng
Mức lƣơng tối thiểu
Chuỗi gốc
Thất nghiệp
Năng suất lao động
Mức lƣơng tối thiểu
Sai phân bậc 1 Thất nghiệp
Năng suất lao động
Mức lƣơng tối thiểu
Sai phân bậc 2 Thất nghiệp
Năng suất lao động

ADF (p-value)
0,9999
0,0111
0,9997
0,0125
0,6682

0,0024

Từ kết quả bảng 3.2 ta thấy, chuỗi dữ liệu của thất nghiệp dừng ở bậc
gốc, chuỗi dữ liễu của mức lƣơng tối thiểu dừng ở bậc 1 và chuỗi dữ liệu
NSLĐ dừng ở bậc 2.
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định Granger
Giả thiết H0
TLTT không có mối quan hệ nhân quả với NSLĐ
NSLĐ không có mối quan hệ nhân quả với TLTT
TN không có mối quan hệ nhân quả với TLTT
TLTT không có mối quan hệ nhân quả với TN

Số quan sát Thống kê P-value
25 1,61596 0,2169
25 4,08023 0,0557
25 0,12344 0,7287
25 5,15923 0,0333

Từ kết quả phân tích trên, ta thấy chỉ tồn tại mối quan hệ 1 chiều giữa
NSLĐ với TLTT và TLTT với TN (do p-value nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Hay
NSLĐ có tác động TLTT và TLTT có tác động đến TN. Nhƣ vậy, kết quả này
cũng đã chứng minh những quan điểm lý luận đã phân tích trƣớc đó về sự ảnh
hƣởng của TLTT đến thất nghiệp và những điều sẽ nói sau đây về sự tác động
16


của NSLĐ đến TLTT là hoàn toàn có căn cứ.
Trên thực tế, tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế rất thấp, thấp
hơn nhiều lần so với tốc độ tăng lƣơng. Trong giai đoạn 2000-2013, trong khi
NSLĐ của nền kinh tế tăng chƣa đến 50% thì mức lƣơng trung bình ở Việt

Nam tăng tới 2,8 lần (theo số liệu của Economist Intelligence Unit). Trƣớc
năm 2011, mặc dù tốc độ tăng lƣơng tối thiểu cao hơn mức tăng NSLĐ nhƣng
nhìn chung mức tăng này vẫn còn bám sát mức tăng của NSLĐ. Từ 2012 tới
nay, khoảng cách giữa tốc độ tăng lƣơng tối thiểu và tăng trƣởng NSLĐ của cả
ba khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc, và
doanh nghiệp FDI ngày càng dãn rộng theo thời gian.

Hình 3.7 Mức tăng NSLĐ so với mức lƣơng tối thiểu (2006-2018)
Chú thích: Dấu “*” thể hiện ƣớc tính. Trục đứng thể hiện các mốc thời gian quan trọng với
chính sách tiền lƣơng và lao động, cũng nhƣ thị trƣờng lao động Việt Nam.
Nguồn: />
Theo Schmillen và Packard (2016), trừ khi có một mức tăng đột phá
trong năng suất lao động, khoảng cách này sẽ ngày càng rộng trong những
năm tiếp theo. Mức tăng không đồng bộ giữa lƣơng tối thiểu và năng suất lao
động không chỉ là mối đe dọa với tăng trƣởng việc làm mà còn với năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành công nghiệp
thâm dụng lao động. Những phân tích trên đây cho thấy hai nghịch lý của đề
xuất tăng nhanh lƣơng tối thiểu.
 Năng suất tăng rất chậm trong khi mặt bằng lƣơng nói chung tăng
nhanh và lƣơng tối thiểu còn tăng nhanh hơn nữa. Trong điều kiện này, không
nền kinh tế nào có thể duy trì sự bền vững chứ đừng nói tới nâng cao năng lực
cạnh tranh.
17


 Sau bất ổn vĩ mô, các doanh nghiệp vừa phải vật lộn để sống sót, vừa
phải chịu đựng gánh nặng chi phí lƣơng tăng nhanh do phải bắt kịp với mức
lạm phát rất cao; nhƣng họ đã có dấu hiệu khởi sắc thì lại đƣợc “yêu cầu” chia
sẻ gánh nặng với nhà nƣớc và xã hội.
3.4 TÍNH HAI MẶT CỦA MỨC LƢƠNG TỐI THIỂU

3.4.1 Tích cực
Đã xóa bỏ chế độ bao cấp chuyển từ tiền lƣơng hiện vật sang trả lƣơng
bằng tiền, tách khu vực sản xuất kinh doanh ra khỏi khu vực hành chính sự
nghiệp tạo điều kiện cho chính sách tiền lƣơng doanh nghiệp nhà nƣớc và các
doanh nghiệp nói chung hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, tiền lƣơng đã gắn
với kết quả lao động.
Cơ bản đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra là đảm bảo tái sản xuất giản đơn và
một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao
động trong nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là ngƣời lao động không có trình độ
tay nghề hoặc những lao động trong các ngành, nghề có cung - cầu lao động
bất lợi trong thị trƣờng.
Các mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định đã phần nào ổn định đƣợc
mức sống tối thiểu cho ngƣời lao động, là một trong các biện pháp ngăn cản
sự nghèo đói dƣới mức cho phép.
Mức lƣơng tối thiểu đã góp phần đảm bảo tính thống nhất cho các thành
phần kinh tế, tạo ra môi trƣờng thuận lợi thu hút và cân đối nguồn lao động;
thu hút vốn đầu tƣ vào địa phƣơng và tạo sự bình đẳng cho ngƣời lao động
trên cả nƣớc.
Vấn đề vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về mức lƣơng tối thiểu cũng
đã có những quy định hợp lý và cụ thể nhằm đảm bảo sự công bằng trong
công tác xử lý, góp phần hạn chế hành vi vi phạm của ngƣời SDLĐ.
3.4.2 Tiêu cực
Việc quy định mức lƣơng tối thiểu chủ yếu phụ thuộc vào khả năng
NSNN, chƣa tôn trọng thực tế mức tiền công đã hình thành trên thị trƣờng và
các kết quả nghiên cứu khoa học. Vì vậy, lƣơng tối thiểu chƣa thực sự là cơ sở
hình thành mức tiền công trên thị trƣờng sức lao động, dẫn tới tiền lƣơng thấp
hơn nhiều lần so với thu thập thực tế của ngƣời lao động.
Về việc xác định tiền lƣơng tối thiểu, trừ hệ thống nhu cầu của ngƣời lao
động, các căn cứ xác định mức lƣơng tối thiểu chung chỉ đƣợc phản ánh trong
lý luận nhiều hơn thực tế áp dụng. Thực tế, nền kinh tế VN có tốc độ tăng

18


×