Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Addthis TẠI ĐÂY TL5 Hoi Phu Nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.06 KB, 9 trang )

SỰ THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
Ban Gia đình và Xã hội, Hội LHPN Việt Nam
1. Những kết quả đạt được
1.1. Các cấp bộ hội đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận
thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của hội viên phụ nữ sống thân
thiện với môi trường
Nghiên cứu thực tế cho thấy, các cấp bộ Hội LHPN ý thức đầy đủ rằng,
công tác truyền thông, giáo dục về môi trường cho hội viên là giải pháp quan
trọng hàng đầu. Từ năm 2011-2015, các cấp bộ Hội đã tổ chức nhiều đợt truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của hội
viên phụ nữ sống thân thiện với môi trường. Các đợt truyền thông tập trung vào
dịp tết cổ truyền, ngày môi trường thế giới, ngày đa dạng sinh học, ngày nước
thế giới, ngày làm cho thế giới sạch hơn…Các cấp bộ Hội sử dụng hình thức đa
dạng như: thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, thông qua trang mạng của
Hội, thông qua sinh hoạt chi hội…Nội dung truyền thông gồm: Luật bảo vệ môi
trường năm 2014, Môi trường nông thôn và đô thị, Vai trò của phụ nữ trong bảo
vệ môi trường, Giới thiệu mô hình và điển hình.
Các cấp bộ Hội đẩy mạnh các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông
để trang bị kiến thức, kỹ thuật, công nghệ về bảo vệ môi trường, quản lý và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cán bộ. Sử dụng các tài liệu
truyền thông do Trung ương Hội biên soạn vào công tác truyền thông. Lồng
ghép nội dung giáo dục về môi trường với nội dung giáo dục về giới, sức khoẻ,
xoá đói giảm nghèo và các nội dung công tác của Hội nhằm tăng cường hiệu quả
công tác giáo dục về môi trường. Các hoạt động phụ nữ tham gia bảo vệ môi
trường được đăng tải trên các các phương tiện thông tin đại chúng và phương
tiện truyền thông của Hội như: Báo Phụ nữ Việt Nam, website Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Đài phát thanh/truyền hình, tờ Thông tin phụ nữ các
tỉnh/thành phố đặc biệt là vào dịp hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch - vệ
sinh môi trường nông thôn, ngày Môi trường thế giới, chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn. Các cấp bộ Hội đã phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để


tuyên truyền thông qua sản phẩm trưng bày như triển lãm “Sống xanh” ; “phụ
nữ chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới”. Các cấp bộ Hội khu
vực miền Bắc đã sử dụng bộ công cụ truyền thông phục vụ cho các nhà quản lý,
các giảng viên, tuyên truyền viên thực hiện trong đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch
và triển khai các chương trình dự án BVMT.
Các cáp bộ Hội đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên
là cán bộ hội phụ nữ và các ngành liên quan có đủ kiến thức và kỹ năng vận
động, huy động phụ nữ, cộng đồng tham gia BVMT. Các Tỉnh/Thành Hội đã
1


phân công cán bộ chịu trách nhiệm phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi
trường triển khai công tác tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện các hoạt động
BVMT trong đó có việc triển khai Nghị quyết lien tịch. Các tuyên truyền viên
của Hội đã tổ chức hàng ngàn cuộc họp nhóm, thôn, bản tuyên truyền vận động,
sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ thực hiện vệ sinh môi trường, các nhóm phụ nữ tín
dụng - tiết kiệm hỗ trợ, giúp nhau xây dựng và sử dụng các công trình nước sạch
và vệ sinh, tuyên truyền, vận động hội viên đăng ký thực hiện “gia đình 5 không
3 sạch” dựa theo các tiêu chí do TW Hội phát động góp phần xây dựng nông
thôn mới và đô thị văn minh.
Nhìn chung, các cấp bộ Hội LHPN đã tổ chức nhiều hoạt động truyền
thông, bước đầu làm cho hội viên nắm được tình hình môi trường ở địa phương
và hiểu rõ vai trò của phụ nữ trong bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, do thiếu năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác truyền
thông; thiếu kinh phí và trang thiết bị nên công tác truyền thông còn hạn chế về
đối tượng và chưa thực hiện thường xuyên, liên tục.
1.2. Phát động và tổ chức thực hiện phong trào phụ nữ chung tay bảo
vệ môi trường
Hội LHPN phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, khen
thưởng trong các cấp Hội và hội viên phụ nữ được đẩy mạnh tạo ra bước chuyển

biến sâu rộng từ nhận thức đến hành vi cụ thể bảo vệ môi trường. Hội đã chỉ đạo
đưa nội dung BVMT trong việc thực hiện phong trào thi đua triển khai ở các cấp
Hội và được đưa vào điểm đánh giá phong trào thi đua hàng năm của các cấp
Hội, tạo khí thế sôi nổi tham gia của đông đảo Hội viên và phụ nữ trong cả
nước. Phong trào của các cấp bộ Hội trong khu vực tập trung vào giải quyết về
cải thiện cấp nước và vệ sinh, thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, hỗ trợ phụ nữ
về vốn, kỹ thuật tạo ra nhiều mô hình BVMT, trồng rừng và bảo vệ rừng, trồng
cay phan tán trên đường giao thông và nơi công cộng, quản lý rác thải nơi ở và
nơi sản xuất, bảo vệ môi trường bờ biển và biển, hải đảo… Các hoạt động của
Hội có sức lan tỏa lớn góp phần nâng cao nhận thức, giảm thiểu tình trạng suy
thoái và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân
cư.
Các cấp Hội đã tuyên truyền và vận động hội viên phụ nữ thực hiên Cuộc
vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch. Các hoạt động hưởng ứng những sự
kiện môi trường lớn trong năm như Chiến dịch nâng cao nhận thức về môi
trường nhân Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn,
Tuần lễ quốc gia Nước sạch - vệ sinh môi trường cũng được tổ chức ở nhiều
tỉnh/ thành và có sức lan tỏa rộng khắp.
Nhìn chung, phong trào phụ nữ có những khởi sắc, ngày càng thiết thực
hơn, góp phần nâng cao nhận thức và làm thay đổi thái độ, xây dựng hành vi của
hội viên sống thân thiện với môi trường; thực hiện phong trào "Xanh - Sạch Đẹp"; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư" do
2


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" gắn với 6 nhiệm vụ trọng tâm;
Ngày chủ nhật xanh…
Tuy nhiên, phong trào phụ nữ có lúc, có nơi còn hình thức, chưa thu hút
được nhiều hội viên tham gia; phong trào còn theo mùa vụ, có phát, nhưng chưa
được chỉ đạo thường xuyên; công tác theo dõi, kiểm tra chưa được thực hiện.

1.3. Xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ
môi trường
1.3.1. Đánh giá chung
Các cấp bộ Hội đã xây dựng, duy trì các mô hình sau: xây dựng các mô
hình bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường, chuyển
giao công nghệ mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với sự tham gia của phụ
nữ. Cùng với việc đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức
môi trường, việc xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường được các cấp Hội
phụ nữ coi trọng. Các cấp Hội đã vận động và huy động hội viên đóng góp, khai
thác các nguồn lực xây dựng các mô hình phụ nữ tham gia BVMT. Đến nay, các
cấp Hội LHPN Việt Nam đang triển khai nhiều mô hình BVMT với hình thức
phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện của từng vùng tiêu biểu: Tuyến
đường phụ nữ tự quản; Đoạn đường nở hoa (trồng hoa) 1000 đoạn đường cây
xanh; Nhóm liên gia tự quản, cầu thang tự quản; Tổ phụ nữ thu gom rác; Phân
loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông; Nhà sạch, vườn đẹp; Mô hình
về xử lý nước; Mô hình về hỗ trợ khuyến khích người dân xây và sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh; Mô hình "giáo dục hành động vệ sinh môi trường và rửa tay
với xà phòng"; Mô hình “Thu nhặt ve chai gây quỹ", Chuyển rác thành tiền; Mô
hình ủ phân compost tại hộ gia đình”; Mô hình truyền thông về nước sạch vệ
sinh môi trường; mô hình "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); Chi hội phụ
nữ Xanh - Sạch - Đẹp; Ngõ tự quản về VSMT; CLB Phụ nữ với nước sạch VSMT; Thu gom túi ni lông; CLB “Nhà sạch, đường thoáng”; Trồng cây lấy lá;
Góc bếp điểm mười.
1.3.2. Những mô hình tiên tiến
Các cấp bộ Hội xây dựng được 3 loại mô hình tiên tiến sau:
(1) Tổ phụ nữ thu gom rác thải:
Các cấp bộ Hội đã tuyên truyền làm cho hội viên hiểu rõ về rác thải trong
sinh hoạt và rác thải trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang là vấn đề bức xúc
ở nông thôn và thành thị. Mặt khác, các cấp bộ Hội tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho hội viên về các loại rác thải, công tác quản lý rác thải (thu gom tại
nguồn, phân loại và xử lý), tác hại và lợi ích của rác thải, giới thiệu mô hình

quản lý rác thải…Từ đó, hướng dẫn cơ sở Hội và hội viên xây dựng tổ thu gom
rác thải.

3


Trong mô hình này, hội viên phụ nữ tự đầu tư dụng cụ thu gom, trang bị
bảo hộ, xe chở rác đến tận từng hộ gia đình thu gom. Với sự hỗ trợ của chính
quyền, quy chế thu gom rác được xây dựng, lệ phí thu rác được thống nhất và
hội viên phụ nữ dần dần làm quen với loại dịch vụ mới - dịch vụ vệ sinh. Hội
phụ nữ đã tổ chức truyền thông đến tận gia đình, hướng dẫn chị em phân loại
rác. Những loại rác có thể tái sử dụng được gom lại để bán gây quỹ hoạt động
Hội; các loại rác hữu cơ (rác ướt) dễ tiêu hủy, được xử lý ngay tại vườn nhà
bằng cách đàog hố chôn để làm phân bón hữu cơ. Nhờ cách làm này, lượng rác
thải từ các gia đình giảm, việc thu gom thuận lợi hơn, tổ phụ nữ tự quản thu gom
rác hoạt động hiệu quả, có thu nhập và môi trường được cải thiện.
Ở một số địa phương, mô hình Tổ phụ nữ thu gom rác có sự hỗ trợ từ phía
chính quyền hoặc dự án, còn phần lớn hoạt động là do sự tự nguyện của hội viên
phụ nữ. Các thành viên trong tổ thống nhất lịch thu gom rác hàng ngày và ra
quân tổng vệ sinh hàng tuần tại các ngõ, xóm do các tổ tự quản. Tại các thành
phố, do đã có các công nhân môi trường thu gom rác hàng ngày nên vai trò của
tổ phụ nữ chủ yếu là vận động người dân thực hiện đổ rác đúng giờ và đúng nơi
quy định, ngoài ra việc huy động nhân dân ra quân tổng vệ sinh hàng tuần được
tiến hành và duy trì đều đặn.
(2) Mô hình phân loại rác tại nguồn
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống
con người được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó, lối sống công nghiệp đã khiến
cho môi trường ngập tràn các loại rác thải trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
rác thải sinh hoạt. Trước thực trạng trên, Hội LHPN các cấp hưởng ứng và tổ
chức thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn do Trung ương Hội đề xuất.

Ban đầu, nhờ sự hỗ trợ về kinh phí của Trung ương Hội, các Tỉnh/Thành
Hội xây dựng thí điểm mô hình, với 20 hộ gia đình tham gia. Mỗi gia đình được
tỉnh Hội cung cấp cho 2 loại thùng rác, 1 thùng chứa rác vô cơ, 1 thùng chứa rác
hữu cơ. Hội viên trong câu lạc bộ được tham gia tập huấn nâng cao nhận thức về
tác dụng của việc phân loại rác, được cung cấp thùng rác và hướng dẫn cách
phân loại rác. Thời gian đầu do chưa quen nên vẫn có sự nhầm lẫn, tuy nhiên sau
vài tháng hoạt động, các hộ gia đình đã hình thành thói quen và phân loại đúng
theo quy định. Rau, củ, quả, thức ăn thừa…được hội viên cho vào thùng rác hữu
cơ, còn đối với các loại rác khác như chai, lọ, giấy, túi ni lông... được cho vào
thùng rác vô cơ. Đối với rác hữu cơ, nhiều hộ gia đình dùng làm thức ăn chăn
nuôi gia súc, gia cầm hoặc làm phân hữu cơ. Còn đối với rác vô cơ, hội viên có
thể tái chế, tái sử dụng bằng cách bán cho người thu gom phế liệu.
Cách làm này không chỉ giúp hội viên phụ nữ giảm thiểu được lượng rác
thải ra môi trường hàng ngày, làm đẹp cảnh quan, tốt cho sức khỏe, cho cuộc
sống mà còn giúp chị em có thêm khoản tiền từ việc bán phế liệu. Nhờ cách làm
hay, mô hình từ một điểm đã được nhân rộng ra nhiều địa bàn trong Tỉnh/Thành.
Tuy nhiên, việc duy trì mô hình ở thành phố lớn vẫn đang là vấn đề khó khăn
với lý do sau khi phân loại tại hộ gia đình các địa phương chưa có những thùng
4


thu gom rác riêng do đó mặc dù rác được phân loại tại nhà nhưng sau đó lại bị
đổ chung vào 1 thùng của Công ty môi trường đô thị. Điều này cũng gây khó
khăn cho hội viên trong quá trình thực hiện.
(3) Mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông”
Trong những năm gần đây, việc sử dụng tràn lan túi ni lông đã ảnh hưởng
không ít đến mỹ quan, môi trường và sức khỏe của người dân. Với mục đích
giảm thiểu những tác hại của túi ni lông đến sức khỏe và môi trường, bên cạnh
mô hình “Phân loại rác tại nguồn”, các cấp bộ Hội xây dựng và thực hiện mô
hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông” do Trung ương Hội đề xuất.

Hầu hết, các tỉnh đều triển khai theo hình thức tuyên truyền nâng cao nhận
thức, cung cấp làn đi chợ cho các hộ gia đình và thùng rác để phân loại rác. Đối
với những túi ni lông, hội viên thu gom lại và tái sử dụng. Một số địa phương,
hội viên đã dùng các loại lá: lá dong, lá chuối, lá sen…để thay thế túi ni lông. Ở
Hà Nội, bên cạnh mô hình hướng dẫn hội viên trong câu lạc bộ gấp túi giấy
đựng hàng hóa thay túi ni lông, Hội LHPN thành phố đã phát động ở tất các
quận/huyện tổ chức lễ phát động tuần lễ không túi ni lông và đã triển khai hiệu
quả ở nhiều quận/huyện.
Với cách làm đa dạng, sau 2 năm được Trung ương Hội hỗ trợ kinh phí, các
tỉnh/thành phố đã tiếp tục duy trì và nhân rộng ra nhiều xã phường. Đến nay đã
có nhiều Tỉnh/Thành phố triển khai mô hình hiệu quả. Có thể thấy, mặc dù trong
thời gian ngắn nhưng số lượng túi ni lông đã giảm đáng kể so với trước khi triển
khai mô hình.
Nhìn chung, các cấp bộ Hội đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện thành công
một số mô hình hội viên phụ nữ chung tay BVMT. Các mô hình, bước đầu làm
giảm thiểu tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường. Song, mô hình của các
cấp bộ Hội còn gặp khó khăn để duy trì và sự lan tỏa chưa rộng rãi.
1.4. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phối hợp và lồng ghép hoạt động
bào vệ môi trường
Các hoạt động bảo vệ môi trường của Hội Liên hiệp phụ nữ tiếp tục hướng
về cơ sở, tập trung cho phụ nữ nông thôn, phụ nữ sống ở các vùng có nhiều bức
xúc về môi trường, những kiến thức cơ bản về môi trường để từ đó xây dựng ý
thức, dần dần thay đổi nếp sống có lợi cho bản thân, cho cộng đồng, thân thiện
với môi trường. Các hoạt động của các cấp bộ hội trong khu vực như: Tuyên
truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ về phòng chống thiên tai và ứng phó biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên trong
sản xuất, đời sống. Hướng dẫn kỹ năng, hỗ trợ hội viên, phụ nữ giảm nhẹ rủi ro
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu: biện pháp đảm bảo an toàn về người và
tài sản khi xảy ra thiên tai; sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng, bảo vệ tài
nguyên nước; Phát huy vai trò của tổ chức Hội, nâng cao năng lực cán bộ Hội

trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vận
động phụ nữ tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo
5


vệ môi trường tại cơ sở; Mỗi cơ sở Hội xây dựng một mô hình thiết thực tham
gia giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm ô nhiễm, giảm thải ra môi trường dựa vào
cộng đồng hoặc mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu; Thí điểm các
hoạt động phát huy vai trò của phụ nữ trong bảo vệ các nguồn tài nguyên. Gắn
nội dung hoạt động bảo vệ môi trường với tiêu chí 3 sạch trong cuộc vận động
xây dựng gia đình 5 không 3 sạch và Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn
mới; Khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng các sáng kiến của phụ nữ tham gia bảo vệ
môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần
xây dựng nông thôn mới; Chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên là cán
bộ phụ nữ ở cơ sở để làm nòng cốt trong tuyên truyền, vận động phụ nữ và cộng
đồng tham gia BVMT và thực hiện pháp luật BVMT; Quan tâm biên soạn, cải
tiến các tài liệu truyền thông giáo dục môi trường và Luật Bảo vệ môi trường
phù hợp với đối tượng phụ nữ và cung cấp kịp thời xuống tận cơ sở…Những
hoạt động trên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự hỗ
trợ kịp thời của các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước những
lĩnh vực có liên quan đến môi trường: ngành Tài nguyên và Môi trường, ngành
Nông nghiệp và Phát triển nong thôn, ngành Khoa học và Công nghệ. Một số,
cấp bộ Hội còn tranh thủ được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Hoạt động của các cấp bộ Hội Phụ nữ, một mặt đã phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, đơn vị, doang nghiệp, cộng đồng dân cư và đã lồng ghép hoạt động
giữa công tác truyền thông với phong trào và với xây dựng mô hình. Hoạt động
phối hợp và lồng ghép đã góp phần làm tăng thêm nguồn lực giúp cho Hội LH
Phụ nữ hoàn thành trách nhiệm được giao.
2. Đánh giá chung
2.1. Kết quả đạt được

Các cấp bộ Hội ý thức đầy đủ vai trò và trách nhiệm của tổ chức mình
trong việc tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong giai đoạn 2011-2015, các cấp bộ Hội đã tổ chức nhiều hoạt động
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của
hội viên phụ nữ sống thân thiện với môi trường; Phát động và tổ chức thực hiện
các phong trào, các cuộc vận động nhằm huy động hội viên phụ nữ tham gia vào
công tác quản lý rác thải, xây dựng công trình tự quản, các phong trào xanh –
sạch – đẹp, 5 không và 3 sạch…; Đã xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình
tiên tiến phụ nữ chung tay BVMT. Hoạt động của các cấp bộ Hội góp phần
BVMT ở địa phương, làm đẹp cảnh quan, giữ gìn vệ sinh, phòng chống bệnh tật.
Mặt khác, thông qua hoạt động góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
hội và góp phần xay dựng tổ chức Hội vững mạnh.
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Những hạn chế cần khắc phục
Sự tham gia BVMT của Hội LHPN còn có những hạn chế sau:

6


(i) Các cấp bộ Hội đã quan tâm đến công tác truyền thông nâng cao nhận
thức thay thái độ và xây dựng hành vi cho hội viên phụ nữ sống thân thiện với
môi trường là giải pháp quan trọng hàng đầu. Công tác truyền thông đã làm cho
hội viên biết, nhưng phần lớn hội viên, nhất là hội viên có trình độ dân trí thấp,
hội viên ở những vùng khó khăn chưa hiểu đầy đủ về môi trường, nhất là nội
dung ứng phó với BĐKH, nhận thức chưa làm thay đổi thái độ, hành vi ứng xử
thân thiện với môi trường của hội viên. Hội viên phụ nữ ở những vùng khó khăn
rất ít khi được tiếp cận với thông tin về môi trường.
(ii) Hoạt động BVMT đã được các cấp của Hội LHPN triển khai bài bản và
đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động ứng phó với BĐKH,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tiệu thụ bền vững chưa được quan tâm triển

khai trong thời gian qua. Kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động ứng phó với
BĐKH, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, tiêu thụ tiết kiệm năng lượng và tài nguyên
của hội viên, người dân còn hạn chế; một số Tỉnh/Thành phố chưa triển khai các
hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phong trào do các cấp Hội LHPN phát động đã có những chuyển biến tích
cực. Phong trào đã huy động được hội viên, quần chúng tham gia, đã giải quyết
một số vấn đề bức xúc về môi trường ở địa phương, cơ quan và đơn vị. Song
phong trào chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, phong trào chưa trở thành môi
trường giáo dục ý thức BVMT cho hội viên phụ nữ.
Nhìn chung phong trào chưa trở thành động lực để giải quyết triệt để những
vấn đề môi trường bức xúc; chưa lôi kéo được đông đảo hội viên, quần chúng
tham gia; chưa có sự lồng ghép giữa phong trào với công tác truyền thông môi
trường.
(iii) Các mô hình do các cấp bộ Hội chưa được tổng kết kịp thời, việc duy
trì và nhân rộng các mô hình còn gặp nhiều khó khăn.
(iv) Các cấp Hội LHPN chưa triển khai được công tác kiểm tra, giám sát
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến môi trường; gặp nhiều
khó khăn trong phản biện xã hội đối với các chương trình, dự án, đề án ở địa
phương.
2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
(1) Nguyên nhân chủ quan:
(i) Một số cấp bộ Hội, nhất là cơ sở Hội chưa có nhận thức đầy đủ về vai
trò và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam và hội viên trong việc tham gia
BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu;
(ii) Một số cấp bộ Hội chưa chủ động đưa nội dung BVMT vào chương
trình, kế hoạch công tác thường xuyên, chưa chỉ đạo cơ sở Hội tham gia BVMT;
(iii) Các cấp bộ Hội thiếu cán bộ, cán bộ còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm
và kỹ năng vận động quần chúng tham gia BVMT; thiếu kinh phí, trang thiết bị
phục vụ cho hoạt động BVMT; thiếu tài liệu làm truyền thông, giáo dục nâng
7



cao kiến thức và nhận thức của quần chúng về môi trường; thiếu tài liệu để tập
huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên.
(2) Nguyên nhân khách quan:
(i) Các cấp ủy Đảng chưa quan tâm lãnh đạo một cách thường xuyên các
cấp bộ Hội tham gia BVMT. Biểu hiện cụ thể là thiếu theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát các cấp Hội LHPN tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí
hậu;
(ii) Các cấp chính quyền chưa bố trí đủ kinh phí cho các cấp bộ Hội tham
gia BVMT; chưa có chính sách đặc thù trong việc giao chương trình, dự án, đề
án BVMT cho các cấp bộ Hội thực hiện; chưa tạo cơ chế để các cấp bộ Hội
LHPN tham gia kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội;
(iii) Các ngành quản lý nhà nước những vấn đề có liên quan đến môi
trường chưa tạo điều kiện đầy đủ để phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội
LHPN tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu;
(iv) Măt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội
– nghề nghiệp chưa phối hợp hoặc lồng ghép các hoạt động BVMT với nhau.
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra
Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
(i) Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm của các cấp
chính quyền và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.
Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng là điều kiện quan trọng, quyết định hiệu quả
hoạt động của các cấp bộ Hội LHPN tham gia BVMT; Sự quan tâm của chính
quyền là cơ sở pháp lý và tạo ra nguồn lực phục vụ cho hoạt động BVMT của
các cấp bộ Hội; Sự phối hợ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là
điều kiện đảm bảo cho các cấp bộ Hội LHPN nâng cao hiệu quả hoạt động
BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(ii) Cần thống nhất công tác chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở của Hội
LHPN Việt Nam trong tham gia BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công tác chỉ đạo của Hội LHPN là giải pháp quan trọng để tất cả hệ thống
của tổ chức thống nhất về quan điểm, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nội dung,
phương thức và nguồn lực phục vụ cho hoạt động BVMT và ứng phó với biến
đổi khí hậu.
Các cấp bộ Hội LHPN cần phân công đầu mối (đối với cấp Tỉnh/Thành
phố) hoặc phân công cán bộ (đối với cấp Huyện và cơ sở) phụ trách hoạt động
BVMT.
(iii) Huy động sự tự giác, tự nguyện tham gia của hội viên, quần chúng vào
các hoạt động BVMT. Việc tự nguyện, tự giác tham gia của hội viên là điều kiện
quan trọng nhất, có tính lan tỏa, lôi kéo người dân tham gia; đây là giải pháp

8


đảm bảo tính hiệu quả hoạt động BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu của
các cấp bộ Hội LHPN Việt Nam.
(iv) Các cấp bộ Hội LHPN cần đa dạng hóa các hoạt động BVMT và ứng
phó với biến đổi khí hậu. Coi hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận
thức thay đổi hành vi của quần chúng về môi trường là giải pháp quan trọng
hàng đầu. Truyền thông, giáo dục về môi trường phải đi trước một bước, phải
làm thường xuyên và liên tục.
Đi đôi với công tác truyền thông, giáo dục là phát động phong trào thi đua,
các cuộc vận động và xây dựng mô hình hội viên, quần chúng tham gia BVMT.
Phong trào quần chúng chung tay BVMT là giải pháp quan trọng để huy động
hội viên tham gia BVMT. Xây dựng mô hình là giải pháp phát huy sáng kiến và
tinh thần sáng tạo của hội viên tham gia BVMT. Thông qua phong trào, cuộc
vận động và mô hình để giáo dục ý thức trách nhiệm BVMT của hội viên.
(v) Cần phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên và Môi trường để có thêm
nguồn lực cho các cấp bộ Hội LHPN tham gia BVMT. Sự phối hợp với ngành
Tài nguyên và Môi trường là một trong những giải pháp quan trọng để các cấp

bộ Hội LHPN thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm BVMT./.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×