Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quản lý các thiết chế văn hóa: Trung tâm Văn hóa huyện Tân Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.94 KB, 10 trang )

Đề bài: Anh (chị) hãy khảo sát nhà văn hóa, trung tâm văn hóa cấp xã,
phường tại địa phương mình.
1.
2.

Miêu tả và phân tích nội lực của NVH ( TTVH ) đó.
Trình bày 1 hoạt động nghiệp vụ cụ thể để duy trì và phát triển hoạt động
đó.Theo anh chị cần có những yếu tố, điều kiện nào, quá trình tổ chức hoạt
động quản lý và vận hành như thế nào?
Bài làm
Trung Tâm Văn Hóa Huyện Tân Yên
A. Yêu cầu 1.
I.Nội lực -> khả năng đáp ứng nhu cầu.
1, Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật.
Trung tâm văn hóa huyện có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật tốt như :

-

Văn phòng làm việc: có đầy đủ máy tính được kết nối internet, điện thoại,
bàn ghế,…. để cán bộ nhân viên công chức làm việc 1 cách tốt nhất.
Hội trường đa năng:

-

Chuyên Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội họp, hội diễnvà hướng dẫn
phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở, bao gồm âm

-

thanh, loa đài, bàn ghếcó đủ giành cho tối thiểu 350 ch ỗ ngồi.
Đạo cụ, Trang phục: đủ công suất phục vụ cho 350 người


Sân vận động : Tổ chức các cuộc thi về thể thao như bóng đá, bóng

-

chuyền, điền kinh,…
Thư Viện, phòng đọc, kho sách : Nơi trưng bày, sưu tầm tranh ảnh về các

-

hoạt động văn hóa thể thao, sưu tầm các sách báo về văn hóa như sách báo

1


về văn hóa các vùng miền, văn hóa các dân tộc thiểu số… bao gồm bàn
-

ghế phù hợp tiêu chuẩn, ánh sang đèn điện đầy đủ hoạt động tốt.
Bể bơi: tổ chức cuộc thidưới nước và bồi dưỡng, huấn luyện , tập luyện

-

môn thể thao này.
Phòng đa năng: nơi để các cán bộ công chức các nghệ sĩ, diễn viên có thể
tập luyện văn nghệ quần chúng ngoài ra còn là nơi để mở các lớp năng
khiếu bồi dưỡng các con em trong huyện có nhu cầu theo học bao gồm

-

gương sàn tập gỗ chống trơn loa đài, điều hòa.

Khu dịch vụ, quầy bán hàng: nơi để bán đồ ăn, nước uống khi mọi người

-

có nhu cầu.
Hệ thống phát thanh - truyền hình được nâng cấp phủ sóng toàn huyện.

2, Nguồn ngân sách nhà nước và ngoài nhà nước.
Kinh phí chi theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp do
UBND cấp huyện cấp từ ngân sách địa phương hàng năm cho sự nghiệp
văn hóa, thể thao và du lịch (thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số
01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch)
- Ngân sách nhà nước cấp bảo đảm cho các hoạt động theo kế hoạch
được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, đầu tư cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động nghiệp vụ, chuyên
môn; hoạt động dịch vụ, tài trợ, vay tín dụng, vốn liên doanh, liên kết và
các nguồn thu hợp pháp khác.
3, Năng lực đối với người tác nghiệp và cơ cấu tổ chức quản lý.
2


Người tác nghiệp có thể là bất cứ ai dưới dộ tuổi 50, có thể là học
sinh, sinh viên, những người trái nghành với văn hóa, chỉ cần họ có kiến
thức, và cung cấp thong tin 1 cách chân thực.
Cơ cấu tổ chức quản lý:
Lãnh đạo trung tâm:
- 01 giám đốc
- 01 phó giám đốc

Trình độ:
- Đại học hoặc sau Đại học chuyên ngành Văn hóa; Thể dục thể thao;
từ Trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Có thâm niên công tác 03 năm trở lên.
Các bộ phận nghiệp vụ:
- Hành chính-Tổng hợp.
- Văn hóa văn nghệ.
- Thể dục, thể thao.
- Đội Tuyên truyền lưu động.
- Thư Viện.
Trình độ.
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về Văn hóa; Thể dục thể thao
- 80% có trình độ Đại học
- 20% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp.

3


4, Tính đặc thù: môi trường loại hình hoạt động.
-

Tham mưu giúp UBND thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ, thông
tin tuyên truyền, thể dục thể thao và du lịch hàng năm. Hướng dẫn, chỉ đạo

-

các nhà sinh hoạt văn hóa, các câu lạc bộ, thư viện, tủ sách cơ sở.
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, thư viện,
câu lạc bộ, lớp năng khiếu nghệ thuật; các hoạt động thể dục, thể thao;

hướng dẫn thể dục thể thao cơ sở. Thông qua đó phát hiện và bồi dưỡng
các hạt nhân có năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thểdục,thể thao; sưu tầm,
bảo tồn và hướng dẫn các loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao

-

truyền thống.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch đáp ứng nhu

-

cầu của nhân dân địa phương đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thị trấn giao.
5, Ngoại sinh - yếu tố khách quan.
Sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
-Hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin, truyền thông.
Hoạt động văn hóa:
Các hoạt động giao lưu, văn hoá, nghệ thuật và thể thao được tăng
cường. Chương trình xây dựng đời sống văn hoá, thể thao ở khu dân cư
tiếp tục củng cố và phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền, phát thanh
truyền hình, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản được chú trọng quan tâm.
Các đội biểu diễn nghệ thuật , tuyên truyền lưu động tập trung phục vụ
nhân dân ở vùng sâu, vùng xa; các xã trong chương trình xây dựng nông
thôn mới; các xã, thôn bản chưa có điện lưới quốc gia. Thực hiện biểu diễn
4


lưu động trên toàn huyện 200 buổi; thực hiện 100 buổi tuyên truyền lưu
động; cấp mới 500 thẻ bạn đọc, phục vụ trên 3 nghìn lượt bạn đọc.
Hoạt động thể thao:

Tiếp tục phát triển phong trào thể dục thể thao trên địa bàn của huyện ;
tổ chức các giải: Cầu lông, bóng bàn, Taekwondo, bơi, bóng đá trẻ cấp
tỉnh,... Đồng thời luôn chú trọng và quan tâm các nội dung thể thao thành
tích cao: Năm 2014 đã có 14 xã tham gia thi đấu các giải khu vực cấp
huyện và cấp tỉnh đạt 30 huy chương các loại (5 HCV; 15 HCB; 10 HCĐ);
huyện đã có vận động viên đạt huy chương vàng ở môn bơi lội cấp tỉnh.
Hoạt động thông tin, truyền thông:
Tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của đất
nước cũng như của huyện, tiếp tục tuyên truyền việc học tập, quán triệt,
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,
gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
tuyên truyền 7 chương trình công tác trọng tâm, 27 đề án của Đảng bộ
huyện Tân Yên và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới; tuyên truyền đưa Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai sửa đổi vào cuộc
sống; về chủ quyền biển đảo Việt Nam, các thông tin liên quan đến tình
hình biển Đông; các phong trào thi đua kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ; Quốc Khánh 02/9/2014; Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, trấn áp tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông, an ninh

5


biên giới, phòng, chống buôn lậu, giân lận thương mại, các thông tin trong
và ngoài nước...
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tích cực triển khai,
công tác giám sát, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người
được quan tâm và chú trọng. Trong các tháng giữa năm, tại một số huyện,

thành phố trong tỉnh đã xảy ra dịch sốt phát ban dạng sởi , bệnh quai bị,
thủy đậu, chân tay miệng, tiêu chảy, đau mắt đỏ… tuy nhiên ngành y tế đã
chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch, nên không
xảy ra tình trạng dịch lây lan diện rộng, khoanh vùng và kiểm soát, không
có biến chứng và diễn biến nặng.
Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội:
Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực triển
khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo gắn với chương trình xây
dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện cấp
phát thẻ BHYT cho người nghèo, gia đình chính sách, người có công với
cách mạng.
Đào tạo và giải quyết việc làm được đẩy mạnh:
Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm mới được triển khai đồng bộ
và đạt được nhiều kết quả: Thực hiện giải quyết việc làm mới cho 5.000
người lao động.Tuyển sinh và đào tạo nghề cho nhiều con em trong địa
bàn.
Mức sống thu nhập của người lao động.
6


Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 14,3% ; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 16,07%, công
nghiệp và xây dựng chiếm 42,77%, dịch vụ chiếm 41,16%.
Bình quân thu nhập của người lao động từ 5 ->15triệu đồng mỗi
tháng.
B: Yêu cầu 2:
Hoạt động nghiệp vụ: Hoạt động biểu, giao lưu biểu diễn nghệ
thuật không chuyên.


-

Những yếu tố điều kiện cần có:
Là người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, có niềm đam mê với nghệ

-

thuật, có khả năng biểu diễn, kiến thức về nghệ thuật.
Tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp đào tạo về văn

-

hóa nghệ thuật...
Những thách thức:
-

Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, diện tích mặt bằng sử dụng
hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của đơn vị cũng như hoạt

-

động phục vụ khán giả.
Tồn tại nhiều khó khăn mới phát sinh trong việc định hương phong cách
nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong xu thế mới và
khẳng định chỗ đứng của nghệ thuật biểu diễn chuyên và không chuyên

-

trước các loại hình khác nhau.
Bộ máy hoạt động của đơn vị chưa thực sự năng động, chưa tận dụng được

hết nguồn nhân lực hiejn có, từ đó cần xây dựng và đổi mới phương thức

-

hoạt động.
Thiếu các cơ hội giao lưu cọ xát tiếp cận với các nghệ thuật khác trên thế
giới. Nên trong biểu diễn nghệ thuật không có sự sáng tạo.
7


Những cơ hội:
-

Được tổ chức biểu diễn nghệ thuật và được nhà nước hỗ trợ bảo hộ.
Được thu nhập tài chính bằng lao động nghệ thuật chuyên nghiệp hợp

-

pháp.
Được chủ động xây dựng chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Được sử dụng tác phẩm theo quy định của pháp luật về quyền tác giả.
Được huy động các nguyền tài chính hợp pháp cho hoạt động biểu diễn

-

nghệ thuật chuyên và không chuyên.
Tham gia biểu diễn phục vụ chính trị - xã hội, từ thiện theo yêu cầu của

-


cục nghệ thuật biểu diễn.
Để hoạt động nghệ thuật biểu diễn không chuyên phát triển lành
mạnh, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, trong thời gian tới rất cần triển khai thực hiện tốt một số giải pháp
sau:
-

Trước hết, phải có sự phối hợp đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Hiện tại, có 128 đơn vị nghệ thuật công lập và một loạt các đơn vị xã hội
hóa tham gia vào hoạt động biểu diễn. Khi đơn vị tổ chức biểu diễn muốn
biểu diễn được phải xuất trình giấy phép công diễn nghệ thuật, kèm theo
nội dung chương trình biểu diễn, giấy phép quảng cáo và nhất thiết phải có
sự cho phép, đồng ý của địa phương nơi tổ chức. Do vậy, nếu quảng cáo
không phép, sai phép, sai nội dung chương trình, sai tên nghệ sĩ diễn viên
thì Phòng Văn hóa tại nơi biểu diễn phải là cơ quan xử lý kịp thời, ngăn
chặn các vi phạm xảy ra. Cần nâng cao trách nhiệm của các nhà quản lý,
nhà tổ chức chương trình, bởi hiện nay thường trong các buổi tổng duyệt
chương trình biểu diễn nghệ thuật, nhất là các chương trình ca nhạc mới

8


chỉ chú trọng thẩm định, kiểm duyệt về mặt chuyên môn nên rất dễ để lọt
-

việc mặc trang phục phản cảm lên sân khấu.
Thứ hai, cần đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa đối với
những nghệ sĩ biểu diễn và các "bầu sô". Đặc biệt là đề cao sự tự nhận thức
của bản thân nghệ sĩ. Để giải quyết tận gốc những biểu hiện thiếu thẩm mỹ
xảy ra trong giới biểu diễn nghệ thuật, ngoài những giải pháp mang tính

quản lý, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để nâng cao
nhận thức thẩm mỹ và đạo đức của người biểu diễn, cũng như cần phải có
giải pháp đào tạo, định hướng về thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là đối

-

với giới trẻ.
Ngoài các biện pháp mang tính hành chính, kinh tế, chúng ta cũng cần đẩy
mạnh việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức nghề nghiệp cho những người tham
gia hoạt động biểu diễn, nhất là với những người không được đào tạo bài
bản ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, để chính họ phải có
trách nhiệm trước công chúng, từ đó nâng mình lên để có mỹ quan và ý
thức phục vụ khán giả tốt hơn. Làm sao để “chân, thiện, mỹ” được thăng
hoa chứ không chỉ đơn giản là việc áp đặt các chế tài, để từ đó nghệ sĩ và

-

khán giả đều trở thành những người có trách nhiệm chung với xã hội.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang theo hướng cụ thể,
đồng bộ, tăng cường hiệu lực răn đe của các chế tài xử phạt, tránh tình
trạng xử phạt nhưng vô hình trung lại trở thành "quảng cáo" cho đối tượng
vi phạm, như đã từng xảy ra ở một số trường hợp ca sĩ, người mẫu.
Hiện nay, Bộ VH-TT-DL đang khẩn trương hoàn thiện Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch... để
thay thế Nghị định số 75 (ngày 12-7-2010 của Chính phủ) quy định xử
9


phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ

sung Nghị định 75, đề nghị mức phạt với những vi phạm liên quan đến lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn sẽ được nâng lên cao hơn trước đây khá nhiều, tối
đa 100 triệu đồng với tổ chức và 50 triệu đồng với cá nhân sai phạm...
Nghị định mới cũng tập trung mở rộng hình thức xử phạt bổ sung tước
quyền sử dụng giấy phép công diễn, dừng biểu diễn có thời hạn từ 6 tháng
đến 2 năm đối với người biểu diễn vi phạm các quy định như: Tự tiện thay
đổi nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau
khi đã được cấp giấy phép; tự tiện thêm bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm
động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép công diễn gây hậu quả xấu;
mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong,
mỹ tục Việt Nam; người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có
những hành vi thiếu văn hóa hoặc phát ngôn thô tục, không đúng đắn; ca sĩ
"hát nhép".../.

10



×