Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.29 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TUẦN 1
I.
Thực vật:
Câu 1. Phân biệt màu sắc của lá ở mặt trên so với mặt dưới ? Tìm các loại lá có 2 mặt
khác nhau và lá có 2 mặt giống nhau?
Trả lời:
• Phần lớn lá cây đều có 2 mặt trên và dưới phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu
xanh sẫm hơn mặt dưới vì có chứa nhiều lục lạp hơn (có chất diệp lục). Đây là đặc điểm
thích nghi để tăng hiệu quả quá trình quang hợp khi nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
Ví dụ: lá râm bụt, lá mồng tơi, lá bưởi, lá xoài,...(chất diệp lục chỉ được tạo ra khi có
ánh sáng mặt trời)
• Bên cạnh đó có 1 số lá có màu ở 2 mặt giống nhau, vì những loại lá này mọc gần thẳng
đứng, cả 2 mặt đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt
lá như nhau. Ví dụ: lá lúa, lá ngô, lá mía, lá hành, lá hẹ,...
Câu 2. Các thí nghiệm chứng minh các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước. Từ
đó so sánh những đặc điểm giống và khác nhau giữa 2 quá trình hô hấp – quang hợp, mối
quan hệ giữa chúng và những điều kiện để 2 quá trình này diễn ra?
Trả lời:
• Các thí nghiệm:
1. Thí nghiệm quang hợp: Xác định chất được tạo ra trong quang hợp
- Lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong hai ngày. Sau đó dùng băng
giấy đen bịt kín 1 phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc
dưới ánh sáng của bóng điện 500 W) từ 4-6 giờ.
- Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 90 độ đun sôi cách thủy để tẩy hết
chất diệp lục của lá, rồi rửa sạch trong cốc nước ấm.
- Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dd iot loãng), ta thu được kết quả chỗ bịt
giấy đen ( không thu nhận được ánh sáng) không có màu xanh tím đặc trưng, không
có tinh bột
Cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
2. Thí nghiệm hô hấp: Xác định được khí gì đã được tạo ra khi cây hô hấp
- Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy


tinh A và b úp vào, trong chuông A có đặt một châu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm
vào chỗ tối.
- Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông A bị đục, trên mặt có một lớp váng
trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong, trên mặt chỉ có một lớp váng
trắng rất mỏng
Chuông A có nhiều khí CO2 hơn do cây hô hấp tạo ra.
3. Thí nghiệm thoát hơi nước:
- Cắm 1 cây có đầy đủ lá vào 1 lọ thủy tinh đựng nước. Đậy kín miệng lọ để nước
trong lọ không bốc hơi, sau đó đặt lên đĩa cân. Đĩa cân còn lại để các quả cân cho
thăng bằng. Sau 1 giờ thấy cán cân nghiên về phía các quả cân. Mực nước trong lọ
cũng tuột xuống.
- Nếu lặp lại thí nghiệm trên cây ngắt bỏ hết lá thì sau 1 thời gian thí nghiệm như trên
cân không bị lệch.
Rễ cây hút nước dẫn lên lá và được thoát ra ngoài qua lỗ khí.
• Sơ đồ hô hấp và quang hợp:
- Quá trình quang hợp:
Nước + Khí CO2
- Quá trình hô hấp:

Tinh bột + Khí O2


Chất hữu cơ + Khí O2

Nước + Khí CO2 + Năng lượng

• So sánh quá trình hô hấp và quang hợp:
1. Giống nhau:
- Đều là các quá trình có ý nghĩa đối với đời sống của cây xanh
- Đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, không khí.

2. Khác nhau:
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ở tất cả các bộ phận của cây
- Xảy ra ở lá cây
- Lấy vào khí oxi và thải ra khí cacbonic - Lấy khí cacbonic và nhả ra khí oxi
- Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng
- Chế tạo chất hữu cơ, tích lũy năng
lượng
lượng
- Xảy ra ở mọi lúc kể cả ngày và đem
- Chỉ xảy ra vào ban ngày, khi có ánh
sáng.
• Mối quan hệ giữa 2 quá trình hô hấp và quang hợp: có quan hệ chặt chẽ với nhau
nhưng trái ngược nhau:
- Hai quá trình này lệ thuộc vào nhau : Hô hấp sẽ không thực hiện được nếu không có
chất hữu cơ do quang hợp tạo ra cung cấp. Quang hợp cũng không thể thực hiện
được nếu không có năng lượng do quá trình hô hấp giải phóng ra.
- Hai quá trình trái ngược nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá
trình kia: Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng từ cacbonic và nước
nhờ có diệp lục và ánh sáng thải ra oxi, còn hô hấp là quá trình sử dụng oxi phân giải
chất hữu cơ giải phóng năng lượng thải ra cacbonic và hơi nước.
- Mỗi cơ thể sống đều tồn tại hai quá trình này, nếu thiếu 1 trong hai quá trình này sự
sống bị dừng lại.
• Điều kiện cần thiết để hai quá trình này diễn ra:
- Quang hợp cần: + Nước trong đất ( vừa đủ) và khí cacbonic trong không khí ( 0.03 –
0.06%) là nguyên liệu cần thiết.
+ Ánh sáng là điều kiện bên ngoài cần có (nhu cầu tùy từng loại cây), nhiệt độ thích
hợp (20-30 độ C)
- Hô hấp cần: Nhiệt độ thích hợp từ 25-30 độ C, lượng khí oxi và khí cacbonic trong

không khí.
Câu 3. Tác hại của việc để các loại cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?
Trả lời: Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu
trong phòng ngủ đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong
quá trình hô hấp cây hút rất nhiều khí ô xi và thải ra nhiều khí cacbonic gây hiện tượng ngạt
thở do người không đủ oxi để thở có thể dẫn đến chết.



×